ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Một vài mẹo chữa bệnh thông thường

Chữa ong đốt bằng tía tô
        Khi bị ong đốt, vết thương nếu không được chữa sẽ buốt khá lâu, thậm chí có người còn bị thối hoăc nhiễm trùng vùng da đó. Một người thân dạy lại tôi rằng khi bị ong đốt, bất kể ong gì, bạn chỉ cần lấy một dúm lá tía tô tươi vò nát đến khi ra nước, rồi dùng dúm lá ướt đó bôi lên trên vết thương, đảm bảo chỉ 2 phút sau vết thương sẽ hết buốt và chỉ còn như vết muỗi đốt.
                                                                                           Nguyễn Tiến Tùng

Chữa mụn nhọt bằng ráy tai
    Nếu bạn hoặc trẻ nhà bạn bị lên mụn nhọt, ngay khi phát hiện được mụn nhọt bắt đầu nổi lên, bạn có thể ngoáy ráy tai của bản thân và bôi lên vùng đỏ mà mụn nhọt nổi lên, chỉ cần 1 hoặc 2 lần thì vùng bị lên mụn sẽ trở lại bình thường. Phương pháp này nghe có vẻ mất vệ sinh nhưng thật sự rất hiệu quả, tôi đã làm rất nhiều lần với cả trẻ nhỏ và bản thân tôi, kết quả là hiệu quả 100%.
                                                                                                      Hoàng Anh

Chữa nghiến răng bằng tinh hoàn heo
        Tôi có người em trai, hồi nhỏ ngủ vẫn thường nghiến răng ken két, mẹ tôi đã hỏi được một mẹo và đã làm cho em tôi ăn, kết quả là sau một thời gian thì khỏi. Cách làm: Tinh hoàn của con heo,  nấu ăn lên bình thường.
                                                             Mai Thị Khanh
Theo VnExpress

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Đọc và suy ngẫm đầu tuần

Vậy là hết, Gadhafi!
       TP - Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I, để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.
                       

       Lỗ chỗ vết đạn trên tranh vẽ ông Moammar Gadhafi trên tường một tòa nhà ở Tripoli.
                                                                                                                                Ảnh: AP


      Nhà lãnh đạo Gadhafi dùng đủ mọi cách để xây đắp một “vương triều” mới, ở đó ông trở thành ông vua, dù trên danh nghĩa không có ngai vàng chính thức. Đại tá Gadhafi, như ông tự phong, ngồi trên ngai vàng ấy tới 42 năm trước khi làn sóng dân chủ, với sự hậu thuẫn đầy toan tính của phương Tây, cuốn phăng đế chế Gadhafi chỉ trong vài tháng.
Cho dù đại tá Gadhafi chưa bị bắt, hay chưa ai xác nhận rằng ông đã chết, nhưng có thể chắc chắn: vương triều Gadhafi đã đến ngày tàn. Vì sao? Vì ánh hào quang của một lãnh tụ tối cao, lắm khi có thể được mang ra so sánh với những vị thánh, đã bị lột trần. Chứng kiến lối sống xa hoa với những khu biệt thự quá ư sang trọng,bể bơi ngập tràn ánh nắng, những trang bị nội thất đắt tiền, những chai rượu xuất xứ từ các nước phương Tây, ở những quốc gia mà người từng đứng đầu Lybia từng không ít lần coi là những thứ xấu xa của thế giới, người dân Lybia chắc chắn sẽ phải xem lại những gì từng được nghe, được tuyên truyền, những luận thuyết “vĩ đại và sâu xa” của vị lãnh tụ tối cao.
        Và cho dù lực lượng trung thành với ông Gadhafi có chiếm lại được thủ đô Tripoli, ông Gadhafi thoát nạn trở về thì “một nước Lybia của ngày nay chắc chắn không phải là Lybia của ngày xưa nữa”. Mọi bức màn nhung đã hạ, mọi đám khói sân khấu chính trị đã tan, để người dân Lybia nhìn rõ chân dung những diễn viên trên sân khấu quyền lực nước mình.
          Có thể ai đó sẽ lên tiếng trách cứ NATO, xem họ là những kẻ đạo đức giả, tất cả chỉ vì lòng tham, vì những giếng dầu trữ lượng cao của Lybia. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu ta giữ gìn, không hớ hênh, tạo điều kiện cho người khác động lòng tà thì đời sẽ bớt đi những tay trộm cướp. Nếu sau khi lật đổ vương triều phong kiến, ngài đại tá Gadhafi mở ra một thời kỳ dân chủ, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bầu bán công khai, minh bạch quyền lực thì đâu có ngày phải chui lủi như một ông vua thất thế và bao nhiêu công lao gây dựng nền cộng hòa ở Lybia trở nên vô nghĩa, ngoại bang có cớ để can dự.
             Trong chính trị, rất khó nói chuyện đúng sai vì nói một cách đơn giản, chính trị là nghệ thuật giành và giữ quyền lực. Nhưng dù có quyền nhưng không phát huy dân chủ, “lòng dân không theo” như cách nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly ở Việt Nam, không nhà nước nào có thể trụ vững, dù có bày ra nghìn kế trăm phương hòng duy trì ngôi báu.
Xuân Thủy
Theo TienphongOnline 29/8/2011

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Năm bài thuốc hay từ nghệ đen

    Theo y học cổ truyền, nghệ đen (nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực.
      Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.
     Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen.
Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh. Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
    Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.
Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết.
          Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau). Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.
Trần Thảo

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Chữa sâu răng bằng trái đu đủ non

     Tôi bị sâu răng từ lâu, rất đau và khó chịu nhất là sau khi ăn xong thịt gà. Tình cờ một người bạn chỉ cho tôi cách chữa thật đơn giản và hiệu nghiệm như sau:
      Lấy một trái đu đủ non, cắt lấy mủ (nhựa) của trái đó, lấy một ít bông gòn quấn vào cây tăm tẩm vào mủ trái đu đủ đó, sau đó để vào chiếc răng bị đau. Ngậm khoảng chừng 10-15 phút nhổ ra (chú ý không được nuốt nước nhé), làm vài lần là khỏi. Tôi và bạn đồng nghiệp của tôi chỉ ngậm hai lần là khỏi hẳn. Các bạn cứ thử xem nha.
Phan Hải Ly

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Việc ăn kiêng đối với người bị bệnh gan
1. Trứng vịt, lòng đỏ trứng gà
Trứng vịt, lòng Đỏ trứng gà có hàm lượng mỡ và cholesterol cao. Theo phân tích trong 100 gr trứng vịt có 14,7 mỡ, còn chất protein chỉ có 13 gr, lượng cholesterol là 634 mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng gà cao tới 1522 mg. Tất cả chúng đều trao đổi chất trong gan, kết quả là càng làm tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi trong việc khôi phục chức năng của gan.
Vì vây người bị viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.
2.Thịt ngan
Y học hiện đại cho rằng trong thịt ngan có nhiều mỡ, tới 11,2 %. Y học cổ truyền cho rằng thịt ngan có tính ấm, nóng, làm bệnh gan nặng thêm.
Người bị viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan nên kiêng thực phẩm này.
3.Gừng tươi
Thành phần chính của gừng tươi là volatile, chất cay, nhựa cây và tinh bột. Gừng tươi biến chất còn chứa safrole. Chất cay và safrole có thể gây biến tính cho tế bào gan của người viêm gan, làm hoại tử và mô gian chất bị tăng sinh, dẫn đến chức năng của gan mất bình thường.
Người bị viêm gan ăn gừng tươi không những không thể sớm bình phục , ngược lại sẽ làm cho bệnh tình thêm xấu đi.
4. Nhân sâm
Nhân sâm là thuốc bổ khí và trợ lực rất tốt, nhưng có ảnh hưởng xấu như tăng nhiệt hao âm….
 Người bị viêm gan cấp, mạn tính, xơ gan sẽ xuất hiện các dấu hiệu âm suy, hỏa vượng, như miệng khô, bí đại tiện, thấp nhiệt, mắt đỏ, chân tay và tim nóng…. Do vậy kiêng dùng Nhân sâm để tránh xuất huyết do nóng trong, làm cho bệnh tình càng nặng thêm.

Tài liệu tham khảo
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan
Gia Linh, Minh Đức biên soạn

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Một kinh nghiệm chữa ung thư bằng Diện Chẩn

Tôi tên là :HUỲNH VĂN PHÍCH

Năm nay, tôi vừa tròn 46 tuổi, quê tôi là xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Tôi tham gia học lớp diện chẩn khóa 112 do thầy Bùi Quốc Châu trực tiếp giảng dạy. Nhưng qua các tài liệu, sách và các dụng cụ do thầy chế tác tôi đã chữa bệnh cho mình và cho mọi người được 3 năm rồi. Sau đây, Tôi viết lại một vài ca bệnh mà tôi đã và đang chữa trong những ngày theo học ở TP HCM., hi vọng để anh chị em học viên cùng chia sẻ và cùng củng cố niềm tin khi bắt tay vào chữa bệnh giúp mình, giúp đời.
Ca thứ nhất:
Tôi chữa ung thư gan cho cô Huỳnh Thị Mỏng, quê ở ấp Bình Quới, xã Hòa An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Bệnh viện Chợ Rẫy khám và chẩn đoán cô ta bị ung thư gan do siêu vi C gây ra, rồi chuyển về bệnh viện ung bướu để điều trị. Tôi đã chữa cho bệnh nhân theo phác đồ sau:
Giảm tiết dịch 3 lần 1 ngày để cô lập không cho máu về nuôi khối u ở gan
Quay xung quanh tai 30 vòng ( giống như khi các bạn làm 6 vùng phản chiếu ).đây là cách cô lập theo đồ hình phản chiếu các bộ phận cơ thể lên tai
Đánh bộ huyệt tiêu u tiêu bướu 3 lần 1 ngày
Gạch vùng tam giác gan 30 lần, hơ ngãi cứu vào vùng này 2 phút 1 lần, một ngày làm 3 lần.
Tôi vừa làm vùa gọi tên huyêt gan :50
Đó là phác đồ điều trị trong tuần thứ nhất. Đến tuần thứ 2 tôi đánh thêm bộ bổ âm huyết.
Kết quả: sau 20 ngày bệnh nhân xét khám lại đã không còn khối u nữa.
Nếu ai cần liên lạc mời gọi số: 01642214169 hoặc từ nay đến ngày 10/7 năm 2010 vui lòng liên hệ: 16 Ký Con. quận Phú Nhuận, TP HCM để được hướng dẫn ( tôi ở trọ gần đó để đi học)
Ca thứ 2: chữa ung thư cổ gáy
Một bệnh nhân ở Cà mau tên là Trần Văn Đảm sinh năm 1985 nằm tại bệnh viện ung bướu vô hóa chất 2 lần .Khi tôi được mời chũa thì BN trong tình trạng không quay cổ được.Tôi thực hiện các bước sau:
Tôi hơ vùng đối xứng nơi cổ và hơ trực tiếp chỉ mấy phút sau là BN quay được cổ. Sau đó, tôi bấm giảm tiết dịch, rồi bấm tiếp tiêu u tiêu bướu. Hơ đến đâu thấy bướu nhỏ đến đó. Ngày thứ 2 điều trị thì không nhìn thấy bướu nữa,sờ tay vào thì mới thấy. Ngày thứ 3 điều trị thì không thấy bướu nữa.Và ngày thứ 4 tôi quay lại thì BN đã về. Trường hợp này có thầy BÙI QUỐC CHÂU và 1 số anh chị em vào tận ung bướu gặp bệnh nhân.

Kết luận:
Phương pháp Diện chẩn ĐKLP điều trị với sức mạnh thần tốc, ngay cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc đều hết sức ngạc nhiên. Tôi sẽ lần lượt trình bày các ca chữa bệnh của mình để anh chị em tham khảo. Chúng ta hãy tin rằng: thầy BÙI QUỐC CHÂU, nhà phát minh, người truyền bá phương pháp này đã dạy tất cả mọi bí quyết với mong mỏi “ mọi người, mọi nhà đều biết sử dụng diện chẩn´ thì chúng ta sẽ thành công, sẽ giảm bớt nghèo khổ và đau đớn cho người bệnh, sẽ trả lại cuộc sống cho nhiều người bằng con đường ngắn nhất.

Nguồn dienchan.com

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Món ăn và canh thuốc chữa bệnh ù tai
 Bài 1: Ngân nhĩ 20g, câu kỷ tử 20g, gan gà 100g, hoa nhài 24 bông. Chế biến: gan gà rửa sạch cho vào bát cho thêm rượu, gừng, muối ướp một lúc. Ngân nhĩ rửa sạch cắt nhỏ, tẩm nước hoa nhài bỏ cuống rửa sạch cùng với câu kỷ cho vào bát. Tất cả cho vào nồi đun sôi, chín, vớt bọt cho tí rượu, nước gừng, muối, bột ngọt, rồi bắc nồi ra, rải hoa nhài lên là được. Ngày ăn một lần. Công dụng: bổ can ích thận, trị mắt kém, tai điếc, tai ù, lưng đau, gối mỏi, chóng mặt nhức đầu, da mặt đen sạm.
Bài 2: Ngân nhĩ 20g, đỗ trọng 20g, đường đỏ 50g, mỡ lợn vừa đủ. Ngâm ngân nhĩ một giờ, bỏ tạp chất, cắt đầu, cuống rồi cắt nhỏ. Đường hòa nước cho vào nồi đun cháy hơi vàng, cho đỗ trọng vào nồi thêm nước, nấu 20 phút, lọc nước để riêng; lại thêm nước lạnh vừa đủ, đun tiếp 20 phút, lọc lấy nước thứ hai. Gộp 2 lần nước cho vào nồi, thêm ngân nhĩ, đun nhỏ lửa, hầm cho chín nhừ, thêm nước đường và mỡ lợn là được. Ăn, uống canh trong ngày. Công dụng: bổ can thận, mạnh lưng gối, đau đầu mắt mờ, ù tai.
Bài 3: Đỗ trọng 20g, xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Xương lợn bổ đôi bỏ màng, gân, cắt miếng, tỏi, gừng, hành cắt nhỏ. Đỗ trọng cho vào nồi nấu nước. Lấy nước đỗ trọng cho vào xoong, thêm ít rượu, muối, đường và xương lợn vào hầm một lúc cho thấm, rồi đặt chảo lên bếp đun dầu sôi, cho xương và tiêu, hành, gừng, tỏi xào chín là được. Ăn trong ngày. Công dụng: bổ can, thận, hạ huyết áp, trị đau lưng, mỏi gối, ù tai, suy nhược cơ thể.
Bài 4: Hoàng kỳ 30g, đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, đại táo 10 quả, thịt lợn nạc 100g. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi hầm cùng với thịt lợn thật nhừ, bỏ bã hoàng bá và đương quy; cho gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư bổ can thận, sáng mắt, tai hết ù.
Bài 5: Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống lợn 500g, đại táo 4 quả, đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương lợn chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, cho gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn hằng ngày. Công dụng: bổ can thận, mạnh gân cốt, mắt sáng, tai thính.
Bài 6: Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày. Công dụng: tư âm, bổ thận, sơ phong, thanh can, giáng áp, tai hết ù.
Bài 7: Nước gừng 1g, nước hành 3g, thạch xương bồ 20g, cỏ kim bồn 20g, giã nát thạch xương bồ và cỏ kim bồn vắt lấy nước hòa đều với nước gừng, nước hành, lấy nước đó nhỏ vào tai, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Bài 8: Sữa dê 500ml, sơn dược (hoài sơn, củ mài) 30g, đường vừa đủ. Sơn dược sao hơi vàng, tán bột mịn, sữa đun sôi, cho sơn dược và ít đường vào khuấy đều, chớm sôi là được. Ngày một thang, chia 2 lần sáng tối, uống nóng. Công dụng: ích khí bổ âm, nhuận vị, bổ thận, trị các chứng miệng khát, họng khô, lưng mỏi, gối đau, váng đầu, ù tai, tiểu ngắn mà vàng.
Bài 9: Gan bò 100g, câu kỷ tử 15g, gan bò rửa sạch, thái mỏng, chần qua nước sôi. Câu kỷ tử rửa sạch cho vào túi vải bỏ vào nồi nước đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa 30 phút, vớt túi câu kỷ tử ra, rồi đun lại tới sôi, cho gan bò vào đun tiếp cho chín gan. Ăn gan, hạt câu kỷ và uống nước canh. Công dụng: trị các chứng do can thận hư như ù tai, váng đầu, đau lưng, gối mỏi.
Bài 10: Thịt vịt 200g, hải sâm 50g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt vịt rửa sạch bỏ ruột, thái nhỏ; hải sâm ngâm nở, rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi đất cùng thịt vịt, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa 2 giờ, thịt chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công dụng: bổ can thận, ích âm, dưỡng huyết, trị váng đầu, ù tai.
Bài 11: Hạch đào nhân (quả óc chó) 30 – 50g, hạt dẻ 30 – 50g, đường trắng vừa đủ. Hạt dẻ sao chín, bóc vỏ, giã nát cùng với hạnh đào nhân, cho đường trộn đều, hòa nước sôi uống. Công dụng: bổ thận tinh, trị thận khí bất túc, các chứng thận hư như tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, tóc khô, di tinh, xuất tinh sớm.
Bài 12: Cật hươu 2 quả, thịt lợn nạc 250g, nước luộc thịt, gia vị. Cật dê ngâm nước nóng 10 – 12 giờ, nước nguội thì thay nước nóng vài lần, bóc màng bọc trong ngoài, gân chằng, rửa sạch, thái từng thỏi. Thịt lợn rửa sạch, chần qua nước sôi, vớt ra, thái thỏi, cho thịt và cật vào nồi, cho nước luộc thịt, đun tới chín nhừ, cho gia vị, hạt tiêu bột, hành là được. Ăn làm 2 bữa sáng và tối. Công dụng: bổ thận tráng dương, thông nhĩ, trị thận hư, tai ù, điếc.
Bài 13: Sa uyên tử 12g, bong bóng cá 15 – 30g, dầu lạc, muối vừa đủ. Sa uyển tử rửa sạch, cho vào túi vải; bong bóng cá thái nhỏ, cho hai thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, nấu kỹ, cho dầu lạc, gia vị vào là được. Ăn bóng cá, uống canh. Công dụng: bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, sáng mắt, tai ù, tai nghễng ngãng, thận hư, lưng đau, tiểu đêm nhiều.
Bài 14: Cháo rễ rau cần: Rau cần cả rễ 120g, gạo lức 150g. Hai thứ trên đãi rửa sạch đổ vào nồi, cho 2 lít nước đun to lửa cho sôi, sau chuyển lửa nhỏ nấu thành cháo. Ngày ăn một lần, ăn liền 3 – 4 ngày. Công dụng: trị ù tai.
Lương y Minh Chánh


Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Suy ngẫm chủ nhật
Tiếc cho Hàn Sinh bị nấu

Bùi Trọng Liễu

     Bùi Trọng Liễu, cố giáo sư đại học Paris, rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Ông là người có đóng góp lớn để xây dựng trường Đại học Dân lập Thăng Long. Ông mất năm 2009. Dưới đây xin đăng lại bài viết của ông trên Vietsciences 03/05/2008
-----------------------------------------------------------
       Trong một thời gian rất dài, ta và Trung quốc là nước đồng văn. Lại nghe nói rằng 70% từ tiếng Việt mượn âm của vùng Trường An thời Đường thời Tống . Văn học ta thuở xưa dùng rất nhiều điển tích Tàu, cho nên “nhắc” (1) chuyện Tàu cũng không phải là quá lố.
       Câu chuyện Hàn Sinh (2) là như thế này (theo Sử ký của Tư Mã Thiên, bản dịch của Nhữ Thành, nxb Văn Học Hà nội 1988):

         Sau khi Tần Thủy hoàng chết, người con thứ là Hồ Hợi theo mưu kế của hoạn quan Triệu Cao, bức tử người anh là thái tử Phù Tô, rồi lên ngôi tức là Tần Nhị Thế. Vì chính sách nhà Tần quá khắc nghiệt, dân chúng oán hận. Khoảng năm 209 trước Công nguyên, Hạng Vũ (người đất Sở, sau là Tây Sở Bá vương) và Lưu Bang (người đất Bái, sau là Hán Cao tổ) khởi binh, diệt được nhà Tần (khoảng năm 206 trước Công nguyên). Lẽ ra đã có lời giao ước: ai mang quân vào trước lấy được đất Quan Trung (nơi có kinh đô Hàm Dương của nhà Tần, sau gần đó cũng có kinh đô Trường An, nay là Tây An) thì được làm vua nơi ấy. Lưu Bang vào trước, nhưng ít quân hơn Hạng Vũ, nên phải chịu lép vế nhường cho Hạng Vũ. Nhưng đấy không phải là chuyện chính mà tôi muốn nói, chuyện tôi muốn nói là đoạn sau đây.
Sau khi đã đem binh vào thành Hàm Dương, giết vua Tần Tam Thế (đã đầu hàng), đốt cung A Phòng, thu của cải châu báu, gái đẹp, Hạng Vũ muốn đem quân về phía đông. Có Hàn Sinh khuyên Hạng Vũ rằng : “Đất Quan Trung bốn phía có núi sông che chở, đất đai phì nhiêu, có thể đóng đô ở đấy để xây dựng nghiệp bá”. Hạng Vũ không nghe. Hàn Sinh thất vọng, trở ra, nói lén : “Người ta nói rằng người nước Sở giống như con khỉ đội mũ người ; quả thực là đúng”. Hạng Vũ biết được, sai bắt Hàn Sinh bỏ vào vạc dầu mà nấu cho chết.
Câu chuyện này tuy ngắn, nhưng có thể rút ra mấy điều :
       Trước hết, có nguồn cho rằng Hàn Sinh ngụ ý nói con khỉ bắt chước hình thức, đội mũ (và mặc “lễ phục” (?) ) như người, nhưng chỉ chốc lát thì bản chất của nó cũng sẽ lộ ra, về tri thức khỉ vẫn chỉ là khỉ. Câu nói đó rất là nặng. Người Pháp có câu “L’habit ne fait pas le moine” (dịch thoát nghĩa là: “Bộ áo thày tu chẳng có thể biến người mặc thành tu sĩ được” cũng na ná ý nghĩa như câu nói của Hàn Sinh, nhưng nhẹ nhàng hơn về cách phát biểu .
       Xưa, ta cũng có hai câu : “ Nhác trông ngỡ tượng tô vàng ; Nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa” (3) – mà ngày nay có thể không mấy ai nhớ – còn nhẹ nhàng hơn nữa. Nhưng tiếng ta thời nay thì cũng có nhiều từ liên quan đến cái ý của Hàn Sinh : đồ nhái, đồ lừa để phô trương kỷ lục, bằng cấp dỏm, danh hiệu tiếm xưng, ngồi nhầm lớp, đứng nhầm lớp, ngồi nhầm ghế, vv.
     Thứ nhì là, theo người xưa, lời khuyên của Hàn Sinh là hợp lý. Taị Hạng Vũ không nghe, cho nên đó là một trong những nguyên nhân Hạng Vũ bị thua trong vụ Hán Sở tranh hùng, rốt cục phải tự tử chết. Cũng có ý cho rằng Hạng Vũ vốn là người dũng mãnh, phá thì giỏi, nhưng xây dựng thì kém, cho nên lúc đầu thì thắng, sau thì thua (4).
       Thứ ba là, Hàn Sinh, sống ở thời đó, chỉ vì cái lời khuyên nơi đóng đô thôi, mà bị nấu. Giá như sống ở thế kỉ 21 này, thì thiếu gì chuyện để khuyên can, mà chẳng lo bị nấu. Chẳng phải là vì thời nay không có những thể chế độc đoán hơn thời xưa. Nhưng thời nay có những phương tiện kỹ thuật truyền thông mà thuở xưa không có, thí dụ như muốn phát biểu ý kiến, hay hay dở, thì đã có những trang mạng ; bình thường thì cứ ký tên thật, gặp cảnh éo le, thì ký bút hiệu hay nặc danh, chẳng sợ ai nấu.
Vì thế mà tôi tiếc cho Hàn Sinh, chẳng những vì bị nấu, mà còn vì lời khuyên can không được nghe.

   Chú thích :
(1) Tôi dùng chữ “nhắc” là vì tôi cũng đã kể vài đoạn trong các cuốn sách của tôi. Ai muốn biết thêm chi tiết, xin mời mở đọc trong trang mạng : http://www.buitronglieu.net
(2) Có nguồn cho rằng, theo sách Tiền Hán thư, thì người thuyết khách này là Hàn Sinh, còn theo sách Hán Sở Xuân Thu thì người này là Thái Sinh. Nhưng tên gọi không phải là vấn đề chính.
(3) Tôi không biết tình hình con chẫu chàng ngày mưa nó như thế nào. Nhưng cũng có thể là nó cùng ý với hai câu ví thưở xưa: [Thuở mới cưới (?)] “Gái có chồng như rồng gặp mây. Trai có vợ như cò bợ gặp mưa”.
(4) Thời tranh hùng, có lúc Hạng Vũ bảo Lưu Bang : Mấy năm nay thiên hạ xao xuyến khốn khổ vì hai chúng ta ; nay quyết một phen sống mái, không nên làm khổ nhân dân thiên hạ nữa. Lưu Bang trả lời: ta chỉ đấu trí, không thèm đấu lực. Rốt cục là cái trí thắng cái lực, chứ cũng chẳng phải vì nhân nghĩa gì hơn nhau.






Chữa viêm xoang mũi mãn tính

Bài thuốc:
Cát căn(củ Sắn dây) 30g
Quế chi 6g
Bạch thược 6g
Gừng tươi 3 lát
Táo tàu 6 quả.
Nước 500 ml, sắc còn 300 ml
 Ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Kiêng các chất cay nóng, khó tiêu, nhiều mỡ.
Theo SK&ĐS

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Tiên dược Dấm táo

Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, 'Natural Cures' của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta cũng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh. Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dùng để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách 'luyện' tiên dược cũng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.


Theo cách chỉ dẫn của BS Ducarre, sau đây là cách thức 'pha chế' tiên dược dấm táo-mật ong để trị bệnh:

Thấp Khớp :
Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh mật ong rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần - vào buổi sáng và buổi tối - hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, dùng dùng hổn hợp dấm táo -mật ong khuấy kỹ để thoa lên chỗ thấp khớp theo dùng phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.

Nhiễm trùng bàng quang:
Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn lộn một muỗng trà (teaspoon) dấm táo cùng một mỗng nhỏ mật ong để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuẩn gây nhiễm trong bàng quang. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hỗn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.

Ung Thư :
Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống thêm dấm táo trộn mật ong mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dùng phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.

Sưng loét miệng:
Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng mật ong hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.

Hạ mức Cholesterol :
Khuấy 3 muỗng canh mật ong, 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.

Bị cảm lạnh, đau cổ họng :
Uống hỗn hợp gồm một muỗng canh dấm táo và một muỗng nhỏ (teaspoon) mật ong, là sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.

Mệt mỏi :
Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh mật ong trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.

Trị rụng tóc, tăng thính giác:
Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn mật ong theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.

Trị đau tim:
Ðể phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ mật ong.

Áp huyết cao:
Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần mật ong, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở Ý đã khỏi bệnh.

Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể:
Hỗn hợp dấm táo - mật ong làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.

Bao tử
Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ mật ong rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hủ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu.
Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.

Trị cúm :
Các cuộc khảo cứu của y giới Ðan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng mật ong và dấm táo bằng nhau, và trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.

Sống lâu trăm tuổi:
Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ mật ong và hai muỗng nhỏ dấm táo.
Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dung hỗn hợp dấm táo, mật ong một cách đều đặn và thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.


Thực phẩm tốt cho mùa lạnh
Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dùng để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách 'luyện' tiên dược cũng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.
Nguồn Internet

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

XOA BÓP PHẢN XẠ HỌC





Bệnh tim (cơn đau tim) có thể thuyên giảm và được chữa lành bằng cách xoa bóp:
-các đốt lóng tay của ngón áp út và ngón út (bàn tay trái)
- các đốt lóng chân của ngón giữa, ngón áp út và ngón út (bàn chân trái).
Như thế là ta tác động vào phần cuối các dây thần kinh nằm ở những lóng ngón tay, ngón chân nói trên. Một cách khác, có thể làm giảm cơn đau tim trong giây phút là xoa:
- các lóng ngón tay và lóng ngón chân mặt dưới, cho đến khi cơn đau biến mất.
- các ngón chân út hay ngón tay út bên trái.
Cho dù nguyên nhân bệnh tim là gì đi nữa, một nhà chuyên môn nói, trái tim có thể được trợ giúp với bí quyết này. Một ông đã tránh được cơn nhồi máu cơ tim (heart attack) với phương pháp này! Lập tức cơn đau tim biến mất và không bao giờ trở lại. Một bà lớn tuổi nằm liệt giường với đôi tay run rẩy và khó thở cần được giúp để bước đi. Với phương cách này, bà thuyên giảm tức thì, và tự đi lại được trong một tuần.
Phương pháp xoa bóp phản xạ học này có thể sử dụng cho mọi người cách an toàn, không cần dụng cụ gì cả, cũng không tốn tiền. Nó đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân trong tình trạng hết hy vọng, được chữa lành và phục hồi các cơ quan khỏe mạnh hoàn toàn.
Theo dienchan.com
 THAM KHẢO Y ÁN CHỮA  HỞ VAN TIM
   Bằng thuốc dân tộc
       Đoàn Thị Độ, 42 tuổi, bị đau vùng ngực bên trái, thường hồi hộp, nóng ruột, không ngủ được, hay chiêm bao, có khi mê, mộng la ú ớ mà không cử động được, khi tỉnh dậy, trong ruột nóng, người suy yếu dần, đi lên dốc thì nghẹt thở, tim đập nhanh, mạch Tế, Sác. Bệnh viện chuyên khoa chẩn đoán là van tim bị hở. Theo chứng và mạch thì đây là chứng Tâm âm hư, Tâm huyết bị suy tổn nặng, do đó, Tâm hỏa, Tâm dương vượng lên.
Điều trị: Bổ Tâm huyết, để ức chế dương.
Dựa theo bài Quy Tỳ Thang, thêm Thục địa, Bạch thược mà không dùng Hoàng kỳ, Bạch Truật là loại thiên về dương, về khí; Lại dùng Sâm, Thục, Quy, Hoài, Mạch môn, A giao thiên về bổ âm, bổ huyết, gọi là bài
Bổ Tâm Âm Thang, dùng toàn thuốc dân tộc:

Đảng sâm 12g, nếu không có thay bằng Sâm Bố Chính cũng được.
Thổ phục linh 10g
Mạch môn (bỏ lõi) 12g
Thục địa 12g
Thạch xương bồ 8g
Cam thảo đất 10g
Kê huyết đằng 10g
Dây lạc tiên 20g
Gừng tươi 3 lát
Chuối chín 1/2 quả
A giao (sao) 12g
Thảo quyết minh 12g (rang cháy)
      Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang, sức khỏe khá lên, bớt hồi hộp, bớt nóng ruột, ngủ được, bớt mê. Uống 3 thang nữa, làm được việc nhẹ trong nhà.. Sau một thời gian, bệnh nhân lại đến lấy thêm thuốc và báo cáo rằng trong thời gian uống thuốc, sức khỏe khá lên, các chứng đều giảm nhẹ, làm việc được. Nếu trong một thời gian không uống thuốc thì thấy mệt lại. Tôi đã vận dụng phương thuốc trên chữa cho nhiều người bị chứng tương tự như vậy, đều thu được kết quả tốt.
     Trích trong ‘Tâm Đắc Và Nghiệm Án’ của L.Y  Đào Viết Hà

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Về mối quan hệ giữa THÂN và TÂM
Trích bài:”Về mối quan hệ giữa THÂN và TÂM – Vietsciences 10/2007”


Văn hóa Phật giáo(VHPG) trò chuyện với BS Đỗ Hồng Ngọc(BS.ĐHN)

Trầm tĩnh, giọng nói nhỏ nhẹ, phong thái giao tiếp thoải mái, hóm hỉnh, thân mật và trẻ trung, đó là những ấn tượng mà PV VHPG đã có khi gặp BS. Đỗ Hồng Ngọc. Là nhà quản lý, viết văn, làm thơ, chữa bệnh, tư vấn tâm lý và sức khỏe… con người Đỗ Hồng Ngọc vẫn thế, trầm tĩnh, điềm đạm và dễ gần. Chữa bệnh, chiêm nghiệm, nghiên cứu và viết, nếu kể số lượng tác phẩm của BS. Đỗ Hồng Ngọc cũng phải ngót nghét 20, trong đó có nhiều tác phẩm được tái bản nhiều lần. VHPG đã có cuộc trò chuyện với anh về những suy nghĩ và chiêm nghiệm trong cuộc sống hằng ngày, một chiều sâu khác của con người BS. Đỗ Hồng Ngọc…

Chân dung tự họa
VHPG: Có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết văn, làm thơ, có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết về Phật học, có một Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ và cũng là nhà tư vấn tâm lý và sức khỏe cho tuổi mới lớn, doanh nhân, người già… được nhiều người quý mến. Với anh, anh tự nhìn nhận về mình như thế nào?
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (BS. ĐHN): Tất cả những “con người” đó đều hòa nhập trong tôi, không có gì phân biệt. Khi còn trẻ, đậu xong Tú Tài II, tôi phân vân không biết nên đi vào Văn khoa để… làm một nhà văn hay vào Sư phạm để làm một nhà giáo, hay học Y khoa để làm bác sĩ. Tôi cảm thấy mình không thể chuyên vào một cái gì hẳn. Chính học giả Nguyễn Hiến Lê là người đã khuyên tôi nên học y khoa. Ông nói học y khoa mà giỏi thì sau này có thể đi giảng dạy được, rồi hành nghề nhiều năm, tiếp xúc nhiều cảnh đời, lại có tâm hồn thì có thể viết lách được. Tôi thi vào y khoa, đồng thời ghi danh học Văn khoa, và sau này còn học cả Xã hội học ở Đại học Vạn Hạnh. Tóm lại, tôi đã thực hiện được ước mơ thưở nhỏ của mình là vừa làm nghề y, vừa đi dạy, vừa viết lách…
VHPG: Anh nghĩ gì khi được nhiều độc giả yêu mến như thế?
BS. ĐHN: Có lẽ do cách viết của mình. Tôi chỉ viết những gì mình thực sự trải nghiệm. Viết là cách chia sẻ kinh nghiệm chứ không phải từ sách vở mà ra. Khi viết, tôi luôn tưởng tượng như có độc giả đang ở trước mặt mình và đang trò chuyện với mình.. Có lẽ kiểu viết như thế làm cho người đọc cảm nhận được người viết và độc giả có sự gần gủi, chia sẻ, trao đồi một cách chân thành với nhau, không kiểu cách, xa lạ. Khi viết cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” chẳng hạn, cuốn sách đầu tay của tôi được in năm 1972 – Lá Bối phát hành- thì lúc đó tôi mới ra trường được 3 năm. Tôi thấy tuổi học trò là lứa tuổi bơ vơ, đang thiếu thốn một không gian riêng của mình trong khi ở nước ngoài, người ta có hẳn chuyên khoa dành cho tuổi mới lớn, còn ở Việt Nam mình thì chưa, nên tôi bắt tay vào nghiên cứu và viết. Lúc đó, tôi nghĩ phải viết ngay, chứ không sợ sau này lớn sẽ quên đi! Khi viết, tôi nghĩ mình đang nói chuyện trực tiếp cùng các em. Cuốn sách đó đã được độc giả thời bấy giờ rất hoan nghênh. Khi có kinh nghiệm chăm sóc mấy nhóc nhỏ ở nhà, tôi lại viết cuốn sách dành cho các bà mẹ sanh con đầu lòng. Những khó khăn, những trải nghiệm của chúng tôi đựơc chia sẻ. Hiện nay dù có nhiều sách dịch từ Âu Mỹ, nhưng các bà mẹ vẫn tìm đọc vì thấy có mình trong đó.. Đến lúc ra ngoài tuổi “tri thiên mệnh” tôi mới viết Gió heo may đã về để sẻ chia cùng bạn bè trang lứa! Rồi đến lục tuần, cảm nhận cho hết cái “tuổi già sồng sộc” tôi mới viết cuốn Già ơi …chào bạn. Những năm gần đây, tôi nghiên cứu lời Phật dạy và áp dụng vào đời sống. Tôi viết Nghĩ từ trái tim và một số bài về kinh Kim Cang gần đây trên Văn hóa phật giáo.. Trước hết là để tự chữa bệnh cho mình và sau đó giúp ích phần nào cho bạn bè , đồng bệnh tương lân. Có lẽ vì thế mà đựơc độc giả yêu mến chăng?

Về mối quan hệ giữa thân và tâm

VHPG: Dưới cái nhìn của một bác sĩ và một người đã thể nghiệm nhiều điều trong cuộc sống, anh có thể cho biết quan niệm của anh về mối quan hệ giữa thân và tâm?
BS. ĐHN: Nguy cơ lớn nhất của ngành Y hiện nay là đi quá sâu vào kỹ thuật mà tách cái thân khỏi cái tâm, thậm chí trong cái thân lại chẻ nhỏ ra thành những mảnh thân nhỏ hơn nữa để đi chuyên sâu. Điều đó có lợi về mặt khoa học nhưng lại làm cho con người không còn toàn vẹn nữa. Thật ra thân và tâm không thể chia chẻ được vì không thể nào có cái thân mà không có cái tâm và ngược lại: hai cái đó vốn là một. Với cái nhìn như vậy, những bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại chính là những bệnh từ tâm chuyển qua thân. Bệnh do lối sống, do hành vi cũng chính là nó. Một người thầy thuốc khi chữa bệnh cho bệnh nhân, nếu chỉ thấy cái thân bệnh, mà không thấy cái tâm bệnh, tức là thấy cái “đau” mà không thấy được cái “khổ” của họ thì không thể chữa thành công. Hiện nay ngành Y khoa tâm-thể (médecine psychosomatique) dần phát triển trở lại.
       Các  trung tâm Y khoa lớn ở các nứơc phát triển đã đưa thiền, yoga vào chữa bệnh rất có hiệu quả. Ngành y, trong hướng phát triển tới cần phải quan tâm nhiều hơn nữa về mảng tâm thay vì chỉ quan tâm tới thân như hiện nay!.
VHPG: Anh có thể kể một vài trường hợp “bệnh do từ tâm bệnh chuyển qua thân bệnh” mà mà anh nhớ nhất?
BS. ĐHN: Nhiều lắm! Hai thứ “bệnh” này luôn gắn bó mật thiết với nhau. “Bệnh” luôn đi với “họan”, cũng như “đau” luôn đi với “khổ”vậy! Khi tiếp xúc với một bệnh nhân, tôi luôn tìm hiểu thêm những nỗi băn khoăn, sợ hãi, lo lắng của họ bên cạnh bệnh chứng. Điều trị như vậy mới có thể tòan diện được. Nhiều khi trên lâm sàng rất rõ là bệnh loét dạ dày, bệnh tim mạch nhưng nguyên nhân sâu xa của nó lại là do những stress chất chồng trong đời sống của họ, những ganh tỵ, ghen tuông, những bất an, bất mãn. Một bà mẹ đang cho con bú chẳng hạn mà khổ vì ghen thì sẽ bị mất sữa đột ngột. Bác sĩ cho thuốc làm tăng tiết sữa vô ích, vì phải chữa ở… ông chồng! Một đứa trẻ bị đái dầm, nguyên nhân sâu xa lại là do sự ganh tị với đứa em mới sanh, cảm thấy cha mẹ bỏ rơi mình nên kêu gọi sự quan tâm của họ bằng cách…. đái dầm như thế! Trường hợp này phải chữa cho cả nhà! Đấy là những thí dụ cụ thể để thấy sự gắn bó giữa thân và tâm.
VHPG: Trong một bài viết của anh trên Văn Hóa Phật Giáo, anh đã viết: “Sữa mẹ là những tế bào thân xác mẹ vỡ ra mà thành”. Nhận định này đến từ cảm xúc của một người viết văn hay là từ cái nhìn của một bác sĩ y khoa?
BS. ĐHN: Nhận định này xuất phát từ sinh học. Trong cơ thể ta, từng giây từng phút có sự thay đổi, một số tế bào mất đi và tái tạo những tế bào khác. Những tế bào tạo ra sữa mẹ là lọai tế bào tuyến khi căng đầy thì vỡ ra và trút hết những chất bổ dưỡng tạo thành sữa. Do vậy, sự chia sẻ giữa người mẹ với con thông qua sữa đi xuyên qua những tế bào, và do đó, tình mẹ con trở nên đặc biệt hơn bất kỳ tình cảm nào khác trong các mối quan hệ xã hội.
VHPG: Như vậy, mỗi thay đổi của người mẹ đều có ảnh hưởng đến đứa con?
BS. ĐHN: Điều đó là chắc chắn. Ở Đông Phương chúng ta có một từ rất hay là “thai giáo”, tức là giáo dục đứa bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Những ông bố bà mẹ ý thức được điều đó thì trong thời gian mang thai không nói nặng lời với nhau, tránh mọi sự xung đột, căng thẳng vì đứa trẻ từ tháng thứ tư trở đi trong bụng mẹ đã nhận biết được điều đó...
VHPG: Ở miền Trung có câu nói: “Con vào dạ, mạ đi tu” cũng mang ý thai giáo đó.
BS. ĐHN: Vâng, khi người mẹ mang thai thì người mẹ phải chuyển hóa chính mình để nuôi dưỡng tâm hồn của đứa con.

Lợi ích của nước ép cà rốt
      Nước ép cà rốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A nhất. Do thành phần có hàm lượng beta-carotin cao và giàu các vitamin và khoáng chất khác, nước ép cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
1. Nước ép cà rốt kết hợp với nước ép rau cải bắp tạo nên hiệu ứng kiềm và có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động của axit hình thành từ sự chuyển hóa thức ăn.

2. Nước ép cà rốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin B và C cũng như là canxi pectin, có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

3. Uống nước ép cà rốt cùng với rau bina mỗi ngày có thể cung cấp chất dinh dưỡng bị thiếu hụt cần thiết cho chân tóc, vì thế có thể ngăn ngừa hiện tượng hói và khôi phục lại màu tóc tự nhiên.

4. Một trong những lợi ích quan trọng nhất của nước ép cà rốt là chúng rất giàu chất chống oxi hoá beta carotin, alpha carotin, chất quang hóa và glutamin, canxi và kali, vitamin A, B1, B2, C, vitamin E - tất cả đều là chất chóng ôxy hoá có khả năng bảo vệ nuôi dưỡng tái tạo làn da.

5. Tính kiềm có trong nước cà rốt ép giúp thanh lọc và tái sinh dòng máu.

6. Nước ép cà rốt chứa beta carotin. Cơ thể sẽ chuyển hoá beta carotin thành vitamin A. Đây là chất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các tế bào khoẻ mạnh phát triển.

7. Chức năng lợi tiểu của nước cà rốt giúp cơ thể ngăn ngừa viêm thận.

8. Nước ép cà rốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao.

9. Với tính kiềm hoá cao, nước ép cà rốt có khả năng kiểm soát chứng thiếu máu, các vấn đề về gan, nhiễm axit, nhiễm độc máu, rối loạn tuần hoàn máu và lở loét.

10. Nước ép cà rốt có nhiệm vụ làm sạch gan, nếu dùng đều đặn hàng ngày, nó giúp gan bài tiết ra mật và chất béo.

11. Với thành phần giàu vitamin A, nước cà rốt ép rất có lợi cho mắt.

12. Người ta còn phát hiện ra trong cà rốt có chứa hormon thực vật gọi là tocokinin. Chất này tương tự như insulin, rất tốt đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

(Theo Comesticdiary/Dân Trí)

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Đọc sách :" Thế giới quanh ta"

Tác giả Cao Huy Thuần.

Dưới đây trích đoạn đầu trong cuốn sách đó.

“Người xớ rớ” uyên thâm
Nguyên Ngọc

Mở đầu một bài viết, anh nhắc hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Có giang sơn thì sĩ đã có tên
So chính khí đã đầy trong trời đất
       Sĩ tức là người trí thức. Đương nhiên, trước hết định nghĩa thế nào là người trí thức? Người trí thức, kẻ sĩ ấy, là ai vậy, mà hễ có giang sơn thì ắt đã phải có anh ta rồi, không có anh ta thì giang sơn còn chưa trọn vẹn là giang sơn, và có anh ta thì nguồn chính khí bỗng đầy trong trời đất? Anh từ đâu đến? Anh đến để làm gì trong cuộc đời này? Trách nhiệm của anh là gì? Ai giao cho anh trách nhiệm ấy? Mối quan hệ của anh là như thế nào với quần chúng và với chính quyền?...
   Tôi bỗng nhớ đến Nguyễn Khắc Viện, một người cũng từng băn khoăn rất nhiều về vị trí và thái độ của người trí thức trong xã hội. Nguyễn Khắc Viện có lần nói: “Nhiệm vụ của kẻ sĩ, thời nào cũng vậy, là gây dư luận”. Gây, khuấy động dư luận, không để cho dư luận được yên, yên trí, không để cho ai bằng lòng với tất cả những gì đã tưởng là đương nhiên. Giữ cho trí óc và lương tâm của xã hội luôn luôn tỉnh thức. Là người canh gác sự tỉnh thức thường trực của xã hội...
      Nguyễn Khắc Viện nói đến người trí thức lần ấy là nhân thể bàn về điều gì đấy mà nhắc qua. Cao Huy Thuần thì đi thẳng vào vấn đề, trực diện và toàn diện hơn. Trước hết anh phân biệt người có học với người trí thức. Anh dẫn lời J. P. Sartre: Trí thức không phải là tất cả những người làm lao động trí óc. Một người nghiên cứu hạt nhân để cho nổ ra trái bom nguyên tử càng lúc càng tinh vi, ông gọi người đó là nhà bác học.
Cũng nhà bác học đó, khi ý thức được cái khí giới giết người ghê gớm ông nắm trong tay, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ấy là trí thức. Từ đó mà đi đến định nghĩa thú vị này: trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhậu gì đến họ, “s’occupe de ce qui ne le regarde pas”. Kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh, kinh tế gia thì không lo cộng trừ nhân chia với cái thống kê. Họ thường xuyên xớ rớ vào những chuyện không phải của họ. Tại sao họ xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ như vậy ? Ấy là tại vì họ xớ rớ vào chính chuyện của họ. Chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức.
     Vậy đó, thật thú vị, trí thức chính là “người xớ rớ”, là người thường xuyên làm cho mọi chuyện tưởng đã yên hóa ra không phải là đã yên, là người thường xuyên “đặt lại vấn đề”, về mọi chuyện, và bất kỳ ở đâu, với bất kỳ ai. Cao Huy Thuần viết: trí thức là người nói sự thật, người phê bình, và anh nhắc lại chính Marx: “Phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”.
     Cao Huy Thuần nói rất rõ, như một tuyên ngôn chính thức và trang trọng của anh, bởi vì “tôi chưa bao giờ thấy mình nhạt tình với cách mạng mà cũng chưa bao giờ phân biệt cách mạng với dân chủ. Có cách mạng nào lại không có nhân tố dân chủ! Và nếu không nhắm đến dân chủ thì cách mạng để làm gì? Để làm gì nếu không phải để cho con người tự chủ hơn, hạnh phúc hơn?”. Có lẽ khó có thể nói rõ hơn nữa về thái độ trách nhiệm trí thức của Cao Huy Thuần.
     Anh sẽ “xớ rớ” vào các vấn đề dân chủ của đất nước vì anh vẫn nồng nhiệt cách mạng như tự thuở nào. Bằng tuyên bố này anh giúp chúng ta hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn, trân trọng hơn tiếng nói của trí thức Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài đối với các vấn đề trong nước. Cao Huy Thuần còn nói thêm: “Một đằng, tự hào dân tộc và ký ức về quá khứ nô lệ làm tôi sôi máu khi có kẻ mạnh nào lên mặt dạy bảo về văn hóa và văn minh. Một đằng, bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi khiến ta mơ ước một xã hội đẹp hơn nữa trong quan hệ giữa người với người, giữa dân với nước”.
     Vậy nên, dân chủ - hay như cách nói, cách định nghĩa thật hay, thật thấm thía của Cao Huy Thuần: bài học nhân nghĩa của Nguyễn Trãi về quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa dân với nước, dân chủ, dân chủ hóa cho một xã hội Việt Nam đã giành được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh anh hùng, sẽ là suy nghĩ trăn trở quán xuyến của anh, cũng là đề tài quán xuyến của cuốn sách này.


Hạt Nhãn chữa bệnh
   Khi ăn Nhãn xong, có thể thu giữ hạt Nhãn, dùng làm thuốc rất tốt. Sau đây giới thiệu một số bài thuốc từ hạt Nhãn.

1. Lở khắp người:
Hạt Nhãn 3 nắm đốt thành than, trộn với dầu vừng bôi những chỗ lở, 3 đến 5 hôm là khỏi.
2. Gãy xương:
Hạt Nhãn 1 nắm, bỏ vỏ đen, giã nát, sao với rượu , bó chỗ gãy. Cách ngày thay 1 lần, rất mau liền xương.
3.Lở kẽ ngón chân:
Bỏ vỏ đen của hạt, thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ. Khi dùng lấy bột này rắc vào chỗ lở.
3. Bài thuốc cầm máu, hàn liền vết thương của cụ Lư Khải Trọng ở Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang
Bồ hóng bếp 1 lạng
Bột vôi 1 lạng
Hạt Nhãn bỏ vỏ đen 1 lạng.
Để có vôi bột thì lấy vôi tôi, hòa vào nước để lắng, chắt bỏ nước. Cặn còn lại đem phơi khô. Ba thứ trên đem tán nhỏ, rây kỹ rồi trộn đều. Cất trong lọ kín để dùng dần.
Khi dùng thì rắc bột này vào miếng bông, đặt lên vết thương và băng lại. Tùy theo vết thương to, nhỏ, thường thì 2 ngày thay thuốc 1 lần.
Hiệu quả rất tốt.
Vương Văn Liêu sưu tầm
Bưởi: ''Thần dược'' cho sức khỏe

Bưởi là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin, nó không chỉ dễ ăn, vị ngọt mát mà còn chứa rất ít calorie, bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường...

Bưởi có tên khoa học là Citrus Osb, thuộc họ cam chanh. Múi bưởi ngọt, có vị hơi chua. Các thành phần dinh dưỡng khác cũng ngang bằng với cam, quýt. Bưởi có rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể.
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần nửa trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
Bưởi còn giúp cơ thể chống lại được một số bệnh cảm cúm thông thường. Theo các bác sĩ, bạn nên dùng bưởi trong bữa ăn sáng, có thể dùng như một món salad và đương nhiên bưởi cũng là một món tráng miệng rất ngon.
Lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên nó thường được dùng để xông giải cảm. Bưởi đào và bưởi trắng đều chứa tiền vitamin A và nhiều chất khác giúp cơ thể chống lại hiện tượng oxy hoá. Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát và có tác dụng hạ sốt.
Bưởi giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu, nhờ chứa nhiều pectin, một dạng chất xơ đặc biệt.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng “hỗ trợ” hệ thống tiêu hoá. Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và hay “ứng phó” với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa axit gây nên.
Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ, tiêu chảy, viêm ruột non.
Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình hình. Người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lời khuyên trên. Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.
Trong bưởi có chứa quinine, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả.
Các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá).
Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput
Ăn bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân bị thấp khớp, ban đỏ hoặc viêm nhiễm giảm thiểu cơn đau nhức, do các chất sinh hoá học trong bưởi có khả năng khống chế những tác nhân gây nên sự đau đớn.
Vỏ bưởi được dùng để chữa trị đờm ở cổ họng và cuống phổi. Lá bưởi dùng để chữa bệnh ho, sốt, nhức đầu và viêm amidan
Theo nhavhthanglo

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Chẩn đoán ngũ sắc bệnh trên mặt

 
      Vọng chẩn là một trong những phép chẩn đoán tuyệt vời của Đông Y, được hình thành, được tích lũy kinh nghiệm và được vận dụng từ hàng ngàn năm nay. Đông y càng cổ càng tinh “ thiết nghĩ thầy thuốc YHCT cần phải xem đó là thế mạnh của Đông y nói chung và của mình nói riêng trên lâm sàng chẩn đoán bệnh trước khi thiết chẩn, nhằm trành những sai sót đáng tiếc, và nhanh chóng định vị được bệnh .
I. Khái niệm tổng quát:
    Các nhà y học từ cổ xưa đến nay đều hết sức coi trọng phương pháp này .Trong sách “ Nội Kinh “ có những lý luận về “Ngũ sắc sinh”; “Ngũ sắc bệnh”;”Ngũ sắc tử”. Trong sách “ Kim quỹ yếu lược” đã đề cập đến sắc mặt tửu đản (mắt xanh,mặt đen); sắc mặt hoàng đản (mặt và mắt toàn màu vàng ệch). 48 điểm nguyên văn trong “Thương Hàn Luận” đều bàn về sắc mặt. Trong sách “ Vọng chẩn tuân kinh”, đề cập nhiều đến phương pháp chẩn đoán bệnh qua sắc mặt như “ ngũ sắc phản ứng với ngũ tạng”; “tương ứng với ngũ sắc” ; “bệnh chính qua ngũ sắc”; “bệnh chính của sắc mặt “ v..v..
Trong chẩn đoán học của Tây Y, sắc mặt cũng chiếm một địa vị nhất định như trong bệnh hẹp van hai lá (heart disease); bệnh lao (Tuberculosis); bệnh sơ gan (Cirrhosis); bệnh mất ngủ ( Insomnia)v..v…
II. Nguyên lý của chẩn đoán:
        Mặt là sự thể hiện bên ngoài của tạng phủ và khí huyết và đồng thời là chỗ hội tụ của kinh mạch trong cơ thể .
- Sách “ Linh Khu” thiên “Tà khí tạng phủ bệnh hình” có nói 12 kinh mạch và 365 lạc , tất cả khí huyết của chúng đều đưa lên mặt và ra các khiếu.
- Sách “Tố vấn” trong ngũ tạng sinh thành có viết “ tâm chi hợp mạch giả, ký vinh sắc giả” ý nói kinh Tâm có quan hệ rất lớn đến sắc trạch của mặt cũng như kinh Túc Dương Minh vị vậy.
- Trên mặt có nhiều kinh mạch, mà da mặt lại mỏng nên sự thịnh suy của khí huyết, tinh , tân dịch của tạng phủ cùng sự nhiễu loạn của tà khí đối với cơ thể con người đều được thể hiện rõ trên mặt .
III. Phương pháp khám kiểm tra:
Khi lâm chứng ta cần chú ý nhìn sắc trạch của người bệnh như “ xanh , đỏ , vàng , trắng, đen “ thế nào là sắc tốt, và thế nào là sắc bệnh.
Sắc tươi nhuận  hay hôn ám . Do vậy người thầy thuốc cần phải nắm vững “ vị trí bộ vị cuả tạng phủ ở trên mặt” mới có thể đưa ra phán đoán chình xác được bệnh tật .
IV. Ngũ sắc bệnh trên mặt:
1. Sắc xanh:
       ứng với gan là bản sắc của kinh Túc quyết âm Can chủ về hàn chứng, đau nhức cố định, khí trệ, huyềt ứ, kinh phong.
Nguyên nhân của sắc xanh:
Do vận hành khí huyết không thông thoát, kinh mạch ứ trệ gây ra .
Do dưỡng khí không đủ nên khí huyết vận hành chậm chạp .
Can âm suy kém và công năng sinh lý của gan bị suy giảm .
Can hư hàn ( sắc mặt xanh đen )
Can thực phong ( dễ cáu gắt, đau hông sườn )
Can hỏa vọng ( mặt xanh , mắt đỏ )
Âm hàn , nội nhiệt ( đau tức vùng ngực bụng )
Bệnh ở tỳ gây chứng đàm

2. Sắc đỏ:
     ứng với tâm , bản sắc của Thủ thiếu âm tâm kinh, chủ nhiệt chứng. Đỏ sẫm là thực nhiệt. đỏ vừa là hư nhiệt. Bệnh thuộc thể nhiệt,
Nguyên nhân của sắc đỏ:
Do can dương vượng vì âm hư. (do hành thiền thở không đúng quy cách,
điều khí dịch chuyển lệch ở 2 mạch Nhậm và mạch Đốc )
Chứng âm thịnh , cách dương (hai má ửng đỏ, mồ hôi chân tay lạnh).
Chứng đới dương (âm ở dưới suy lao nên dương khí dềnh lên )
Hư dương phù nhiệt ( chứng thực hàn giả nhiệt ).
3. Sắc vàng:
      ứng với tỳ , bản sắc của Kinh Túc thái âm tỳ, chủ hư chứng , thấp chứng, chức năng vận hóa của tỳ bị đình trệ, thủy thấp,uất kết ở tỳ vị, dịch mật ứ tích ở gan mật; tỳ vị khí hư nhược , thấp tà bên trong gây nên ; chứng hoàng đản, chứng âm hoàng hoặc dương hoàng, cấp hoàng hay ôn hoàng.
Nguyên nhân của sắc vàng:
Do chúc năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn .
Do thủy thấp.
Do dịch mật ứ tích ở gan mật .
Do nhiễm phải dịch độc .
Do Tỳ vị khí hư nhược .
Các chứng hoàng đản do tỳ, vị, gan, mật bị thấp tà ách tắc .
Do huyết ứ lâu ngày .
Do tỳ dương hu suy, ứ trệ lâu ngày gây ra.
4. Sắc trắng:
      Ứng với phổi , bản sắc của thủ thái âm phế kinh, chủ hư chứng, hàn chúng thoát huyết, đoản khí biểu hiện của máu không đủ .
Nguyên nhân của sắc trắng:
Do khí huyết lưỡng hư, dương khí hư suy.
Do mất máu , hao khí ( bạo thổ, bạo hạ).
Do dương khí bạo thoát .
Do ngoại hàn tà tấn công nên kinh mạch thu dãn.(co duỗi)
Chứng thực nhiệt mà giả hàn .
5. Sắc đen:
            tương ứng với thận , bản sắc của túc Thiếu âm thận kinh , chủ thận hư, chủ hàn chứng, hư lao .
Nguyên nhân của sắc đen:
Do dương hư , thủy ẩm bất hóa nên kết lại thành đờm .
Do tinh dịch hao tổn .
Do âm hàn nội thịnh, huyệt mất ôn dưỡng .
Do âm hỏa nội thương .
Do huyềt ứ , ngưng ở trong lâu ngày.
Do bị chứng huyềt trắng dai dẳng không dứt (ờ phụ nữ)
V. Kết luận:
     Vọng chẩn là một trong những phép chẩn đoán tuyệt vời của Đông Y, được hình thành, được tích lũy kinh nghiệm và được vận dụng từ hàng ngàn năm nay. Đông y càng cổ càng tinh “ thiết nghĩ thầy thuốc YHCT cần phải xem đó là thế mạnh của Đông y nói chung và của mình nói riêng trên lâm sàng chẩn đoán bệnh trước khi thiết chẩn, nhằm trành những sai sót đáng tiếc, và nhanh chóng định vị được bệnh. Sách có câu “ Bậc Thượng công trị vị bệnh (bệnh còn tiềm ẩn), còn hạ công thì trị dĩ bệnh (khi bệnh đã hiện ra)“ lời nói của tiền nhân chẳng phải để cho ta suy ngẫm lắm ru !

LY. Lê Khắc Chiếu

Trà kỷ tử - vị thuốc chữa nhiều bệnh



                                                                         Quả kỷ tử.
Tương truyền, vào đời Đường, tể tướng Phòng Huyền Linh vì dụng tâm quá độ giúp Đường Thái Tông cai quản triều chính nên tinh thần luôn bất an, cơ thể mỏi mệt. Nhờ được thái y cho dùng canh kỷ tử nấu với mộc nhĩ trắng thường xuyên mà sức khỏe và tinh thần của ông dần phục hồi.

Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử, tên khoa học là Lycium barbarum L. Thời cổ đại, nó còn được gọi bằng các tên như thiên tinh (tinh của trời), địa tiên (tiên của đất), khước lão (đẩy lui tuổi già). Chỉ cần mỗi ngày lấy 15 g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút là ta đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà lại vừa có công năng bổ thận, ích tinh và dưỡng can, minh mục. Loại trà này thường được cổ nhân dùng để bồi bổ cơ thể và phòng chống tích cực các chứng bệnh như suy nhược toàn thân sau bệnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực, lưng đau gối mỏi, nhược dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, muộn con...

Tại Trung Quốc, kỷ tử phân bố ở nhiều nơi nhưng loại được trồng ở Ninh Hạ có chất lượng cao hơn cả. Ở đây, người ta gọi vị thuốc này là "minh mục tử", có nghĩa là thứ quả làm sáng mắt. Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa ở Ninh An thuộc tỉnh Ninh Hạ có một cô gái tên là Cẩu Hồng Quả. Cha cô không may mất sớm, vì quá thương nhớ chồng, mẹ cô khóc nhiều đến nỗi cả hai con mắt bị bệnh không nhìn thấy gì cả. Để chữa bệnh cho mẹ, Cẩu Hồng Quả đã không quản gian lao khó nhọc, ngày đêm trèo đèo lội suối lên tận Nam Sơn hái thuốc. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, tiên ông Bạch Hồ Tử đã hiện ra và chỉ dẫn Cẩu Hồng Quả thu hái kỷ tử về làm thuốc cho mẹ cô uống. Quả nhiên, sau một thời gian dùng thuốc, mắt mẹ cô ngày càng sáng ra và khỏi hẳn. Vì thế, dân trong vùng gọi thảo dược này là "minh mục tử" và coi đó là thứ "linh đan diệu dược" chuyên chữa bệnh về mắt.

Theo dược học cổ truyền, kỷ tử vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết, minh mục và nhuận phế. Nếu can thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu, không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được, phát sinh chứng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút... Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh can và thận, một mặt bổ ích thận tinh, một mặt bổ dưỡng can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng, mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, di tinh, liệt dương...

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não - Tuyến yên - Tuyến thượng thận.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan.

- Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

- Chống ôxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi.

- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư...

Để nâng cao tác dụng của trà kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường thêm một số vị thuốc khác như: cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), mạch môn và ngũ vị tử (cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), thảo quyết minh, đan sâm và hà thủ ô (bổ can thận và làm hạ mỡ máu), đương quy và đại táo (dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi), toan táo nhân và ngũ vị tử (dưỡng tâm, an thần), đông trùng hạ thảo (để bổ thận trợ dương)...

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Thần y chữa bệnh khi chưa có bệnh

    Danh y Trương Trọng Cảnh (Trung Quốc) chẩn bệnh cho một viên quan to. Người này đang trẻ trung khỏe mạnh nhưng vẫn bị phán là có bệnh nặng, nếu không chữa ngay thì mười mấy năm sau sẽ chết. Viên quan không tin, về sau việc xảy ra đúng như vậy. Trương Trọng Cảnh một lần chẩn bệnh cho thị trung Vương Trọng Nghi, đã bảo: "Ngài có bệnh, nếu không chữa ngay thì năm 40 tuổi sẽ rụng sạch lông mày, nửa năm sau sẽ chết".
     Lúc đó, Vương mới hai mươi mấy tuổi, cơ thể cường tráng khỏe mạnh, thăng quan tiến chức vù vù nên không để ý đến lời thày thuốc, cũng không uống thuốc theo đơn được kê. Đến năm 40 tuổi, hai lông mày của Vương tự nhiên rụng sạch. Lúc đó ông mới tin lời Trương Trọng Cảnh nhưng đã quá muộn. Ông qua đời nửa năm sau đó.
     Đông y rất coi trọng việc phòng bệnh, phát hiện và chữa sớm khi bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng. Nhiều giai thoại đã chứng tỏ điều đó, chẳng hạn như chuyện về Biển Thước - thày thuốc nổi tiếng đời Chiến Quốc.

     Biển Thước có 2 người anh cũng làm nghề y. Ngụy Văn Vương biết chuyện đó liền hỏi: "Trong ba anh em ngươi, người nào giỏi nhất?". Biển Thước đáp: "Anh cả giỏi nhất, anh hai thứ nhì, còn hạ thần thuộc hạng thấp nhất".

      Vua ngạc nhiên: "Thế tại sao các anh ngươi không nổi tiếng như ngươi?" Danh y đáp: "Anh cả thần chữa bệnh ngay khi bệnh chưa hình thành. Khi người ta chưa cảm thấy bệnh tật đe dọa thì đã được anh ấy chữa khỏi rồi Anh hai chữa khi bệnh còn nhẹ, mới phát, hễ chữa là khỏi. Do đó, người ta cho rằng hai anh ấy chỉ chữa được các bệnh nhẹ. Còn thần chữa khi bệnh đã nghiêm trọng, khiến người bệnh rất đau khổ, tính mệnh bị đe dọa, nên thần nổi tiếng nhất".

      Từ 2.000 năm trước, sách Nội kinh - bộ "Thánh kinh" của Đông y - đã phân chia thày thuốc thành 2 đẳng cấp: Thượng công chữa bệnh căn cứ vào thần - những thứ chưa thành hình, rất khó nắm bắt. Hạ công chỉ có thể chữa bệnh căn cứ vào những thứ hữu hình, khi bệnh đã có biểu hiện cụ thể.
     Đông y quan niệm thày thuốc giỏi không chỉ chữa bệnh giỏi mà là chẩn đoán tài. Nhìn mà biết được bệnh là bậc thần y, nghe mà biết được bệnh là thánh y, hỏi mà biết được bệnh là thày thuốc giỏi, xem mạch mà biết được bệnh thì chỉ có kỹ xảo.
      Y sử cũng lưu truyền chuyện Biển Thước "vọng chẩn" - chỉ nhìn mà đoán bệnh. Một lần đi qua nước Tề, Biển Thước chỉ nhìn sắc mặt đã biết Tề Hoàn hầu có bệnh. Ông bảo: "Bệnh của ngài không nặng, chỉ ở ngoài da, chữa trị rất mau khỏi". Tề Hoàn hầu không tin. Vài ngày sau, Biển Thước thấy bệnh đã vào sâu hơn, liền báo động: "Bệnh của ngài đã vào huyết mạch, nếu không trị ngay e nguy hại đến tính mạng". Tề hầu vẫn coi thường không chịu chữa. Vài chục ngày sau, Biển Thước cũng chỉ cần nhìn đã biết bệnh Tề hầu nguy kịch, không có thuốc gì chữa khỏi, liền bỏ trốn.

    Sách Nội kinh viết: "Bậc thánh y không chờ tới khi có bệnh mới chữa trị mà chữa khi chưa có bệnh. Bệnh đã hình thành mới tìm cách chữa thì có khác gì xã hội rối loạn mới tìm cách chấn chỉnh, khát nước mới đào giếng, giặc tới mới đúc binh khí, chẳng phải đã quá muộn sao?".

       Do chủ trương đó nên Đông y rất coi trọng dưỡng sinh. Trong Đông y cổ truyền, dưỡng sinh được đặt ở vị trí tối cao, điều trị chỉ ở bình diện thấp. Tấn công vào bệnh chỉ là liệu pháp cuối cùng bất đắc dĩ. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của y học dự phòng ngày nay. Trong tương lai, với sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán gene, các bệnh nặng sẽ được phát hiện sớm để ngăn chặn ngay từ lúc chưa hình thành.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Thận âm, thận dương hư
Âm biểu hiện cho trạng thái tĩnh, cho thụ động,cho chất mát, cho tân dịch…
Dương biểu hiện cho trạng thái động, cho hưng phấn, cho sức nóng, cho khí hóa…
Mỗi nội tạng đều chia ra âm, dương, ví như thận âm, thận dương; tâm âm, tâm dương; can âm, can dương…. Cách điều trị mỗi tạng theo âm, dương vì thế cũng khác nhau. Sau đây nêu một ví dụ về điều chỉnh thận âm hư, thận dương hư.
Thể thận âm hư
Thường triệu chứng biểu hiện gồm: bứt rứt, hồi hộp, khó ngủ, dễ quên, hay tiểu đêm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng, quan hệ tình dục không có "lực", mau mất sức, dương nuy bất cử (dương vật không cương), xuất tinh sớm...
       Bài thuốc để trị tình trạng này là Thục địa 20 gr, Hoài sơn 12g, Sơn thù 8 gr, Phục linh 12, Đơn bì 12 g, Trạch tả 8 gr.
    Nếu ăn kém có thể gia Đảng sâm 12 gr.
      Đau lưng nhiều gia Đỗ trọng 12 gr, Cẩu tích 15 gr.
      Ít ngủ gia Táo nhân 12 gr, Viễn chí 6gr.
     Tinh khí kém, hoạt tinh gia Liên nhục 12 gr, Khiếm thực 20 gr.
Cách nấu: Lần 1, cho các vị thuốc trên vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc (nấu) còn lại 1 chén. Lần 2, cho vào 3 chén nước, nấu còn lại nửa chén. Hợp nước lần 1 và lần 2 lại, rồi chia làm 3 phần để dùng trưa, chiều, tối, dùng trước bữa ăn độ 1 giờ.

Thể thận dương hư
        Bao gồm một số triệu chứng giống thận âm hư nói trên, nhưng kèm một số triệu chứng khác như: eo lưng và chân lạnh, hay bị rối loạn tiêu hóa, và thường đi tiêu vào lúc sáng sớm, lòng bàn tay, bàn chân lạnh...
       Bài thuốc trị chứng này bao gồm những vị thuốc sau: Thục địa 15 gr( loại tốt); Dâm dương hoắc, Nhục thung dung, Tục đoạn, Sơn thù, Hoài sơn, mỗi vị 10gr; Ba kích, Đỗ trọng, Đảng sâm, Phục linh, Đơn bì ( sao rượu) mỗi vị 12gr, Ích trí nhân, Trạch tả mỗi vị 8gr; Phụ tử chế, Ngũ vị tử mỗi vị 4gr và Nhục quế 6gr.
      Cách chế biến cũng giống như bài thuốc ở thể thận âm hư, riêng Nhục quế thì để riêng, đem hãm nước sôi, đợi nấu xong rồi mới cho vào sau.
Vương Văn Liêu

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Mất mạng vì... thuốc bổ!
     Truyền “nước biển” để lọc máu, chích vitamin C liều cao cho đỡ mệt, tiêm vitamin B1 bớt đau nhức... - là những thuốc bổ mà công chúng hiện đại quen xài, nhưng dưới mắt các nhà chuyên môn: không chỉ “tiền mất, tật mang”, nhiều người còn mất mạng vì điều này.


Chỉ có giá trị tâm lý
TS-BS Lê Thị Thu Thảo, trưởng khoa cấp cứu người lớn bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, cho biết sử dụng dịch truyền (nước biển) phải đúng chỉ định, dùng sai không những “vô bổ” mà còn có thể nguy hại đến tính mạng.
Bằng chứng là cách đây vài năm, nhiều người lớn sốt xuất huyết thiệt mạng oan uổng do bác sĩ truyền dịch quá nhiều.
Phải mất nhiều nghiên cứu chứng minh và công sức tập huấn chuyên môn của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, nay tình hình mới được cải thiện, tỷ lệ tử vong vì sốt xuất huyết ở người lớn giảm đáng kể.
Bình thường nhiều người mỗi khi thấy “mệt” hoặc “nóng trong người” thường đi bác sĩ xin truyền nước biển. Theo bác sĩ Tôn Thất Quỳnh Ái, trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, hiệu quả của “nước biển” trong trường hợp này chủ yếu về mặt tâm lý, chứ thực chất thành phần dinh dưỡng của một chai “nước biển” thua xa giá trị của việc ăn uống thông thường.
Đơn cử, nếu truyền 500ml glucose 5% , cơ thể chỉ hấp thu được 50ml (số còn lại bài tiết theo nước tiểu!), tương đương… một muỗng đường. Ngược lại, nếu dùng nước cam, chanh, lượng đường glucose cơ thể hấp thu còn nhiều hơn. Chưa kể nước trái cây còn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng.
Nhưng đáng nói nhất là việc truyền dịch ẩn chứa nhiều nguy cơ sốc thuốc (sốc phản vệ), nếu không cấp cứu đúng mức và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Trường hợp truyền dịch dẫn đến tử vong cho một bệnh nhân ở quận 8, TP.HCM mới đây là thí dụ điển hình.
Theo các nhà chuyên môn, dịch truyền càng có nhiều thành phần thì nguy cơ sốc thuốc càng cao. Ngay cả những trường hợp mất nước do tiêu chảy, sốt cao, cách tốt nhất vẫn là bổ sung nước qua đường uống.
Nếu buộc phải truyền dịch, bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tuỳ nghi theo kiểu “thích thì truyền”.
Phù não, tổn thương gan vì vitamin
Theo ThS-BS Phan Hữu Phước, trưởng khoa lão bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, nhiều người vẫn nghĩ rằng vitamin liều cao là thuốc tăng lực, nhưng quên rằng vitamin cũng là thuốc, một chất hoá học, nghĩa là dùng quá liều cũng sẽ bị ngộ độc.
Chẳng hạn vitamin A, D là hai vitamin tan trong mỡ hay bị ngộ độc khi dùng liều cao kéo dài. Vitamin A được biết là có vai trò quan trọng với thị lực và da, màng tế bào, có thể dùng điều trị các bệnh như vẩy nến, mụn, trứng cá, chứng tóc khô, dễ gãy...
Thuốc dùng dễ dàng qua đường uống và người ta đã biết rằng ngộ độc vitamin A có thể gây ra phù não, tổn thương gan trầm trọng. Tương tự, pyridoxine (vitamin B6) thường dùng để điều trị chóng mặt và rối loạn tiền mãn kinh, nhưng khi dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến tổn hại... hệ thần kinh trung ương.
Một “trào lưu” phổ biến hiện nay là chích vitamin C liều cao (500 – 1.000mg) để làm đẹp da, mát người, khỏi mệt. Bác sĩ Phước cho biết nhu cầu cơ thể về vitamin C ở người lớn là 50 – 100mg, nghĩa là 1mg/kg thể trọng mỗi ngày, đối với trẻ con và phụ nữ có thai cần 100 – 200mg mỗi ngày.
Vitamin C quả thật tốt cho tim mạch, tăng sức đề kháng, chống lão hoá, nhưng nếu dùng liều cao thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài, tốn kém tiền bạc.
Chưa kể nếu dùng liều quá cao, trên 2.000mg/ngày trong nhiều tháng có thể gây hại cho dạ dày vì bản thân vitamin C là acid (chất chua), làm tăng oxalate canxi trong nước tiểu, lâu dần dẫn đến… sạn thận.
Vì thế khi cần dùng liều cao, lâu dài cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tương tự dịch truyền, vitamin C cũng có thể gây sốc thuốc khi sử dụng bằng đường tiêm chích. Giới chuyên môn, những ai từng chứng kiến một lần sốc thuốc vitamin C, đặc biệt vitamin B1, đều phải… xanh máu mặt.
Đáng tiếc là để chiều bệnh nhân hoặc vì lợi ích kinh tế mà hiện nay không ít bác sĩ biến mình thành “chuyên khoa truyền dịch” hoặc “chuyên khoa chích vitamin”, bất chấp những thiệt hại hoặc rủi ro cho bệnh nhân.
Theo Vân Hà
Sài gòn Tiếp thị

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Bộ mặt “Vườn thuốc tự nhiên”

Hoàng Chu



Khoa học hiện đại ngày nay đã đạt kết luận cơ thể con người là bộ máy sinh học hoàn thiện nhất của vũ trụ.
Hoạt động sinh học của bộ máy này được nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu  giải thích bằng thuyết phản chiếu trong phương pháp chữa bệnh của anh có tên gọi: “DC – ĐKLP” (Face diagnosis – Cybecnetic therapy) còn gọi là Facy. Nghĩa là mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện trên bộ mặt. Khi tác động vào những điểm phản xạ hoặc những vùng phản xạ trên mặt ứng với chứng bệnh nào đó của cơ thể thì bộ máy sinh học hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh để đi đến giảm hoặc khỏi bệnh. Điểm được tác động đó gọi là Huyệt hay Sinh huyệt.
Huyệt trên mặt được ví như cây thuốc tự nhiên. Tổng số hơn 500 huyệt trên mặt được nhà nghiên cứu tìm ra và hệ thống hoá tạo thành một “vườn thuốc tự nhiên” trên mặt.
Tác giả đưa ra khái niệm “vườn thuốc trên mặt” với ý tưởng” biến bệnh nhân thành thầy thuốc và nhắc nhở mọi người rằng không phải đâu xa, ngay trên mặt mỗi người có hàng trăm “cây thuốc quý” mà chung ta chưa biết khai thác và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên trước đó khái niệm “thuốc trong cơ thể” con người đã có từ rất sớm của lịch sử y học cổ truyền phương Đông mà các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng với các phương pháp chữa bệnh dân gian trên khắp cơ thể không phải dùng thuốc đã chứng minh điều này. Y học hiện đại (tây Y) cũng khẳng định và cho rằng cơ thể con người là một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh”. Khái niệm này được các nhà khoa học ở Lê – nin-grát (Liên Xô trước đây) đưa ra và lý giải một cách đầy thuyết phục. Song y học hiện đại cũng chưa biết bằng cách nào sử dụng “thuốc kháng sinh” do cơ thể “sản xuất” để phục vụ cho cơ thể. Cho nên mỗi khi cơ thể mắc bệnh là các loại hoá được lại được đưa vào cơ thể.
Phải chăng DC bằng các thủ pháp tác động như lăn, cào, gõ, day ấn, dán cao, hơ nóng, chườm lạnh lên các huyệt theo một hệ thống đồ hình phản chiếu vùng mặt, da đầu, bàn tay bàn chân, loa tai, lưng… là giải pháp tối ưu để biến vườn thuốc tự nhiên “trên mặt thành các loại thuốc chữa bệnh cho cơ thể?
Lịch sử y học phương Đông trong châm cứu cổ truyền có Diện Châm (trong Thể Châm Trung Quốc) gồm 24 huyệt. Ty Châm với 23 huyệt đã được các lương y dùng kim châm vào các huyệt ấy để trị bệnh. Xoa mặt chữa bệnh cũng ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trở lại đây. Trong sách “Lục địa tiên kinh” của Mã tể (thời vua Thuận trị và Khang Hy nhà Thanh Trung Quốc) có mục Tạ Đồ (xoa mặt) đã dạy người ta cách xoa bóp, day huyệt để trường thọ. Năm 1981 ở Đức có tài liệu hướng dẫn xoa mặt, mũi, tay, chân để phòng và trị bệnh thông thường (Fup und kopt-Edition Pheiaden 1981). Trên tạp chí Sputnik số 2/186 của Liên Xô trước đây có bài hướng dẫn xoa mặt để trị bệnh (Le Massage therapeutique du visage) của bác sĩ Vitali ivanop. Còn hiện tại thì Trung Quốc được coi là nước đi đầu trong vấn đề tổ chức ra các phòng xoa bóp để trị bệnh.
Khi DC ra đời (1980) tại Việt Nam thì việc sử dụng bộ mặt để chẩn đoán (DC) và điều trị (ĐKLP) được các nhà nghiên cứu y học chú ý nhiều hơn. Và mặt được coi như một bảng máy tính (Tableau dordinatuer). Khi chữa bệnh, thầy thuốc hay bệnh nhân chỉ cần tác động vào các sinh huyệt có liên quan đến các bộ phận bị bệnh giống như ta bấm lên nốt máy tính để giải các bài toán. Các nốt bấm chính là các cây thuốc mà ta vừa khảo sát.
Vấn đề đặt ra là: con người hiểu “cây thuốc” trên mặt mình như thế nào? việc sử dụng “Cây thuốc” ấy ra sao?
Ở đây huyệt được hiểu theo lý thuyết của cơ thể “tự điều chỉnh” cùng với lý thuyết điều khiển thông tin sinh vật học,mỗi huyệt tương tự như một cây thuốc thì chỉ có căn cứ vào tính chất và tác dụng của huyệt cùng với việc phối hợp giữa các huyệt với nhau để điều trị chứng bệnh cụ thể mới thấy hết được giá trị của “Cây thuốc trên mặt”.
Ví dụ: huyệt 19 có đặc tính điều hoà nhịp tim, cải thiện hô hấp, thăng khí… tương ứng thần kinh giao cảm, liên hệ tim, phổi, dạ dày, ruột… Huyệt này chủ trị các chứng bệnh mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, ngất xỉu kinh phong, cơn đau thượng vị, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…
Ví dụ trên cho ta thấy sự phong phú về tính năng và tác dụgn của huyệt trong điều trị nhưng thật máy móc khi cho rằng mỗi huyệt phải tương ứng với một cây thuốc nhất định. Vì sao vậy? vì khi áp dụng vào chứng bệnh cụ thể, huyệt với tính năng vốn có trong một cơ thể luôn luôn “Động” sẽ khác với tính năng của thuốc từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Chẳng hạn bạn có một loại thuốc chống buồn ngủ thì loại thuốc đó chắc chắn không thể điều trị ngất xỉu kinh phong, huyết áp thấp, mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, cơn đau thượng vị, suy nhược sinh dục như huyệt 19 đã nói ở trên trong khi huyệt 19 chống buồn ngủ cũng rất hiệu quả.
Bạn có tin được điều này không? Xin đừng vội tin khi mình chưa thấy. Ngược lại bạn hãy tập làm thầy thuốc để chữa bệnh cho chính mình và cho những người xung quanh đi. Chỉ cần một hộp dầu cù là, một cây bút bi (đã hết mực), bạn sẽ làm cho cơn đau thượng vị tiêu biến trong khoảng 1 phút, làm người ngất xỉu kinh phong hoặc buồn ngủ tỉnh lại trong 30 giây khi đầu bút bi của bạn ấn mạnh vào huỵêt 19. Còn nhức răng, sưng lợi ư? Hãy lấy cục nước đá day vào huyệt 188+, 188-, 196+, 196-, 300+, 300-, 180+, 180-, bạn sẽ thấy cơn nhức răng dịu dần rồi hết nhức. Nếu bị đau bụng, bạn hãy xoa dầu vào vùng huyệt 127, 63, 0+, 0-, rồi day ấn mạnh vào các huyệt ấy.
Đến đây bạn có thể tin vào điều vừa nói ở trên và bàn tay “kỳ diệu” của mình rồi đó.
Nhìn vào đó hình huyệt trên mặt, nhiều người nẩy ra thắc mắc: liệu tất cả các bệnh có thể dùng các huyệt trên mặt để chữa được không?
Xin thưa: mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với sức khoẻ của con người. Nên nhớ rằng cơ thể con người luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật. Do đó cùng một thứ bệnh giống nhau, người này chữa theo phương pháp DC, người kia lại ứng với Châm cứu, người thứ ba lại phù hợp với thuốc men. Có điều phương pháp DC đã hệ thống được các huyệt trên mặt. Mặt là tấm gương phản chiếu, nơi nhạy cảm nhất của cơ thể và cũng là “vườn thuốc tự nhiên” mà ta vừa khảo sát. Hơn nữa phương pháp đã cho ra đời hàng loạt dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, quả cầu gai… đã làm phong phú hơn các hình thức tác động lên huyệt (cây thuốc tự nhiên) trên mặt trong việc phòng và trị bệnh cho con người.
Câu trả lời cho vấn đề nêu trên sẽ là DC với hàng trăm huyệt (cây thuốc) trên mặt thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt, rồi từ mặt phản chiếu lên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng… bạn có thể điều trị có kết quả các chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch như các phương pháp y học khác. Song điều chủ yếu là ở chỗ chính người bệnh có thể tham gia vào quá trình điều trị này một cách hữu hiệu.
   Nguồn dienchan.com
(trích trong tuần báo khoa học kỹ thuật kinh tế thế giới số 23 năm 1996)
Cháo hạnh nhân chữa gan cứng

Bài thuốc:

- Hạnh nhân 10g, trần bì 6g, nhân ý dĩ 50g, cho 3 thứ vào nồi cùng 600ml nước .
- Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho thành dạng cháo là được.
- Ngày 1 liều, ăn 1 lần.
- Trị gan cứng do dịch mật, u gan, gan nhiễm mỡ.
BS. Thanh Quy (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)



Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Matxa "rốp rốp"

Ông N.V.H., 48 tuổi,vào phòng khám với vẻ mặt nhăn nhó, khó khăn lắm ông mới đặt được người xuống ghế. Ông nói trước đó một ngày cả nhóm rủ nhau đi matxa, cô nhân viên làm ngay một bài "kiểu Thái" quá mạnh tay, khiến ông đau lưng và đau cổ dữ dội...



Bác sĩ cho biết ông bị đau cấp tính do chấn thương cơ và dây chằng cột sống.

        Matxa được dùng trong y học như một phương pháp phục hồi sức khỏe. Nó có nhiều tác dụng như thư giãn toàn thân, giải stress, hỗ trợ điều trị các bệnh mạch máu, phục hồi gân-cơ-dây chằng sau chấn thương, kết hợp với day ấn huyệt để điều trị một số rối loạn trong cơ thể...
Matxa thường đem lại cảm giác sảng khoái do kích thích cơ thể tiết ra endorphin nên không chỉ các quí ông mà các quí bà cũng rất ghiền.
Các nơi phục vụ thường có nhiều kiểu, nhiều bài riêng với mức độ mạnh, nhẹ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
       Tuy nhiên, hầu như chẳng nơi nào chú ý đến thể trạng của thượng đế: mập hay ốm, khỏe hay yếu, có bệnh gì kèm theo như huyết áp hay đau khớp không...
Đã vậy những người thích phục hồi cấp tốc thường đòi hỏi matxa thật mạnh tay, bẻ các khớp nghe rốp rốp mới thấy đã.
Để trị các khách hàng "nặng đô" này chỉ có cách dùng mấy chiêu bẻ khớp, bẻ người "kiểu Thái", nếu lạm dụng trong khi gân cơ không được mềm dẻo rất dễ bị chấn thương như ông N.V.H..
Thi triển võ công

Cột sống thường là trung tâm để "thi triển võ công". Đơn giản nhất là khách ngồi thẳng gối, nhân viên matxa đứng phía sau dùng hết sức đè vào lưng và đẩy tới trước. Tư thế này có thể làm xẹp các đĩa đệm cột sống và trượt các đốt sống thắt lưng.
Ngược lại, nhân viên ngồi phía sau với hai đầu gối kê vào lưng của khách rồi nắm hai tay kéo ngược để toàn thân ưỡn ra như cánh cung, khi làm nhanh có thể nghe được tiếng rốp rốp.
Cách tương tự là khách hàng nằm sấp, nhân viên đứng với một chân đặt vào vùng xương cùng, hai tay kéo ngược chân khách hàng lên để kéo dãn phần khớp chậu hông.
      Hai cách này làm cột sống ưỡn quá mức gây tổn hại dây chằng cột sống, ép các đĩa đệm, đau cơ vùng trước bụng - hông - đùi, và rất nguy hiểm trong trường hợp có bệnh lý của mạch máu lớn.
      Một kiểu khác là nhân viên đứng trên lưng khách hàng, dùng hai ngón chân cái đè vào vùng khớp giữa hai đốt sống lưng rồi đột ngột nhún mạnh xuống nghe cái rốp. Đây là cách nhanh nhất để làm bong gân các diện khớp đốt sống với hậu quả là đau khi cúi ngửa và xoay người cũng đau.
     Với cột sống cổ thì nhân viên luồn tay qua nách đến sau gáy và đẩy mạnh đầu tới trước, hoặc dùng tay đột ngột xoay cổ để nghe tiếng rốp. Cách này có thể gây những chấn thương như cột sống lưng và nguy hiểm hơn là vỡ các mạch máu dẫn lên não.
Tuyệt chiêu "đè mạch máu"
Ngoài những chiêu trên, các nhân viên cũng trổ tài bẻ kêu hầu hết các khớp như khuỷu tay, đầu gối, cổ chân và các ngón bằng cách đột ngột duỗi thẳng khớp tối đa.
Các khớp này không được cấu tạo để duỗi quá mức nên khi bị bẻ như thế rất dễ bị tổn thương sụn khớp, dây chằng, bao khớp... về lâu dài có thể gây viêm khớp mãn tính, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
      Có nơi còn dùng đến tuyệt chiêu "đè mạch máu": nhân viên dùng nắm tay, cùi chỏ hay đầu gối đè vào các mạch máu lớn ở nách hay bẹn, giữ trong 30 giây đến một phút không cho máu chảy xuống rồi thả ra.
Cảm giác rần rật của dòng máu khi chảy về các chi như các đợt sóng sưởi ấm dần tay chân có thể giúp nhiều người cảm thấy sung sướng.
Nhân viên hay lý giải cách này dùng để "nạp năng lượng cho cơ thể vì tứ chi được nghỉ ngơi hoàn toàn", hoặc "dòng máu khi trở lại sẽ mạnh hơn và tống các chất dơ đi để mạch máu nuôi cơ thể sạch hơn, thậm chí làm sạch luôn các mảng xơ vữa".
Cách lý giải này không đúng vì sự tưới máu ở mô sẽ không tăng, trừ khi cơ thể được rèn luyện bằng vận động thể thao.
Ngoài ra, nếu mảng xơ vữa có bị bong tróc ra đi nữa cũng sẽ bị mắc kẹt ở những mạch máu nhỏ hơn gây thuyên tắc, nguy hiểm ở não và phổi. Cách này tuyệt đối không áp dụng cho người có tiền căn tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn đông cầm máu.

Theo BS Tô Minh Châu
Hội Y học thể thao TP.HCM/ Tuổi trẻ

Cây thuốc quí: Húng chanh

Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc của nhân dân ta, được trồng rộng rãi khắp nơi. Là loài cây thảo, cao khoảng 30 - 50 cm, phần thân sát đất hóa gỗ. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, vò trong tay thấy tỏa ra mùi thơm dễ chịu, thoảng mát như mùi chanh. Trong lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron, tác dụng chữa bệnh của húng chanh là do tinh dầu này.
Cây rất dễ trồng, chỉ cần bẻ cành, cắm xuống đất, tưới nước cho đất giữ độ ẩm là cành bén rễ và phát triển. Khi cây đã bén rễ, thỉnh thoảng nên tưới nước vo gạo.Các gia đình nên trồng vào chậu cảnh để làm thuốc và gia vị hàng ngày. Cây ra  nhiều nhánh, mọc lòa xòa, mùa hè phát triển rất mạnh.
Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây Húng chanh:

1. Chữa trẻ nhỏ ho do viêm họng, cảm sốt:
Lá Húng chanh 5 lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, cho 1 cục đường phèn( khoảng 5 gr, nếu không có đường phèn cho một chút đường trắng cũng được), hấp vào nồi cơm, hoặc đun cách thủy, để nguội, cho trẻ uống, mỗi lần 1- 2 thìa cà phê, ngày 3- 4 lần. Tôi đã mách cho rất nhiều người dân ở vùng tôi công tác trước đây áp dụng chữa ho cho trẻ nhỏ theo bài này và kết quả khỏi bệnh rất cao.
2. Chữa người lớn viêm họng, ngứa cổ, khản tiếng:
Lấy 3- 4 lá Húng chanh, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, ngày nhai 3 lần sau khi ăn. Rất nhanh khỏi.
3. Chữa hôi miệng:
Thường xuyên lấy 1 vài lá Húng chanh, nhai nuốt.
4. Chữa chảy máu cam:
Lá Húng chanh tươi 15 gr, cỏ Nhọ nồi tươi 15 gr( khô 10gr), lá cây Dâu tươi 10 gr, đun nước uống. Trẻ nhỏ uống mỗi lần nửa chén uống nước, người lớn uống mỗi lần 200 ml, uống ngày 2-3 lần.
5. Dị ứng nổi mề đay:
Giã lá Húng chanh vắt lấy nước uống, bã xoa xát vào nơi bị mẩn ngứa do dị ứng.

Vương Văn Liêu




Tổng số lượt xem trang