ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Tự "giết" mình vì tiết kiệm thiếu hiểu biết

Tự "giết" mình vì tiết kiệm thiếu hiểu biết
       Có bao giờ bạn nghĩ những thói quen tiết kiệm như dùng lại những chiếc hộp nhựa đựng thức ăn, những bao nilon còn mới cóng… lại có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của mỗi thành viên trong gia đình?




                                                                                    Ảnh minh họa.
Việc tái sử dụng những chiếc hộp nhựa cũ, những chiếc thìa nhựa làm theo kiểu “mì ăn liền”, những đôi đũa tre được chỉ định chỉ dùng một lần, những vỏ chai nước ngọt có dung tích lớn... đang là thói quen của không ít các bà nội trợ.

Với nhiều người, đó là cách sử dụng thông minh vì có thể tiết kiệm được kha khá tiền trong việc tái sử dụng những thứ đồ cũ mà theo họ vẫn có thể dùng tốt.

Này nhé, một chiếc hộp nhựa trắng có nắp mà hôm trước bạn mua phở cho ông xã ở ngoài hàng bây giờ có thể dùng lại để làm hộp đựng thức ăn hoặc trở thành chiếc hộp “bất ly thân” trong những lần mua bán tiếp theo với đủ các món cháo, mì, bún, phở...

Vỏ chai coca một lít rưỡi hoặc chiếc bình nước khoáng năm lít có thể rửa sạch và biến thành bình nước uống cho cả gia đình có khi từ năm nọ qua năm kia.

Và những chiếc thìa nhựa xinh xinh bạn có được ở hàng hoa quả dầm, hoặc bán kèm theo hộp sữa chua lại có thể tiếp tục tận dụng vào những lần sử dụng sau vì nó vẫn còn mới và sạch sẽ. Nhưng không, bạn đừng nên lầm tưởng vào thứ hình thức đẹp đẽ bên ngoài của các vật dụng kia.

Thực tế, với những loại đồ nhựa được “chỉ định” dùng một lần duy nhất, việc tái sử dụng thường xuyên sẽ đem lại những hậu quả khó lường tới sức khỏe của người sử dụng.

Theo tiêu chuẩn, nhựa chất lượng thường là nhựa PP hoặc PE, được đánh giá là không độc hại, có thể được dùng để đựng thực phẩm khá an toàn. Tuy nhiên, thực chất của vấn đề lại nằm trong các thành phần thuộc những loại chất phụ gia nhựa.

Những chất này có thể tạo nên độ dẻo, cứng... của mỗi sản phẩm nhựa nhưng có thể bị biến dạng hoặc hình thành chất độc mỗi khi có sự tác động của nhiệt độ, bị trầy xước, cọ rửa nếu được sử dụng lâu ngày.

Thêm nữa, với những sản phẩm nhựa có khuyến cáo “chỉ nên dùng một lần” nhà sản xuất phải tính toán làm sao để cho ra lò các sản phẩm có giá thành rẻ, hấp dẫn người mua nên chất lượng của các loại nhựa làm nên sản phẩm không đảm bảo cho nhiều lần sử dụng.

Với những loại lọ nhựa, hộp nhựa, thìa nhựa... chỉ dùng một lần, trong các thành phần nhựa thường có chất polixetiren là một loại chất độc hại, tiếp xúc lâu ngày sẽ gây mỏi mệt, khó thở và ảnh hưởng lên hệ thần kinh.

Những loại nhựa BPA (Bisphenol A) cũng có thể xuất hiện trong các loại hộp đựng cơm ở nhiều nhà hàng. Đây là loại hóa chất tổng hợp, nếu sản xuất không đúng liều lượng sẽ gây ung thư, rối loạn chức năng sinh sản đối với phụ nữ.

Với những loại nhựa chất lượng thấp, việc dùng đi dùng lại nhiều lần còn có thể khiến các chất độc trong nhựa hòa tan vào thức ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, nhất là khi nhựa được tiếp xúc với đồ nóng như nước sôi, bún, phở, cháo...

Chất độc trong sản phẩm nhựa bị biến dạng có thể gây ung thư hoặc rối loạn các chức năng nội tiết. Một thói quen nữa của các bà nội trợ là việc dùng lại các hộp nhỏ đựng thức ăn rồi cho vào tủ lạnh. Chắc hẳn rất ít người biết được rằng môi trường lạnh cũng khiến nhựa tiết ra độc tố dioxin, có khả năng gây ung thư nếu bị ảnh hưởng kéo dài.

Và những sản phẩm “mì ăn liền” khác như túi ni lông, đũa tre dùng một lần cũng không được khuyến khích sử dụng lại. Bạn có biết rằng những đôi đũa tre tươi trước khi được đóng gói thường được ngâm vào các thành phần hóa chất với chất bảo quản để giữ cho đũa không bị ẩm mốc? Vì vậy dùng đi dùng lại chúng không hề là cách tiết kiệm thông minh như bạn tưởng.

Theo Đẹp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang