ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Chẩn đoán ngũ sắc bệnh trên mặt

 
      Vọng chẩn là một trong những phép chẩn đoán tuyệt vời của Đông Y, được hình thành, được tích lũy kinh nghiệm và được vận dụng từ hàng ngàn năm nay. Đông y càng cổ càng tinh “ thiết nghĩ thầy thuốc YHCT cần phải xem đó là thế mạnh của Đông y nói chung và của mình nói riêng trên lâm sàng chẩn đoán bệnh trước khi thiết chẩn, nhằm trành những sai sót đáng tiếc, và nhanh chóng định vị được bệnh .
I. Khái niệm tổng quát:
    Các nhà y học từ cổ xưa đến nay đều hết sức coi trọng phương pháp này .Trong sách “ Nội Kinh “ có những lý luận về “Ngũ sắc sinh”; “Ngũ sắc bệnh”;”Ngũ sắc tử”. Trong sách “ Kim quỹ yếu lược” đã đề cập đến sắc mặt tửu đản (mắt xanh,mặt đen); sắc mặt hoàng đản (mặt và mắt toàn màu vàng ệch). 48 điểm nguyên văn trong “Thương Hàn Luận” đều bàn về sắc mặt. Trong sách “ Vọng chẩn tuân kinh”, đề cập nhiều đến phương pháp chẩn đoán bệnh qua sắc mặt như “ ngũ sắc phản ứng với ngũ tạng”; “tương ứng với ngũ sắc” ; “bệnh chính qua ngũ sắc”; “bệnh chính của sắc mặt “ v..v..
Trong chẩn đoán học của Tây Y, sắc mặt cũng chiếm một địa vị nhất định như trong bệnh hẹp van hai lá (heart disease); bệnh lao (Tuberculosis); bệnh sơ gan (Cirrhosis); bệnh mất ngủ ( Insomnia)v..v…
II. Nguyên lý của chẩn đoán:
        Mặt là sự thể hiện bên ngoài của tạng phủ và khí huyết và đồng thời là chỗ hội tụ của kinh mạch trong cơ thể .
- Sách “ Linh Khu” thiên “Tà khí tạng phủ bệnh hình” có nói 12 kinh mạch và 365 lạc , tất cả khí huyết của chúng đều đưa lên mặt và ra các khiếu.
- Sách “Tố vấn” trong ngũ tạng sinh thành có viết “ tâm chi hợp mạch giả, ký vinh sắc giả” ý nói kinh Tâm có quan hệ rất lớn đến sắc trạch của mặt cũng như kinh Túc Dương Minh vị vậy.
- Trên mặt có nhiều kinh mạch, mà da mặt lại mỏng nên sự thịnh suy của khí huyết, tinh , tân dịch của tạng phủ cùng sự nhiễu loạn của tà khí đối với cơ thể con người đều được thể hiện rõ trên mặt .
III. Phương pháp khám kiểm tra:
Khi lâm chứng ta cần chú ý nhìn sắc trạch của người bệnh như “ xanh , đỏ , vàng , trắng, đen “ thế nào là sắc tốt, và thế nào là sắc bệnh.
Sắc tươi nhuận  hay hôn ám . Do vậy người thầy thuốc cần phải nắm vững “ vị trí bộ vị cuả tạng phủ ở trên mặt” mới có thể đưa ra phán đoán chình xác được bệnh tật .
IV. Ngũ sắc bệnh trên mặt:
1. Sắc xanh:
       ứng với gan là bản sắc của kinh Túc quyết âm Can chủ về hàn chứng, đau nhức cố định, khí trệ, huyềt ứ, kinh phong.
Nguyên nhân của sắc xanh:
Do vận hành khí huyết không thông thoát, kinh mạch ứ trệ gây ra .
Do dưỡng khí không đủ nên khí huyết vận hành chậm chạp .
Can âm suy kém và công năng sinh lý của gan bị suy giảm .
Can hư hàn ( sắc mặt xanh đen )
Can thực phong ( dễ cáu gắt, đau hông sườn )
Can hỏa vọng ( mặt xanh , mắt đỏ )
Âm hàn , nội nhiệt ( đau tức vùng ngực bụng )
Bệnh ở tỳ gây chứng đàm

2. Sắc đỏ:
     ứng với tâm , bản sắc của Thủ thiếu âm tâm kinh, chủ nhiệt chứng. Đỏ sẫm là thực nhiệt. đỏ vừa là hư nhiệt. Bệnh thuộc thể nhiệt,
Nguyên nhân của sắc đỏ:
Do can dương vượng vì âm hư. (do hành thiền thở không đúng quy cách,
điều khí dịch chuyển lệch ở 2 mạch Nhậm và mạch Đốc )
Chứng âm thịnh , cách dương (hai má ửng đỏ, mồ hôi chân tay lạnh).
Chứng đới dương (âm ở dưới suy lao nên dương khí dềnh lên )
Hư dương phù nhiệt ( chứng thực hàn giả nhiệt ).
3. Sắc vàng:
      ứng với tỳ , bản sắc của Kinh Túc thái âm tỳ, chủ hư chứng , thấp chứng, chức năng vận hóa của tỳ bị đình trệ, thủy thấp,uất kết ở tỳ vị, dịch mật ứ tích ở gan mật; tỳ vị khí hư nhược , thấp tà bên trong gây nên ; chứng hoàng đản, chứng âm hoàng hoặc dương hoàng, cấp hoàng hay ôn hoàng.
Nguyên nhân của sắc vàng:
Do chúc năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn .
Do thủy thấp.
Do dịch mật ứ tích ở gan mật .
Do nhiễm phải dịch độc .
Do Tỳ vị khí hư nhược .
Các chứng hoàng đản do tỳ, vị, gan, mật bị thấp tà ách tắc .
Do huyết ứ lâu ngày .
Do tỳ dương hu suy, ứ trệ lâu ngày gây ra.
4. Sắc trắng:
      Ứng với phổi , bản sắc của thủ thái âm phế kinh, chủ hư chứng, hàn chúng thoát huyết, đoản khí biểu hiện của máu không đủ .
Nguyên nhân của sắc trắng:
Do khí huyết lưỡng hư, dương khí hư suy.
Do mất máu , hao khí ( bạo thổ, bạo hạ).
Do dương khí bạo thoát .
Do ngoại hàn tà tấn công nên kinh mạch thu dãn.(co duỗi)
Chứng thực nhiệt mà giả hàn .
5. Sắc đen:
            tương ứng với thận , bản sắc của túc Thiếu âm thận kinh , chủ thận hư, chủ hàn chứng, hư lao .
Nguyên nhân của sắc đen:
Do dương hư , thủy ẩm bất hóa nên kết lại thành đờm .
Do tinh dịch hao tổn .
Do âm hàn nội thịnh, huyệt mất ôn dưỡng .
Do âm hỏa nội thương .
Do huyềt ứ , ngưng ở trong lâu ngày.
Do bị chứng huyềt trắng dai dẳng không dứt (ờ phụ nữ)
V. Kết luận:
     Vọng chẩn là một trong những phép chẩn đoán tuyệt vời của Đông Y, được hình thành, được tích lũy kinh nghiệm và được vận dụng từ hàng ngàn năm nay. Đông y càng cổ càng tinh “ thiết nghĩ thầy thuốc YHCT cần phải xem đó là thế mạnh của Đông y nói chung và của mình nói riêng trên lâm sàng chẩn đoán bệnh trước khi thiết chẩn, nhằm trành những sai sót đáng tiếc, và nhanh chóng định vị được bệnh. Sách có câu “ Bậc Thượng công trị vị bệnh (bệnh còn tiềm ẩn), còn hạ công thì trị dĩ bệnh (khi bệnh đã hiện ra)“ lời nói của tiền nhân chẳng phải để cho ta suy ngẫm lắm ru !

LY. Lê Khắc Chiếu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang