ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Kỳ 16. chữa bệnh bằng máy sấy tóc 
  
       BS Huỳnh Hải 


-----------------------------------------------------------------------------------------
 Kỳ 16

CÔNG VÀ TỘI CỦA TRÀ, CÀ PHÊ
 Nhiều bệnh nhân khoảng ba mươi đến bốn mươi, đa số là nữ đến khám bệnh cũng với lý do là mệt, đôi lúc có cảm giác hồi hộp ở vùng ngực. Cho kiểm tra X quang tim phổi thẳng, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường, lipid trong máu. Tất cả đều không tìm thấy bất thường. Chỉ có điện tâm đồ, nhịp xoang ( nhịp bình thường ) nhưng tần số nhịp từ chín mươi đến một trăm lần mỗi phút. Như các bạn biết nhịp tim của chúng ta bình thường từ bảy mươi đến tám mươi lần một phút. Từ chín mươi đến một trăm được xem là nhịp nhanh. Tuy nhiên có thể bệnh nhân vừa đi từ nhà đến đã vào phòng ECG để đo điện tim nên có thể tần số tim hơn bình thường một chút. Hỏi kỹ đa số đều có thói quen uống cà phê hoặc uống trà. Tuy nhiên khi hỏi thì người bệnh trả lời nhiều cách khác nhau. Tôi chỉ uống có một cử cà phê vào buổi sáng thôi. Hoặc tôi đã uống lâu lắm rồi, còn mệt thì mới xảy ra vài tháng . Hoặc tôi chỉ uống có nước giảo ( dợt, lợt, nước thứ hai ) thôi.Hay chỉ uống mỗi ngày vài hớp, uống chung với ông xã mà ông xã thì có mệt đâu? Một số bệnh nhân khác cũng đến khám với cùng một lý do là mệt, thỉnh thoảng nghe dồn dập ở vùng ngực trái. Những bệnh nhân này hoàn toàn không có uống một giọt cà phê. Nhưng họ lại có thói quen uống trà đậm, uống trà thay nước! Ở những người uống trà ( trà khô, chè tươi ) thường xuyên hằng ngày khi được khuyên ngưng uống trà thì lại phản ứng mạnh hơn. Khoa học nói uống trà tốt lắm, vì trà có chất chống oxyt hóa, chống lại lão hóa mà sao bác sĩ nói có thể gây ra mệt được. Thưa các bạn, có lẽ các bạn cũng có những thắc mắc tương tự như vậy phải không? Thực ra trà có chứa những chất chống oxyt hóa nhưng trong trà cũng có những chất như theophylline và caffeine là những hóa chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương giúp người uống tỉnh táo, giảm cơn buồn ngũ, kích thích hô hấp gây dễ thở. Nhưng những chất này có trong trà cũng gây kích thích tim mạch. Các bạn hãy tự mình chứng minh bằng cách, buổi sáng các bạn đếm số lần mạch nảy lên trong một phút. Sau đó các bạn uống một ly trà đậm hay một ly cà phê. Mười lăm phút sau, các bạn kiểm tra lại tần số mạch xem. Bạn sẽ thấy nhịp tim nhanh hơn. Đó là một lần uống trà hoặc cà phê. Nếu mỗi ngày chúng ta đều uống thì tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, và đến lúc đó bạn sẽ có cảm giác khó chịu ở vùng tim ( ngực bên trái ), hoặc mệt, hoặc hồi hộp, lo sợ vô cớ, có lúc cảm giác tim mình đập dồn dập… Còn tại sao cùng uống cà phê mà người thì mệt kẻ thì không. Đơn giản là đối với cà phê, trà thì mỗi người có một đáp ứng khác nhau. Hoặc tại sao tôi uống cà phê bao nhiêu năm rồi mà mệt thì chỉ xuất hiện vài tháng nay. Dĩ nhiên triệu chứng mệt không phải xuất hiện ở những lần uống đầu tiên, mà mệt chỉ xảy ra khi tim không chịu nỗi với những kích thích của caffeine trong một thời gian lâu dài. Theo tôi, nếu thích uống trà hay cà phê, các bạn có thể uống ít thôi nhưng cũng luôn nhớ rằng chất caffeine trong trà và cà phê có thể làm tim các bạn nhạy cảm hơn, tần số đập nhanh hơn và có thể làm các bạn mệt. Tuy nhiên có một lần tôi “ hố hàng ”. Bệnh nhân ngồi trước tôi là một phụ nữ sáu mươi ba tuổi, dáng người gầy, rắn rỏi. Bà từ Long Khánh về thành phố thăm con rồi nhân tiện đến khám bệnh. Huyết áp của bà là 100/70mmHg ( tương đối bình thường ). Cho làm xét nghiệm thường quy, chỉ có điện tâm đồ có nhịp xoang nhanh # 110 lần/phút. Có thể nghĩ là thiếu máu gây mạch nhanh chăng, nhưng khi xét nghiệm công thức máu thì hồng cầu là 4.300.000/mm3 trong giới hạn bình thường. Như vậy theo “ đường xưa lối cũ ” trong đầu, tôi nghĩ ngay đến trà và cà phê, tôi còn suy diển thêm, Long khánh lại là nơi trồng cà phê và trà, bênh nhân này chắc chắn phải có uống. Tôi hỏi bác có uống trà không?. Bệnh nhân trả lời: hồi giờ tôi không biết uống trà. Như vậy bác có uống cà phê? Cà phê cũng chẳng bao giờ đụng đến. Còn phân vân chưa biết nhịp tim nhanh từ đâu, thì người con trai khoảng 40 tuổi đi cùng bệnh nhân bước vào nói má ra ngoài một chút, để con hỏi thăm bác sĩ về bệnh của con. Đợi bà ra cửa phòng thì anh nói nhỏ với tôi bác sĩ khuyên má con bớt uống rượu lại, ngày nào bà cũng uống một xị rượu đế, hơn 5 năm nay rồi! Thật là một sự sai sót trong hỏi bệnh, do tôi cứ nghĩ đây là một phụ nữ, đã lớn tuổi thì chuyện uống rượu chắc không bao giờ có. Việc hỏi bệnh nhân có uống trà và cà phê đã là quá rồi. Đây là một bài học quý cho tôi. Và các bạn nên nhớ thói quen uống trà, cà phê, rượu có thể làm tim của các bạn đập nhanh và có thể gây mệt cho các bạn.


  “ CƯ AN TƯ NGUY ” 
 Ăn mà không chấm thì còn gì là ngon nữa. Món bì cuốn không nước mắm, gỏi cuốn không tương, món rau không có nước thịt hay cá kho để chấm. Thật là chán. Người Việt có thói quen ăn phải chấm. Mà thức ăn cũng phải mặn mòi một chút. Lạt thì thật khó ăn. Nhưng các bạn hãy để ý trong khi làm bếp, trong việc muối dưa cà pháo, để dưa cà được ngon, cứng thì cần phải xử dụng muối hơi mặn một chút. Đến đây thì các bạn hơi ngạc nhiên phải không, đang nói chuyện sức khõe thì nói ăn uống bếp núc dưa cà để làm gì. Có thể tôi đi lạc đề rồi chăng? Xin thưa với các bạn mình vẫn đang nói chuyện về sức khõe đây. Nếu chúng ta có thói quen ăn mặn, thì lượng NaCl trong máu chúng ta có nồng độ cao, nói đơn giản là máu chúng ta mặn hơn. Và hệ thống mạch máu gồm vô số những ống dẩn chứa máu của chúng ta, sẽ luôn luôn tiếp xúc với một môi trường mặn trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm thì các bạn thử nghĩ mạch máu của mình sẽ giống như dưa, cà trong muối mặn, cũng cứng lại, và kém đàn hồi phải không? Sự lưu thông của máu trong cơ thể một phần do lực co bóp của trái tim, một phần do hệ thống mạch máu co lại rồi giãn ra. Đồng thời các bạn biết huyết áp thì tỷ lệ thuận với những yếu tố sau: sức co bóp của cơ tim, dung tích máu trong lòng mạch máu và với sức cản ngoại biên. Ở đây khi hệ thống mạch máu cứng lại, hay nói khác hơn là sức cản ngoại biên tăng lên sẽ dẩn đến bệnh tăng huyết áp vô căn xảy ra ở tuổi sớm hơn. Nói đơn giản là người có thói quen ăn mặn thì có nguy cơ cao huyết áp sớm hơn người ăn lạt hơn. Chưa kể ăn mặn còn có thể giữ nước lại trong mạch máu khiến dung tích máu tăng lên. Điều này cũng là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Thưa các bạn trong binh pháp cổ nhân có câu “ Cư an tư nguy ”, nghĩa là đang sống yên ổn cần lo đến lúc nguy biến. Trong bệnh tăng huyết áp cũng tương tự như thế, không phải đợi đến lúc bị bệnh tăng huyết áp chúng ta mới ăn nhạt mà ngay lúc khi chưa có bệnh tăng huyết áp các bạn cần nên tập cho mình một thói quen: nêm thức ăn hơi nhạt và khi ăn không nên chấm thêm muối, nước mắm, nước tương, chao…


 “ NHỚM RĂNG ”






 Khoảng năm 40 tuổi tôi bắt đầu bị ê, đau nhức hai hàm răng. Các chân răng như có cảm giác không còn bám chắc vào nướu, đau răng mà chảy nước mắt như khóc. Lần đau nhức đó kéo dài mấy ngày. Có lẽ tôi bị nha chu chăng? Lúc đó thực không biết. Khi ấy tôi đang thất nghiệp, theo bạn về Long an, buổi sáng theo bạn ra rẩy mía. Cơn đau làm tôi không ăn được, đến bữa cơm nuốt trộn trạo cho xong. Bạn tôi nói chắc mày bị “ nhớm răng ” rồi, mấy ông già cũng hay bị. Nhưng từ đó về sau tôi không còn bị nhớm răng nữa.. Vì sau đó mỗi lần đánh răng thì tôi dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nướu răng chặc, sau đó lại buông tay ra. Tôi thực hiện động tác đó khắp hai nướu răng và mỗi ngày tôi dùng hai hàm răng gỏ với nhau một trăm lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang