Kỳ 28. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
BS Huỳnh Hải
-----------------------------------------------------
------------------------------------------------------
Kỳ 28
KHÍ CÔNG
Năm hai mươi tuổi, tôi tình cờ đọc quyển
sách “ Cái dũng của thánh nhân ” tác giả là ông Nguyễn duy Cần. Trong quyển
sách này kể nhiều gương dũng, điềm đạm của người xưa. Tôi thích nhất là phần
phía sau quyển sách. Đó là phần nói về cách tập tĩnh tọa của Cương điền Nhất
lang là một người Nhật. Đó là phương pháp ngồi hai chân co lại, mông trên gót chân. Trong phương pháp này quan
trọng nhất là phần tập thở. Theo sách Cái dũng của thánh nhân, lúc còn trẻ
Cương điền Nhất lang người nhỏ, gầy. Nhưng sau một thời gian tập tĩnh tọa, cơ
nhục nở nang, vạm vở, uy nghi, thần khí điềm đạm. Có lần Cương điền Nhất lang
ngồi trên xe, tai nạn xảy ra, xe hư nát mà ông vẫn vô sự. Tôi rất thích và bắt
đầu tập phương pháp tĩnh tọa hết sức siêng năng. Vài tháng sau đã có kết quả,
nhưng không phải giống như sách, mà ngược lại.Tôi thấy trong người lúc nào cũng
nóng bức, nhất là hai mắt có cảm giác như “ đổ hào quang ”. Lồng ngực tức không
thể chịu, hơi thở khó khăn và có cảm giác mệt như muốn đứt hơi. Lúc đó tôi nghĩ
mình bị “ tẩu hỏa nhập ma ” rồi chăng. Thật không biết phải làm sao, không biết
nói với ai để giúp mình đây. Tôi ngưng tập tĩnh tọa và mấy tháng sau dần dần
mới trở về trạng thái bình thường. Từ đó mặc dù rất thích tập Khí công, Yoga..
và vẫn mua nhiều sách Khí công nhưng tôi giống như chim bị trúng ná một lần, chỉ
đọc các sách khí công, Yoga rồi xếp để đấy. Nhất là những phương pháp có động
tác nín hơi lại, thì không đời nào dám thử tập. Tôi không hiểu tại sao hít thở
lại xảy ra tình trạng “ tẩu hỏa nhập ma ” như vậy. Tại sao lại thở hai thì (
thở ra rồi hít vô liền ), ba thì ( hít vào, nín hơi, thở ra ), bốn thì ( hít
vào, nín hơi, thở ra, nín hơi )??? Tôi hỏi nhiều người, đọc nhiều sách mà vẫn
không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Đến khi bước vào nghề y, những kiến thức
y học hiện đại và với những kinh nghiệm cá nhân tôi mới hiểu được vấn đề mà
mình đã quan tâm
NHỮNG NGUYÊN
TẮC CỦA ĐỘNG TÁC HÍT THỞ
Vì sao mà tôi bị tức ngực khó thở, nóng mắt,
mệt muốn đứt hơi khi tập khí công? Các bạn có gặp tình trạng “ tẩu hỏa nhập ma
” này không? Tại sao?? Tại sao??? Câu hỏi này đã theo tôi hơn ba mươi năm. Có
người nói tại tôi hít vào quá sâu, qua khỏi huyệt Đan Điền ( cách rốn một thốn
rưởi tương đương với chiều ngang của ba ngón tay trỏ, giữa, áp út ) và chạm đến
vùng những huyệt liên quan đến vùng sinh dục ( huyệt Trung cực ) nên mới xảy ra
tình trạng trên. Tôi nghĩ tất cả đều
phải giải thích được bằng khoa học,
không có gì huyền bí. Ba mươi năm lẩn quẩn để tìm ra lời giải thích, ba mươi
năm rất thích tập khí công mà không dám tập, sách Khí công mua rồi cũng xếp lại
ở đầu giường. Sau một thời gian tập Dịch cân Kinh, cùng với những kiến thức y
học hiện đại, tôi đã tự tìm ra câu trả lời tại sao tôi bị tẩu hỏa nhập ma, và
từ đó tôi tìm ra nguyên tắc của sự hít thở, một nguyên tắc quá đơn giản. Câu
trả lời này chưa hẳn đã là đúng. Nhưng cũng đủ làm thỏa mãn những thắc mắc về cách hít thở cho riêng tôi. Các
bạn đọc sách khí công, hoặc nghe những người tập khí công có những quan niệm và
thuật ngữ về hít thở. Quan niệm hít sâu cho khí đi vào Đan điền, hoặc ở trình
độ cao hơn hít để dẩn khí ra tay và thậm chí đến cả hai bàn chân. Những tác giả
và người tập đều đưa ra dẩn chứng, nếu khí không đến đan điền thì tại sao vùng
đan điền ( vùng dưới rốn 1,5 thốn ) to ra khi chúng ta hít vào? Còn nếu khí
không đi xuống chân thì tại sao bàn chân trở thành màu đỏ, hồng hào và có cảm
giác rần rần như khí chuyển động?
Bây giờ hãy gác lại những hiện tượng và
lý giải này để chúng ta quan sát một cách khoa học, khách quan. Hệ hô hấp của
con người bắt đầu là mũi, khí quản, phế quản phải và trái, rồi những tiểu phế
quản rồi những phế quản cực nhỏ là phế quản tận, cuối cùng là những chùm phế
nang. Xung quanh những chùm phế nang có rất nhiều mạch máu nhỏ.
Chúng ta hãy quan sát tiếp đến hệ tuần
hoàn. Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ thống mạch máu. Tim có hai buồng trái và phải,
được ngăn cách bằng một vách. Tim trái đẩy máu đỏ có nhiều dưỡng khí và chất bổ
dưỡng vào hệ động mạch đến nuôi dưỡng các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Tại đây
sau khi làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng, máu đỏ sẽ nhận lấy
chất cặn và thán khí để trở thành máu đen và theo hệ tĩnh mạch để trở về tim
phải. Máu đen từ tim phải được đẩy lên phổi len lỏi trong các mạch máu thật nhỏ
bao quanh phế nang. Lúc các bạn hít vào sẽ mang không khí vào tận hệ thống các
phế nang. Sự trao đổi khí và máu tại đây sẽ làm máu đen nhiều thán khí trở
thành máu đỏ nhiều dưỡng khí. Máu đỏ lại trở về tim trái và bắt đầu một chu
trình mới.
Xin các bạn chú ý sự trao đổi khí tại các
phế nang có hoàn toàn hay không? Điểm chính là ở thì thở ra. Khi các bạn thở
sạch ra hết những khí cặn ở các túi phế nang thì đường dẩn khí ( từ mũi, khí
quản, phế quản lớn, phế quản tận, các phế nang ) mới trống trải, thì lúc hít
vào không khí sạch mới đi vào tận các phế nang để quá trình trao đổi khí tốt.
Còn nếu trong thì thở ra, các bạn thở ra không hết, số không khí cặn vẫn choáng
chỗ ở các túi phế nang thì không khí trong sạch không vào đến các phế nang
được, sự trao đổi khí tại phế nang sẽ không đạt yêu cầu. Lúc đó tại phế nang,
cơ thể không nhận được không khí sạch, đồng thời trong cơ thể cũng không thải
được chất cặn bả, chất độc, thán khí ra ngoài. Máu đến phổi đen rồi khi trở lại
tim trái máu vẫn chưa thực sự đỏ. Cuối cùng là cơ thể chúng ta không được nuôi
dưởng mà còn bị ngộ độc. Càng tập khí công kiểu này lâu ngày thì cơ thể càng bị
ngộ độc nặng hơn.
Hãy chú ý thêm một điều quan trọng nữa.
Trong khi hít vào, không những không khí đi vào phổi mà còn có một số khí đi
vào trong dạ dày. Khi thở ra, các bạn phải cố gắng thở sạch khí từ các phế nang
và phải tống sạch các khí trong dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng. Nếu
chúng ta thở ra không hết khí ở dạ dày thì càng tập khí công hay nói khác hơn
là càng tập hít thở, thì khí càng ứ ở dạ dày nhiều hơn.
Bây giờ mời các bạn lưu ý đến một chi
tiết giải phẩu. Bụng và ngực của chúng ta được ngăn cách bằng một màng dày,
chắc, gọi là cơ hoành. Cơ hoành chỉ chừa những lổ kín để các mạch máu lớn đi
qua. Các bạn hãy nhìn qua hình minh họa, bên trên là tim rồi đến cơ hoành ngăn
cách, sát bên dưới là dạ dày. Như vậy nếu dạ dày bị chứa đầy hơi do động tác
thở ra của bạn không tích cực sẽ chèn ép cơ hoành lên tim gây tình trạng nặng
ngực, khó thở, mệt, tim đập nhanh…Áp lực máu ở vùng đầu mặt tăng lên gây cảm
giác nặng đầu, nóng mắt. Cơ thể tích lũy nhiều thán khí sẽ gây những biên đổi
sinh học tạo cảm giác nóng trong người. Hệ thần kinh bị kích thích khiến người
tập khí công sai sẽ có cảm giác bồn chồn, bực bội. Tất cả những cái gọi là “
tẩu hỏa nhập ma ” mà tôi đã bị đều được giải thích khoa học.
Quay lại việc Khí có vào đến vùng đan điền
( vùng bụng ) được không? Các bạn chỉ cần xem hình minh họa sẽ thấy dù có hít
thật sâu, không khí cũng chỉ đi vào hai phổi, tận cùng là đi đến các phế nang
mà thôi. Còn nói khí đến hai lòng bàn tay và đi tận đến hai bàn chân để hai bàn
chân và tay trở nên hồng hào và có cảm giác rần rần bên trong. Đó chẳng qua là
người tập khí công lâu ngày sẽ buông lỏng, thư giản được tốt hơn, mạch máu ở
bàn chân và tay giãn ra, người tập có cảm giác rần rần và dĩ nhiên là do
máu tràn đến chỗ giãn này để bàn tay và
chân đỏ hồng hào lên. Chỉ có vậy thôi. Như người uống rượu bia, mạch máu ở mặt,
lòng bàn tay, chân cũng giãn và cũng đỏ hồng hào, không lẽ cũng nói là khí lưu
thông đến sao? Một số người bị tăng huyết áp mặt đỏ hoặc những cô gái hay có
tính cả thẹn mặt cũng đỏ rần cũng là khí lưu thông ?
Khí công là phương pháp tập hít thở đúng
thông qua những động tác đã được người xưa nghiên cứu. Khí công không có gì
huyền bí, bởi người xưa lập nên những cách tập như Dịch cân Kinh, Thái cực
Quyền, Bát đoạn Cẩm.. cũng dựa trên cơ
thể, không khí và những động tác, dựa trên mọi thực tiển của cuộc sống. Do đó
tất cả những diển biến của cơ thể khi tập khí công đều phải được giải thích bằng
khoa học .
Từ suy nghĩ trên, chúng ta có thể áp dụng
để tập hít thở, tập khí công kể cả tập tạ ( tập thể hình ) cho có kết quả và
được an toàn. Khi tập khí công, các bạn chú ý thì thở ra, khi thở ra tốc độ
thật tự nhiên, lúc đầu bằng mũi, đến cuối hơi, thót bụng rất nhẹ để đẩy hơi ở
dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng ra ngoài qua ngã vừa bằng mũi vừa miệng.
( tuy nhiên các bạn không nên thóp bụng mạnh mà chỉ nên xử dụng cơ bụng rất nhẹ
nhàng ). Sau đó các bạn hít hơi vào tự nhiên, êm dịu, cảm giác không chỉ hơi
vào qua mũi mà còn qua cả tất cả bề mặt da trên cơ thể. Hít vào như để không
khí thẩm thấu tự nhiên qua mũi, qua da. Các bạn không cần hít thật sâu, chỉ hít
vừa sức, vừa đầy các phế nang. Hít vào như rót không khí vào khí quản vào những
chùm phế nang. Khi hít thở tai không được nghe âm thanh của động tác hít thở,
điều này cũng có nghĩa là khi hít thở phải thật nhẹ nhàng, toàn thân hầu như
buông lỏng, không được vận dụng các cơ.. Và theo tôi phải trục xuất không khí ở
dạ dày bằng cách dùng nắm tay thực hiện động tác Đấm bụng để hơi thoát ra ngoài
bằng cách ợ hoặc xì hơi. Chúc các bạn không bao giờ bị “ tẩu hỏa nhập ma ” khi
tập khí công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét