Củ cây gừng gió - ''Thần dược'' điều trị xơ gan cổ trướng
Hoa cây Gừng gió
Anh Nguyễn Đạt (SN 1935) nhà 141 đường Ngô Mây-Quy Nhơn, báo cho tôi tin vui ''Chẳng rõ loại củ cây thuốc gì mà bệnh nhân xơ gan cổ trướng uống khỏi bệnh?''. Tôi mừng quá nhờ anh Đạt tìm hiểu xem loại cây, củ thuốc đó qua bệnh nhân Nguyễn Văn Quảng (SN 1938) ở KV 5, phường Quang Trung- Quy Nhơn, một bệnh nhân xơ gan nặng, uống củ cây gọi là mai gan đã khỏi bệnh.
Sau hơn 2 tháng tìm hiểu, được biết người có cây thuốc đó là anh Lê Văn Bốn (ngụ KV1, phường Quang Trung-Quy Nhơn). Khi có bệnh nhân xơ gan, anh Bốn bán 150.000đ cho 100g củ cây tươi. Hiện anh Đạt có trồng 3 - 4 bụi do anh Bốn cho. Nhân có 1 bệnh nhân xơ gan cổ trướng cấp, anh Nguyễn Minh Phương (SN 1933) ở 80 Hai Bà Trưng-Quy Nhơn cũng được anh Đạt chỉ đến nhà bà Lan cùng xóm để mua, cũng với tên gọi cây mai gan, bà Lan bán rẻ hơn, 100g có 100.000đ và bà còn cho 4 - 5 bụi để về trồng, làm thuốc. Thăm bệnh nhân Phương, các con của anh nói lại ba chỉ mới uống có 1 ấm đêm trước sáng ra bụng ba mềm hơn, đêm ngủ được, ít rên la.
Anh K lái xe cho Đài Truyền hình Bình Định đi công tác ở huyện miền núi Hoài Ân, đã tìm giúp cho tôi cây thuốc ấy. Nhân dân ở đây gọi là cây nghể. Trong các sách cây thuốc quý của GS.TS Đỗ Tất Lợi không có cây mai gan mà có cây nghể nhưng so sánh giữa cây nghể trong tài liệu và cây mai gan hoàn toàn khác nhau. Lần thứ 2 vô vọng không tra cứu được cây thuốc quý này. Ngày 12/3/2006, bà Lan đến báo cho tôi, đồng bào dân tộc miền núi gọi cây thuốc đó là cây ngải xanh. Tôi lại tiếp tục tra cứu các sách cây thuốc quý có cây ngải xanh (tên khác của cây gừng gió). Chúng tôi đã tìm gặp anh Quảng, người đã uống cây mai gan chữa khỏi bệnh xơ gan cổ trướng, nhưng thực tế là anh đã uống củ cây ngải xanh tức là gừng gió, cây này được người bạn là Bưởi ở KV 8, phường Quang Trung- Quy Nhơn nhờ bà con ở huyện Trà Bồng miền núi Quảng Ngãi mang vào cho và nói cây thuốc đặc trị chữa xơ gan cổ trướng.
Trước khi gặp anh Quảng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hồng, 41 tuổi, con dâu của anh Quảng. Chị nói: Cách đây 6 năm ba cháu (anh Quảng) qua chẩn đoán siêu âm ở phòng mạch nói bị xơ gan cổ trướng thể teo gan, bụng báng nước to bè, da xanh, mắt vàng như nghệ, bệnh này thuốc tây không trị được, cáng về nhà tìm thuốc nam chữa trị... cũng chỉ kéo dài trong ''6 tháng là cùng''.
Hai con dâu anh Quảng chạy xuống anh Bưởi xin được 2 ấm thuốc củ cây gừng gió, về nhà sắc nấu trong ấm đất độ 50g củ sao vàng. Uống ấm thứ 1 sáng hôm sau bụng của ba mềm hơn. Ngày hôm sau uống ấm thứ 2, rồi tiếp ấm thứ 3, trong 3 ngày uống ấn bụng của ba xẹp nhiều, toàn thân dễ chịu. Sau đó 1 tuần ba ăn cơm được và thèm xoài xanh với mắm ruốc, sau ăn bụng của ba ngày càng lớn to trở lại. Vội uống tiếp 4 ấm thuốc khoảng 200g củ cây gừng gió từ đó đến nay ba khỏe bình thường, thỉnh thoảng siêu âm bụng chưa thấy có dấu hiệu bệnh lý.
Về cây gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, khuhet, phtu, prateal, vong atit (Campuchia) gingembre fou (Pháp), phong không, khinh kèng (Tầy), gừng dại, gừng rừng. Tên khoa học Zingber zerumbert sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển màu trắng và đắng, Lá mọc so le, không cuống, mặt trên nhẵn, mặt dưới có long rải rác, mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ, thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5, 6.
Cây mọc hoang nơi ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocyclic sesquiterpen xeton, zerumbom 37,5%. Các monoterpen gồm - pinen, cam phen, limonen, cineol và campho.
Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. Thân rễ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người. Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh đẻ kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể. Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió, rửa sạch ngâm trong rượu 40 - 50 độ. Liều lượng 40-50g tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày uống 3 ly (mỗi ly 15 -20ml).
Hiện tại ở Quy Nhơn có nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng thường tìm củ gừng gió để điều trị. Gừng gió như 1 vị thuốc "thần dược'' đối với họ, lại rất rẻ tiền, hoàn toàn không độc hại, thơm, dễ uống. Lưu ý đã uống củ gừng gió trong điều trị xơ gan cổ trướng trong và sau điều trị tuyệt đối không uống rượu, bia.
BS Trang Xuân Chi
Theo Báo NNVN
-----------------------------------
Tác giả Blog: Cây Gừng gió rất dễ trồng. Cây mọc khỏe, cho năng suất cao. Bạn đọc nào cần, xin liên hệ với Tác giả Blog.
Quan tâm đến thuật dưỡng sinh thì mời ghé thăm http://keluuday.blogspot.com/
Trả lờiXóaCảm ơn những thông tin hữu ích trên trang web. Mời các bạn có dịp vào trang chuabenhdongian.com
Trả lờiXóaCảm ơn những thông tin hữu ích trên trang web. Mời các bạn có dịp vào trang chuabenhdongian.com
Trả lờiXóa