ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Kỳ 14.Chữa bệnh bằng máy sấy tóc

  BS Huỳnh Hải

--------------------------------------------------------------------------
Kỳ 14

“ THÊM MỘT TÊN GIẶC Ở SAU LƯNG “
Các bạn có nhớ câu chuyện thành Cổ loa không? Trọng thủy dựa vào lòng tin của vợ gạt tráo nỏ thần. Triệu Đà lại đem quân tấn công thành Cổ loa. Mất nỏ thần, An dương Vương thua trận, lên ngựa tháo chạy, chở theo con là Mỵ nương. Trên đường bôn tẩu, An dương Vương ngữa mặt lên trời cầu thần Kim Quy. Thần xuất hiện và chỉ tay “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi ”. Xin mạn phép các bạn tôi thêm vào câu trên chữ lại “ Giặc lại ở sau lưng nhà ngươi ”. Nhiều người đi khám bệnh, cho biết những khó chịu chỉ xuất hiện sau khi thức dậy hoặc có thể kéo dài sau đó nhiều giờ. Còn ban ngày thì khõe. Buổi sáng sau khi xuống giường, mình mẩy đau nhức, tay, chân, mỏi mê như bị ai dần, ai đánh. Với những bệnh nhân này thì đúng là giặc lại ở sau lưng. Chính xác hơn là ngoài nguyên nhân do chiếc gối kê đầu thì còn một lý do nữa là độ cứng của nệm không thích hợp. Nệm mềm quá hay cứng quá làm mất đường cong sinh lý bình thường của cột sống. Từ đó các cơ, dây chằng bị co lại, các nhóm cơ, dây chằng khác căng ra. Nhiều dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép. Các xáo trộn nói trên tạo nên tình trạng tê, mõi, đau nhức uể oải sau một giấc Nam kha. Đa số bệnh nhân đều thấy rõ nguyên nhân gây nên “ Long thể bất an ”. Các bạn này nên điều chỉnh lại nệm, gối. Điều chỉnh lại độ cao của gối. Gối có duy trì được đường cong sinh lý bình thường của cột sống không? Nệm có mềm quá hay cứng quá không? Nếu điều chỉnh đúng thì những bất thường trên sẽ không còn nữa. Để rõ hơn, xin các bạn nhìn ba hình minh họa phía dưới:
Nệm quá mềm

 LAU Ở ĐÂU TRƯỚC?

Có khi nào ngay sau tắm các bạn thấy lạnh nhiều không. Nhất là khi đứng trước gió, hoặc trong mùa đông. Cái lạnh có thể gây rùng mình, các lổ chân lông tự động co lại để chống cơn lạnh. Lạnh đến nỗi lấy khăn thật nhanh để lau mà còn muốn không kịp. Theo bạn mình nên lau ở phần nào của cơ thể để bớt lạnh ngay? Tay? Chân? Đầu? Tôi hay bị lạnh ngay sau khi tắm. Và tôi thường dùng khăn lau ngay ở vùng tim ( ngực trái ) thì bớt lạnh ngay. Sau đó có thể từ từ mà lau hết phía sau ngực trái, vai và tay trái, rồi mới lau đến những vùng khác của cơ thể.. Lúc nào gặp trường hợp trên các bạn thử xem.

 KHI BỊ CHẢY MÁU CAM LÀM GÌ?



Hồi còn trẻ, trong đám bạn nhỏ của tôi có bạn thỉnh thoảng hay chảy máu cam. Đang chơi đùa, bổng các bạn la lên, thằng Tư chảy máu cam rồi. Rồi mấy đứa bạn bảo Tư phải ngước mặt lên trời, có đứa vổ mạnh lên trán của Tư. Bao nhiêu năm qua lũ bạn không biết trôi giạt phương nào. Tên các bạn tôi còn không nhớ. Nhưng hình ảnh bạn nào đó chảy máu cam, ngước mặt lên trời, được các bạn chăm sóc bằng những cái vổ vào trán tôi vẫn không thể quên được
Chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ những mạch máu rất nhỏ bên dưới màng mỏng trong mũi. Vị trí vùng chảy máu ở phần giữa của mũi. Lớp màng mỏng này còn gọi là niêm mạc mũi, nơi đây có nhiều mạch máu. Nhiệm vụ của các mạch máu li ti này nhằm sưởi ấm không khí đi vào mũi. Những nguyên nhân có thể gây chảy máu cam có thể do: cảm cúm ảnh hưởng niêm mạc mũi, dị vật vào mũi, không khí nóng, khô cũng có thể làm lớp màng nhày bên trong mũi khô, kém đàn hồi hoặc trẻ bị chấn thương vào mũi. Mặc dù máu có thể chảy dễ dàng từ những mạch máu nhỏ dưới lớp niêm mạc mỏng manh đó nhưng chỉ vài phút sau, máu có thể tự động ngưng chảy do cục máu đông được hình thành và cục máu đông này sẽ đóng kín những mạch máu đang bị tổn thương
Thường thì chảy máu cam đột ngột và từ một bên mũi, lượng máu chảy không nhiều và số trẻ em bị chảy máu cam gấp đôi người lớn.
Khi con cháu trong nhà bị chảy máu cam thì chúng ta phải làm gì? Các bạn cho:
- Cháu ngồi xuống ngay, cúi đầu về phía trước
- Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của các bạn kẹp chặt, liên tục hai cánh mũi trong vòng năm phút ( khoảng ba trăm tiếng đếm thầm ). Xin các bạn nhớ động tác này rất quan trọng vì nó thành lập được cục máu đông để bít vào chỗ chảy máu.
- Cháu ngồi tại chỗ, thở bằng miệng, không được hoạt động ( không đi, di chuyển…) trong vòng năm phút.
- Các bạn có thể giúp cầm máu tốt hơn bằng cách đắp khăn lạnh hay túi nước đá lên trán hoặc lên sống mũi để co mạch máu, hạn chế bớt dòng máu chảy đến nơi bị chảy máu cam.
- Dặn trẻ không được hỉ mũi trong vòng mười hai giờ sau khi chảy máu cam vì có thể làm bong cục máu đông ngay trên chỗ chảy máu.
- Tránh dùng tay hay vật lạ xỉa, móc, cạy vào mũi vì có thể làm xây xát gây chảy máu thêm
- Nếu máu ngừng chảy rồi sau đó chảy máu tái phát, các bạn tiếp tục dùng hai ngón tay cái trỏ bịt hai cánh mũi mười phút
- Tránh nuốt máu vào họng
- Động tác không nên làm trong khi chảy máu cam là cho người bệnh ngữa đầu ra phía sau và dùng tay vổ trán người bệnh. Như thế làm máu chảy nhiều hơn và làm máu chảy ngược vào họng. Vậy mà lúc còn nhỏ, các bạn tôi cũng ép buộc cậu chảy máu cam phải ngữa đầu ra sau và tích cực tung nhiều chưởng vào trán.
- Nếu các bạn đã áp dụng những biện pháp trên mà trẻ vẫn còn chảy máu thì phải đưa vào bệnh viện ngay. Tại đây các bác sĩ có thể: nhét gạc vào mũi hoặc đốt cầm máu bằng tác dụng nhiệt, hoặc đắp thuốc co mạch vào nơi chảy máu..
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn khi cần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang