ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Chúc Mừng năm mới 2012

-------------------------------------------------------------------------

CHỢ TẾT
Đoàn Văn Cừ

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ gìa chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau
Sương trắng giỏ đầu cành như giọt sữa.

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ

Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghe người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi dọn bán

Một thày khóa gò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu

Áo cụ lý bị người chen lấn kéo
Khăn trên đầu đương chít cũng bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi

Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa
Những mẹt cau đỏ chót tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết

Con gà trống màu thâm như cục tiết
Một người qua cầm cẳng dốc lên xem
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh

Trên con đường đi các làng hẻo lánh
Những người quê lũ lượt trở ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Cách Chữa Bệnh Liệt theo Diện Chẩn





Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải cần đến người nhà (con cái, hoặc vợ, hoặc chồng, hoặc nếu không có thì phải thuê đến nắn bóp cho) để chữa trị.

Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải CẦN ĐẾN NGƯỜI HỖ TRỢ (con cái, hoặc vợ, chồng, nếu không có thì phải thuê người đến nắn bóp ) để chữa trị.
* Thường bị liệt một bên (liệt 1/2 người, bán thân bất toại)
* Liệt bên phải thường nặng hơn liệt bên trái.
* Nếu liệt bên phải thường là bị nhũn não (chân tay co quắp, đi đứng khó khăn, lưỡi rụt lại nên nói cũng khó khăn). Nếu bị nhũn não thì phải bấm các huyệt theo thứ tự 34. 290. 100. 156. 37. 41. Sau đó, làm 7 động tác dưới đây:
1- LĂN GỜ MÀY (phản chiếu tay):
a) Lăn gờ mày từ đầu mày ra cuối mày (bên nào bị lăn bên đó) lăn 30 cái 1 lần làm 3 lần, mỗi lần nghỉ 1 phút, nếu người khoẻ thì lăn 40-50 cái /1 lần.
Chú ý: Nhớ từ trong ra ngoài nếu làm ngược lại thì sẽ bị liệt nặng hơn.
b) Xong búng (hoặc gõ) đầu mày (H.65) và cuối mày (H.100), có thể làm 1 lần hoặc 2 lần (tùy sức chịu đựng của bệnh nhân). Mỗi lần búng (hoặc gõ) độ 15-20 cái.
2- LĂN GẦN MIỆNG (phản chiếu chân):
- Lăn từ dưới cánh mũi đến mép (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ mép đến môi dưới (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ môi dưới đến cằm (30 cái/1 lần làm 3 lần)
3- HƠ: Bằng nhang ngải cứu nếu có.
a) Hơ nhượng (khuỷu) tay: Từ nhượng tay lên trên khoảng 2-3cm và dưới cũng khoảng 2-3cm. Hơ đi hơ lại bằng cách hơ ½ trên, hơ ½ dưới hoặc từ trong ra ngoài (hơ tròn).
b) Hơ cùi trỏ: hơ tròn.
c) Hơ cổ tay (hay gọi là cườm tay)
d) Hơ đầu gù các đốt ngón tay.
Chú ý:
- Quan trọng ở mắt cá chân ngoài khi hơ cổ tay.
- Nếu không nói được, nói khó khăn thì hơ ngón cái tay trái (hơ từ cuối đốt thứ 2 ra đến đầu ngón cái). Xong hơ 2 bên cạnh ngón cái, nhớ hơ đi hơ lại nhiều lần. Nhờ việc hơ này mà lưỡi sẽ thon lại và dài ra, ăn nói sẽ dễ dàng.
4- LĂN TRỰC TIẾP TAY LIỆT:
- Lăn cánh tay trên: từ đầu vai xuống khuỷu tay (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn cánh tay dưới: lăn từ khuỷu tay tới cổ tay (30 cái/1lần làm 3 lần).
- Lăn bàn tay: từ cổ tay ra 4 đầu ngón tay (tức mu bàn tay).
- Lăn ngón cái (ngón cái ở vị trí kẹp giữa 2 ngón cái và ngón trỏ của người chữa bệnh).
- Lăn gan bàn tay (lăn 3 lần, mỗi lần 30 cái).
- Xong day hoặc vê các đốt xương, chỗ sưng.
5- LĂN TRỰC TIẾP CHÂN LIỆT: (cũng như lăn tay)
- Lăn đùi: từ trong ra ngoài (30 cái/1 lần, 3 lần)
- Lăn cẳng chân: lăn xuôi từ đầu gối xuống cổ chân.
Chú ý: không lăn ở sống chân.
Lăn bàn chân: lăn mu chân trước, xong lăn 2 cạnh chân.
- Lăn gan bàn chân và day các đầu xương ngón chân.
Chú ý: tất cả các động tác lăn đều làm 3 lần mỗi lần 30 cái.
Khi lăn tay,chân: phải lăn tròn toàn bộ.
Khi tập đi phải để chân thẳng.
Cào gót và bàn chân.
6- CÀO TRÊN ĐẦU
a- Cào từ mí tóc lên 2-3 cm xuống mí tai.
b- Công dụng: Để chữa cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay (xem vị trí của đồ hình 11 phản chiếu phần ngoại vi cơ thể trên da đầu “đồ hình dương”).
c- Cào từ đỉnh đầu thẳng xuống đỉnh tai (phản chiếu đùi).
d- Cào từ đỉnh tai chếch ra sau ót (phản chiếu bắp chân).
e- Cào 2 bên sau ót (phản chiếu bàn chân).
Chú ý : tất cả đều làm 30 cái/1lần làm 3 lần. Đặc biệt chú ý: nếu bị liệt nửa người bên phải thì cào nửa đầu bên trái. Ngược lại, nếu bị bên trái thì cào đầu bên phải.
7-LĂN LƯNG:
- Lăn ngược từ xương cùng lên tới ót, lăn từng đoạn ngắn độ 15cm/1 đoạn.
- Lăn 2 bên cột sống thì lăn chéo lên.
Chú ý: khi lăn ở các đốt L3, L4, L5 phải lăn cẩn thận vì chỗ này là thận, nếu không khéo sẽ bị sa thận.
Nguồn Dienchan.com

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

VAI TRÒ TÂM LINH

      Hai chữ “tâm linh” được nhắc đến từ ngàn đời, chứng tỏ tâm linh là nhu cầu thiết yếu của mọi thế hệ, nhưng hiểu thế nào là “tâm linh”, thì chưa hẳn nhiều người biết rõ. Người cho rằng: Tâm linh là chuyện thần thánh ma quỷ, mê tín lạc hậu, không giá trị, chỉ là sản phẩm của trí hoang tưởng, cần phải diệt bỏ. Vì vậy chẳng có môn Khoa học nào dám dính vào hai chữ “Tâm linh”. Người khác cho rằng: Tâm linh là phép màu nhiệm của bề trên giúp đỡ con người, là chỗ dựa cầu xin, là niềm hy vọng an ủi suốt cuộc đời. Người thất vọng thì cho rằng, chẳng có tâm linh gì cả, suốt đời tôi khổ, chẳng có phép màu nào cứu tôi…. Như thế Tâm linh được hiểu theo nhiều ý nghĩa rất khác nhau. Như thế nào là Tâm linh chân chính ?
Tâm thuộc lĩnh vực tâm trí, là hoạt động của hệ thần kinh. Người ta có thể suy nghĩ rất nhiều để tạo nên một hành động nào đó. Tâm sẽ tác tạo ý thức cuối cùng phát ra Hành động, có thể thay đổi đột ngột những gì ý thức đã sắp đặt từ trước. Như vậy Tâm có cả vai trò của vô thức. Tâm là tổng hòa của hoạt động thần kinh có ý thức và vô thức (tàng thức ). Tâm này gọi là Tâm phàm phu, giúp chúng ta sinh sống . Hoàn cảnh tốt thì tạo tâm tốt, hoàn cảnh xấu thì tạo tâm xấu. Như vậy tâm phàm phu bất an bất định, nương theo dòng xoáy xã hội, tạo nên vui, buồn, hạnh phúc, lầm lỡ, khổ đau, đúng, sai, thiện, ác…
Tâm linh là Tâm linh thiêng. Sự thật là sự linh thiêng không thay đổi. Tâm linh là Cái Tâm thấy được Sự thật trong thế giới vô hình và hữu hình. Cái thấy rộng lớn vô hạn không còn bị giới hạn ngắn ngủi bởi con mắt thịt .Tâm linh là phần trí tuệ sáng suốt thấy được Sự thật, còn gọi là Tuệ giác, hoặc Trí huệ. Càng biết sự thật rộng lớn, sự giao cảm trong vũ trụ càng lớn. Sự giao cảm này làm nên sự kết nối hòa đồng vũ trụ, tạo nên sự linh ứng của Tâm linh, có sức mạnh năng lượng tác động tốt cho môi trường, tạo nên ý thức sâu sắc về sự sống, như ý thức về cội nguồn, sự thật về vũ trụ, về con người, về kiếp sống, đặc biệt là mối liên hệ vô hình giữa con người với môi trường và muôn loài vạn vật, cùng các quy luật Tạo hóa… Nhờ tuân thủ quy luật tạo hóa, con người sống thiện ích, vui vẻ hơn, không còn mắc phải sai lầm tai hại. Tâm linh giúp con người có sức mạnh nội tại, có minh triết, an vui tự tại, vận dụng đúng các quy luật tạo hóa, không ngả nghiêng xáo trộn, không còn phiền não đau khổ, không sai lầm ân hận… Tâm linh có vai trò giáo dục tự giác cao nhất, không có nền giáo dục nào có thể đạt được sự giáo dục tính Thiện như khoa học Tâm linh. Tâm linh là giá trị quý nhất của con người, có sức sống mạnh mẽ hơn tiền bạc, danh vọng. Một nhà thông thái, một nhà khoa học hay một người bình dân, đều có khả năng tâm linh khi họ thấy được sự thật. Tâm linh không phải là chuyện riêng của ông đồng bà cốt, của ngoại cảm… nếu họ không rèn rũa tu sửa cũng không có tâm linh, vẫn đau khổ mặc dù có chút tài năng.
Tâm linh không do ai ban tặng, không do thi cử, chức tước, tạo nên. Nó phải trải qua những giai đoạn chuyển hóa ý thức. Ban đầu hệ thần kinh còn nhiễm trược, người đó khó hiểu sự thật, hiểu ít, chính lúc này dễ dàng đi vào sự mê tín, cuồng tín, tà thuật, thần thông, ám thị, lãnh lấy hậu quả tăm tối hơn. Muốn phát triển tâm linh chân chính, chỉ khi nào người đó chịu khó tu sửa, cải tạo hệ thần kinh thanh tịnh mới phát Trí Huệ, sẽ hiểu rõ sự thật. Bởi vì, trong tổ chức hệ thần kinh, có những hoạt động vi tế của ô trược, y học không quan sát được . Thông thiên học do một nhà tâm linh Miền Nam Việt Nam thực hiện năm 1951-1952 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thần kinh :
“Con người có Trung tâm Thần kinh: Não, tiểu não, hành tủy.
Bộ Não, là Trung tâm thần kinh hệ, nó là Bộ máy chỉ huy, đầy đủ nhân viên điều khiển từ Trung tâm xuống hạ tầng cơ sở. Bộ não, là bộ chỉ huy Trung ương, từ dưới chơn chạy về bộ não, cả hai bàn tay cũng vậy.
Tiểu não, là phó chỉ huy của Trung tâm thần kinh hệ. Có bổn phận kiểm soát tất cả việc gì cần vào Trung tâm thần kinh hệ, rồi nó mới cho lên Bộ não.
Hành tủy, là cái trạm thứ ba để kiểm soát trước khi cho vào Tiểu não. Hành tủy là cơ quan lãnh lấy cái dung hòa, lượt lại cho nó thanh, đưa lên tiểu não lượt thêm cho nó thanh nữa, và đưa lên Bộ não. Được như vậy mãi mãi, thì con người tu chơn thành Thánh Nhân.
Ba cơ quan này, có trách nhiệm tẩy não những cái gì uể trược, để con người tu chơn thành một vị Thánh Nhân. Ba cơ quan này, cũng có trách nhiệm thu uế trược để con người tu chơn thành ngạ quỷ, súc sanh, vì kẻ này tu mà còn làm sái.
Người tu mà không thể hàng phục được cái xấu, thì chính Hành tủy cũng rước phải tất cả cái gì là uế trược, và không cần lược, mà cho vào, và đưa lên Tiểu não cũng không cần lược, cũng đưa thẳng lên Não, và sẽ thành Chánh Quỷ.”
“Những cơ quan nào đau, cũng do Thần kinh hệ không chiếu ra nơi đó được, vì nó đã bị tê liệt bởi sự Tham Sân Si ( trược khí ). Vì tam độc này đã diệt cái Thần kinh hệ. Cho nên chỗ nào có Tham Sân Si đến, là chỗ đó sanh đau, và có ngày chúng sẽ bị hoại, phải cưa, mổ sẻ chi đó”.
“Từ mỗi ngón tay ngón chân đều là bộ máy của Trung tâm Thần kinh, do đó khi con người tu chơn chánh, rồi dùng tay rờ mó vào chỗ nào đau của bệnh nhân thì rờ đâu hết đau đó. Bởi trung tâm Thần Kinh hệ đã Thanh tịnh không còn Tam độc nữa, nên khi rờ vào chỗ đau thì hết đau. Không khi nào bình điện chúng hết, vì cơ thể đã thanh sạch, thì sự truyền sang cho kẻ khác không bao giờ chúng ta mất, vì khi truyền là có thêm vào khi truyền. Vì người rờ đó đã hết bệnh, nên mới chữa cho kẻ có bệnh và truyền cái điển không bệnh cho kẻ có bệnh, nên phải hết bệnh. Nhưng khi nào con người tu mà vọng tâm, thì chính lúc đó chữa bệnh, bệnh lại thêm”.
“Vậy xin nói rõ, Trung tâm thần kinh hệ là Chủ nhơn ông của cơ thể, là Tiểu vũ trụ, là con người thật, biết được, hiểu được, thấy được, làm trúng, làm trật, đều là do nơi Trung tâm thần kinh hệ tất cả”
Chúng ta thừa nhận Thông thiên học rất chính xác : Mọi chuyện do thần kinh tạo ra. Để có tâm linh trước hết phải làm sạch hệ thần kinh, giải hết ô trược vây hãm, mới thấy sự thật.
Tiêu chuẩn của sự thật ở đâu ? Nó không nằm ở cái mắt, cái tai, cái mũi. Các giác quan này cho ta thấy sự việc thế gian, luôn tranh cãi bất phân thắng bại. Sự thật thì không cần phải tranh cãi, nó là ánh chớp của trí tuệ, là tia sáng soi rọi vào đầu óc tăm tối, giúp chúng ta biết Cội nguồn của mình, biết Thượng Đế, biết Phật, biết bản thể của mình. Đó là những kiến thức cơ bản về Tâm linh. Chưa hiểu sự thật đó, chúng ta còn bị lừa đảo bởi vô số cái ác, kẻ giả danh sẽ đày đọa chúng ta vào dị đoan, đau khổ. Khi một giọt lệ lăn dài trên má trào dâng niềm xúc động về tình thương của Cha Mẹ nơi cội nguồn, từng giờ phút nuôi dưỡng mình bằng nguồn sinh lực tinh túy nhất, không ngừng thuyết pháp dạy dỗ mình bớt ngu bớt khổ. Thì đó là lúc tâm linh đã bừng sáng, có Hạnh phúc bền vững, giúp chúng ta ngày càng khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, yêu đời hơn, chân thật hơn, chính xác hơn, tự do hơn. Đó mới thật là Hạnh phúc vô biên, khác Hạnh phúc thế gian chơi vơi, luôn kèm theo bất hạnh. Người nắm được sự thật chính xác, người đó có phần sức mạnh Thượng đế. Tâm linh giải trừ tận gốc khổ đau, đem lại sự An lạc, Hạnh phúc thật. Nhờ có Tâm linh, chúng ta biết các quy luật cân bằng âm dương, vô thường , vô ngã, nhân quả, biết Cội nguồn, hiểu bản thân mình… Quan trọng nhất là vấn đề Năng lượng. Máy móc thô thiển không thể phát hiện năng lượng vi tế nhất trong vũ trụ, nhờ tâm linh chúng ta thấy được nguồn Năng lượng vi tế nhất, có sức mạnh điều khiển cả vũ trụ, phục hồi sức khỏe cho mình. Nhờ tâm linh chúng ta biết tránh Năng lượng tiêu cực hủy hoại đời sống. Nhờ phát triển tâm linh mà trực giác nhạy bén giúp chúng ta tránh được phiền toái và tai họa. Đó mới là phương tiện bảo vệ cao cấp nhất. Con người thiếu tâm linh thì còn vướng mắc khổ đau, khoa học thiếu tâm linh thì đi chệch hướng quy luật tự nhiên, tự hủy diệt. Do những tác hại đó, con người thế kỷ 21 đã bừng tỉnh cơn mê, tìm hiểu Tâm linh chân chính để cân bằng đời sống của mình.
 Bài do Hoàng Thúy Năm sưu tầm và gửi cho Blog

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Những câu chuyện tâm linh.

Cô gái hơn một nghìn ngày mất tích và sự trở về kỳ lạ

Hành trình qua 3 nước và đi bộ về Hà Nội

Chẳng ai có thể ngờ người con gái có gương mặt tươi trẻ, còn phảng phất nét hồn nhiên lại có một cuộc đời ly kỳ đến thế.

Hơn một nghìn ngày mất tích, mất trí nhớ, cô sinh viên Việt Nam xuất sắc đã bắt đầu những năm tháng đọa đày khi từ Australia qua Mỹ, một ngày kia chui trong con-te-nơ trên một chiếc tàu chở hàng vượt đại đương về Trung Quốc. Để rồi từ Trung Quốc về Lạng Sơn và từ Lạng Sơn đi bộ về Hà Nội trong tình trạng chẳng biết mình là ai?...

Ngay từ nhỏ, Lâm Thị Thanh Huyền đã tỏ ra thông minh khác thường. Hồi mới lên ba ở quê nhà Phú Xuyên - Hà Tây, chỉ nghe anh chị đọc bài học thuộc lòng vài lần, Huyền đã nhớ rồi đọc lại vanh vách.

Chính vì thế mà bố của Huyền - ông Lâm Văn Bảng, một thương binh nặng - đã xiết bao kỳ vọng vào cô con gái mà mình rất mực thương yêu.

Và thực tế, từ lớp một cho đến khi vào đại học, Huyền luôn giành được những kết quả xuất sắc trong học tập. Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1997, Huyền thi đỗ Đại học Giao thông Vận tải với số điểm cao.

Nhưng học hết năm thứ nhất, cảm thấy không hợp, Huyền quyết định thi vào khoa Toán - Tin Đại học Quốc gia và trúng tuyển. Học đến năm thứ 2, Huyền vượt qua nhiều sinh viên khác để giành học bổng du học ở Australia.

Đêm trước ngày sang xứ người, Huyền trò chuyện tâm tình với bố đến quá nửa đêm. Món quà ông Bảng tặng con gái chẳng nặng về vật chất. Ông mở tủ lấy ra một vật được gói ghém cẩn thận. Đó là cuốn sách “Gương Nhân - Quả” do Thành hội Phật giáo TP.HCM xuất bản. Ông Bảng mua năm 1995 và thuộc làu từng câu từng chữ.

Bây giờ ông trao sách cho con gái, giọng rưng rưng: “Đây là cuốn sách bố thích, sang đó khi gặp khó khăn, con hãy đọc nó. Nó sẽ giúp con vượt qua”. Ông Bảng ghi số điện thoại gia đình và tên mình vào gáy sách. Nhưng chẳng hiểu sao lần này, ông lại ghi chữ “Bảng” thành chữ “Bang”.

Cả hai bố con đều không ngờ rằng cuốn “Gương Nhân - Quả”, trở thành một “ân nhân”, một điểm “cởi nút” quan trọng trong vở kịch trên sân khấu cuộc đời đầy éo le, lạ lùng mà Huyền đóng vai chính.

Tai họa kinh hoàng trên đất khách

Huyền sang Australia, học ở thành phố Sydney, viết thư đều đặn về nhà và cuốn “Gương Nhân - Quả” trở thành sách gối đầu giường.

Cuộc sống ở xứ lạ bớt cô đơn hơn khi Huyền trở nên thân thiết với hàng xóm - một phụ nữ người Pháp. Bà người Pháp cảm mến cô sinh viên Việt Nam ngoan hiền, nết na nên nhận Huyền làm con nuôi. Họ thường xuyên qua lại chăm sóc nhau như ruột thịt.

Bỗng một ngày Huyền bị sốt li bì, nằm liệt giường. Mấy hôm không thấy cô con gái nuôi sang chơi, bà mẹ người Pháp vội vàng qua nhà Huyền. Bà lập tức đưa Huyền đi bệnh viện. Bác sĩ kết luận: Huyền bị viêm não biến chứng rất nặng.

Tất cả các bệnh viện ở Australia đều bó tay với trường hợp này. Muốn cứu Huyền, phải đưa cô sang một bệnh viện tốt nhất ở Mỹ. Chẳng chút đắn đo, bà mẹ Pháp đã làm thủ tục để Huyền sang Mỹ điều trị.

Các bác sĩ ở Mỹ sau khi xem xét kỹ bệnh tình của Huyền, đã khẳng định: Muốn cứu tính mạng, phải phẫu thuật, nhưng phẫu thuật có thể sẽ mất trí nhớ. Giữa tính mạng và trí nhớ, chọn cái nào? Dĩ nhiên, không khó để đưa ra câu trả lời.

Cuộc phẫu thuật đã cứu sống Huyền, sức khỏe dần hồi phục nhưng trí nhớ của cô như một vùng sương khói mờ ảo. Họa vô đơn chí, khi hai mẹ con đang trên đường ra sân bay trở về Australia thì lại hứng chịu một tai nạn giao thông khủng khiếp.

Một chiếc xe đâm vào ôtô Huyền ngồi, những chiếc thùng rất lớn lao xuống... Cô tỉnh lại trong bệnh viện và không thấy bà mẹ nuôi người Pháp đâu nữa. Bà đã chết? Hay bà không tìm thấy Huyền? Bà mẹ nuôi nhân hậu đã biến mất khỏi cuộc đời Huyền từ đấy.

Trong cái bệnh viện xa lạ đó, Huyền tự hỏi mình là ai? Vì sao lại ở nơi này? Huyền không thể trả lời. Trí nhớ cô chẳng khác nào một ổ dữ kiện trong máy tính đã bị xóa sạch.

Trống rỗng, xám xịt. Đến mức Huyền không thể biết mình tên gì? Người nước nào, học ở đâu, bố mẹ là ai? Cô như người từ hành tinh khác lạc vào trái đất, và ký ức là một vùng “chân không” hun hút. Sự mất trí nhớ càng trở nên tai hại hơn khi tất cả giấy tờ của Huyền bị mất hết sau vụ tai nạn.

Giọng Huyền nhỏ nhẹ: “Lúc ấy, ký ức về từ những ngày học ở Australia và tất cả quá khứ của tôi bị xóa hết. Tôi chỉ nhớ những gì diễn ra sau khi rời khỏi bệnh viện ở Mỹ”.

Người con gái gầy gò, ốm yếu, đầu không còn tóc sau lần phẫu thuật ấy lê bước ra cổng bệnh viện ở thành phố New York, chẳng một ai đến đón, chẳng biết đi đâu về đâu giữa nước Mỹ rộng lớn và xa lạ. Và một câu hỏi luôn nhói lên: “Mình là ai?”.

Huyền đứng bên đường, túi chẳng có một đồng, tài sản nếu kể ra thì chỉ còn bộ quần áo đang mặc mà thôi. Dường như chẳng còn ai có thể nghèo hơn bởi vì ngay một kẻ hành khất rách nát nhất thì vẫn còn ký ức, trí nhớ. Đói.

Cơn đói đến với Huyền chầm chậm nhưng mỗi lúc một dữ dội. Huyền bỗng nhìn thấy một đám trẻ nhiều màu da đang đi trên đường. Chẳng hiểu ai xui khiến, Huyền nhập vào đám trẻ đó. Đám trẻ đi vào một nhà hàng để rửa thuê chai lọ. Huyền cùng làm việc với chúng. Gầy gò nhỏ bé, trông cô gái người Việt này chẳng khác nào một đứa trẻ.

Vì thế mà ngay cả đám trẻ con cũng không nhận thấy có một người lớn nhập bọn. Công việc rửa chai lọ chỉ được trả công bằng một bữa ăn, không có tiền lương. Nhưng với Huyền như vậy cũng tốt lắm rồi, vì đó là cách giúp cô sống qua ngày trong cuộc hành trình tìm lại chính mình.

“Làm ơn cho tôi biết tôi là ai?”

Hôm ấy đang rửa chai lọ ở nhà hàng, Huyền được một bà người Hoa chuyên buôn đồ điện tử từ Trung Quốc sang, quan tâm. Cảnh ngộ đặc biệt của Huyền đã khiến bà thương gia động lòng trắc ẩn, muốn giúp đỡ đưa Huyền về quê hương.

Nhưng ngay cả đất nước của mình tên gì, ở đâu Huyền cũng chẳng nhớ. May thay trong tiềm thức sâu thẳm của cô gái ấy vẫn còn vẳng lên mấy từ ít ỏi: “Việt Nam - Hồ Chí Minh”. Những từ này chẳng khác nào chiếc la bàn chỉ cho Huyền một hướng đi khi đang lạc giữa đại dương bao la.

Bà thương gia Trung Quốc phán đoán Huyền là người Việt Nam, nên đã hỏi cô có muốn về nước không? Huyền gật đầu. Thế rồi Huyền lên chiếc tàu thủy chở hàng điện tử, nhắm mắt đưa chân, phó mặc cho số phận. Huyền phải ngồi trong con-ten-nơ chở hàng.

Bóng tối dày đặc bao phủ. Nóng bức đến ngộp thở. Say sóng. Tất cả khiến cho cô gái nhỏ bé ấy càng thêm buồn tủi. Con tàu lênh đênh giữa đại dương bao nhiêu ngày Huyền chẳng biết, nhưng cũng đủ dài để cảm thấy mình là tù nhân của bóng tối trong chiếc hộp sắt kín như bưng.

Một ngày nọ, tàu đến Trung Quốc. Sau khi nghỉ ngơi vài ngày Huyền được bà thương gia đưa đến tận Lạng Sơn. Huyền qua cửa khẩu Tân Thanh, đặt chân lên đất Việt. Lúc ấy, cô cũng chẳng biết Việt Nam là một đất nước như thế nào, có khác gì Mỹ và Trung Quốc?

Điều mà cô nhận thấy rõ nhất: Nơi đây cô có cùng ngôn ngữ với mọi người. Nhưng giữa miền miên viễn này, cô bỗng có cảm giác giống như lúc bước chân ra khỏi bệnh viện ở Mỹ: không tiền, không chốn nương thân, không trí nhớ... Và đói.

Huyền thất thểu bước đi trên đường, gặp ai cũng hỏi một câu khiến cho người ta tưởng cô bị điên: “Anh ơi, chị ơi, có biết tôi là ai không? Làm ơn cho tôi biết tôi là ai?”.

Huyền hy vọng có ai đó nhận ra mình. Đáp lại là những cái lắc đầu, sự ngạc nhiên, giận dữ, thương hại... Nhưng Huyền vẫn không nản lòng, cứ lang thang ở Lạng Sơn với câu hỏi có thể khiến mình bị tống vào nhà thương điên.

Tiềm thức mách bảo Huyền tìm đến nhà chùa để xin miếng ăn, chỗ ngủ qua đêm và dường như đó là cách duy nhất để tránh những cạm bẫy ở tỉnh biên giới thường xảy ra nhiều vụ bắt cóc, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.

Sau khi nghe Huyền kể hoàn cảnh, một nhà sư đã khuyên cô xuống Hà Nội sẽ dễ kiếm sống và có nhiều cơ hội tìm được gia đình hơn ở Lạng Sơn. Hà Nội ở đâu? Huyền hoàn toàn chẳng còn nhớ gì về Thủ đô, nơi cô đã từng sống thời sinh viên nhưng vẫn quyết đi về hướng ấy. Đi bộ.

Đi bộ vì không có tiền đi xe ô tô và cũng vì một chút hy vọng mong manh: Có ai trên đường quốc lộ sẽ nhận ra mình chăng? Huyền vượt qua quãng đường gần hai trăm cây số mà trong tay không có một đồng.

Không hành lý. Đầu thế kỷ 21, giữa nườm nượp ôtô, xe máy trên quốc lộ, một người con gái ốm yếu, đầu gần như không còn tóc, cứ lầm lũi đi bộ về Hà Nội. Thân gái dặm trường, phía trước còn nhiều gian nan lẫn cạm bẫy...


CHUYỆN CỔ TÍCH NGÀY CUỐI NĂM
Tưởng như cơ hội tìm thấy gia đình đã tắt ngấm thì bỗng dưng nó lại đến với Lâm Thanh Huyền trong một tình huống lạ lùng...

Rửa bát thuê, bán bánh mì và... luyện thi đại học

Thỉnh thoảng cô gái đó dừng lại hỏi thăm một câu đã trở thành cửa miệng: “Có người nào biết tôi là ai không...?”. Khi màn đêm sắp sập xuống, cô gái tìm một ngôi chùa, xin chút cơm chay và ngủ nhờ. Sáng sớm tinh mơ lại lên đường.

Đi như hành xác, gian nan khổ cực như sang Tây Thiên lấy kinh. Điều mà Huyền luôn cố gắng để làm trong suốt chặng hành trình ấy là kể cho người dân nghe hoàn cảnh của mình để mong tìm ra manh mối gia đình.

Thế rồi, lần nọ sau khi nghe Huyền kể, một người đàn bà Lạng Sơn đã nằng nặc nhận ngay cô chính là đứa con gái đã mất tích của mình. Huyền cả tin, đã cùng người đàn bà đó về “nhà”.

Nhưng đến nơi, thấy anh em họ hàng của người đàn bà hoàn toàn dửng dưng, Huyền mới nhận ra đây chẳng phải gia đình, quê hương của mình. Cô lại ngược đường về Hà Nội.

Huyền chẳng nhớ thời gian đi bộ từ Lạng Sơn về đến Hà Nội mất bao lâu, có lẽ phải một tháng hoặc hơn thế, chỉ biết đôi giày đã mòn vẹt, gương mặt đã bạc đi vì nắng gió, bụi đường. Và cái đầu gần như trọc ngày nào giờ tóc đã lên xanh.

Về đến Hà Nội, Huyền vẫn đối diện với những con số không tròn trĩnh: không tiền, không nơi ở, không gia đình, không trí nhớ... Huyền lại xin rửa bát cho quán cơm ở Cầu Giấy. Nhưng lần này với Huyền rửa bát ở Cầu Giấy khác với rửa chai lọ bên Mỹ ở chỗ: được trả lương.

Ngày làm thuê, đêm về đã thành thói quen, Huyền tìm tới các ngôi chùa xin ngủ nhờ. Và cũng đã thành một thứ phản xạ: Huyền cứ đi hỏi những người dưng câu “điên rồ” cửa miệng: “Có biết tôi là ai?...”. Nhưng càng hỏi, càng vô vọng.

Trong khi đó, gia đình ông Lâm Văn Bảng ở Phú Xuyên – Hà Tây buồn như có tang. Sau một thời gian, không nhận được thư hay bất cứ tin tức gì của con gái, ông Bảng đã gọi điện sang Australia hỏi nhưng nhà trường cũng chỉ trả lời: Huyền không còn học ở đây nữa, chúng tôi không biết em đi đâu. Tin nghe như sét đánh ngang tai.

Ông Bảng hốt hoảng định bay qua Australia nhưng vợ ngăn lại vì sợ sang đó thì “chẳng tìm được con lại mất luôn cả bố”. Gần như tuyệt vọng, sức khoẻ ông Bảng suy sụp.

Ở Australia, sau khi thấy Huyền đi chữa bệnh rồi mãi không quay lại trường, tưởng cô đã về nước, bạn bè đã gom tất cả đồ đạc gửi về Việt Nam. Trong đó có cả cuốn sách gương Nhân – Quả. Thế nhưng địa chỉ họ gửi không rõ ràng nên những thứ đồ đó bị thất lạc.

Chẳng ai hay biết, Huyền đang rửa bát thuê ở Cầu Giấy, cách gia đình có ba mươi cây số. Ngoài thời gian đi rửa bát thuê, Huyền thường lân la lên hàng sách cũ ở vỉa hè đường Láng đọc nhờ.

Một chị chủ quầy sách thấy Huyền hiền lành đã rủ về ở cùng nhà trọ gần trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thế là Huyền bỏ công việc rửa bát thuê, ngày đi bán sách với người đàn bà kia, tối đi bán bánh mỳ. Khuya, Huyền chong đèn đọc sách.

Cô đọc ngấu nghiến như chưa bao giờ được đọc. Huyền đói kiến thức. Tất cả những kiến thức trong đầu nữ sinh viên xuất sắc ngày nào đã bị xóa sạch cùng với chứng mất trí nhớ.

Bằng cách đọc sách, Huyền học lại từ đầu. Một đêm Huyền chỉ ngủ khoảng hai tiếng, thời gian còn lại cô “ngốn” những cuốn sách cũ mà ban ngày sẽ bày bán ven đường Láng...Cuộc sống cứ thế trôi đi.

Đêm nọ, đi bán bánh mỳ về, Huyền chẳng thấy người đàn bà ở cùng mình đâu nữa. Chị ta đã biến mất cùng với toàn bộ số tiền mà Huyền bán bánh mỳ đạp xe rã cả chân một năm qua. Chỉ để lại một số sách cũ. Huyền “tiếp quản” “gia tài” đó và vẫn tiếp tục bán sách.

Với lượng kiến thức đã đọc, Huyền tự tin đến mức gõ cửa nhà người lạ xin... luyện thi đại học với điều kiện: nếu học sinh tiến bộ mới nhận tiền. Thế rồi gia sư Lâm Thị Thanh Huyền dần dần được các bậc phụ huynh hết sức tín nhiệm vì kết quả học tập của con em họ ngày càng tốt.

Người này giới thiệu người kia, Huyền trở nên bận rộn với những “cua” dạy dày đặc. Có hôm, đạp xe mệt quá, Huyền ngất giữa đường. Cũng may gần một hiệu thuốc, nên Huyền được cấp cứu ngay. Tích cóp mãi rồi Huyền cũng mua được một chiếc xe máy. Nhưng “chó cắn áo rách”, Huyền bị kẻ cắp lấy mất.

Trong một lần đi làm gia sư, Huyền gặp một chàng trai. Chàng trai đó có tình cảm đặc biệt với cô gái dịu dàng này. Nhưng khi anh ngỏ lời, Huyền đã nói thật về hoàn cảnh của mình. Chàng trai lại càng yêu thương Huyền hơn và xin hỏi cưới. Nhưng Huyền bảo: “Em phải tìm được gia đình mới tính chuyện chồng con”.

Chẳng hiểu sao mấy từ “Việt Nam - Hồ Chí Minh” từ sâu thẳm tiềm thức đã luôn khiến Huyền nghĩ rằng: gia đình mình ở thành phố mang tên Bác. Huyền đã toan khăn gói hành phương Nam, nhưng người yêu ngăn lại.

Huyền đã sống ở Hà Nội gần bốn năm mà chẳng một mảy may dấu hiệu nào cho thấy sẽ biết - mình - là - ai? Gia đình mình ở đâu? Có lúc, Huyền đã lên truyền hình Hà Nội đăng nhắn tin tìm người nhà. Nhưng tin nhắn trở nên ngây ngô và như gió bay lên trời khi mà bản thân Huyền chẳng biết mình tên gì...?

Ba cuộc điện thoại – một cuộc trở về

Cuộc sống ở trọ của Huyền buồn tủi đến tê lòng mỗi khi Tết đến. Trong khi các gia đình sum họp, Huyền chẳng biết đi đâu về đâu, có lúc nằm khóc một mình.

26 Tết năm 2005, sau khi đã cho học sinh nghỉ, Huyền tìm một cuốn sách đọc cho vơi nỗi cô quạnh. Cô vô tình lấy một cuốn sách mang tên “Gương Nhân- Quả”.

Cuốn sách được bọc cẩn thận bằng mấy lớp giấy. Huyền bỗng tò mò bóc những lớp giấy ra để xem. Bóc hết lớp thứ nhất, cô thấy kẹp giữa hai bìa sách là chiếc chứng minh thư nhân dân của một cô gái.

Kỳ lạ thay: gương mặt trong tấm ảnh chứng minh thư nhân dân đó giống Huyền như hai giọt nước. Và cái tên trên chứng minh thư: Lâm Thị Thanh Huyền, nghe như một tiếng vọng xa xôi từ ký ức đã ngủ quên.

Huyền giật mình, tự hỏi: “Sao trên đời này lại có người giống mình đến thế? Hay người trong chứng minh thư lại chính là mình”. Cô định thần nhìn kĩ và phát hiện thấy chữ “Bang” và số điện thoại đã mờ trên gáy sách. Sự tò mò xen lẫn chút hy vọng mong manh đã khiến Huyền bấm máy gọi về số điện thoại ấy...

* * *

Từng bị giặc bắt giam ở “địa ngục trần gian” Phú Quốc thời Mỹ ngụy nên ông Lâm Văn Bảng đam mê sưu tầm những kỷ vật của đồng đội thời chiến tranh.

Cuối năm 2004, ông xây ngay trong khu vườn - cạnh mấy gian trưng bày kỷ vật đồng đội- một ngôi đền nhỏ để ngày ngày hương khói cho những anh linh đã hy sinh vì nước.

Đúng ngày 26 Tết, đền thờ liệt sỹ khánh thành. Đang lúc bận rộn khách khứa, một hồi chuông điện thoại reo vang. Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Bảng nhấc máy. Phía đầu dây bên kia giọng một cô gái rụt rè hỏi: “Thưa bác, đây có phải nhà bác Bang không ạ?” “Không phải, cô nhầm rồi”. Bà Lan cúp máy.

Nghe tiếng “rụp” đầu dây bên kia, Huyền giật mình. Cô mơ hồ nhận thấy giọng người phụ nữ rất quen. Điều đó khiến Huyền kiên nhẫn bấm máy lần thứ hai. Giọng người phụ nữ cáu bẳn: “Đã bảo không phải rồi, sao gọi nhiều thế?”.

Huyền thẫn thờ ngồi ngắm mãi bức ảnh “giống mình” trong chứng minh thư. Như có cái gì đó xui khiến, Huyền bấm máy lần thứ ba. Chuông điện thoại lại reo giữa lúc nhà đang đông khách, bà Lan bảo: “Chắc lại điện thoại của con bé đó, đã bảo không phải cứ hỏi mãi”.

Thấy vợ khó chịu, ông Bảng chạy lại nhấc máy. Mặt ông tái đi khi nghe tiếng “A lô! alô! alô”. Một giọng nói quá quen thuộc đã ăn vào máu thịt trong ông. Tiếng cô gái hỏi: “Dạ, thưa bác, nhà bác có ai tên Huyền không ạ!?”.

Ông Bảng trở nên tê dại khi nghe câu hỏi ấy. Linh cảm của người bố mách bảo: đúng con gái mình rồi. Ông hỏi trong hoảng loạn: “Có, có, Huyền đấy à con. Ôi, ba đây mà, ba của con đây mà. Con không nhận ra ba sao? Con đang ở đâu để ba đón về?” .

Người con gái nói nơi mình ở. Ông Bảng vơ vội chiếc áo rét, gọi thêm vài ba người nữa rồi ào lên Hà Nội. Tuy vội, ông vẫn không quên mang theo album ảnh gia đình.

Bước vào nhà Huyền, ông Bảng mừng như điên dại khi thấy đứa con yêu đã mất tích gần một nghìn năm trăm ngày đang đứng trước mặt mình. Ông ôm chầm lấy Huyền, nước mắt trào ra.

Nhưng Huyền vẫn không nhận ra người đàn ông tóc bạc như cước ấy là bố mình. Cô gọi ông bằng bác như một người xa lạ. Lần bị lừa ở Lạng Sơn khiến Huyền trở nên cảnh giác.

Chỉ sau khi ông Bảng đưa album ảnh gia đình và kể lại chi tiết chuyện gia đình thì Huyền mới tin và lên xe về quê. Cả đại gia đình như vỡ oà trong niềm vui.

Nhà ông Bảng đón một cái Tết vui nhất trong đời. Họ hàng, làng xóm, lúc nào cũng đến kín nhà mừng cho sự trở về vô cùng kỳ lạ của con gái ông. Sau Tết, Huyền làm đám cưới với chàng trai đã yêu thương và chờ đợi mình. Cô đã tìm lại tên cho mình theo đúng nghĩa của cụm từ này.

Tôi ngồi trong căn hộ chung cư tầng 10 ở khu bán đảo Linh Đàm (Hà Nội) – nơi Huyền ở bây giờ - một không gian yên tĩnh, giản dị mà toát lên vẻ đầm ấm.

Có tiếng trẻ nhỏ khóc trong chiếc nôi đặt giữa nhà. Huyền bế bé trai kháu khỉnh cô vừa sinh được hơn 2 tháng, nét mặt tươi trẻ ngời lên niềm hạnh phúc như thể chưa từng trải qua những ngày tháng khốn khổ đến tận cùng.

Huyền lấy cho tôi xem chiếc chứng minh thư tìm thấy trong cuốn sách “Gương Nhân - Quả” mà giờ đây cô vẫn sử dụng. Giọng Huyền trở nên bồi hồi: “Trong quãng đời - không- biết -mình-là -ai, tôi thấy điều may mắn nhất là giữ được mình, không vướng vào những tệ nạn xã hội.

Và những lúc nguy nan nhất, tôi luôn được những người tốt giúp đỡ. Bây giờ tôi ước làm sao gặp lại bà mẹ nuôi người Pháp, thậm chí tôi đã học cả tiếng Hoa để mong có cơ hội gặp lại bà thương gia Trung Quốc.

Ngay cả người đàn bà Thái Bình đã lấy hết tiền của tôi tôi cũng biết ơn. Nếu không có người đàn bà đó, thì làm sao tôi gặp lại cuốn Gương Nhân - Quả”.

Nhờ sự quan tâm của gia đình cũng như người chồng hiền lành, chu đáo, trí nhớ của Huyền đã khôi phục được nhiều. Cô nhớ rất nhanh những kiến thức được học chẳng khác nào thời còn sinh viên.

Bây giờ Huyền vẫn có một khoản thu nhập ổn định bằng nghề dạy học. Huyền dạy học như một sự tri ân với cuộc sống và tình thương của cô dành cho các em học sinh luôn khiến các bậc phụ huynh ngạc nhiên, cảm động.

Sắp tới, Huyền dự định thi vào Đại học Sư phạm với ước nguyện gắn bó với nghề giáo trọn đời. Tôi nghĩ khi người con gái ấy đứng trên bục giảng, chỉ cần kể câu chuyện kỳ lạ của đời mình sẽ khiến cho học trò tin trên đời vẫn có những chuyện cổ tích, vẫn có Gương Nhân – Quả, ở hiền sẽ gặp lành...
Theo Tiền Phong
Saturday, 21. October 2006
Hoàng Thúy Năm sưu tầm và gửi cho Blog
Cỏ Lào - nguồn thuốc kháng viêm, kháng sinh tốt
         
      (Xem thêm Cây cỏ Lào chữa bệnh đăng ngày 23 tháng Hai năm 2011)

      Chữa vết thương phần mềm: Do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và ngọn Cỏ Lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

      Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn Cỏ Lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30 - 50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày; liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang 1 củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500 - 600ml nước cháo loãng.

       Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid)
       Ngọn Cỏ Lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguội; đắp gói thuốc rồi băng lại, để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.
Cần bổ sung thêm: ăn cam, quýt tươi mỗi ngày 3 - 4 quả hoặc uống vitamin C 0,1g x 5 viên lần x 3 lần ngày, Vitamin B1 5000UI 1 viên/ ngày.
       Trồng Cỏ Lào: Những nơi ở xa vùng Cỏ Lào mọc hoang, chặt cành già Cỏ Lào tuốt lá, chặt đoạn 20cm cắm làm hàng rào kết hợp có thuốc dùng khi cần.

Ds. Trần Xuân Thuyết_ CTQ số 20

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Ốc cũng là vị thuốc
DS. Bảo Hoa


Ốc sên.
       Ốc sên hoa (Achatina fulica) là loại ốc lớn, có vỏ to dày, màu vàng nâu đen, miệng không có vảy, sống trong các lùm bụi ẩm ướt, nhất là những loài cây có nhựa.
Bộ phận dùng làm thuốc của ốc sên hoa là thịt và nhớt. Ốc sên bắt về, để 24 giờ cho ốc nhả hết chẩt bẩn hoặc chất độc của cây cỏ mà ốc ăn phải. Đập bỏ vỏ, ruột, dạ dày và thực quản, chỉ lấy phần javascript:void(0)thịt, xát với muối và phèn chua, rồi rửa sạch cho hết nhớt. Dùng tươi, không dùng thịt ốc phơi hoặc sấy khô.
Trong y học cổ truyền, ốc sên hoa được dùng với tên thuốc là oa ngưu, có vị mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, chống co thắt, lợi tiểu. Ốc sên hoa 1 - 2 con, giã nát, thêm ít nước, phết lên giấy, để chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp chữa mụn lở mọc ở da mặt (Nam dược thần hiệu).
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt ốc sên hoa đem thủy phân bằng acid clorhydric và xút sẽ được một loại dịch lỏng, rồi cô đến khi đặc khô thành sản phẩm mang tên “đạm ốc sên”, có mùi vị thơm ngon được dùng làm thuốc bổ dưỡng rất tốt. Thịt ốc sên hoa và cùi quả ô mai, lượng bằng nhau, giã nát, làm viên ngậm chữa cổ họng sưng đau, không nuốt được. Để chữa hen suyễn, thấp khớp, nhân dân ở một số vùng đã dùng riêng thịt ốc sên hoa nấu ăn hằng ngày. Hoặc lấy thịt ốc sên hoa (2 con) nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với nước cốt ép từ 50g măng tre rồi uống làm 1 - 2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài.
Nhớt ốc sên hoa là lớp chất nhầy bao bọc toàn thân ốc ở bên trong vỏ, được lấy bằng cách dùng một que nhọn kích thích liên tục vào da thịt ốc. Chất nhớt sẽ tiết ra rất nhiều. Khi bị rết cắn, lấy nhớt ốc sên bôi ngay sẽ có cảm giác mát, dễ chịu và hết đau nhức.
Ốc đá (Cipangopaludina lecythoidea Benson) và ốc vặn (Sinotaia reevei fischer) là loại ốc nhỡ, vỏ màu xanh đen (ốc đá), màu nâu thẫm (ốc vặn), miệng có vảy, sống ở ao, hồ, ruộng nước vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Cả hai loại đều cung cấp thịt và vỏ làm thuốc. Thịt ốc đá chữa nhiệt tích, tiểu tiện không thông, hoàng đản, cước khí, thủy thũng, sang trĩ, mắt đỏ sưng đau, đinh nhọt. Dùng trong, lấy ốc sắc nước uống hoặc đốt tồn tính, tán bột uống. Vỏ ốc đá trị nôn mửa, đau dạ dày, đái ra máu, kinh phong trẻ em, cam tích. Dùng trong, nung vỏ thành bột, uống mỗi lần 4 - 8g. Dùng ngoài, lấy bột rắc hằng ngày.
Thịt ốc vặn (loa sư) chữa phiên vị (chứng ăn vào nôn ra), hoàng đản, kiết lỵ, lòi dom, trĩ, mạch lươn, táo bón dưới dạng luộc, nấu ăn hoặc giã lấy nước uống; nếu đốt cháy thịt ốc thành than uống với rượu ấm lại chữa nóng trong, háo khát, bụng đầy chướng. Vỏ ốc vặn nung khô, tán bột, uống trị đau bụng, ho có đờm, đau dạ dày ợ chua, thoát giang, di tinh, bỏng loét.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Tầm soát ung thư vú 'hại nhiều hơn lợi'

   Cuộc khảo sát mới đây trên 100 nghìn phụ nữ tuổi từ 50 trở lên cho thấy việc chụp nhũ ảnh định kỳ để phát hiện ung thư có thể mang lại tác hại nhiều hơn lợi ích.
    Theo tính toán của các nhà nghiên cứu Anh, để cứu sống được 1 người nhờ việc tầm soát sớm này, thì 2.000 phụ nữ sẽ phải chụp X quang vú, dẫn tới 200 ca dương tính giả (chẩn đoán ung thư nhưng thực ra không phải) và 10 ca phẫu thuật không cần thiết.
      Như thế, tác hại của việc tầm soát ung thư vú đã vượt quá lợi ích của nó, các tác giả cho biết.
"Sai lầm ở đây là quan điểm cho rằng tầm soát chắc chắn phải tốt, phát hiện sớm chắc chắn phải tốt", giáo sư James Raftery, từ Đại học Southampton, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trên ABC. "Nhưng nếu một phụ nữ được chụp nhũ ảnh, dẫn tới hóa trị và xạ trị không cần thiết, đó là một thảm kịch".
Để đánh giá nguy cơ và lợi ích của việc tầm soát ung thư vú này, Raftery và cộng sự đã xem xét lại những số liệu công bố trước kia, đánh giá số năm sống có được từ việc tầm soát, cũng như so sánh chất lượng sống khi bị chẩn đoán dương tính giả và phải phẫu thuật.
      Kết quả là, trong 10 năm sau khi tầm soát, chất lượng cuộc sống là tiêu cực thuần túy, nghĩa là việc chụp ảnh vú gây ra nhiều tác hại hơn là có lợi. Chỉ sau 20 năm, số lợi ích mới bắt đầu nhiều hơn nguy cơ.
     Vì thế, theo các chuyên gia, một cách để giảm thiệt hại là chờ đợi và xem xét kỹ: trì hoãn phẫu thuật cho đến khi rõ ràng là bạn đang có một khối u thực sự đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, với những phụ nữ khi đối mặt với cụm từ "ung thư vú", thì việc bình tĩnh chờ đợi là điều vô cùng khó khăn.
T. An
Theo Vnexpress

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Hãy kiểm tra huyết áp( HA) hai tay

       Thông thường khi khám bệnh, Tây y thường chỉ đo huyết áp 1 bên tay ( đa số hay đo bên tay trái).
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp huyết áp bên tay trái và tay phải chênh lệch nhau rất nhiều. Ví dụ bên tay trái huyết áp đo được 120/ 80 , bên tay phải huyết áp đo được 150/ 90. Lúc đó ta giải thích thế nào?. Vì vậy khi một người khám bệnh nếu bác sỹ đo HA 1 bên tay huyết áp bình thường, đến ông bác sỹ khác khám, đo tay kia bảo bị huyết áp cao, người bệnh chẳng biết tin ai và sẽ hoang mang.
Ta biết rằng HA là áp lực của mạch máu lên thành mạch khi tim bóp để đẩy máu đi và khi tim dãn để thu máu về, ta có 2 chỉ số HA tâm thu và HA tâm trương.
Huyết áp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chính vì vậy khi mắc chứng HA cao trừ 1 vài trường hợp xác định được, còn không biết được nguyên nhân, nên Tây Y thường cho uống thuốc chữa HA suốt đời.
Như ta biết, từ ngàn năm trước, khi bắt mạch cổ tay Đông Y(ĐY) đã xác định được khí của lục phủ, ngũ tạng đều đi qua cổ tay. Do vậy yếu tố tác động lên HA còn có khí của lục phủ ngũ tạng. Chẳng thế mà chứng HA cao ĐY thường xếp vào chứng huyễn vựng do can phong nội động.
Nếu ta không đo HA 2 tay nhiều khi sẽ xảy ra sự cố đáng tiếc. Ví dụ HA tay trái đo được 130/ 80, HA tay phải đo được 170/ 90 thì bên có HA cao hơn sẽ đau đầu hoặc đau nhức cánh tay mà chữa mãi bệnh đau nhức chẳng khỏi và có thể xảy ra tai biến mạch máu não.
Để điều chỉnh cho HA 2 tay đều nhau, ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Ngâm bàn tay vào trong chậu có nước nóng già độ 30 phút. Mục đích để làm giãn nở mạch máu bên cánh tay có HA cao và chống thần kinh ngoại biên bị co thắt( khi thần kinh ngoại biên bị co thắt thì HA sẽ tăng cao).
- Chà xát vùng gáy để giãn nở động mạch, chống co thắt.
- Dùng cây bút dò day của Diện chẩn, chà xát vùng đầu mày từ huyệt 65 đến huyết 106 nhiều lần bên có HA thấp hơn để chống bế tắc, đưa HA 2 bên tay lên đều nhau..
Vương Văn Liêu

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

CÂY MUA CHỮA BÁCH BỆNH 

      Ở miền Trung có rất nhiều cây mua, đến mùa cây ra hoa, màu tím rất đẹp. Không chỉ đơn giản là một loài hoa, cây mua có nhiều loại, có nhiều công dụng chữa bệnh.

        Mua bà - Mua mái - Dã mẫu đơn Melastoma candidum D. Don. Họ Mua Melasstomaceae, hoa màu hồng tím, lá mặt trên có lông cứng ráp, mặt dưới lông mềm. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi và khô. Vị chua, ngọt, chát, tính bình. Công năng sinh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, cầm máu, tiêu viêm ở ruột, gan, mạch máu, chữa tắc mạch máu, tắc tia sữa, chữa ung thư.

Bong gân, trật khớp, gẫy xương: Bột đại hồi 10 g, bột quế chi 10 g, vỏ cây gạo tươi 200 g, lá dâu 50 g, lá mua bà 100 g. Lá tươi giã nhỏ, quyện với các loại bột cho dẻo để bó đắp.

Chữa vàng da, băng huyết: Lá sao vàng sắc uống.

Chữa mụn nhọt: Lá tươi, giã, hơ nóng đắp.

Chữa tụ máu bầm tím: Lá tươi giã trộn nước vo gạo đắp.


           Mua núi - Mua thấp - Mua lùn - Mua nước Melastoma dodencandrum Lour. Họ mua - cây nhỏ mọc bò thân xanh hay đỏ tím. Hoa màu hồng ở ngọn thân 2-3 cái. Lá nhẵn 2 mặt. Thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô.

Chữa phụ nữ sau khi sinh bị phù nề: 50-100 g cả cây tươi, nấu nước tắm.

Chữa mụn nhọt, ứ huyết, tê thấp: 8-16 g cả cây khô sắc uống. Cây tươi giã nhuyễn đắp tại chỗ.

Gãy xương: Lá mua nước, lá si, lá bái, lá chuối tiêu, lá giỏ dẻ, lượng bằng nhau phơi khô tán bột. Khi dùng cho nước quyện cho dẻo để đắp bó.

Chữa sai khớp: 30 g cây tươi, giã nhỏ cùng với 30 g lá náng hoa trắng, 20 g lá loét mồm. Hơ hoặc xao nóng đắp bó.

Chữa ung thư tử cung, thực quản: Mua thấp 60 g, tứ diệp luật 60 g, cẩu cam thái 30 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ung thư dạ dày chảy máu: Mua thấp 30 g, sắc uống ngày 1 thang.

       Mua ông, mua đỏ, cẩm cang (Thái) Melastoma sanguineum Sims, họ mua. Cây cao 2m trở lên, cành có lông đỏ, lá có lông dày, mặt dưới màu đỏ máu, hoa to mọc thành xim 3-5 hoa, màu hồng thắm thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô. Dùng cầm máu, sưng tấy, tê thấp. Lá tươi dán lên chỗ chảy máu. Lá tươi giã nhuyễn đắp chỗ sưng đau cơ, khớp.

       Mua leo - mua giây Medinilla spirei Guill giây leo 10 m trở lên, cụm hoa hình chùy thõng xuống, hoa màu hồng đỏ hoặc nâu đỏ. Thu hái quanh năm, chữa sưng tấy tụ máu, đau cột sống. Phối hợp với các vị khác chế dạng cao dán.
Theo Bác sĩ Phó Đức Thuần
(Sức Khoẻ và Đời Sống)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Tìm hiểu nhân vật- sự kiện:

Phùng Cung, một đời thơ 'chữ quê' đau đớn

Khoảng năm 1986, tôi được mời đi dự trại viết văn dành cho người viết văn trẻ ở Việt Trì một tháng, xong về Hà Nội nằm ở “Chòi ngắm sóng” của Phùng Quán chơi thêm cả tuần nữa.


                                    Nhà thơ Phùng Cung - Ảnh: N.Đ.Toán


              Những ngày đó ngày nào anh Quán cũng đạp chiếc xe đạp cuốc Liên Xô cao lênh khênh, giải thưởng cuộc thi viết về Lênin, truyện ngắn “Như con cò vàng trang cổ tích”, chở tôi đi ăn các món Hà Nội và thăm các đại gia văn chương như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt…

Một buổi sáng, uống xong tuần trà, anh bảo : “Hôm nay mình sẽ chở Ngô Minh đến thăm một người lạ lùng, người trả giá đắt nhất cho văn chương. Một người mà chỉ một truyện ngắn đã phải đánh đổi cả một đời người, một “nhà thơ chữ quê đặc sắc”- đó là anh Phùng Cung…

Nghe đến tên Phùng Cung tôi đã nhớ ngay đến Con ngựa già Chúa Trịnh, cái truyện ngắn mà ông anh trai mê văn chương của tôi ở cái làng Thượng Luật heo hút góc biển Quảng Bình ấy dấm dúi tha về không biết từ đâu bản chép tay trong cuốn vở học trò cho tôi đọc thời còn học cấp hai trường làng.

Hồi đó tôi không hề biết truyện ấy bị cấm, nên cứ đọc vô tư. Hơn nữa tôi đọc truyện mà chưa hiểu hết ý tứ sâu xa gì, chỉ thương hoài con ngựa Kim Bồng Thiên lý mã khi đã già, vì bao nhiêu năm chỉ lo phục vụ trong phủ Chúa với hai chiếc lá đa che hai bên mắt, không xông pha nơi chiến trận.

Nên khi ra trận sống mái cuối cùng ngựa Kim Bồng “chỉ trong chớp mắt nó tụt lại. Không chịu, nó càng lồng lên. Bỗng nó thấy nhói một cái ở ngang bụng như bị một nhát gươm chém mạnh. Nó ngã vật xuống, vùi đầu trong bụi lốc của đàn ngựa bay qua…”. Tôi giục anh Quán: “Đi ngay đi anh, “Con Ngựa già Chúa Trịnh” phải không ?”…

Anh Quán đạp xe chở tôi từ trường Chu Văn An bên Hồ Tây về đến 135 phố Mai Hắc Đế thì dừng lại. Cửa đóng kín. Anh Quán dựng xe đạp rồi gõ cửa nhẹ.

Một ông già thanh mảnh, lịch lãm mặc quần ngủ màu trắng, đi guốc mộc, đôi mắt thăm thẳm, long lanh hiền dịu, đeo kính lão dày cộp, ra mở cửa. Thấy Phùng Quán, gương mặt ông đang từ ưu tư căng thẳng chuyển sang tươi cười niềm nở.

Anh Quán quay sang tôi chữ nghĩa ý tứ : “Đây là nhà văn Phùng Cung, vừa mới được về với đời từ mấy năm nay”, rồi lại quay sang giới thiệu với Phùng Cung: “Thưa anh, em đưa đứa em làm thơ ở Huế quê em đến thăm anh”.

Ông bắt tay tôi rồi giục: “Vào nhà đi, đứng ngoài này nói chuyện không tiện!”. Ông dẫn chúng tôi lên gác. Tôi quan sát thấy ở ban công nhà có cây cau cảnh đặt cạnh cái vại nước nhỏ, một cảnh thu nhỏ thường ở các làng quê Bắc Bộ.


Tôi đã từng trọ học ở Kim Động, Hưng Yên, thấy nhà nào trong xóm cũng có vại nước đặt ở đưới cây cau cao ở sân dùng để rửa chân mỗi khi đi đâu về. Còn cây cau đến mùa ra hoa thơm lừng, hoa rụng lấm tấm đầy mặt nước, thơm lâng lâng.

Sau này gia đình nhà thơ Phùng Cung đã chuyển về khu vực Bưởi. Một lần tôi cũng theo anh Phùng Quán đến thăm, cũng thấy ở sân ông trồng cây cau, phía dưới có vại nước.

Trước khi nhà thơ mất vài tháng, ông chỉ cây cau và nói với một người bạn tên là Lữ đến thăm nhà: “Anh thấy không, cây cau nhà tôi èo uột, không lớn nổi vì thiếu ánh sáng. Nhưng mỗi lần nhìn nó thì tôi nghĩ đến thân phận…, và tôi càng thấy thương người dân mình hơn. Không giận ai được, chỉ có thương thôi” (Lữ - Cây cau của Phùng Cung).

“Cây cau - vại nước” là một hình ảnh đặc trưng, ám ảnh mà mỗi khi nhắc đến Phùng Cung tôi lại nhớ, lại hình dung ra gương mặt thân thuộc của ông.

Suốt buổi sáng hôm ở phố Mai Hắc Đế ấy, Phùng Cung điềm đạm pha trà, thủng thỉnh làm từng động tác một. Hình như ông vừa pha trà vừa nghĩ tới điều gì đó lung lắm. Tôi thấy ông như một thầy giáo vừa nghiêm trang vừa từ tốn.

Sáng ấy chủ yếu hai người Phùng Cung - Phùng Quán nói chuyện với nhau, còn tôi chỉ ngồi nghe. Tôi biết anh Quán cố tình gợi chuyện để Phùng Cung kể cho tôi nghe cuộc đời ông.

Phùng Cung kể chuyện đám cưới của ông do Phan Khôi làm chủ hôn, mặc dù cơ quan không đồng ý vì gia đình bên vợ thuộc “thành phần giai cấp phong kiến bóc lột”, chuyện bí mật làm thơ trong tù…

Chốc chốc ông quay sang hỏi tôi đôi điều về Cố đô Huế, như thể hiện sự quan tâm đến “khách đường xa”. Tôi thấy thỉnh thoảng Phùng Cung đang câu chuyện sôi nổi lại liếc ra cửa với thái độ rất cảnh giác.

Qua câu chuyện tôi biết Phùng Cung mới 17 tuổi đã làm Chủ tịch liên xã Hồng Châu - Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi.

Có lẽ ông là một cán bộ xã thuộc loại trẻ nhất thời ấy. Cái xã là do ông đặt người ta vẫn giữ đến bây giờ. Vì hồi ấy ông là người cách mạng có chữ nhất trong xã. Rồi sau đó, Pháp tái chiếm Vĩnh Yên, ông lên chiến khu Việt Bắc hoạt động văn nghệ. Rồi vào Đảng.

Ông kể ông có hoàn cảnh đau buồn trong Cải cách ruộng đất, bố ông bị quy là địa chủ cường hào, bị bắt và chết trong tù Cò Nỉ, Thái Nguyên. Ông tìm đến nhà tù để thăm bố nhưng rồi phục xuống khóc và thắp nhang lạy bố, vì bố đã thành nấm cỏ trên đồi…

Sau này đọc cuốn Cát bụi chân ai của Tô Hoài (NXB Hội Nhà văn, 1992) tôi mới biết thêm một số nét về cuộc sống của Phùng Cung ở trong tù. Tô Hoài kể rằng, Phùng Cung mới ra tù, đến thăm Tô Hoài “Dáng cù rù, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà cái bóng của Phùng Cung trên tờ giấy tẩy chỉ mờ mờ. - Còn sống về được à ? - Cũng không hiểu tại sao anh ạ”…

Tô Hoài kể, tan lớp kiểm điểm văn nghệ sĩ ở Thái Hà ít lâu, Phùng Cung bị bắt tù 12 năm không có án, trong đó biệt giam 11 năm. Đã tù biệt giam, lại bị bệnh lao, thế mà không chết, mới lạ.

Có lẽ nỗi đau đó đã lặn vào hồn, vào tim, đã rèn nên tính suy tư thế sự cuộc đời vô cùng sâu sắc trong văn chương Phùng Cung chăng?
Tôi rụt rè hỏi ông: “Em đọc Con ngựa già Chúa Trịnh thấy truyện hay thế, nhân văn thế sao lại sự tình khốn khổ thế hở anh?”. Ông chớp chớp mắt, thở dài: “Chuyện dài lắm. Nhưng thôi đừng nói chuyện này nữa, Quán nhỉ…”.

Nói rồi ông đứng lên mở ngắn kéo bàn lục tìm hồi lâu mới lấy ra một tập vở bé bằng bàn tay, bìa bọc giấy xi măng cáu bẩn, cầm đến đưa cho Phùng Quán: “Sau mười hai năm, mình về với vợ con là mừng. Nghĩ đến tù đày là sợ lắm”.

Phùng Cung trầm ngâm : “Quán ạ, mình cố quên hết văn chương. Nhưng không sao quên được. Đêm ngủ thơ nó cứ kéo về trong mộng. Thế là mình thủng thẳng ghi lại từng ngày. Như là viết nhật ký. Đây là những bài thơ nho nhỏ về chuyện quê nhà.

Nhưng bây giờ thì gay rồi. Hôm qua chú công an khu vực đến chơi nhà, bỗng dưng cười hỏi: “Chào bác Phùng Cung, nghe nói dạo này bác lại viết thơ à ?”. Chỉ câu hỏi vui thế mà làm mình nổi da gà. Sợ quá.

Tập thơ này toàn hình ảnh quê, mình viết để giải khuây, không có “chuyện gì” trong đó cả. Nhưng nếu mà họ thu mất thì tiếc lắm. Nên Quán cứ giữ hộ cho mình cho chắc".

Anh Quán nhận tập vở thơ rồi nói vui: “Anh suốt ngày xoay trần làm nghề đập đinh, rồi rán bánh giúp chị Thoa để bán kiếm tiền nuôi ba con nhỏ đi học, tưởng anh đã quên mùi bút mực rồi, hóa ra vẫn còn vương vấn”.

Phùng Quán đưa cho tôi xem tập thơ chép tay. Tập vở mỏng, giấy học trò đen hùn. Trong đó mỗi trang chép một đến hai bài thơ, bài nào cũng ngắn, có bài chỉ hai ba câu, bốn năm câu giống như thơ Haicu của Nhật Bản, nét chữ Phùng Cung viết bằng bút chì rất nắn nót, hoa tay, nhưng không ghi tên tác giả. Tôi liếc bài thơ hai câu đầu tiên tựa đề là “Bèo”, bỗng nổi da gà: Thơ ghê quá, bất ngờ quá:

Lênh đênh muôn dặm nước non
Dạt vào ao cạn vẫn còn lênh đênh
(Sau này in trong tập thơ Xem đêm, câu thứ hai được ngắt ra thành hai câu: Dạt vào ao cạn / Vẫn còn lênh đênh).

Chỉ một cánh bèo quê đơn sơ thôi mà khái quát được cả một phận người! Loại thơ kiệm chữ mà đầy ngẫm nghĩ này hiếm lắm, quý lắm. Tập thơ nhỏ hút hồn tôi.

Thế là tôi vừa tò mò lắng nghe hai ông anh nói chuyện với nhau, lại đọc ngấu nghiến hết cả tập thơ. Có thể nói lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một loại “thơ quê” ấn tượng như thế. Nó vừa dân gian vừa bác học, vừa tâm can vừa chữ nghĩa.

Áo cũ gối đầu / Đêm tỉnh giấc / Sao khuya dạt chân rêu / Lạnh biếc / Bầu buông chày ngọc/ Cõi Lam Kiều / Về bên góc sân con (Góc sân con); Đêm về khuya/ Trăng ngả màu hoa lý / Tiếng gọi đò căng chỉ ngang sông (Đò khuya); Quất mãi nước sôi / Trà đau nát bã / Không đổi giọng Tân Cương (Trà)…

Chao ôi là chữ! Rất nhiều, rất nhiều, toàn chữ quen mà quá lạ. Người ta nói mồ hôi da chứ ai nói mồ hôi xương? Vậy mồ hôi xương là mồ hôi gì? Có lẽ đó là những giọt mồ hôi cuối cùng của con người lao lực, bị vùi dưới đáy xã hội chẳng ai quan tâm.

Rót nước vào ấm trà là “quất nước sôi”, “quất” chứ không phải “rót”. “Quất” là “đánh”. Đánh đến mức trà mới “đau nát bã”. Nhưng kỳ diệu là “không đổi giọng Tân Cương”. Phải chăng ông đang nói về đời mình!

Lao động thơ ghê gớm lắm mới chiết ra được những chữ quê hút hồn người như thế. Có lẽ ông đã nghĩ đến những con chữ ấy bao nhiêu lần trong những năm tháng ngồi một mình nơi biệt giam. Nó giống như gỗ lũa.

Vâng, đời chữ là đời người. Chữ của Phùng Cung là chữ đẻ ra, luyện nên từ cánh đồng, bờ tre, mái rạ, hương lúa, hương cau, ánh sáng đom đóm, từ đớn đau, chiêm nghiệm một đời người trầm luân khổ ải.

Tôi cứ nghĩ, chữ ấy mới là chữ của hồn thơ Việt. Thơ là để cho người đọc xúc động, chia sẻ, thơ phải làm cho người đọc nổi da gà, ứa nước mắt, mới là thơ thật.

Thơ Phùng Cung “ý tại ngôn ngoại”, là loại thơ làm người đọc nổi da gà! Phùng Cung gọi mùa nước lụt là mùa nước mắt là rất thật đối với người nông dân đồng bằng sông Hồng, cũng như chính đời ông: Đê tiền triều gãy khúc / Đồng ngập trắng / Con lềnh đềnh cõng - vắng - bơi - suông / Thương em đứng giữa mùa nước mắt. Không phải đó là sự quan sát, ghi nhận, mà đó là tâm cảm, là chiêm nghiệm, chiêm cảm.

Trên đường về lại Hồ Tây, tôi bảo anh Quán: “Anh để em giữ tập thơ này cho. Anh giữ cùng chưa chắc an toàn”. Anh Phùng Quán đồng ý. Thế là tôi mang vào Huế.

Năm 1988, nhờ không khí đổi mới, tạp chí Sông Hương do nhà văn Tô Nhuận Vỹ làm Tổng biên tập đã đăng rất nhiều thơ, truyện ngắn, bài viết về “đổi mới văn chương”.

Tôi đã chọn hai chùm thơ Phùng Cung và đưa tập thơ viết bút chì của Phùng Cung cho nhà văn Nguyễn Khắc Phê, lúc đó là phó Tổng biên tập Sông Hương, sau này một giai đoạn là Tổng biên tập.

Tạp chí Sông Hương năm 1988 đã hai lần giới thiệu thơ Phùng Cung với những bài như Nghiêng lụy, Bèo, Người làng, Chiếc lá rụng, Cô lái đò, rút trong tập thơ chép tay ấy.

Có thể nói văn chương Phùng Cung lần đầu tiên sau 32 năm kể từ Con ngựa già Chúa Trịnh (1956) mới được xuất hiện trở lại, đã gây ấn tượng mạnh đối với độc giả Sông Hương. Chắc chắn những ngày cuối năm 1988 ấy ông vui lắm.

Gần đây tôi mới biết, khi nhà thơ Phùng Quán còn sống, một lần nữ nhà văn Hà Khánh Linh ở Huế ra, anh Phùng Quán cũng dắt đến thăm nhà thơ Phùng Cung ở Bưởi.

Buổi trưa hôm đó Phùng Cung, Phùng Quán và ông Nguyễn Hữu Đang mời cơm Hà Khánh Linh. Tại bữa cơm ấy Phùng Cung cũng đưa cho Hà Khánh Linh một tập thơ chép tay như thế, nhưng viết bằng bút mực, chứ không phải bút chì. Có lẽ để nhờ chị giữ hộ chứ không phải tặng, vì không thấy đề tặng.

Tập thơ gồm 106 bài chép trên giấy in rô-nê-ô màu vàng rơm, bìa tập vở học trò bọc giấy can bản vẽ cũ.

Ở trang đầu cuốn vở đề tên là Phó Châu. Có lẽ thơ ghi trong hai cuốn vở mà tôi đã đưa cho tạp chí Sông Hương và chị Hà Khánh Linh đang giữ đã được chọn vào tập Xem đêm (200 bài, NXB Văn hoá thông tin 1995).

Nhưng kẹp trong tập thơ chép tay chị Linh đang giữ còn có bài thơ mới làm ghi trên hai mặt một tờ giấy cũ là bài Chiều cun cút, nhưng không thấy trong tập “Xem đêm”: Áo song chàng / Nón lá / Phới về quê / Dệt dạt tối ngày khoai dáy / Lúc thảnh thơi / Quần vận khấu bò / Rong ruổi chốn rau dưa / Tôi gõ rỗ/ Khe khẽ ê a / Chiều cun cút / Một mình / Không lửa không đèn / Nhòm nhõm thâu đêm / Chết thèm cái bóng / Xa là trời sao / Gần là đom đóm. Mới hay, gửi cho bạn bè giữ hộ là cách “lưu trữ” thơ của Phùng Cung. Ông phải chép thành nhiều bản để đề phòng bị mất…

Tôi rất vinh hạnh được gặp Phùng Cung một số lần nữa ở nhà Phùng Quán. Ông vẫn từ tốn, đĩnh đạc, như cuộc đời chưa từng bị phong ba bão táp gì. Bao giờ cũng cười tủm tỉm với ánh mắt chứa chan đồng cảm.

Ông cùng mang họ Phùng, nhưng không có huyết thống với Phùng Quán. Phùng Cung quê ở Sơn Tây còn Phùng Quán quê ở Huế.

Trong “đám” tài tử thời ấy, cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt”, hai người Phùng Cung - Phùng Quán luôn thủy chung son sắt.

Phùng Quán ngưỡng mộ Phùng Cung vì đó là một người luôn sống và viết thực lòng mình, đó là một người anh cả về tuổi tác cũng như tài năng văn chương chữ nghĩa.

Phùng Quán đã làm hết sức mình để tập thơ Xem đêm của Phùng Cung ra mắt độc giả. Còn Phùng Cung thì luôn yêu thương, tin cậy đối với Phùng Quán, coi Phùng Quán như một người em chí cốt.

Nên khi Phùng Quán mất, Phùng Cung là người được bạn bè và gia đình Phùng Quán chọn mời làm trưởng ban tang lễ. Ông đã đọc bài điếu văn “Sống là thể phách, còn là tinh anh” cực kỳ cảm động và súc tích. Bài điếu văn ấy cũng là một áng văn chương tình nghĩa và đẹp thâm hậu mà tôi đã đưa lên trang đầu trong tập sách “Nhớ Phùng Quán” (NXB Trẻ 2002).

Trong tôi, Phùng Cung luôn là một nhà thơ tầm cỡ, một nhà văn có bản lĩnh sáng tạo và nhân văn đặc sắc. Tiếc là văn chương của ông đã không được đến nhiều với độc giả.

Tôi cứ mong ước lúc nào đó xuất bản một tuyển tập văn thơ Phùng Cung chắc thú vị lắm... Nhưng đến bao giờ? Trong tập thơ Xem đêm có một bài thơ nhà thơ nhắn gửi với những người làm thơ hôm nay, đó là bài Tội nghiệp.

Để kết thúc bài viết, mời bạn đọc cùng tôi đọc lại bài thơ đó: Tội nghiệp nhà thơ / Hợm mình / Lầm lạc / Biết không biết sống / Nên không biết chết / Nửa thế kỷ / Bị lưu đày / Trong cõi tung hô… Tôi biết ông đang nói điều gì!

      Khát vọng
Ai giùm tôi thủ tục làm
vô tận
Thỏa thích trải trời xanh
cõi không cùng
Tôi khát khao huy động
Những chùm sao đẹp
Đêm về lung linh trên xóm nghèo sao
Ăn năn
Vạn thuở hồn cỏ xanh
Mặt đất thơ gắn bó
Bất hạnh nào hơn
Già rụi quê người
*
Lúc ra đi
Đãy quê thao thức gối đầu
Trót - dông dài - trăng nước
Mặt - va giông chớp
Rạc mái phong lưu
Gót nhọc
Men về thung cũ
Quỳ dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo
cuối thôn !
(Rút từ tập Xem đêm - Phùng Cung)


Huế, 3/2008
Ngô Minh
Nguồn: Tiền phong
Các bài thuốc chữa ho trẻ em
đơn giản mà hiệu nghiệm
      Mùa lạnh, trẻ hay bị ho, viêm họng và  hay tái phát. Bệnh tai, mũi, họng rất lai rai, nếu không chữa kịp thời thường  biến chứng thành các bệnh khác. Tôi đã áp dụng nhiều năm các bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm sau để chữa cho trẻ em:
1. Lấy 5 gr lá cây xương sông, 3- 5 cái lá chanh, 5 gr lá cây tía tô, 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ, bỏ vào bát, thêm 1 cục đường phèn khoảng 5 gr, cho thêm 1 chén uống nước nước lã, bỏ vào xoong đun cách thủy. Khi nguội cho trẻ uống thay nước, ngày 3-4 lần. Nếu trẻ dưới từ 1 tuổi trở xuống mỗi lần uống 1 thìa cà phê, uống nhiều lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
2. Nếu trẻ ho có đờm, khó khạc ra: lấy 1 quả chanh, nướng vào bếp củi cho héo , mang ra vắt lấy nước, cho thêm nước lã đun sôi để nguội và đường cho đủ ngọt, mỗi lần cho trẻ uống 1-2 thìa cà phê. Trẻ từ 1 tuổi trở xuống, mỗi lần uống 1 thìa nhỏ, cách nhau vài giờ. Ngày uống 3- 4 lần.
3. Lấy 3- 4 cái hoa cây Sò huyết, 1 nhúm lá cây hẹ, 1 nhúm lá cây Xương sông, 3 lá cây Xạ can, tất cả thái ngắn, thêm 1 cục đường phèn và 1 chén nước, 3 lát gừng tươi. Tất cả cho vào nồi đun cách thủy. Khi nguội mang ra cho trẻ uống từng ít một. Tre từ 1 tuổi trở xuống mỗi lần uống 1 thìa cà phê.
Bài này chữa ho do viêm họng rất tốt.
4. Cắt miếng Salonpas dán vào huyệt Thiên đột( chỗ hõm ở cổ), giữa lằn chỉ cổ tay của 2 tay( nơi tiếp giáp bàn tay và lòng bàn tay- chỗ huyệt Đại Lăng), 2 hõm lòng bàn chân( vị trí tại huyệt Dũng tuyền). Phương pháp này chữa ho gió, viêm họng rất tốt lại đơn giản, không phải uống thuốc.
Vương Văn Liêu
Ăn quả cây trứng cá có độc?


                                                                                   Cây Trứng cá

          "Tôi nghe nói quả cây trứng cá ăn vào có thể gây ung thư. Thực tế là không thấy loài chim nào ăn quả này, mặc dù khi chín chúng có mùi rất thơm.
Một số nơi còn cấm trồng cây này vì chúng rất độc. Xin hỏi có phải vậy không? Tôi có trồng một cây lấy bóng mát, liệu có phải phá đi không?"...

         Giải thích về vấn đề này, Lương y Hoài Vũ cho biết: Quả cây trứng cá có thể nấu chín để làm mứt. Lá có thể dùng nấu nước uống như nước trà. 100g quả ăn được chứa 78kcal, 0,32g protein, 1,50g lipit, 124mg Ca, 84mg P, 1,18mg Fe, ngoài ra còn có vitamin B1, B2, B6 và C. Những kết quả nghiên cứu khoa học còn cho thấy, cây trứng cá còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.
      Dịch chiết từ lá cây trứng cá có tác dụng hạ huyết áp kéo dài tới 180 phút.
Nước chiết nồng độ 50% từ lá cây trứng cá có tác dụng làm dịu các cơn đau là do tác động vào hệ thần kinh trung ương. Dịch chiết bằng ethamol (cồn) từ rễ cây trứng cá có tác dụng diệt bào, chống lại các tế nào ung thư. Dịch chiết từ lá cây trứng cá có tác dụng hạ huyết áp kéo dài tới 180 phút. Nước sắc hoa trứng cá được dùng làm thuốc chống co giật, trị nhức đầu còn lá được dùng chữa các bệnh về gan.
      Việc nói ăn quả trứng cá mắc ung thư là không có cơ sở, đó chỉ là lời hù dọa. Có thể vì cành cây trứng cá rất dễ gãy, nên người ta thường dọa ăn quả trứng cá sẽ mắc bệnh này, bệnh nọ, trong đó có cả bệnh ung thư, để trẻ em không trèo lên cây hái quả gây nguy hiểm mà thôi.

H.Hương (Theo Bee.net.vn)

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Vụ đàn áp khoa học đẫm máu nhất thế kỷ XX ở Liên Xô

Vũ Cao Đàm

Trong thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành sau 1954, cả người từng học ở LX trở về cũng như người học ở trong nước và công tác tại miền Bắc, hình ảnh LX đều để lại trong tâm hồn rất nhiều ấn tượng đẹp (những bài hát Đôi bờ, Thùy dương, Khúc hát nàng Solveg, Chiều Mascơva... bộ phim Đàn sếu bay, những bà mẹ Nga chất phác và nồng hậu, những tính cách Nga cực kỳ thẳng thắn dễ thương...). Nhưng phía sau mặt phải dễ nhìn thấy kia lại cũng có một mặt trái của LX mà ít người nhìn thấy. Dưới đây là hồi ức của GS Vũ Cao Đàm, người từng có dịp chứng kiến cái phía ít người nhìn thấy đó; mục đích của ông là muốn tâm sự với chúng ta một vài điều mà chính chúng ta phải tự rút ra bài học để tránh cho mình những tổn thất, bởi chúng ta đang sống trong chính cái cơ chế mà Liên Xô đã trải qua và với trí thức nước họ, nay... chỉ còn là một dĩ vãng.
Bauxite Việt Nam

         Trong các nước XHCN, khoa học là do Đảng Cộng sản (ĐCS) lãnh đạo.
Vụ án di truyền học ở Liên Xô do Lưxenko, Chủ tịch Viện Hàn lâm Nông nghiệp, đã nhân danh Đảng CSLX chủ xướng có thể xem là một vụ đàn áp khoa học đẫm máu nhất thế kỷ XX, đáng xem là một bài học đắt giá về sự lãnh đạo của ĐCS đối với khoa học.
Câu chuyện được bắt đầu khi thuyết Mendel-Morgan được truyền bá vào Liên Xô với Vavilov là một đại biểu của trường phái này.
      Vavilov khi đó là Viện trưởng Viện Di truyền học thuộc Viện hàn lâm Nông nghiệp Liên Xô, cũng chính là người thành lập và lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp từ trước năm 1935. Năm 1938, sau khi hai vị Chủ tịch kế nhiệm của Vavilov là Muralov và Meister bị bắt và bị tử hình thì Lưxenko đã giành ngay được chức vụ này. Năm 1940 Vavilov cũng bị bắt, và đầu năm 1943 ông bị chết trong tù. Lưxenko đã giành nốt chức Viện trưởng Viện di truyền học cũng do Vavilov thành lập. Lưxenko nhanh chóng lợi dụng chức Viện trưởng của chính Viện nghiên cứu về di truyền học để mở chiến dịch tấn công di truyền học. Nhiều nhà sinh học lỗi lạc như Viện sĩ Zhebrak, Zavadovski, Zhukovski, Nemtchinov và Rapoport đã lên tiếng bảo vệ cho sự tồn tại của trường phái khoa học này.
     Tuy nhiên, Lưxenko đã dùng quyền lực trong Đảng và trong khoa học tuyên bố chỉ cho phép tồn tại một trường phái mà ông chủ trì trong ngành sinh học Xô viết. Đó là trường phái non-Mendel, đồng thời trực tiếp chỉ đạo việc đàn áp những nhà di truyền học đi theo Mendel và Morgan, gán cho họ tội danh "truyền bá chủ nghĩa duy tâm tư sản phản động".
              Làn sóng khủng bố lan rộng. Hàng loạt nhà khoa học bị gọi tới cơ quan để viết kiểm điểm và buộc tuyên bố từ bỏ "trường phái khoa học phản động". Ai không chấp nhận thì bị đuổi khỏi cơ quan. Những người là đảng viên thì bị yêu cầu phải thừa nhận sai lầm trước Đảng. Nhiều người đã không làm như vậy, chẳng hạn Rapoport đã đến cơ quan Đảng để trả thẻ đảng và xin ra Đảng; Nhà sinh lý học thực vật Sabinin bị đuổi khỏi Đại học Matxcơva, bị chuyển đến Krưm, và đã tự sát; Hiệu trưởng Đại học Gorki đã gọi Chủ nhiệm Bộ môn Di truyền học Tchetverikov yêu cầu thay đổi quan điểm, nhưng ông không chấp nhận và đã bị sa thải; Bộ trưởng Bộ Giáo dục cao đẳng cách chức Nemtchinov, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Matxcơva; Zhebrak cũng bị cách chức Viện trưởng và Viện của ông bị giải thể. Nạn đại dịch khủng bố di truyền học lan tràn trong hàng loạt trường đại học có các ngành nông nghiệp, y, sư phạm, lâm sinh, công nghiệp thực phẩm và nhiều trường đại học khác. Toàn Liên Xô đã có gần ba ngàn nhà sinh học bị sa thải ngay trong thời điểm đó (*).
         Kết quả là Liên Xô đã để mất những vị trí rực rỡ đã giành được trong lĩnh vực di truyền học, bước vào thời kỳ tụt hậu cả trong di truyền học, cả trong các khoa học ứng dụng về chọn giống, cả trong việc chữa các bệnh mang tính di truyền và trong công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh. Liên Xô đã bị loại hoàn toàn khỏi cuộc chạy đua với các cường quốc sinh học trong lĩnh vực quan trọng nhất, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa quân sự. Kết quả đau buồn là ngành di truyền học ở Liên Xô đã bị gạt sang bên lề của thế giới, nhiều nước đã vượt lên trước, thậm chí cả những nước mới vừa trước đó còn chưa dám nghĩ tới chuyện chạy đua với Liên Xô về di truyền học trong các lĩnh vực nghiên cứu bản chất và cấu trúc của tính di truyền.
Vào những năm 1970, đúng vào lúc Viện hàn lâm Liên Xô vẫn đang được xem là cơ quan khoa học "cao nhất", được hưởng những đặc quyền lớn nhất trong xã hội, thì các nhà điện ảnh Xô Viết đã cho ra đời bộ phim trào phúng có tên tiếng Nga là "Pienư". Bộ phim đả kích tệ sùng bái tước vị và khoa bảng trong cộng đồng khoa học Xô viết, một tệ nạn dẫn đến bị lũng đoạn bởi các công ty ma gồm những chuyên gia không hàm vị, chuyên viết thuê luận án cho các vị có chức quyền muốn giành ghế Viện sỹ Viện hàn lâm. Phim đã được chiếu dài ngày vào năm 1978 tại Hà Nội với nhan đề được dịch sang tiếng Việt là "Bèo bọt".
Ngày nay ở nước Nga vị trí của Viện hàn lâm đang thay đổi, từng bước được đặt vào vị trí “bình thường” trong mạng lưới tổ chức khoa học. Không những thế, ở nước Nga ngày nay còn xuất hiện thêm hàng loạt tổ chức khác cũng được đặt tên là Viện hàn lâm. Điều này khiến nhiều đại biểu của tư tưởng học phiệt phản ứng quyết liệt. Họ đã tìm cách gây ảnh hưởng để các nhà lãnh đạo ký sắc lệnh cấm sử dụng tên "húy" của Viện hàn lâm; một số Viện sỹ già nua còn viết bài đả kích trên công luận, xem đó là một thứ "ngụy khoa học". Nhưng xu thế dân chủ trong khoa học đã như luồng gió lành quét sạch tư tưởng phong kiến. Tất cả các tổ chức có tên là Viện hàn lâm ở nước Nga đều đang tồn tại như sự thách thức trước các nhóm học phiệt và hồi chuông cáo chung của chủ nghĩa học phiệt lỗi thời.
         Ngay sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, tôi có dịp viếng thăm nước Đức thống nhất. Trước cảnh vắng lạnh trong khuôn viên của Viện hàn lâm Đông Đức cũ, tôi bùi ngùi nuối tiếc Viện hàn lâm, nơi tôi vừa đến làm việc mấy tháng trước đó. Người bạn Đức đã nhận bằng Tiến sỹ tại Viện hàn lâm Liên Xô cũ, vốn lãnh đạo một viện thuộc Viện hàn lâm Đông Đức, hiểu ý, vừa chia sẻ tình cảm với tôi, vừa nói: "Sau ngày thống nhất, trong khi tất cả các trường đại học ở miền Đông nước Đức vẫn được giữ lại nguyên vẹn, thì Viện hàn lâm theo mô hình Xô viết đã bị giải thể hoàn toàn; công việc nghiên cứu khoa học được trả lại cho các trường đại học". Ông nhắc lại một lần nữa như sợ tôi không hiểu hết ý: "trả lại cho các trường đại học", và tiếp: "Tuy là người đã mất quyền lãnh đạo khoa học, và hiện đang mất việc làm, tôi vẫn khẳng định: Quyết định đó của Nhà nước Đức là đúng đắn”.
*
         Lịch sử đàn áp khoa học của Liên Xô không phải chỉ diễn ra có một lần trong lĩnh vực Di truyền học. Cho đến tận những năm 1960, nhiều tư tưởng khoa học tiến bộ cũng vẫn chịu số phận như di truyền học. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực hiện đại đưa vào Liên Xô đều đã bị phê phán gay gắt, trước hết là từ giới triết học marxist-leninist, sau đó là giới chính trị gia và các thế lực học phiệt bám đuôi giới chính trị gia.
Chúng ta có thể kể đến hàng loạt lĩnh vực, như Điều khiển học (Cybernetics), Lý thuyết hệ thống (Systems Theory), Toán kinh tế (Mathematical Economics), và ngay cả John Bernal, nhà vật lý học, một đảng viên cộng sản người Anh, khi viết cuốn The Social Function of Science (1939) cũng đã bị đả kích gay gắt, khi ông đưa ra khái niệm thất nghiệp vì công nghệ (technological unemployement), vì đã đưa ra một luận đề mới về sự thất nghiệp do đổi mới công nghệ gây ra, trái với Marx, thất nghiệp chỉ có thể là do tư bản bóc lột.
       Sau khi Liên Xô sụp đổ, xem lại những bài học về quan hệ giữa chính trị và khoa học sẽ vô cùng cần thiết để hoạch định một chính sách đúng đắn cho sự phát triển khoa học của đất nước.

V.C.Đ.
(*) Viết theo số liệu công bố trong Tạp chí Tia lửa nhỏ (Ogonjok) Số 8&9 năm 1987
07/11/2011
(Viết nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười)
Nguồn: Bauxite Viet Nam

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Những câu nói bất hủ của Steve Jobs

T. Thủy

         Là người có cá tính mạnh mẽ và theo đạo Phật, mỗi câu nói của Steve Jobs luôn ẩn chứa nhiều hàm ý, mang đầy tính triết lý, mà khi ngẫm ra có rất nhiều bài học trong đó. Nhiều câu nói đã gắn liền với hình ảnh và tên tuổi của Jobs.
      Năm 2005, khi Jobs được Trường đại học Stanford mời đến tham gia buổi lễ phát bằng và có bài phát biểu, tại đây, Jobs đã có những câu nói khiến người nghe không thể không suy nghĩ và tạo động lực cho không ít sinh viên mới ra trường năm đó.
“Hãy luôn sống khao khát, hãy luôn sống dại khờ” (Stay Hungry, stay foolish): đây được xem là câu nói bất hủ của Jobs, vì theo ông, chỉ có như vậy mới có thể tạo nên sự sáng tạo, mới làm thay đổi được cuộc sống.
“Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Không ngừng lại. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ biết khi nào tìm thấy nó. Và, giống như 1 mối quan hệ tuyệt vời, nó chỉ trở nên tốt hơn sau nhiều năm đã trải qua” – Jobs nhấn mạnh sự cố gắng, nỗ lực và sẽ được đền đáp.
“Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu trích dẫn: “Nếu bạn sống mỗi ngày như đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó, điều này chắc chắn sẽ đúng”. Nó đã thực sự tạo ấn tượng với tôi, và kể từ đó, 33 năm qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, thì tôi có làm những điều mà tôi đã muốn làm trong ngày hôm nay?”. Và bất cứ khi nào câu trả lời sẽ là: “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết là tôi cần phải thay đổi nhiều thứ” – Câu nói này cho thấy sự quyết tâm, ngay cả trong những suy nghĩ của Jobs.
“Thời gian của bạn có hạn, do đó, đừng nên lãng phí nó vì cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều, đó là sống vì những suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng ồn của các ý kiến khác làm lấn át đi tiếng nói của chính bạn. Và điều quan trọng nhất, có can đảm để sống theo trái tim và trực giác của chính mình. Chính trái tim và trực giác mới là thứ biết được bạn muốn gì và bạn sẽ trở thành thế nào. Mọi thứ còn lại, chỉ là thứ yếu”.
Toàn thể bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford, 1 trong những hình ảnh khó quên nhất của Steve Jobs:
“Đây là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung và đơn giản. Đơn giản đôi khi lại khó khăn hơn phức tạp. Bạn có thể làm việc chăm chỉ để có được suy nghĩ một cách đơn giản. Nhưng nó lại mang đến những giá trị cuối cùng. Khi đạt được điều đó, bạn có thể di chuyển cả 1 quả núi” – Câu nói trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí BusinessWork vào năm 1998.
“Mô hình cho kinh doanh của tôi là ban nhạc The Beatles: Họ là 4 chàng trai đã tạo nên sự cân bằng cho nhau, tạo nên sự nổi tiếng cho lẫn nhau. Với tôi, tổng số là quan trọng hơn so với những phần rời rạc” – Nhận định của Jobs về tầm quan trọng của tập thể trong bài phỏng vấn với tạp chí 60 minutes vào năm 2008.
Với cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ khác và làm khác của mình, Steve Jobs đã trở thành một trong những người thành công nhất trong lịch sử công nghệ
Trong bài phỏng vấn với Fortunes vào năm 2008, Jobs nói: “Chúng ta không có cơ hội để làm nhiều thứ, tuy nhiên, mọi con người đều rất tuyệt vời. Vì đó là cuộc sống của chúng ta”.
Trước đó, trong bài phỏng vấn với New York Times năm 2003, Jobs đã từng nói: “Thiết kế không chỉ là chúng sẽ trông như thế nào, mà thiết kế phải là chúng làm việc ra sao”.
Và cuối cùng, xin mượn 2 câu nói của chính ông, để bày tỏ sự tiếc thương đối với cuộc đời ngắn ngủi nhưng vô giá của Jobs vì những đóng góp của ông cho cả thế giới:
“Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể thoát khỏi nó. Và cái chết có khả năng như là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để làm đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Đó hoàn toàn là sự thật”.
     “Trở thành người giàu nhất thế giới trong nghĩa trang không có gì là quan trọng đối với tôi. Đi ngủ vào ban đêm và nghĩ rằng mình đã làm được 1 cái gì đó thật tuyệt vời… điều đó mới quan trọng đối với tôi”.
Tạm biệt Steve Jobs, 1 tượng đài, 1 con người vĩ đại.
T.T.
Nguồn: dantri.com.vn
Thịt đỏ, chất béo: Tăng tái phát ung thư ruột kết!

     Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ, nguy cơ tái phát ung thư ruột hoặc tử vong tăng 3,5 lần ở những bệnh nhân theo “chế độ ăn uống phương Tây”, gồm nhiều thịt đỏ, khoai tây chiên, thức ăn ngọt, chất béo và hạt tinh chế.
          
           Nghiên cứu này được thực hiện đối với 1.009 bệnh nhân bị ung thư ruột kết giai đoạn 3 và đã được điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị liệu. Tất cả bệnh nhân này được theo dõi trong thời gian bình quân là 5 năm.
        Nhóm nghiên cứu đã nhận ra 2 xu hướng ăn uống quan trọng trong số bệnh nhân này. Xu hướng thứ nhất được gọi là “chế độ ăn uống phương Tây”, bao gồm nhiều thịt đỏ, thịt chế biến, khoai tây chiên, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn ngọt và các loại hạt tinh chế. Xu hướng thứ hai được xem là “chế độ ăn uống cẩn trọng”, bao gồm cá, thịt gia cầm, ngũ cốc chưa tinh chế, rau cải và trái cây.
Sau 5 năm theo dõi, có 324 bệnh nhân đã tái phát ung thư và 223 người tử vong. Qua so sánh giữa 2 nhóm, các chuyên gia nhận thấy nhóm theo “chế độ ăn uống phương Tây” có nguy cơ tái phát ung thư hoặc tử vong cao gấp 3,5 lần so với nhóm còn lại.
Sau khi loại trừ các yếu tố ảnh hưởng như giới tính, tuổi, thể trọng, mức độ vận động thân thể và tình trạng di căn của ung thư, nhóm nghiên cứu nhận thấy kết quả nói trên vẫn không thay đổi.
Dù chưa biết rõ vì sao việc ăn uống theo kiểu phương Tây làm tăng nguy cơ tái phát ung thư ruột kết, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể là do nồng độ insulin tăng và những chất kích thích phát triển khác giống như insulin. Đó là những yếu tố có liên quan đến việc hình thành và phát triển của một số dạng khối u.
Trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư Jeffrey Meyerhardt, thuộc Trường Y khoa Harvard và Viện Ung thư Dana-Farber (Mỹ), phát biểu: “Không hẳn là việc tăng lượng rau cải, trái cây… đã hạn chế nguy cơ tái phát ung thư ruột, mà chính là việc giảm lượng thịt đỏ, chất béo và đường đã góp phần làm giảm nguy cơ đó”.
        Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Điều đó không có nghĩa là tất cả những bệnh nhân không theo chế độ ăn uống phương Tây sẽ không có nguy cơ tái phát ung thư ruột kết. Nghiên cứu này chỉ cho thấy rằng chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố nâng cao hiệu quả điều trị ung thư”.
       Bà Mary Young, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi quốc gia (Mỹ), có ý kiến: “Với tư cách là một chuyên gia dinh dưỡng, tôi không ủng hộ chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây được mô tả trong nghiên cứu này, vì nó không là chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, tôi khuyến khích việc ăn nhiều rau, trái cây, sữa ít béo, ngũ cốc chưa tinh chế và thịt nạc, chẳng hạn như thịt bò nạc”.
Bà Katherine Tucker, giáo sư dịch tễ học dinh dưỡng của trường Đại học Tufts, ở Boston (Mỹ), nhận xét rằng các chuyên gia đã thực hiện tốt nghiên cứu này. Bà nói: “Ung thư ruột kết là một trong những bệnh có liên quan đến việc ăn nhiều thịt đỏ”.
        Cùng với ung thư trực tràng, ung thư ruột kết hằng năm gây tử vong cho khoảng 50.000 người ở Mỹ.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y học Hoa Kỳ, ngày 15/08/2007.
• Quang Thịnh (Theo Science Daily, Reuters, VOA)

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Bài thuốc chữa viêm thận gây phù thũng

      Một hôm tôi có việc đến thăm gia đình một người anh em ở Sơn Tây ( thuộc Hà Tây ngày trước). Qua nói chuyện tôi biết bà vợ ông em họ ( 74 tuổi) bị viêm phù thận, đã đi viện chữa mất nhiều tiền nhưng chưa khỏi, cứ bị tái đi, tái lại.
Sau khi xem bệnh xong, tôi mách người nhà lấy các vị thuốc sau :
- Cánh bèo cái 1 nắm, phơi khô sao vàng.
- Cây Cỏ xước 1 nắm, thái ngắn sao vàng
- Cây Cỏ may( cả rễ) 1 nắm băm nhỏ, sao vàng
- Cây Đùm đũm tía 1 nắm băm nhỏ, sao vàng
- Cây Mã đề phơi khô 1 nắm
Tất cả cho vào nồi, đổ 1,5 lít nước đun sôi kỹ uống thay nước cả ngày. Mỗi ngày uống 1 ấm như vậy. Bà uống 1 tuần, bệnh tình khỏi hẳn, ăn ngủ tốt, sức khỏe tiến bộ, đến nay đã hơn một năm bà vẫn khỏe mạnh.
Vương Văn Liêu

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Lại nói về tam thất


TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ
    Tam thất còn gọi là sâm tam thất hay kim bất hoán, điểm thất, sơn thất, nhân sâm tam thất… Cây tam thất tên khoa học Panax notoginseng (bunk) F.H. Chen, hoặc Panax Pseudoginseng Wall (Panax rpens Maxim), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).

      Đông y cho rằng tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, quy các kinh can và vị. Theo sách Bản thảo cương mục cũng nói vị ngọt hơi đắng, tính ôn, không độc. Còn Bản thảo hội ngôn nói, vị ngọt hơi đắng tính bình, không độc, quy dương minh quyết âm kinh. Sách Bản thảo bị yếu thì vị ngọt, đắng, hơi ôn, sách Bản thảo cầu chân: nhập can, vị kiêm tân, đại tràng, sách Bản thảo tái tân: nhập phế, thận…

     Người ta phân tích các thành phần chứa trong tam thất chủ yếu là Saponin nhân sâm, chất Saponin tam thất, chất cầm máu dencichine, alkaloid, protid, saccharid, lipid, tinh dầu, các acid amin tự do và canxi, carotene… Trong sách Trung dược học cũng có kết quả tương tự.

        Về tác dụng dược lý, theo Đông y là hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết định thống, sinh tân, chủ trị các chứng xuất huyết ngoài và bên trong nội tạng, ngã bầm tím sưng đau. Các kết quả nghiên cứu dược lý của tam thất trong y học hiện đại cũng thấy nước sắc của rễ (củ) tam thất, hoặc bột hay dịch chiết nước tam thất đều cho kết quả như nhau là rút ngắn thời gian đông máu, kể cả thời gian Prothrombin ức chế ngưng tập tiểu cầu… Mặt khác nó lại có ảnh hưởng với trung khu thần kinh như làm hưng phấn nhờ sự có mặt của saponin tam thất, tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và cả chân tay. Đặc biệt chất saponin ở hoa, lá tam thất lại có tác dụng ngược lại làm ức chế trung khu thần kinh an thần gây ngủ, còn ở phần rễ củ loại saponin này cũng có nhưng ít. Song hai loại này đều có tác dụng giống nhau là làm giảm đau rõ rệt.

    Ảnh hưởng của tam thất trên hệ tim mạch như làm hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, tăng lưu lượng máu mạch vành trong thực nghiệm trên chó. Ngoài ra còn thấy tổng hợp saponin ở rễ củ làm giảm lực cản của mạch máu ngoại vi dẫn đến hạ huyết áp của động mạch rõ rệt, còn tăng lượng máu xuất của tim làm nhịp tim chậm lại nên giảm thấp sự tiêu hao oxy của tim, và tác dụng đối kháng với các kích tố thùy sau tuyến yên (oxytoxin và vasopressin) làm rung tim gây nên thiếu máu động mạch vành.

     Đối với chuyển hóa, bột tam thất có tác dụng làm hạ cholesterol và lượng triglyceride trong máu. Saponin của tam thất có tác dụng điều tiết hai chiều đối với glycogen tổng hợp và phân giải. Tổng các saponin của tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp proteine huyết thanh của gan. Nếu tam thất chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng cao cholesterol huyết thanh và triglyceride, betalipoprotein và làm giảm alpha lipoprotein.
      Với chức năng miễn dịch cũng như nhân sâm, tam thất có tác dụng hồi phục trở lại chức năng miễn dịch dù đang ở trạng thái quá thấp hay quá cao mà không làm ảnh hưởng phản ứng miễn dịch vốn có của cơ thể.

      Song còn tác dụng tiêu viêm, ức chế các loại nấm ngoài da… Liều dùng thông thường cho dạng thuốc bột từ 2-8g mỗi lần, cấp có thể dùng ngày 4-5 lần.

ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG
 Trị xuất huyết bao tử: Bột tam thất mỗi lần uống 1,5g, uống ngày 3 lần chiêu với nước ấm, bệnh nhân nghỉ tại giường.
Trị ho ra máu: Mỗi lần uống 6-9g, ngày 2-3 lần (tạp chí Trung y Trung Quốc 29/11/1965).
Trị tiểu ra máu: Dùng bột tam thất, cứ 4-8 giờ uống từ 0,9-1,5g, sau 3 ngày đã cho kết quả hết tiểu ra máu.
Trị chứng tăng lipid máu: Dùng bột tam thất sống mỗi lần uống 0,6g, ngày 3 lần. Cần dùng liên tục 1 tháng sẽ cho kết quả tốt.
Một số kinh nghiệm sử dụng tam thất điều trị có kết quả:
Trị cơn đau thắt ngực: Dùng bột nhân sâm cùng bột tam thất mỗi thứ 2g hòa với nước uống.
Trị băng lậu, kinh nguyệt ra nhiều có cục hòn: Dùng tam thất kết hợp với ngũ vị tử, nhục quế, đơn bì, xích thược.
Trị loét dạ dày: Dùng bột tam thất 3-4g uống.
Trị thổ huyết ho ra máu: Dùng bài an huyết ẩm gồm bột tam thất 4g, bạch cập 16g, nước củ sen 5-10ml, bạch mao căn 30g, mẫu lệ 20g. Đại hoàng chế 8g, sắc uống.
Tác giả : BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Nghe Phật dạy về tình yêu
  
                             Có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết

      Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu - Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.
Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California - Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật?Cô ấy hiểu con - chàng trai trả lời đơn giản.
    Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.
“Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”, Thiền sư kết luận.
Muốn thương phải hiểu
     Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.
      Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.
    Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.
Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người.
Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời.Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo.   Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.
Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.
Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả
      Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
  “Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
   “Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau.
Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
      “Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
      “Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
      Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?...” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!
Tình dục và tình yêu
     Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.
      Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.
Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.
     Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.
Bạn muốn thương yêu theo phương pháp Phật dạy chăng? Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!

Hằng Nguyễn
Theo Dân Trí

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

“Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

     Tôn Thất Nguyễn Thiêm

       Bài này đăng đã lâu trên tạp chí Tia Sáng. Nhưng xem ra lối giáo dục của ta cũng chẳng có mấy thay đổi. Tôi thường cảm thấy lo lắng cho cách dạy và học ngày nay. Các cháu từ lớp 1 đã phải đi học thêm, học nhồi, học nhét. Về nhà tối lại còn làm biết bao nhiêu bài tập, mặc dù đã học cả 2 buổi ở trường. Thương con trẻ quá! Có bài toán lớp 2( cô cho về nhà) mà ông phải nghĩ mãi mới giảng được cho cháu. Lối  giáo dục theo tư duy kinh kệ vẫn phổ biến thì sao mà có nhiều người tài được! Buồn thay! Buồn thay!


         Hãy khởi đầu bằng mấy để giải quyết các vấn đề nêu ra chỉ sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà G.Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm. Cách tính của Anderla như sau: cho rằng tổng số lượng kiến thức về khoa học của toàn nhân loại là một đơn vị vào năm thứ nhất trước công nguyên thì đơn vị ấy được nhân lên gấp đôi vào năm 1500. Phải đến hơn hai thế kỷ rưỡi sau vào năm 1750 - số lượng tri thức đó mới được nhân gấp hai. Và cấp số nhân đôi ấy có những chặng thời gian sau: 1900, 1950, 1960, 1976 và 1973. Nói gọn: Kể từ thập niên 60 của thế kỷ XX, kiến thức khoa học của nhân loại chỉ cần khoảng thời gian dưới 7 năm để tăng gấp đôi. Và thời gian ấy càng ngày càng được thu ngắn.
      Trong chiều hướng ấy, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi số liệu thống kê có từ các nước phát triển cho biết, kế từ 1995, trung bình tối thiểu mỗi ngày (đúng là mỗi ngày!) có ít nhất là 4.000 tựa sách khoa học không chỉ được phát hành mà còn được bổ sung vào thư mục ở các thư viện của các đại học và trưng tâm nghiên cứu.
      Thêm một sự kiện: hơn 10 năm trước (1993), kết quả được công bố của một công trình nghiên cứu kéo dài suốt 15 năm đã gây một chấn động trong giới giáo dục đào tạo ở Mỹ trong lứa tuổi từ 3 -5 tuổi, 98% thiếu nhi có những sáng tạo độc đáo trong cách tiếp cận và giải đáp những vấn đê được đặt ra từ nhiều dạng câu hỏi. Nhưng đầu óc sáng tạo ấy lại giảm dần theo thời gian: từ 8 đến 10 tuổi, tỷ lệ chỉ còn là 32%. Và từ 13 - 15 tuổi, chỉ còn 10%. Và điều đáng nói là đối với 200.000 người trên 25 tuổi cỏ trình độ học vấn và bằng cấp cao, trước những câu hỏi cùng hình thức và nội dung, tỷ lệ sáng tạo độc đáo để giải quyết các vấn đề nêu ra chỉ còn là 2%.
      Đặt các số liệu trên bối cảnh “trồng người" ở đất nước ta nhằm gợi lên một số "vấn nạn”:
Trước tốc độ tiến bộ đến chóng mặt của kiến thức nhân loại, học cơ bản là để "Biết " hay để "Hiểu”? Câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời: tiếng Việt ta, trong từ "Hiểu biết ", "Hiểu” được đặt trước "Biết"! Quan niệm ấy, vô hình chung, rất thích ứng với tiến độ phát triển của khoa học: sẽ chẳng bao giờ có thể "biết" hết được tri thức mỗi ngày mỗi mới! Do đó, "hiểu” mới mang đến cho ta khả năng (may ra!) vận dụng những kiến thức tiếp thu được một cách nhuần nhuyễn và sinh động. Từ đó, dễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
Tại sao cơ bản lại xảy ra điều “nhồi” và "nhét", “đọc" và "chép" nói trên? Ngẫm cho kỹ, tiến trình ấy đến từ "tư duy kinh kệ” (kinh kệ là chữ dùng chính xác hơn so với kinh điễn) “sợ sai" so với các "bài bản, giáo trình, đề cương, huấn thị". Thêm nữa, "sợ sai" còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần trách nhiệm của người giảng dạy trong việc tìm tòi, nghiên cứu: tư duy khoa học đòi hỏi một đầu óc khai phá, nghĩa là một tư thế sẵn sàng chấp nhận là mình sai! Vì thế, "sợ sai" là vật cản tâm lý chứ không phải là một động lực thúc đẩy tiến trình tìm hiểu và khám phá trong khoa học!
       Đầu óc sợ sai và và thiếu hụt về tinh thần trách nhiệm nói trên, không cần dài dòng, và cũng hiểu ngay là được san sinh từ một cơ chế Nhà nước cứng nhắc trong việc tổ chức giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, cũng đừng quá ảo tưởng: xóa bỏ độc quyền của Nhà nước trong lĩnh vực gián dục đào tạo và càng ngày càng mở rộng cơ chế dân lập tự quản không có nghĩa là tri thức nước nhà đương nhiên được cải tiến nếu trong tư duy giảng dạy và phương pháp học tập vẫn còn phổ biến đâu óc độc đoán!
Độc đoán cơ bản đến từ một quan niệm xưa cũ về vai trò của người thầy: dựa vào khuôn mẫu “nửa chữ cũng là thầy", người dạy trong bối cảnh của kiến thúc khoa học của thế giới mỗi ngày một tăng và đổi mới mang trong tiềm thức của mình một oái oăm ghê gớm! Đó là một "mặc cảm tự ti" trá hình thành một loại "tụ tôn” để che giấu những khiếm khuyết của mình! Nói cách khác, nhằm che đậy mặc cảm ấy, người dạy chọn phương pháp "tối ưu nhất" là cứ "theo bài bản mà truyền” và "theo giáo trình mà đọc"! Gọn: không thể sai vào đâu được khi mọi thứ thầy dạy đều đã có trong sách! Mà đã không sai thì không có gì để có thể đào sâu tranh luận! "Kinh" du biến thành "kinh" khi có nhiều người cứ thế "kệ"! Mà càng có nhiều "kinh kệ" thì hệ quả tất yếu là sự phát triển ngày càng nhiều của đâu óc độc đoán! Quên mất rằng ở thời buổi bùng nổ tri thức, hàng vạn chữ cũng chưa "thấm thía" gì huống hồ chỉ là "nửa chữ". Nhất là trong tiếng Việt ta "chữ" van thường phải đi liền với "nghĩa": "chữ nghĩa"! Chữ chỉ là một âm sắc vô hồn nếu nó vô nghĩa? Vì thế, không ít thầy che cái "vô nghĩa" của "con chữ" mình giảng truyền hằng cung cách độc đoán!
Thầy đã thế thì trò khó mà khác được! Nói gọn: thầy đã sợ sai, sợ trách nhiệm và độc đoán thì trò nào dám nói ngược lại thầy. Do đó, dù có bỏ cơ chế độc quyền trong giáo dục đào tạo thì đầu óc và tâm lý độc quyền vẫn cứ trường tồn và phát triển nếu người giảng dạy không dám lấy trách nhiệm phát huy ở người học tinh thần dám đương đầu với cái sai để luôn luôn hướng về việc tìm kiếm cái đúng!
Trong một nền giáo dục mà tính chủ thể của cá nhân con người được đề cao đến như ở Mỹ mà kết quả chỉ 2% những người có học vấn và bằng cấp cao là có được đầu óc sáng tạo thì vấn đề ấy còn gay gắt đến mức độ nào trong một cơ chế tâm lý xã hội mà đầu óc độc quyền, độc đoán, sợ trách nhiệm và sợ sai vẫn còn phổ cập?
        Tuy nhiên, vấn đề trên có thể được hình dung theo một chiều hướng khác: với một đất nước có một dân số gồm nhiều lớp trẻ đầy năng động, nếu đường lối giáo dục đào tạo biết phát huy đầu óc sáng tạo và khai phá trong khoa học thì đất nước ấy sẽ có thêm được một khả năng để phát triển so với những đất nước dù đã có nhiều thành tựu về kinh tế nhưng tháp dân số lại càng ngày càng già cỗi và xã hội đã vơi đi khá nhiều ước vọng chính đáng về ý nghĩa hạnh phúc của kiếp nhân sinh!
Theo Tạp chí Tia sáng

Tổng số lượt xem trang