ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Kỳ 13.Chữa bệnh bằng máy sấy tóc

Bs Huỳnh Hải
-----------------------------------------------------------

Kỳ 13

“ CHUỘT “ VÀ TÊ BÀN TAY

Vi tính là một phát minh kỳ diệu của con người. Biết bao nhiêu lợi ích từ máy vi tính. Nếu không kể ra thì các bạn đã biết. từ những cháu bé thích thú với game, nhân viên văn phòng với bàn phím đánh máy, tính toán , soạn văn bản. Nhà sản xuất phim ảnh rất tiện lợi trong việc làm phim. Các nhà chuyên môn như kỹ sư, bác sĩ tra cứu tài liệu. Ngành nghề nào cũng tìm thấy lợi ích từ máy vi tính. Nhưng cũng từ vi tính nhiều bệnh lý có thể xảy ra nếu chúng ta không khéo xử dụng. Bệnh lý bắt nguồn từ nguyên nhân đối diện trực tiếp với nguồn sáng, các cơ mắt bị mõi, mắt khô, gáy đau mỏi, đau cột sống thắt lưng, mõi vai, tay phải. Và một rắc rối từ cổ tay và bàn tay, nhất là tay phải: mỏi cổ tay và tê các ngón tay phải. Nguyên nhân là do ống cổ tay phải bị chèn ép. Ống cổ tay đúng là giống như một cái ống, xung quanh ống được bao bọc bằng các xương cổ tay ở dưới và phía trên là những dây chằng, bên trong là các gân gấp ngón tay và dây thần kinh giữa. Như các bạn biết thần kinh giữa là bộ phận mềm nhất trong ống cổ tay. Do đó nếu vì lý do gì, như gập cổ tay lâu ngày như ẳm em, tư thế cổ tay không đúng khi đánh máy, vi tính, ống cổ tay bị chèn ép hoặc tụ dịch trong ống cổ tay sẽ làm tăng áp lực trong ống và bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng chính là dây thần kinh giữa. Lúc đó các bạn sẽ cảm thấy một phần của bàn tay bị tê, nóng rát, cảm giác rần rần như kiến bò. Cảm giác này có thể tại chỗ hoặc lan lên cẳng tay và khó chịu này càng nhiều hơn nữa khi các bạn gập cổ tay lại ( đang lái xe, đang xử dụng vi tính ). Tình trạng tê, đau buốt bàn tay càng rõ rệt khi dòng máu đến cổ tay và bàn tay bị giảm ( ngũ với tư thế bàn tay đặt dưới đầu hay gát tay lên trán ). Nếu người bị hội chứng ống cổ tay đang bị tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid hoặc đang mang thai thì những triệu chứng tê, đau buốt, rần rần… ở bàn tay càng nhiều hơn. Các bạn muốn biết ai hay bị hội chứng ống cổ tay. Đó là những người có ngành nghề sau: thư ký, nhà văn, họa sĩ, người đan len, thợ thêu, tài xế, người thường xuyên ẳm cháu bé, người thường xuyên có những động tác gập cổ tay… và hay gặp nhất là người xử dụng vi tính ( bàn tay và cẳng tay gập góc lâu ngày gây chèn ép vùng cổ tay )
Tôi rất thích đọc sách, tốn nhiều tiền để mua sách. Nhưng từ khi có vi tính, nối mạng thì những thông tin đa số được truy cập trên internet đở tốn một khoảng tiền lớn. Tuy nhiên cũng gặp rắc rối về sức khõe do việc xử dụng vi tính không đúng. Có lúc, bàn tay phải của tôi vừa tê vừa đau nhất là khi đặt tay xuống đánh máy hay xử dụng chuột. Rất thích nhưng khi đặt tay xuống bàn phím lại rất tê, đau. Tôi nghĩ rằng có lẽ cũng có những bạn giống như tôi. Một hoặc hai bàn tay có cảm giác tê buốt, đau, rần rần như bị nhiều mũi kim châm chích. Phải làm sao để biến mất những cảm giác này đây. Cũng đơn giản thôi các bạn. Các bạn chỉ nhớ khi đánh máy bàn tay luôn thẳng với cẳng tay, không lệch bàn tay sang phải, trái, bàn tay và cẳng tay không được gập góc. Xin giới thiệu với các bạn “ một dũng sĩ ” trong việc diệt tình trạng tê bàn tay phải khi xử dụng vi tính là một loại gối đặc biệt. Các bạn may một cái gối gòn nhỏ hình vuông cạnh là 12cm ( dài gần một gan tay ) để lót dưới cổ bàn tay. Chỉ thực hiện hai việc đơn giản đó thôi thì bàn tay củ bạn sẽ không còn tê, đau…khi xử dụng vi tính nữa.

TƯ THẾ VÀ VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH Ở CHÂN
Như các bạn biết bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh nguyên nhân chính là tư thế đứng, ngồi tại chỗ thường xuyên trong thời gian dài và một yếu tố phụ là sự mềm, dẻo, bền bĩ của thành tĩnh mạch. Do đó trên thực tế những đối tượng bị giãn tĩnh mạch hay gặp ở những người thợ dệt, thợ tiện, giáo viên, người nấu bếp …. và nghề chiên bánh tiêu như chú Tỷ trong mục bệnh giãn tĩnh mạch. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch phụ thuộc nhiều vào tư thế và tư thế cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân là hoàn toàn chính xác. Tôi xin phép đưa ra một trường hợp thực tế: Một bệnh nhân đang điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới đến khám bệnh và cho biết: Một lần ông đột nhiên bị chóng mặt dữ dội ngoài tư thế nằm ngữa thì có thể chịu được thôi. Nhưng chỉ cần ông nghiêng mặt sang phải hay trái một chút là đầu óc quay cuồng, không thể chịu nỗi. Ăn cũng phải nhờ vợ con đút. Cho đến tiêu tiểu cũng không thể ngồi dậy được, đành đặt bô vào và phóng uế tại chỗ. Ông nằm gần như bất động hai ngày. Sau hai ngày ông có thể ngồi dậy rồi dần dần hồi phục. Ông cho biết điều ông rất ngạc nhiên là hai hôm đó ông ngưng thuốc điều trị chứng giãn tĩnh mạch mà hai chân ông gần như bình thường, Không tê, không mõi, cảm giác nặng nề ở hai chân biết mất thật là ấn tượng. Nhưng khi ông đi lại được thì những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch đâu lại vào đó. Tê, mõi, nặng hai chân tiếp diển. Như vật các bạn thấy tư thế hết sức quan trọng trong việc gây nên bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới và tư thế cũng là một mấu chốt trong việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Các bạn đang bị giãn tĩnh mạch chi dưới nên hạn chế đứng, ngồi tại chỗ trong thời gian lâu. Và các bạn nên cho cơ thể ở tư thế nằm ít nhất mỗi ngày tám giờ. Đồng thời cũng tranh thủ tập động tác nằm ngữa, hai chân thẳng góc với thân và tựa lên tường ít nhất mười lăm phút mỗi ngày.

ĐAU NAM CHỮA BẮC

Tôi đã gặp những cháu bé ( thường khoảng 5 đến 10 tuổi ) đến khám bệnh chỉ mỗi một triệu chứng. Đó là đau dữ dội ở vùng ngực trái. Bệnh nhân không tiêu chảy, không ói, không sốt, ấn bụng không đau, không ho không sỗ mũi. Khám không thấy bất thường ở đường hô hấp và tuần hoàn. Trước đó cháu bé không xách, kéo, hoặc tập thể dục…và không lần nào có cơn đau ngực trái như trên. Bệnh nhân đến vào buổi tối. Tôi khám và cuối cùng là không tìm được nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng tim của cháu. Cho một liều thuốc giảm đau ( giảm đau ngoại vi: Paracetamol…) và đề nghị buổi sáng nên đưa cháu đo điện tâm đồ. Mẹ cháu theo đúng lời dặn. Trưa hôm đó mẹ cháu đưa bé đến khám và đưa kết quả điện tậm đồ là bình thường. Mẹ bé nói, hôm qua cháu về nhà, chưa kịp uống thuốc thì đã nôn ra rất nhiều thức ăn, và cơn đau vùng ngực trái hết ngay. Mẹ cháu còn cho biết trước khi cơn đau xảy ra thì cháu có ăn no. Tôi ngạc nhiên một lúc rồi nghĩ ra được một điều rất thú vị. Xin các bạn xem lại hình cơ thể học ở cạnh bên sẽ thấy hoành cách mô là một màng ngăn cách giữa ngực và bụng. Ngay bên dưới của mỏm tim là dạ dày. Khi dạ dày đầy thức ăn và hơi thì thể tích dạ dày tăng lên. Tình trạng này sẽ đẩy lên phía trên và tim sẽ bị ảnh hưởng tạo ra cơn đau hệt như cơn đau thắt ngực trái của người bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Sau này gặp những cháu bé có tình trạng trên, tôi chỉ cần làm giảm áp lực ở dạ dày thì cháu bé hết đau ngực trái ngay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang