ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Cách Chữa Bệnh Liệt theo Diện Chẩn





Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải cần đến người nhà (con cái, hoặc vợ, hoặc chồng, hoặc nếu không có thì phải thuê đến nắn bóp cho) để chữa trị.

Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải CẦN ĐẾN NGƯỜI HỖ TRỢ (con cái, hoặc vợ, chồng, nếu không có thì phải thuê người đến nắn bóp ) để chữa trị.
* Thường bị liệt một bên (liệt 1/2 người, bán thân bất toại)
* Liệt bên phải thường nặng hơn liệt bên trái.
* Nếu liệt bên phải thường là bị nhũn não (chân tay co quắp, đi đứng khó khăn, lưỡi rụt lại nên nói cũng khó khăn). Nếu bị nhũn não thì phải bấm các huyệt theo thứ tự 34. 290. 100. 156. 37. 41. Sau đó, làm 7 động tác dưới đây:
1- LĂN GỜ MÀY (phản chiếu tay):
a) Lăn gờ mày từ đầu mày ra cuối mày (bên nào bị lăn bên đó) lăn 30 cái 1 lần làm 3 lần, mỗi lần nghỉ 1 phút, nếu người khoẻ thì lăn 40-50 cái /1 lần.
Chú ý: Nhớ từ trong ra ngoài nếu làm ngược lại thì sẽ bị liệt nặng hơn.
b) Xong búng (hoặc gõ) đầu mày (H.65) và cuối mày (H.100), có thể làm 1 lần hoặc 2 lần (tùy sức chịu đựng của bệnh nhân). Mỗi lần búng (hoặc gõ) độ 15-20 cái.
2- LĂN GẦN MIỆNG (phản chiếu chân):
- Lăn từ dưới cánh mũi đến mép (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ mép đến môi dưới (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ môi dưới đến cằm (30 cái/1 lần làm 3 lần)
3- HƠ: Bằng nhang ngải cứu nếu có.
a) Hơ nhượng (khuỷu) tay: Từ nhượng tay lên trên khoảng 2-3cm và dưới cũng khoảng 2-3cm. Hơ đi hơ lại bằng cách hơ ½ trên, hơ ½ dưới hoặc từ trong ra ngoài (hơ tròn).
b) Hơ cùi trỏ: hơ tròn.
c) Hơ cổ tay (hay gọi là cườm tay)
d) Hơ đầu gù các đốt ngón tay.
Chú ý:
- Quan trọng ở mắt cá chân ngoài khi hơ cổ tay.
- Nếu không nói được, nói khó khăn thì hơ ngón cái tay trái (hơ từ cuối đốt thứ 2 ra đến đầu ngón cái). Xong hơ 2 bên cạnh ngón cái, nhớ hơ đi hơ lại nhiều lần. Nhờ việc hơ này mà lưỡi sẽ thon lại và dài ra, ăn nói sẽ dễ dàng.
4- LĂN TRỰC TIẾP TAY LIỆT:
- Lăn cánh tay trên: từ đầu vai xuống khuỷu tay (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn cánh tay dưới: lăn từ khuỷu tay tới cổ tay (30 cái/1lần làm 3 lần).
- Lăn bàn tay: từ cổ tay ra 4 đầu ngón tay (tức mu bàn tay).
- Lăn ngón cái (ngón cái ở vị trí kẹp giữa 2 ngón cái và ngón trỏ của người chữa bệnh).
- Lăn gan bàn tay (lăn 3 lần, mỗi lần 30 cái).
- Xong day hoặc vê các đốt xương, chỗ sưng.
5- LĂN TRỰC TIẾP CHÂN LIỆT: (cũng như lăn tay)
- Lăn đùi: từ trong ra ngoài (30 cái/1 lần, 3 lần)
- Lăn cẳng chân: lăn xuôi từ đầu gối xuống cổ chân.
Chú ý: không lăn ở sống chân.
Lăn bàn chân: lăn mu chân trước, xong lăn 2 cạnh chân.
- Lăn gan bàn chân và day các đầu xương ngón chân.
Chú ý: tất cả các động tác lăn đều làm 3 lần mỗi lần 30 cái.
Khi lăn tay,chân: phải lăn tròn toàn bộ.
Khi tập đi phải để chân thẳng.
Cào gót và bàn chân.
6- CÀO TRÊN ĐẦU
a- Cào từ mí tóc lên 2-3 cm xuống mí tai.
b- Công dụng: Để chữa cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay (xem vị trí của đồ hình 11 phản chiếu phần ngoại vi cơ thể trên da đầu “đồ hình dương”).
c- Cào từ đỉnh đầu thẳng xuống đỉnh tai (phản chiếu đùi).
d- Cào từ đỉnh tai chếch ra sau ót (phản chiếu bắp chân).
e- Cào 2 bên sau ót (phản chiếu bàn chân).
Chú ý : tất cả đều làm 30 cái/1lần làm 3 lần. Đặc biệt chú ý: nếu bị liệt nửa người bên phải thì cào nửa đầu bên trái. Ngược lại, nếu bị bên trái thì cào đầu bên phải.
7-LĂN LƯNG:
- Lăn ngược từ xương cùng lên tới ót, lăn từng đoạn ngắn độ 15cm/1 đoạn.
- Lăn 2 bên cột sống thì lăn chéo lên.
Chú ý: khi lăn ở các đốt L3, L4, L5 phải lăn cẩn thận vì chỗ này là thận, nếu không khéo sẽ bị sa thận.
Nguồn Dienchan.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang