ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

 Kỳ 15. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc

    BS Huỳnh Hải

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Kỳ 15

NHÀ MÁY CÓ GIẢM SẢN XUẤT KHÔNG?


Các bạn biết bệnh tiểu đường được chia làm hai loại: type I và type II. Tôi xin được đưa ra so sánh đơn giản sau đây để chúng ta dễ hiểu hơn về bệnh tiểu đường. Trong cơ thể chúng ta có một cơ quan tên là tụy tạng ( còn gọi là tuyến tụy, hoặc là lá mía ). Đây giống như một nhà máy chế tạo xe. Những chiếc xe này có tên là Insulin. Thí dụ đơn giản khi chúng ta ăn 10 cục đường vào cơ thể, nếu tụy tạng còn khõe sẽ tiết ra đũ 10 chiếc xe Insulin để chở 10 cục đường đến nuôi các tế bào của cơ thể, hoặc chở những cục đường còn dư lại vào gan, dự trữ ở đó. Nhưng ở vào trường hợp tuyến tụy suy yếu, và tình trạng này thường gặp ở người trên bốn mươi tuổi, tuyến tụy không chế tạo đũ mười cái xe Insulin, thí dụ chỉ xuất xưởng 6 chiếc và chỉ chuyên chở có sáu cục đường, thì số đường còn lại sẽ lưu hành trong dòng máu. Đến một lúc số đường quá nhiều trong máu sẽ tràn ra ngoài nước tiểu. Lúc bấy giờ chúng ta có bệnh tiểu đường type II. Còn ở những người trẻ vì lý do gì đó ( viêm tụy do virus…), “ nhà máy tụy ” bị hỏng hoàn toàn, không còn khả năng sản xuất xe Insulin nữa. Thì bắt buộc phải viện trợ những chiếc xe Insulin từ bên ngoài vào ( tiêm Insulin ). Ở trường hợp này, tuyến tụy bị hư hỏng hoàn tòan ( thường là gặp ở người trẻ < 40 tuổi ), chúng ta có loại tiểu đường type I.
Bây giờ xin các bạn theo dỏi thắc mắc mà bệnh nhân thường nêu lên: Ăn ngọt có bị tiểu đường hay không? Đa số những tác giả đều trả lời là không. Tuy nhiêu các bạn hãy theo dõi quá trình sau. Như các bạn biết khi ăn ngọt vào, thì tụy phải tiết Insulin để làm nhiệm vụ gắn kết với glucose ( một loại đường đơn ) để mang đường đến các tế bào và để đưa đường vào dự trữ ở gan. Nếu các bạn có thói quen ăn nhiều chất ngọt và thói quen ăn ngọt thường xuyên thì nhà máy tụy tạng sẽ làm việc rất nhiều và cuối cùng thì công suất của nhà máy tụy tạng sẽ yếu đi. Sự tiết ra Insulin sẽ không đũ. Và tiểu đường type II sẽ xuất hiện. Giữa hai quan điểm trên, bạn có quyền chọn lựa.

PHÂN “ XÍU XÍU “
Năm rồi có mẹ của cô bạn ở miền Trung vào . Cô bạn có đưa mẹ đến nhà tôi chơi và luôn tiện hỏi thăm một chuyện. Bà khoảng sáu mươi lăm tuổi, dáng người nhỏ nhắn. Bà nói mình chẳng có bệnh hoạn gì hết, ngoài bệnh đầy hơi ở vùng bụng, cảm giác tưng tức khó chịu, trong người không được khõe. Đo huyết áp, huyết áp 90/60 mmHg, hơi thấp nhưng bà sinh hoạt bình thường, không thấy chóng mặt. Ngũ ít, ăn không ngon. Bà nói cứ đầy hơi miết, chẳng muốn ăn. Tôi hỏi bác đi cầu mấy ngày một lần. Bà trả lời thường thì hai ngày đi vệ sinh một lần, nhưng phân mỗi lần ra xíu xíu vậy thôi. Hồi trước thì đi cầu phân lớn mà sau già rồi phân còn chừng bằng thế này thôi. Vừa nói bà vừa đưa ngón tay út ra. Bà lo sợ có u bướu chi đó chèn ép làm ruột già bị nhỏ lại! Hỏi kỹ thêm về cách sinh hoạt, bà cho biết trước kia thường ngày bà giúp con trong việc đồng áng, bây giờ có tuổi, có ba đứa con vào thành phố làm việc, nên nhàn hơn nhiều, ở nhà chỉ đi chơi loanh quanh. Có một điều mà tôi quan tâm là chế độ ăn uống. Lúc trước, khi răng còn khõe, mỗi ngày trong bữa cơm bà ăn rau nhiều, bây giờ răng rụng hết, thường ngày trong bữa cơm chỉ ăn thịt cá. Đi cầu thì phân xíu xíu, bụng thì ậm ạch chẳng thiết ăn món chi. Thỉnh thoảng có một lần đi cầu phân to là bữa đó thấy trong mình nhẹ nhàng, ăn biết ngon. Như vậy đây là nguyên nhân. Phân là một chất thải của đường tiêu hóa. Phân được hình thành chủ yếu bởi chất xơ và nước. Như các bạn biết chất xơ có nhiều trong tất cả các loại rau và trái cây, các loại cốc loại lức như gạo lức, bánh mì lức, bắp… Chất xơ trong các loại thực phẫm này sẽ giúp cơ của ruột già khõe lên, làm tròn chức năng, đẩy mạnh phân ra ngoài. Và thêm một việc quan trọng nữa là chất xơ tạo cho phân có kích thước lớn. Đây là một điều đúng vào trường hợp của mẹ cô bạn. Bà đã rất ít ăn rau từ lâu. Tôi nói bác nên bổ sung rau trong chế độ ăn. Bà cười và chỉ vào miệng, trống trơn hết còn răng chi mà ăn! Nhiều bệnh nhân lớn tuổi cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Biết làm sao đây? Tôi bày cho bà mỗi ngày uống một hoặc hai ly “ sinh tố đặc biệt ”. Xắt nhỏ các loại rau, lang, muống, càrốt, rau dền, ngò…cùng các thứ trái cây như: lê, đu đủ, bom, mảng cầu, dưa hấu…mỗi thứ một chút. Có thứ rau hoặc trái cây nào cũng được. Sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyển. Thế là bạn có một thứ sinh tố đặc biệt, chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, các chất phòng chống ung thư
Và chỉ việc uống mỗi ngày một hoặc hai ly. Một loại nước sinh tố đặc biệt cho người già rụng hết răng và dĩ nhiên cho cả tôi và các bạn. Tôi cũng hướng dẩn bà mỗi buổi sáng, uống ly nước rồi xoa bụng dọc theo khung đại tràng như trong bài “ Kẹt xe ”. Mỗi ngày cũng đừng quên động tác “ Đấm bụng ” để kích thích hệ tiêu hóa loại bỏ chất hơi ra ngoài, để giải quyết bụng lúc nào cũng tức hơi. Một tháng sau từ ngoài quê ở miền Trung bà nhắn cô bạn gửi lời cảm ơn tôi, phân của mẹ không còn xíu xíu, không còn nặng bụng, mẹ đã không còn lo ung bướu, hẹp hậu môn chi nữa rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang