ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Mười bốn công dụng của chè

Mười bốn công dụng của trà

    Trên thế giới Trung Quốc là nước đầu tiên uống trà, trong thư tịch cổ của các triều đại Trung Quốc và các sách y học đều có ghi chép về phương pháp dùng chè chữa bệnh.
- Trà chống ung thư và tia phóng xạ: Trà 6 gam pha với nước sôi, uống ngày 2 đến 3 lần. Các chất như Vitamin C, chất Polyphenol và một số chất có tác dụng chống ô xy hoá có trong trà có các tác dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển và có thể ngăn cản sự hợp thành chất Nitrosamine trong cơ thể, do đó mà hạ thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư. Các loại trà chống ung thư còn có tác dụng chống sự tổn thương của các tia (bức xạ) và tăng cao bạch cầu trong cơ thể cho nên những người bị ung thư cần phải chữa trị bằng những tia phóng xạ thì cần uống nhiều nước trà. Hoặc như hàng ngày chúng ta xem vô tuyến truyền hình, cũng như những người tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ như sử dụng máy vi tính, máy photo, các máy điện quang… đều cần uống nhiều nước trà (nhất là trà tươi) vì rất hữu ích trong việc phòng chữa các bệnh do các tia phóng xạ, các tia tĩnh điện gây nên.
- Trà chống chứng đau bụng khi hành kinh của phụ nữ: Trà 3 gam, gừng tươi 2 lát, đường đỏ 10 gam. Đem pha nước sau 15 phút uống. Nên uống sau bữa ăn một giờ trở đi.
- Chữa đau bụng do giun đũa và đau răng: Pha 3 gam trà với nước sôi, để 5 phút sau, rót ra pha với 3 gam giấm, khuấy đều uống, ngày 3 lần.
- Chữa cảm nhiễm ở hệ tiết niệu: Trà có tác dụng lợi tiểu, ức chế khuẩn, đồng thời có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cho nên dùng trà với lượng vừa phải sẽ hỗ trợ việc chữa trị bệnh cảm nhiễm ở hệ tiết niệu. Nếu có thể thì nên phối hợp dùng với Kim tiền thảo hoặc Hải kim sa (các vị thuốc đông y), mỗi lần 6 gam là những vị thuốc có tác dụng làm cho đường nước trong cơ thể được thông lợi, làm hết đái giắt, đái buốt, pha nước sôi uống, hiệu quả càng tốt hơn.
- Chữa trị viêm gan dạng hoàng đảm cấp tính: Trà một nhúm pha nước sôi uống ngày 2 đến 3 lần hoặc nhiều lần. Vì trà có tác dụng lợi tiểu trừ thấp, nên uống nhiều vào sẽ có tác dụng hạn chế cơ chế sinh chứng thấp nhiệt nội thịnh khi viêm gan, có thể nhanh chóng tiêu trừ hoàng đảm.
- Chữa chứng cao cholesterol trong máu: Trà một nhúm con pha nước sôi uống, ngày 2 đến 3 lần. Nhiều chất có trong trà tươi như vitamin C, Tannic axit và cafein… có trong trà có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu.
- Chữa chứng béo phì: Trà 3 gam, Quyết minh tử 10 gam, pha với nước sôi uống. Hiệu quả giảm.
- Chữa chứng hư suyễn (khó thở do hư, có dặc trưng thở gấp gáp, hễ cử động là khó thở tăng lên, mạch nhỏ, yếu): Có thể dùng ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), 3 gam thịt quả hạnh đào mười gam, đường phèn 30 gam, cho nước vào đun nước cho chín nhừ ngân nhĩ xong cho 3 gam trà vào, uống hết một lần. cứ uống như thế 7 – 10 ngày là được.
- Chữa tiêu chảy: Bị tiêu chảy kéo dài có thể dụng 6 gam trà, 2 quả ô mai, 15 gam đường đỏ pha nước để trong 10 phút uống. Mỗi ngày 2 đến 3 lần, liên tục trong 3 ngày.
- Chữa kiết lị: Sau khi bị kiết lị, có thể dùng 3 gam trà, hai quả ô mai đem pha vào ấm pha trà, để 5 phút, đổ 3 gam giấm vào, uống hết một lần. Ngày uống 3 lần như vậy.
- Chữa thực tích (ăn không tiêu): Trà mười gam, bột sơn tra sao 10 gam, đường đỏ 15 gam, pha nước sôi để 10 phút uống. Có thể chữa ăn không tiêu, bụng chướng đau, ngán không muốn không muốn ăn.
- Chữa phong nhiệt đau đầu: Đau đầu và chướng tức đến mức muốn vỡ nứt ra, mặt đỏ bừng, mắt đỏ ngàu, miệng khát nước tiểu vàng có thể pha 6 gam trà, 10 gam hoa cúc với nước sôi uống, ngày từ 2 đến 3 lần.
- Dùng cho người đang trị bệnh lao uống suốt trong thời gian uống thuốc chống lao cũng có tác dụng hỗ trợ thuốc chữa bệnh: Trà 3 – 5 gam uống hết một lần. Ngày uống 2 lần như vậy.
- Chữa cảm mạo: Pha 3 gam trà, 1 gam muối với nước sôi uống, ngày từ 4 đến 6 lần. Thích hợp với người bị cảm mạo sốt, ho, đờm vàng, đau họng. Nếu lại sợ lạnh, ho đờm trắng, có thể dùng 3 gam trà, 3 lát gừng thêm vào rồi pha nước sôi như pha trà để uống.
(Theo Chữa bệnh bằng ăn uống trong gia đình ở thế kỷ 21 – Trung Quốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang