BS Huỳnh Hải
"Em ơi, nếu Thiếu Lăng
Cặp kè vợ béo nứt
Một bước là ngựa xe
Đứng đi quân hầu chật
Đời nào ông lắng nghe
Tiếng gào và tiếng nấc"
Phùng Quán(Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe)
Kỳ7
DƯỢC ĐÔNG CẦN CÁCH XA DƯỢC TÂY
Vì sao nói không phân biệt Đông y Tây y mà còn phải uống 2 loại thuốc cách xa nhau ? Thưa các bạn ngay trong các loại thuốc Tây y vẫn có những loại không nên uống cùng lúc vì chúng có thể kết tủa ( tạo nên những chất đóng cục lại không thể hấp thu qua niêm mạc ruột ) như uống Tetracycline với Maalox, Alunimna, hoặc có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa như uống corticoid chung với các loại thuốc kháng viêm nonsteroid…Do đó các bạn thấy trong đơn thuốc Đông y có rất nhiều chất, khi kết hợp với thuốc Tây y làm sao biết được những thuốc này tạo ra những chất gì trong cơ thể chúng ta, sự phối hợp có gây ra một chất có hại đến gan, thận, cơ thể hay không? Vì thế nên uống Tây y và Đông y ( nói chính xác hơn là những loại thuốc mà chưa có nghiên cứu rõ về sự phối hợp của chúng ) cách xa nhau an toàn nhất là hai mươi bốn giờ.
“ KẸT XE “
Ai cũng biết thức ăn được đưa vào cơ thể để nuôi dưởng các cơ quan, tế bào.Sau quá trình này chúng sẽ còn lại là những chất cặn bả. Thường thì chất cặn bả ( phân ) sẽ được thải ra mỗi ngày. Nhưng một số ít trong chúng ta ( trẻ con và cả người lớn ) lại để “của nợ ” này trong cơ thể ba ngày trở lên, thậm chí có người một tuần, mười ngày và trường hợp cá biệt còn lâu hơn nữa! Nhiều khi hỏi bệnh nhân bao nhiêu ngày đi cầu một lần thì được trả lòi một cách dễ thương là…Em không nhớ! Thú thật với các bạn là hồi còn nhỏ tôi đã vào phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẩy với lý do là đau bụng, đau bụng do bón. Lúc đó tôi cũng không nhớ mình mấy ngày đi cầu một lần. Tôi cứ tưởng là càng lâu đi cầu thì càng tiện chứ sao. Vả lại có ai nhắc nhở mình đi vệ sinh đâu. Có ai cho biết là tác hại của việc phân giữ lại trong cơ thể mình đâu. Hồi còn nhỏ cứ dành thời gian ăn và đi rong chơi, còn việc đi vệ sinh và ngũ thì lại không quan tâm mấy! Đến khi lớn lên, đi làm một thời gian mới biết cái chuyện đơn giản này. Phân tích tụ lại trong ruột già gây nhiều tác hại.
Tác hại thứ nhất về mặc cơ học. Hệ tiêu hóa đơn giản giống như 1 cái ống, có chỗ khởi đầu ( miệng ) đến chỗ kết thúc ( đại tràng sigma, trực tràng rồi cuối cùng là hậu môn ), có chỗ kích thước hẹp ( thực quản ) có chỗ kích thước to ( dạ dày ). Cái ống này được thông thương khi chúng ta đi vệ sinh mỗi ngày một lần. Nhưng nếu trễ vài hôm phân ứ ở vùng đại tràng sigma và gây tắc nghẽn. Toàn bộ những phần ở phía trên ( đại tràng ngang, đại tràng lên, ruột non, dạ dày đều bị ảnh hưởng. Phân tích tụ lại, hơi được sinh ra trong quá trình tiêu hóa bị đình trệ gây tình trạng khó chịu. Bệnh nhân bón thường đau lâm râm dọc theo khung đại tràng, có người đau ở vùng đại tràng sigma ( Hố chậu trái ). Bệnh nhân có cảm giác nặng nề, ậm ạch đầy hơi thỉnh thoảng xì hơi.
Tác hại thứ hai là do tình trạng tái hấp thu nước ở ruột già. Các chất độc theo đó thấm hút vào máu gây nhiễm độc cơ thể. Người bị bón thường nhức đầu, mõi mệt, nhăn nhó, ăn uống kém, khó tiêu…Bệnh nhân bón tự nhiễm độc vì lượng phân nằm trong ruột già của mình. Nếu kết hợp bón và động tác rặn lâu ngày còn có thể gây bệnh nứt hậu môn, bệnh trĩ.
Nhiều trẻ hay đau bụng và ba mẹ cháu thường dẩn đi siêu âm! Trẻ bị bón có kết quả siêu âm bình thường hoặc có ứ hơi ở ruột. Ngoài ra không phát hiện được bệnh gì hết. Sau đó lại mua thuốc giảm đau, dạ dày cho trẻ uống. Điều này thật tai hại vì càng làm giảm nhu động ruột và càng làm tình trạng bón nặng hơn.
Xin các bạn lưu ý ở trẻ ( và cả người lớn ) khi hay bị đau bụng lâm râm lâu ngày thì điều đầu tiên là các bạn nhớ đến vấn đề đi vệ sinh. Hãy hỏi trẻ mấy ngày đi cầu một lần. Nếu hơn một ngày phải nhắc trẻ và hướng dẩn cháu đi vệ sinh mỗi ngày, vào giờ cố định thường là buổi sáng.
BIỆN PHÁP TẠI NHÀ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BÓN GỒM NHỮNG ĐIỂM SAU
- Thực phẩm ăn mỗi ngày phải có nhiều chất xơ. Những chất xơ có trong các thức ăn như gạo lứt, bánh mì lứt, các loại rau lá xanh ( rau lang, rau muống, đậu bắp..) trái cây ( đu đủ, cam, quýt , trái bơ.. ) các loại đậu ( đậu xanh, đâu đỏ, nành, đậu phọng… ), hạnh nhân, hạt dẻ.. Ăn nhiều chất xơ là thế nào? Các bạn cứ ăn 3 và cơm ( muổng cơm ) thì gắp một ít rau. Như vậy suốt bữa ăn chúng ta đã ăn nhiều rau lắm rồi. Không nên chỉ ăn cơm, cá, thịt đến cuối bữa cơm mới ăn rau, húp canh thì không đũ. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi hay bị bón, răng lại rụng gần hết, việc ăn rau rất khó. Trường hợp này các bạn xắt nhỏ các thứ rau, có thể tươi hay đã luộc kèm với các lọai trái cây cho cùng với nước xay ra là đã có một ly chất xơ nhiều chất dinh dưởng.
- Mỗi ngày uống ít nhất 1,5lít nước ( nước đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây xay ). Ngoài việc bù đắp nước đã bị hao hụt do mồ hôi, nước tiểu.. thì nước có tác dụng làm phân mềm ra, giúp bạn dễ đi cầu hơn
- Thường xuyên, mỗi sáng vừa thức giấc nên uống một ly nước khoảng 300 ml ( khoảng một chai nước suối nhỏ ). Sau đó dùng 2 bàn tay úp lại phía bên trái của rốn, xoa tròn từ trên xuống và từ trái qua phải 30 vòng tròn ( xoa dọc khung đại tràng, và theo chiều nhu động của đại tràng, xin các bạn xem hình ). Cuối cùng, dù chưa mắc cầu vẫn phải vào phòng vệ sinh. Trong những ngày đầu có thể chưa đi vệ sinh được, nhưng dần dần mỗi buổi sáng khi các bạn thực hiện những hướng dẩn trên thì việc đi vệ sinh dễ và đều đặn.
Tâm lý thông thường, khi bị bón không để ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày mà chỉ nghỉ rằng mình cần phải mua một ít đu đũ hoặc ăn trái thanh long…hoặc chỉ muốn uống vài viên thuốc nhuận trường. Biện pháp như vậy có thể giúp một ít phân đi ra ngoài nhưng chỉ giải quyết tạm thời tình trạng bón. Dùng thuốc nhuận trường lâu ngày làm cơ thể lệ thuộc vào thuốc và tai hại hơn là làm nhu động ruột yếu đi. Chúng ta ai cũng rất thương yêu con của mình, mua thức này thức nọ cho trẻ ăn, khuyến khích chúng ăn. Và xin lưu ý với các bạn, cũng đừng quên nhắc nhở và hướng dẩn cho trẻ đi vệ sinh mỗi ngày một lần.
“ HỒI SAU ” CỦA CÂU CHUYỆN ĐI VỆ SINH
Ngay sau khi đi vệ sinh xong chúng ta phải làm gì? Thì phải làm sạch hậu môn. Tôi xin tạm dừng một chút để nói về ngoại tôi vì câu chuyện ngoại tôi kể có liên hệ đến vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến. Hồi bà ngọai tôi còn sống có kể cho anh em tôi nghe nhiều chuyện: chuyện ma, chuyện đời xưa.. nhưng có một câu chuyện mà tôi vẫn còn nhớ. Chuyện về những chú Chà Và ( người Ấn ). Bà nói những chú Chà Và dùng một tay để rửa hậu môn và tay khác để bốc thức ăn. Hồi đó anh em tôi rất ngạc nhiên và đứa nào cũng nói ngộ quá hén. Tôi nghĩ nếu lộn tay thì chắc là ớn lắm. Thói quen làm sạch hậu môn của tôi, anh em tôi, những đứa bạn trong xóm là giấy, đũ lọai giấy chứ không phải là nước. Nhiều khi không có giấy thì tìm một cái lá của cây gì đó chùi hậu môn. Như vậy khi đó tôi tưởng là “ giải pháp tối ưu ” và có ý chê mấy chú Chà Và. Bây giờ mới thấy cách giải quyết của tôi và bạn bè không nên thực hiện vì không hợp vệ sinh một chút nào. Khi chùi bằng giấy thứ nhất là không thể sạch được, phân vẫn còn bám ở các nếp hậu môn. Thứ hai là giấy có thể làm xây xát niêm mạc hậu môn, vốn đã rất mỏng manh. Hai yếu tố chất bẩn còn dính và chỗ trầy nếu có thể gây nên nhiễm khuẩn vùng hậu môn, nứt hậu môn, dễ bị bệnh trĩ và có thể làm trĩ ( nếu đã có ) bị nhiễm trùng. Các bạn nên nhắc trẻ rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đi vệ sinh và không được dùng giấy để chùi.
ĐƯỜNG 1 CHIỀU
Các bạn có thấy những con đường một chiều trong thành phố không. Nếu chúng ta đi ngược chiều là chúng ta đã vi phạm luật giao thông có thể bị các chú công an giao thông nhắc nhở đấy. Ở đây cũng là con đường một chiều. Các bạn có thể đi ngược chiều mà không bị ai phạt. Nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khõe của bạn. Tôi muốn nói đến hướng rửa hậu môn. Không nên rửa hậu môn từ phía sau ra trước vì có thể dây phân lên vùng bộ phận sinh dục ở các bé gái và nữ . Do đó các bạn đừng quên hướng dẩn trẻ nên theo “ con đường một chiều ” là sau khi đi vệ sinh phải rửa hậu môn bằng nước sạch và theo chiều từ trước ra phía sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét