ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Kỳ 2  
Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
 
         BS Huỳnh Hải



"Hạnh phúc lớn nhất của đời người là làm cho nhiều người được hạnh phúc"

1 KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ TRĨ


Người ta thường nói: Không gì đau khỗ bằng bị trĩ. Người bị trĩ có cảm giác nặng, trằn, khó chịu ở vùng hậu môn. Một giai đoạn nào đó còn có thêm đau thốn dữ dội, đi đứng đều thốn ở hậu môn, cứ muốn mót đi vệ sinh, nhưng nhiều khi lúc đó không có 1 tý phân nào ở trực
tràng. Dù là người trong cuộc vẫn khó lòng diển tả cho trọn vẹn. Đôi khi trĩ gây biến chứng, máu chảy rỉ rả lâu ngày, gây suy nhược cơ thể, chóng mặt. Nếu không là người bệnh trĩ thì không thể cảm nhận hết những đau khỗ này, thực là: “Đoạn trường ai có qua cầu có hay ”
Trĩ là tình trạng giãn quá mức hệ tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng.Dựa vào vị trí cơ thắt hậu môn, người ta chia làm 2 loại trĩ:
TRĨ NỘI: Có vị trí ở phía trên cơ thắt hậu môn, thường gây chảy máu, phải thăm khám qua trực tràng mới phát hiện được. Việc thăm khám này phải do bác sĩ, có lúc phải dựa vào các kỹ thuật khám đặc biệt ( nội soi, X-quang trực tràng cản quang, CT… ) để chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác như ung thư trực tràng, đại tràng ( vì các bệnh này đều gây chảy máu dễ lầm với trĩ nội xuất huyết.
TRĨ NGOẠI: Có vị trí phía dưới cơ thắt hậu môn, tự tay bệnh nhân sờ và nhìn có thể thấy được. Kích thước búi trĩ từ 1/3 ngón tay út và có thể lớn hơn rất nhiều, có một hay nhiều búi. Vì đó là mạch máu bị căng giãn ra nên bệnh nhân cảm thẩy cộm nhẹ, vướng ở hậu môn . Khi sờ mềm, căng. Đôi khi có cảm giác thốn dữ dội do có cục máu đông bên trong búi trĩ
Trĩ thực ra là hệ quả của một số bệnh lý và nguyên nhân sau đây:
- Xơ gan
- U ruột già chèn ép tĩnh mạch trực tràng
- Thai to chèn ép tĩnh mạch
- Thường xuyên bị bón
- Ngồi nhiều ( người làm việc văn phòng )
Hoặc không tìm thấy nguyên nhân và thường kèm theo hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu
Sau đây chúng tôi xin hướng dẩn các bạn 2 cách điều trị trĩ ngoại có kích thước bằng hột mận trở xuống ( kích thước khoảng 1,5cm x 1,5cm ) và dĩ nhiên là búi trĩ này không phải là kích thước của những bệnh lý nguy hiễm do xơ gan, ung thư trực tràng.
Bằng cách cứu ( hơ nóng ) trên 2 huyệt Khổng Tối ở 2 cẳng tay và tập 1 động tác tập Yoga rất đơn giản.
CỨU HUYỆT KHỔNG TỐI: Đầu tiên các bạn lấy một sợi thun buộc 4 cây nhang dính vào nhau. Đốt nhang cho cháy rồi thổi tắt lửa ngọn, sau đó dùng bàn tay P cầm nhang hơ (đặt nhang cách da khoảng 1cm) trên huyệt Khổng tối bên T cho nóng ( nhưng tránh quá nóng vì có thể gây phỏng ), rồi dùng tay trái hơ nhang trên huyệt Khổng tối bên tay P. Sau đó cứ tiếp tục thay đổi sang T...Thời gian hơ hai huyệt khoảng 8 phút, mỗi ngày hơ nóng một hoặc lần là đũ và thực hiện liên tục trong mười ngày

Cách tìm huyệt Khổng tối: ngữa cẳng tay, lấy 2 điểm: 1 trên đường chỉ cổ tay về phía ngón tay cái ( sát đầu dưới xương quay, huyệt Thái Uyên ), 1 điểm ở giữa lằng chỉ khuỷu tay ( huyệt Xích Trạch ). Nối 2 điểm này lại rồi chia đoạn thẳng này làm 12 phần bằng nhau. Huyệt Khổng tối cách tại lằn chỉ cổ tay 7 phần. Thường sau khi cứu huyệt Khổng tối khoảng bốn ngày một số bệnh nhân có cảm giác ngứa xung quanh búi trĩ (đó là triệu chứng tốt, nói nôm na giống như mụt ghẻ trong gian đoạn kéo da non ). Trong khi cứu nóng huyệt Khổng tối các bạn sẽ thấy vùng hậu môn có cảm giác nhíu lại, đó là một cảm giác tốt nên tiếp tục duy trì vì mỗi lần nhíu hậu môn sẽ đồng thời làm co thắt cơ và mạch máu quanh búi trĩ có tác dụng đẩy máu từ những vùng tụ máu trở về tim. Có lẽ đây cũng là một cơ chế ( ngoài việc huyệt Khổng tối là một huyệt thuộc kinh Đại tràng ) giải thích tại sao khi chỉ hơ nóng một điểm trên da ở một nơi khác mà lại có tác dụng biến mất một búi trĩ cách xa nơi cứu nóng một cách kỳ diệu như vậy
2 ĐỘNG TÁC YOGA CÓ ÍCH TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TRĨ, NỨT HẬU MÔN
Thông thường trĩ hoặc nứt hậu môn hay gặp ở những người làm việc với tư thế ngồi trong một thời gian dài như tài xế, người làm việc văn phòng. Vùng xương chậu có hiện tượng tăng áp lực trong thành tĩnh mạch do tụ máu. Động tác Yoga sau đây rất có hiệu quả để phòng và trị những bệnh như nứt tĩnh mạch, trĩ. Các bạn ngồi cột sống thẳng như hình minh họa, hai bàn tay nắm lấy bốn ngón chân cái, trỏ, giữa, áp út. Bắt đầu hơi cúi người xuống, đồng thời kéo hai bàn chân lên gần mặt, duổi đầu và cột sống thẳng ra trước cùng với động tác hít vào. Sau đó 5 giây, cúi người sát mặt đất về phía trước đồng thời thở ra. Các bạn lập lại mười lần. Mỗi ngày tập hai lượt, sáng và tối

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang