Kỳ 23.Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
BS Huỳnh Hải
--------------------------------------------------------------
"Bây giờ
ruộng đã bê tông
Cây đa đã cụt dòng sông đã què
Mái đình đã phẳng đường xe
Còn đâu cánh võng mà nghe chuông chùa
Hội làng thì đã ngày xưa
Thôi anh đừng có tiễn đưa làm gì"
Cây đa đã cụt dòng sông đã què
Mái đình đã phẳng đường xe
Còn đâu cánh võng mà nghe chuông chùa
Hội làng thì đã ngày xưa
Thôi anh đừng có tiễn đưa làm gì"
Trích từ Ôi cánh đồng quê N.
L. (Hà Nội)
----------------------------------------------------------------
Kỳ 23
Một bệnh nhân tiêu chảy đến khám cầm theo
toa khám bệnh ở nơi khác đến. Người bệnh nói tôi đã uống thuốc ba ngày mà sao
buổi sáng nay vẫn còn tiêu chảy hai lần. Tôi xem lại toa thuốc và nói với bệnh
nhân, theo tôi nếu ghi đơn thuốc thì tôi cũng ghi tương tự như vậy thôi. Nhưng
khi đang uống thuốc thì anh có kiêng ăn
uống gì không? Người bệnh nói, tôi có kiêng chứ, tôi kiêng tất cả từ cơm, hủ
tiếu, cháo…Tôi chỉ uống sữa để cho khõe thôi. Hầu hết bệnh nhân tưởng là khi
mắc bất cứ bênh gì đều uống sữa là tốt nhất. Nhưng khi tiêu chảy theo tôi không
được uống sữa vì chất béo trong sữa có thể kích thích nhu động ruột làm tăng
tiêu chảy. Một lý do
nữa là có một số người trong cơ thể thiếu men lactoza để tiêu hóa chất ngọt
trong sữa là lactose nên càng dễ bị tiêu chảy thêm. Một thực tế khác là có
những bệnh nhân không uống sữa, vẫn uống thuốc theo toa mà tiêu chảy vẫn không
chịu dứt và bụng cứ đau lâm râm. Lý do là mỗi ngày bệnh nhân này có ăn ba hũ
sữa chua. Bệnh nhân nói với tôi là tôi có nghe nói trong sữa chua có men Lactobacillus
acidophilus có thể trị tiêu chảy. Tuy
nhiên xin các bạn nhớ, sữa chua là một sản phẩm làm từ sữa ( là một chất béo )
nên vẫn bất lợi trong khi tiêu chảy. Tóm lại khi các bạn tiêu chảy, nên kiêng
những thứ sau đây: sữa, sữa chua, dầu, mở, bơ, phó mát. Còn tất cả thức ăn như
cơm, cháo, bánh mì, bánh canh, hủ tiếu đề ăn bình thường ( không được cho dầu
mở bơ vào các thức ăn này ) và các bạn nên uống đầy đũ nước để bù vào lượng
nước bị mất do tiêu chảy.
THUỐC UỐNG VÀ
THUỐC CHÍCH
Tôi bệnh nặng lắm xin bác sĩ kê toa thuốc chích cho mau hết. Bệnh
nhân vừa ngồi xuống ghế đã xin được tiêm thuốc. Nhưng các bạn hãy lưu ý, khi đi
khám bệnh, trước tiên bệnh nhân cần phải khai bệnh. Sau khi được khám, có thể
tùy bệnh, nếu cần thiết , bác sĩ sẽ cho chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm nước
tiểu, máu. Rồi bác sĩ kết hợp những gì đã phát hiện khi khám cùng với các xét
nghiệm, bác sĩ chẩn đoán xem là bệnh gì, sau đó mới quyết định loại thuốc,
đường để cho thuốc vào ( bôi ngoài da, tọa dược, uống, chích hoặc truyền theo
đường tĩnh mạch ). Hơn nữa quan niệm tiêm thuốc có kết quả nhanh hơn uống cũng không hẵn là đúng. Chỉ một động
tác thì dù tiêm hay uống, thuốc cũng đã vào đến cơ thể và kết quả cũng nhanh
chậm một chút thôi. Chích thuốc thì vào cơ bắp, còn uống cũng đi vào cơ thể tức
khắc. Nếu các bạn đang bị nôn thì nên xử dụng thuốc tiêm hoặc thuốc theo đường
truyền tĩnh mạch. Còn nếu muốn băng vết loét ở dạ dày thì chỉ có thuốc uống.
Các bạn hãy xem một đơn thuốc, có nhiều loại, có thể thay thế một loại thuốc
uống bằng thuốc chích thì cũng phải uống những loại thuốc còn lại. Không một
mũi thuốc chích nào giải quyết triệt để bệnh được. Và tùy vào trường hợp mà bác sĩ cho đúng loại
thuốc gì và chỉ định đường vào cơ thể tốt nhất. Tôi nghĩ khi các bạn đi khám bệnh, các bạn nên nói cho
bác sĩ biết tất cả những gì mà cơ thể mình không ổn. Từ đó bác sĩ sẽ khám, cho
làm các cận lâm sàng ( xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm…) để chẩn đoán
chính xác là bệnh gì rồi mới ấn định thuốc và đường vào cơ thể thích hợp ( bôi
xoa bóp, uống, chích, truyền tĩnh mạch ) để bệnh các bạn nhanh khỏi. Tôi nghĩ
đó là điều hợp lý nhất. Các bạn có đồng ý như vậy không?
TRYỀN NƯỚC BIỂN
Tôi gặp nhiều bệnh nhân vào khám bệnh
chưa biết bệnh gì cũng thiết tha xin được truyền “ nước biển ” cho khỏe. Những
bệnh nhân khác bị viêm phế quản cũng đòi truyền, bệnh cao huyết áp, thiếu máu
cơ tim cũng truyền…Bệnh nhân không để ý bệnh mà chỉ muốn truyền “ nước biển ”.
Một số người cứ nghĩ “ nước biển ” là một lọai thuốc “ trị bá bệnh ” có thể làm
khỏe dù mình đang bị bất cứ bệnh gì. Thực ra “ nước biển ” mà các bạn thấy chứa
trong chai thủy tinh hoặc chai làm bằng nhựa ( plastic ) để treo lên và nhỏ
từng giọt vào mạch máu có nhiều loại. Đường glucose, hỗn hợp nhiều chất khoáng
( Lactate Ringer ), chất đạm, chất béo. Tùy từng loại có thể truyền vào những
trường hợp bệnh thích hợp. Tiêu chảy, nôn bị mất nước và chất khoáng có thể
truyền Lactate Ringer để bù lại những chất đã mất. Chất đạm dùng để truyền cho
những bệnh nhân thiếu đạm, bệnh lâu ngày không ăn thịt cá.. Hoặc truyền thuốc
vào chai “ nước biển ” để đưa thuốc vào cơ thể dần dần. Hoặc có thể chỉ truyền
với mục đích “ giữ vein ” trong trường hợp ở phòng cấp cứu, để khi cần sẽ tiêm
ngay thuốc vào qua đường tĩnh mạch. Vậy có nên truyền “ nước biển ” một cách vô
tội vạ không, trường hợp nào nên truyền, trường hợp nào không cần truyền,
trường hợp nào không được truyền. Nói chung bác sĩ biết rõ sẽ chọn chỉ định nên
truyền hay không, và truyền thì truyền loại nào, tốc độ truyền là bao nhiêu.
Điều quan trọng là bạn nên giải quyết ưu tiên căn bệnh hiện tại mà mình đang
mắc ( viêm họng, sốt rét, cao huyết áp, viêm phổi, thiếu máu cơ tim, viêm dạ
dày… ), truyền “ nước biển ” trong đa số trường hợp, chỉ là thứ yếu.
TRÁNH TỰ NHIỄM
ĐỘC TRONG KHI NGỦ
Nhiều người có một thói quen là trùm mềm
ngũ. Như các bạn biết chúng ta hít vào dưởng khí để nuôi cơ thể và thở ra để
thải thán khí ra ngoài. Như vậy tốt nhất là nên hít thở ở môi trường thoáng
khí. Sự dễ chịu khi sống giữa hai nơi có không khí thoáng mát trong sạch như ở
bãi biển hoặc đồng quê và ở thành thị có lẽ ai cũng cảm nhận. Tôi nhớ l tôi còn nhỏ, ba tôi là tài xế taxi. Ông dành
dụm và mua được một chiếc taxi. Mỗi ngày ông chạy xe từ sáng, trưa về nghĩ rồi
chạy tiếp đến chiều. Ông tảo tần lao động. Thỉnh thoảng ba tôi đi xe về sớm,
chở gia đình đi chơi, đi ăn uống. Tất cả đều là những kỹ niệm mà tôi không thể
quên. Nhưng tôi thích nhất là khi ba tôi chở cả nhà đi về hướng Mũi tàu ( Xa
cảng miền Tây ), lúc đó nơi đây còn là
đồng lúa, còn hình ảnh của những con trâu thong dong ăn cỏ và lủ cò
thoải mái đậu trên lưng trâu. Ba tôi trải một tấm nylon, dọn thức ăn ra, cả nhà
quây quần cùng ăn và cùng hít thở không khí trong sạch. Thức ăn mang theo không
gì đặc biệt , chỉ đặc biệt ở chỗ là tình cảm gia đình và nhất là một khung cảnh
đồng quê có hương lúa, có tiếng rì rào của gió, có không khí thanh sạch thoáng
mát của miền quê. Một môi trường đầy khói thuốc lá, âm thanh ồn ào, không khí
tù túng của nhiều quán nhạc quán ăn không thể so sánh được. Dưỡng khí là một
loại thực phẩm tối cần cho con người mà hầu như không cần phải tốn tiền mua.
Các bạn nên lưu tâm đến việc hít thở không khí trong sạch, dù thức hay đang
ngũ. Khi ngũ không nên đắp mềm trùm đầu
và phải chọn nơi có không khí lưu thông, nhưng tránh gió lùa. Các bạn nên nhớ
khi ngũ cơ thể chúng ta có thể ngộ độc khi trùm mềm, hoặc ngũ trong phòng kín
nhưng trong suốt thời gian ngũ chúng ta cũng có thể tiếp thu nguồn năng lượng
mới từ môi trường bên ngoài.
GIẢM ĐAU THẦN KINH DO DI CHỨNG ZONA
Một bệnh
nhân nữ sáu mươi bảy tuổi đang ngồi trước mặt tôi. Vẽ mặt nhăn nhó, tay ôm mạn
sườn bên trái. Sau khi bệnh nhân vạch áo lên tôi thấy đây là một tổn thương
zona ở thời kỳ khỏi bệnh, chỉ còn một mảng gồm nhiều sẹo nhỏ vắt từ sau một bên
lưng trái ra phía trước. Tôi nói trước đây bác bị dời ăn phải không? Bệnh nhân
vừa nghe nói tiếng dời ăn lật đật dùng ngón tay trỏ để trên miệng: bác sĩ đừng
nói nó chạy lan ra nữa đấy. Bệnh nhân cho
biết đã bị Zona nhiều tháng trước nhưng sau khi lành sẹo, vẫn còn những
cơn đau, có khi chịu được, lúc thì dữ dội, tiếp diển đến bây giờ. Các bạn đều
biết đây là một bệnh nhiểm siêu vi có tên là Herpes Zoster. Bệnh có khuynh
hướng làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi, tổn thương bị ở một bên cơ
thể, có thể ở mặt, tay, ngực, bụng, chân. Bệnh phát ra những ban đỏ, dần dần
trở thành mụn nước, có thể có mủ bên trong . Trước khi nổi những mụn nước có
nhiều bệnh nhân có cảm giác đau nhức ở vùng sẽ xuất hiện các tổn thương. Sau đó
nổi mụn đỏ, rồi có nước kèm theo cảm giác rát như bị phỏng tại những nốt mụn.
Những nốt này kết thành một dãy vắt một bên cơ thể. Có lẽ những tổn thương này
có hình dạnh gần giống như các vết do dời ( giời ), một loại rết nhỏ tiết ra
một chất làm bỏng da nên trong dân gian vẫn gọi bệnh Zona là bị dời leo ( dời
ăn )! Và không hiểu tại sao khi gọi tên dời leo thì bệnh nhân có vẽ cử ( kiêng
) và sợ những tổn thương ngoài da này lan ra nhiều hơn? Bây giờ thì các bạn đã
biết, bệnh Zona ( hay thường gọi là dời leo ) chỉ là một bệnh virus làm tổn
thương thần kinh ngoại biên. Sau khoảng một tuần hoặc tối đa là ba tuần thì các
tổn thương da khô đi. Tuy nhiên bệnh Zona có một biến chứng phiền toái là đau
nhức dai dẳng có thể kéo dài đến vài năm. Nhất là người già trên sáu mươi tuổi,
cơn đau có tính cách dữ dội, nhiều khi bệnh nhân kém ăn, mất ngũ chỉ do một
triệu chứng đau tại nơi đã bị tổn thương da do Zona. Các ông bà lão không chịu
được cơn đau do di chứng Zona có thể suy sụp tinh thần. Trường hợp điển hình là
bà lão đang ngồi đau khỗ trước mặt tôi. Bà soạn trong giỏ ra một xấp toa với
chẩn đoán là đau sau khi bị Zona kèm những loại thuốc giảm đau ngoại vi phối
hợp giảm đau trung ương như Diantalvic, Paracodein, vitamin nhóm B liều cao…Tôi
an ủi, giải thích, động viên cho bệnh nhân và cuối cùng bày cho bà một biện
pháp nhẹ nhàng: Dùng cục nước đá cho vào một cái bao nylon, rồi bọc lại bằng
một khăn vải. Sau đó cứ chà xát lên vùng đau. Mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần 10
đến 15 phút. Sau mười ngày bệnh nhân trở lại, đau vẫn còn nhưng cường độ đau đã
giảm bảy phần mười! Cũng là một kết quả khích lệ phải không các bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét