ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Bàn về chữa rong kinh

Bàn về chứng rong kinh
và chữa theo Diện chẩn
                                                            
                                                      Vương Văn Liêu ĐT 0913558331

(Ở đây không bàn luận về chứng u, bướu ở cơ quan sinh dục nữ - chứng hay gây ra rong kinh)

1. Theo Đông Y
 Nguyên Nhân : Đa số do mạch Nhâm và mạch Xung bsuy yếu, huyết hải không giữ  huyết lại được gây nên bệnh. Có  thể gặp một số nguyên nhân chính sau:
       a) Huyết Nhiệt: huyết gặp nhiệt thì chảy ra.
         Đặc điểm :  Kinh nguyệt ra nhiều, mầu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, dính, khát muốn uống nước  lạnh, tâm  phiền, hay mơ, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
          Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, cố Xung, chỉ huyết.
 b)Huyết ứ: Người thường hay uất ứ, giận dữ, khí bị uất kết làm cho huyết bị ứ trệ hoặc  hoặc lúc có kinh hoặc sau khi sinh huyết còn dư không ra hết,  hoặc do ngoại tà hoặc do phòng sự không điều độ, ứ huyết tụ lại bên trong, ứ trở ở mạch Xung Nhâm, huyết không quy kinh được gây ra kinh nguyệt ra nhiều.
        Đặc điểm : Kinh ra nhiều, mầu đỏ tối, có cục, hành kinh thì bụng đau hoặc khi hành kinh bụng dưới trướng đau, lưỡi tím tối hoặc có vết ứ huyết, mạch Sáp có lực.
       Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, cố Xung, chỉ huyết.
c) Khí hư: Khi khí bị hư, không nhiếp được huyết khiến cho huyết ra nhiều. Sách ‘Khôn Nguyên Thị Bảo’ viết: “Mạch Xung Nhâm hư yếu thì khí không nhiếp được huyết”.
          Đặc điểm : Kinh ra nhiều, mầu đỏ nhạt hoặc lợn cợn, tinh thần uể oải, hơi thở ngắn, nói xàm, bụng dưới xệ xuống, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Hoãn Nhược.
     Điều trị: Bổ khí, thăng đề, cố Xung (mạch), chỉ huyết.
d) Đàm trở: đờm ngăn trở ở Huyết hải khiến cho huyết bị đẩy xuống. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Đàm nhiều, chiếm mất vị trí của Huyết hải cho nên huyết xuống nhiều”.
Đặc điểm: Kinh ra nhiều, ngực sườn đầy tức. Rêu lưỡi đục, trơn, mạch hoạt.            
Điều trị : Đàm nhiều nên khử đàm, hóa thấp.

2. Chữa bằng Diện chẩn

       Trong Diện chẩn GSTS Bùi Quốc Châu đã dạy : Trong chữa trị phải tùy, biến. Người xưa cũng dạy rằng : ‘ Dĩ bất biến, ứng vạn biến ‘. Vì vậy chúng ta phải vận dụng hết sức linh hoạt. Tất cả các phác đồ trong các sách không phải là bất biến.

     ( Dưới đây chỉ phân tích các huyệt liên quan đến khí, huyết và đàm. Các tác dụng khác của huyệt coi  bạn đọc đã biết)
   a) Chứng huyết nhiệt : dùng bộ giáng gia giảm 124,34,26,61,16, 3- ,0.
       Trong đó : 16, 61 cầm máu toàn thân, làm giảm tiết dịch mạnh.
3-     làm mát phế, mát da lông.
0 Bổ thận thủy- bổ thủy để chế hỏa, cầm máu.
124, 34, 26 an thần, điều hòa thần kinh.
  b) Huyết ứ : Dùng 16,61,50,7,37.
     Trong đó  7 hành khí, hành huyết(  khí hành thì huyết hành)
  37 thông khí huyết, chữa xuất huyết rong kinh( 37 huyệt thuộc tạng Tỳ - Tỳ nhiếp huyết)
         50 thuộc tạng Can- can tàng huyết, tác dụng chữa rong kinh, băng huyết.
         Dùng ngải cứu hơ huyệt khí hải.
   c) Khí hư : dùng bộ thăng gia giảm 22, 127,7,1,50,37,103 thêm 16,61.
   d) Đàm trở  : dùng bộ huyệt 127,7, 37,16,61.
        Trong đó :
127   - Ôn trung, bổ trung ích khí, chữa đau bụng, lạnh bụng, đau bụng kinh, hành khí, tăng lực mạnh, liên hệ đáy tử cung, gót chân.
 37-  ngoài tính chất như đã nêu trên còn có tác dụng làm giảm đàm nhớt.
    
        Ngoài ra trong điều trị, tùy từng lúc mà gia bộ huyệt Bổ âm huyết.

3.Thực tiễn điều trị

          Dưới đây tôi nêu 2 bệnh án mà tôi đã điều trị bằng Diện chẩn.
     a) Chị Minh 41 tuổi ở xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội.
     Bệnh sử : Bệnh nhân cho biết rong kinh đã 3 tháng. Đã uống thuốc Tây, thuốc Đông Y nhưng không đỡ. Có lúc kinh nguyệt ào ra nhiều, rất lo sợ .
     Khám : Người xanh mét, mệt mỏi,  mất ngủ.
                Mạch hoãn, nhược, tế.
    Định bệnh : Khí huyết lưỡng hư.
    Cách chữa :
-          Day ấn bộ Thăng gia giảm, thêm 16, 61 để cầm máu.
-          Day ấn bộ huyệt Bổ âm huyết.
-          Day ấn bộ huyệt An thần.
 Chữa 3 ngày đầu, mỗi ngày 2 lần huyết không ra nữa, tinh thần phấn khởi.
4 ngày sau, mỗi ngày chữa 1 lần xoay quanh mấy bộ huyệt trên, người khỏe mạnh dần. Bệnh nhân rất phấn khởi, tin tưởng và nghỉ chữa. Lúc này tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
     b) Chị Tuyết 43 tuổi, xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà nội.
      Bệnh sử: Mồng 5 Tết năm 2010, gia đình mời đến xem bệnh.
      Bệnh nhân nói: Đã nhiều ngày nay, bụng dưới đau quặn từng cơn, huyết ra thành hòn cục. Gia đình lo sợ, đi mua thuốc tây về để tiêm cho cầm máu, nhưng chưa tiêm.
     Khám bệnh: sau khi thăm khám xong, tôi cho rong kinh này là do huyết ứ gây ra .  Máu đã ly kinh rồi không thể vít lấp. Cứ cố vít lấp, cố cầm máu thì chẳng bao giờ  khỏi được. Phải cho thông huyết, hành ứ ngay thì mới mong khỏi bệnh.
    Nghĩ vậy tôi dùng:
-          Lấy ngải cứu hơ huyệt Khí hải.
-          Day ấn huyệt 37, 7, 50.
-          Day ấn bộ huyệt Bổ âm huyết.
    Chữa 2 lần cách khoảng, bệnh nhân thấy  đỡ, dễ chịu. Sau hướng dẫn gia đình hơ ngải cứu huyệt Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý, 3 ngày sau bệnh khỏi.

 4. Kết luận:  Trên đây chỉ là những phân tích của tôi  đã tạo thành thói quen khi chữa bất cứ bệnh gì. Muốn TÙY VÀ BIẾN được, đầu tiên phải nắm được bệnh học và biện chứng luận trị. Kinh nghiệm Diện chẩn của tôi còn ít, chỉ mong luận bàn để chúng ta cùng nhau  nâng cao năng lực chữa bệnh nhằm ứng dụng môn Diện chẩn ngày càng tốt hơn. Nếu có gì sai sót, xin bạn đọc chỉ giáo.
                                                          Hà nội 04 tháng 3 năm 2010
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang