ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013



DÒNG NGHIP CHUYN LUÂN

        Ông bà xưa nói: “Có hai ông Thần vai vác chứng tri” - Cho rằng mọi việc ta làm đều có hai vị Thần thiện ác ghi chép tất cả, rồi tùy theo tội, công mà luận!     Không hẳn là vậy - ta vốn người trần thế, chẳng bỏ công đến các vị Thần theo dõi, lưu tâm!
   Mọi hành động hoặc tư tưởng của chúng ta đều tạo ra một “xung năng” - xung năng đó biến thành “xung động”, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, lành hay dữ mà các xung động cũng khác nhau - đó là “cái Nhân” của sự việc. Nhiều nhân đồng chủng tạo thành ra một “Định nghiệp”!   
   Có ba quá trình tạo tác ra định nghiệp:
  1/ NIỆM KHỞI:
    Khi ta vừa phát khởi một ý nghĩ xấu hay tốt, là ta đã vô tình tạo ra một luồng xung động trong não bộ, thần kinh, trong ý thức và tiềm thức… Đó là căn bản, nguồn cội của cái “Nhân”.  
   Ví dụ: Ta muốn giúp đỡ một người bạn đang gặp vận rủi - Hoặc đơn giản là muốn cho bầy chim sẻ ngoài vườn một nắm thóc… Ấy là ta đã khởi lên một “niệm Thiện” - Niệm ấy chỉ mới thuộc phạm trù cảm tính!
   Lúc ấy - thử nhìn ta trong gương mà xem: Lòng ta vui, gương mặt giãn nở, nhẹ nhàng - Chỉ mới khởi ra một niệm, ta đã thấy ngay tức thì sự hiện diện của cái “Nhân”!
    2/ Ý NIỆM KẾT HỢP LÝ TRÍ :
    Cao hơn một bước nữa - ta toan tính, cân phân xem nên thực hiện ý muốn của mình bằng cách nào để đạt được kết quả tốt nhất:
   - Mang tặng cho người bạn tiền bạc, hiện vật hay những lời an ủi… Nên tặng gì, nói cách nào cho người bạn khỏi thấy chạm tự ái hoặc bị tổn thương …vv…
   - Đem nắm thóc rải ở đâu: Trên sân thượng, vườn trước hay vườn sau… Rồi ta sẽ đứng xa xa ngắm nhìn chúng ríu rít bên nhau với tấm lòng trìu mến, dịu dàng!
   3/ Ý NIỆM KẾT HỢP VỚI LÝ TRÍ TẠO RA HÀNH ĐỘNG
    Ta thực hiện suy nghĩ và toan tính của mình!...
   Quá trình hoàn chỉnh của một niệm khởi ra và được thực hiện đó, ta gọi là quá trình “Tác Nghiệp” - hoặc đơn giản là “Gieo Nhân”!
   Quá trình tác nghiệp tạo ra một kết quả, Đạo Phật gọi là “Gặt Quả”! Ông bà xưa nói: “Nhân nào quả ấy” - chẳng có chi vô duyên cớ mà hình thành!...
   Quá trình tác nghiệp từ bước thứ nhất đến bước thứ ba, tạo ra những luồng xung động (còn gọi là “Khí”) từ nhẹ đến nặng - phát ra từ não bộ, trung khu thần kinh, tỏa ra chung quanh ta những xung động thuộc dạng cảm tính hay lý tính - Vô hình chung đều để lại một dấu ấn tiềm ẩn hoặc hiện hữu bao bọc quanh ta, tạo nên sự riêng biệt của mỗi con người!  
   Tùy theo cá tính, ta có xu hướng “tác Nghiệp” na ná như nhau - trong suốt một khoảng thời gian rất dài, có khi đến cả đời người… Chuỗi “Nghiệp tác” đó tạo thành “Định nghiệp”, vẫn tiềm ẩn, lẩn khuất trong tiềm thức của ta, nằm yên trong “tàng thư lưu trữ”!
   Có khi kết quả , hậu quả thấy liền trong hiện kiếp. Cũng có khi đến đời sau mới hiển hiện - là do  bản thân ta vẫn còn cái “Phúc” của tiền kiếp chưa hưởng hết. Do đó cái “Nhân” mới gieo chưa đủ điều kiện để thành “Nghiệp” !
Đến khi hết kiếp, rời bỏ trần xác - linh hồn theo sự tương hợp của các luồng khí nặng hay nhẹ mà chuyển luân. Khí kết hợp của chuỗi ác nghiệp là “trọc khí”, dạng thô nặng - sẽ trì kéo làm cho linh hồn chìm đắm, khó bề vượt thoát! Dạng khí phát sinh từ thiện nghiệp là khí nhẹ thanh, sẽ khiến hồn nương theo đó mà vượt bay lên cao, hòa tan cùng vũ trụ vô cùng vô tận…
   04/ TRÁI NGHIỆP ĐẾN MÙA:
    Từ những luồng xung động xuyên suốt ấy, tạo ra những “ảo cảnh”, cảnh giới tương hợp: Thiên đàng hay Địa ngục! Linh hồn chìm đắm, hòa tan trong cảnh giới ấy một thời gian lâu hay mau - nhanh hay chậm tùy theo sức mạnh của chuỗi “Nghiệp tác”. Đến khi các luồng xung động ấy chấm dứt - linh hồn sẽ đi đầu thai sang kiếp khác: Làm một con người (hoặc sinh vật - tùy theo quả báo của “Nghiệp lực”), một vòng luân hồi mới lại bắt đầu…
   Tùy theo nghiệp quả tạo tác, linh hồn lại sanh vào một nơi chốn có hoàn cảnh tương đồng - Từ đó bắt đầu một quá trình “trả nghiệp”! Vì vậy, mới có những hoàn cảnh éo le, “giở cười giở khóc”, “giậm chân kêu trời không thấu”… mà tôi đã theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu, kể hầu các bạn trong suốt ba tập sách “HMLK” - Nhằm để minh chứng cho một quyền năng vô hình: Quyền tạo tác và hành xử! Thật ra chỉ là một chuỗi “vay trả, trả vay” - Luật “Gieo nhân nào gặt quả ấy” theo giáo lý của nhà Phật!
   Bên trên là “thống kê” đường đi của một “Định nghiệp” - ta chỉ mới nghiên cứu về Thiện nghiệp, giờ chuyển sang tìm hiểu về Ác nghiệp:
   Một niệm ác khởi lên từ ý nghĩ, tạo nên những xung động dữ - tồn tại lâu hay mau, mạnh hay yếu tùy theo mức độ nặng nhẹ của tư tưởng... Đến khi ta toan tính “đường đi nước bước” là ta đang ở “cấp độ hai”, luồng xung động dữ hiện ra rõ nét hơn. Đến khi ta biến ý nghĩ thành ra hành động là ta đã hoàn tất một chu kỳ, một quá trình “tạo Nghiệp”!

  **Nghiệp lành tạo ra những xung động dạng thanh nhẹ, nghiệp dữ tạo ra những xung động có cường độ kích ứng cao - mức độ tồn tại và lan tỏa cũng mạnh mẽ hơn. Dạng thanh nhẹ thì tiềm ẩn và ít hiển lộ. Dạng nặng nề thường biểu hiện xốc nổi, rõ ràng - sự phát tán và tầm ảnh hưởng cũng lớn hơn!...
   Kết từ nghiệp quả, đến tự tiền căn - Những người mang định nghiệp xấu thường có nhân dạng bất toàn, hoặc nghiệp ác hằn lên nét mặt, lan tỏa ra chung quanh, tạo nên sự “thiếu thiện cảm” nơi người đối diện - hoặc làm cho người có cảm giác lo sợ, e dè khi tiếp xúc cùng ta, ấy là do sức phát tán và tầm ảnh hưởng của định nghiệp xấu mà nên!
   Ví dụ: Có một tên trộm chặn đường người thợ mộc, lấy đi một số tiền nho nhỏ. Con số ít ỏi - không mấy giá trị so với sự chuẩn bị, lên kế hoạch và hành động của tên trộm. Thế nhưng đó lại là tất cả những gì có được của người thợ mộc ấy và gia đình!
   Bị chống trả kịch liệt - không đừng được, hắn rút dao ra đâm chết người thợ mộc, bỏ xác lại ven đường và ra đi với số tiền trấn lột nhỏ nhoi… Cao lắm là đôi ba bữa mềm môi rượu thịt - nhưng hậu quả để lại thì thật nặng nề và lâu dài: Người thợ mộc ấy đang là chủ một gia đình, có người vợ bị bệnh nan y và bốn đứa con - đứa lớn 15 tuổi, nhỏ nhất mới vừa lên bảy!
   Người chồng, người cha mất đi - lao động chính và duy nhất không còn, cả nhà lâm vào ngõ cụt. Vài tháng sau thì người vợ lâm bạo bệnh và mất - Đứa con gái lớn tuổi vừa mới tròn trăng phải sa vào đường dữ để lấy tiền nuôi các em, hai đứa em trai kế bỏ học đi bán vé số…  Thế là tan nát một gia đình - nỗi đớn đau oán thán ngút tận trời xanh. Luồng ác khí đeo bám theo tên trộm mạnh mẽ, tàn nhẫn và hung hãn không thôi…
   “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” - là vậy! Trồng hạt cà hạt ớt ra cây ớt cây cà, trổ trái ớt trái cà - Cây trái chẳng một mùa mà nhiều mùa, nhiều trái mới hết một đời cây!…
   Cây ngọt trái ngon thường chẳng dễ trồng, thời gian gieo trồng chăm bón cũng dài hơn… Thiện nghiệp như cây ngọt trái lành, còn ác nghiệp như mùa trái đắng cay, trồng một hạt trổ ra trăm trái - Nghiệp quả chẳng sai lạc vào đâu, “Chẳng có gì giấu được dưới ánh sáng mặt trời” là vậy!
   Nếu trong đời hiện tại tên trộm ấy vẫn còn phước báo - thì sự vay trả vẫn chưa diễn ra! Nó vẫn nằm lặng lẽ trong “Tàng thư lưu trữ” của định nghiệp mà đợi chờ… Đến kiếp lai sinh, những tập khí ấy hiển hiện rõ nét hơn trên khuôn mặt, trong cung cách hành xử, ứng xử. Người xưa có câu: “Nhân chi sơ tính bổn thiện” - thế nhưng có những đứa trẻ ngay từ khi còn bé đã có ác tâm, thích ngắt véo, cào cấu các bạn cùng lứa. Hoặc hung hăng dữ tợn - đem thói độc ác ra hành  hạ những sinh vật bé nhỏ và yếu đuối hơn mình, đó là do cái ác khí chiêu tập từ tiền kiếp hiển hiện!
   Khi lớn lên, trở nên người thành đạt, họ vẫn tạo cảm giác bất an cho người đối diện - Bởi cái tập khí nặng nề ấy tạo nên luồng xung điện tỏa ra chung quanh mình nặng nề, gay gắt… Để rồi đời hiện tại mang theo bên mình nghiệp dữ tiền căn, họ lại đi vào đường dữ. Thích đạp bằng tất cả, chỉ để mưu lợi nhuận cho mình…
   Khi hơi nước tích tụ đủ nặng thì mưa rơi xuống, nghiệp dồn đến lúc nghiệp đòi... Lúc đó thì tránh đâu cho thoát!
  05/ DÒNG NGHIỆP CHẢY:
    Nghiệp quả khi đã phát khởi thì dũng mãnh và không có lực nào ngăn chặn được: Công bằng, xuyên suốt, tàn nhẫn và… bất công (Nếu như ta không biết đến “nguồn cội” của nó)!
   Đó là bề mặt của vấn đề, ẩn sau đó là lực tác động của “hoàn cảnh tương hợp”, tạo nên sự tàn phá chẳng nương tay… Dòng nghiệp chảy, cuộn xoáy và luân chuyển - mang theo cùng với nó là bao kỳ công tạo dựng. Chẳng khác nào cơn giông, triệt phá và hủy diệt tất cả quanh mình!
   Lấy câu chuyện của ông giáo sư Anh văn ở Sơn Trà - Đà Nẵng ra làm chứng cứ: Ngày trẻ - cha mẹ cùng với hai người chị bị lật xe ở đèo Hải Vân chết cả, chỉ còn lại ông với một cô em út. Ông có lời nguyền rằng: Làm việc nuôi em gái đến ngày em lấy chồng rồi thì mình sẽ đi tu!...
Mãi đến năm 39 tuổi em ông mới lập gia đình, còn ông - vì yêu một cô học trò lớp 12 nên “quên mất lời nguyền”. Ông lấy vợ, sống một cuộc đời đầm ấm và hạnh phúc trọn 10 năm… Đến khi có hai đứa con - con gái lớn lên tám tuổi thì vợ ông phát bệnh tâm thần!
   Đúng đêm rằm tháng Bảy - lúc nửa đêm. Người vợ ông thức dậy đi ra biển, khi trở vào thì gục xuống ngay giữa nhà. Lưỡi thụt vào trong không nói được nữa, câm hẳn và trở thành người điên loạn kể từ giờ phút đó… Tất cả những gì dày công tạo dựng, tích cóp trong nhà bị người vợ ấy hủy diệt tất cả, chẳng nương tay: Đập phá, xé, vứt ra ngoài!
   Càng chạy chữa, bệnh lại càng trở nặng... Ông bán từ căn nhà lớn đến ngôi nhà nhỏ, đưa vợ đi đến tất cả những nơi bạn bè giới thiệu, vẫn chẳng có tác dụng gì! Người vợ trong cơn điên cứ bỏ nhà ra đi, khi trở về lại đập phá… Bạn bè, học sinh thương tình giúp đỡ, đem cho vài kí gạo, bịch đường - Cha con hì hụi leo lên giấu trên mái nhà tôn. Thế mà đến lúc ông đi dạy về thì thấy… gạo với đường bà ấy đem rãi trắng đồng, cha con chỉ biết ôm nhau mà khóc!...
   Tròn 10 năm điên loạn như vậy - cho đến ngày Ơn Trên xoay chuyển cho ông tìm đến tôi… Sau hai tuần lễ chữa gián tiếp qua di động (Tôi vừa cầu nguyện Ơn Trên cứu vừa chuyển điện gián tiếp, từ thần thức của người chồng sang cho người vợ). Ngày rằm tháng 04/2010 là ngày vợ ông hết bệnh “tâm thần”, độ một tuần sau thì bà nói được!
      Cái “Án nghiệp” đến những mười năm - cho một lời nguyền! Chuyện nầy (và nhiều chuyện “người thật việc thật” khác mà tôi đã kể trong ba tập HMLK), đã minh chứng cho quyền năng hiện hữu của định mệnh, án lên số phận của mỗi con người - tàn khốc và nghiệt ngã…
   Toàn bộ câu chuyện về quá trình chữa bệnh cho vợ ông giáo sư đã được CLB Tiềm năng Sài Gòn quay phim làm tư liệu và chuyển về Trung ương, phỏng vấn trực tiếp ông NMQ!
 06/ NHỮNG PHƯƠNG CÁCH CHUYỂN ĐỔI NGHIỆP QUẢ
    Để chuyển đổi nghiệp quả, không gì khác hơn là “lấy việc lành mà tiêu trừ việc ác - Theo tôi thì có ba cách thiết thực nhất:
     A - LẬP THỆ:
    Theo lời Mẹ Diêu Trì dạy: Cần phải “Lập Thệ” - Để cho các Đấng chủ quản hay biết rằng ta đang nỗ lực để làm một việc gì đó, để thay đổi một điều gì đó!...
  Đợi ngày Lễ Vía - ta bày hoa trái lên bàn thờ Phật, tắm gội sạch sẽ mà dâng hương. Rồi tùy theo ý muốn của ta mà “Chú nguyện”!
   Ví dụ như: Con tên tuổi…………xin phát nguyện rằng: “Từ nay trở về sau con nguyện sẽ làm lành lánh dữ, thi ân bố đức cứu giúp người hoạn nạn, nhằm để chuyển đổi nghiệp quả của mình. Tấm lòng chí thành sám hối, sửa chữa của con cầu xin Ơn Trên: Trời Phật và các chư vị Thần chủ quản trong nhà trong cửa chứng tri! Cầu xin cho nghiệp ác tiêu trừ, nghiệp lành hiển hiện!”
                     NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
    B – HÀNH THIỆN:
    Làm điều lành, tránh xa việc ác - Trong khả năng của ta, ta làm tất cả những gì “có thể”... Nhiều người tưởng rằng hành thiện và bố thí, lập công đức là điều khó - Nhất là với những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn triền miên! Đó là một sai lầm: Tùy người, tùy cảnh và trong khả năng mà ta “hoàn toàn có thể”. Ví dụ như: Một người nghèo khổ, đi làm công để mưu sinh hàng ngày. Sáng sớm bước ra đường, thấy con cuốn chiếu đang bò, ta dừng lại gắp bỏ nó vào vệ đường, kẻo bị người khác giẫm phải mà chết. Hoặc cúi xuống nhặt một cây đinh, cọng kẽm, kẻo xe chạy trúng nhằm sẽ bị bể bánh, người giậm phải bị nhiễm trùng...  Chiều trên đường đi về, thấy bà cụ đầu ngõ đang lụ khụ ho, ta dừng lại thăm hỏi một câu - thấy đứa bé đang kêu khóc bên hè, ta dừng lại, cho nó một cái kẹo trong túi, hoặc vuốt ve, an ủi vài câu cho nó nín khóc. Về đến nhà - thấy con chó chạy ra kêu sủa vang trời, đang lúc mệt mỏi, lẽ ra muốn “đá cho một cái” - thì ta khen nó lấy một tiếng! Vô nhà, thấy con trẻ chạy ra quấn quýt bên chân, ta dừng lại nói với con cháu một câu dịu dàng, hoặc là móc trong túi ra cho cái bánh, cây kẹo nho nhỏ...
   Sau một ngày làm công tận lực, tận tình và trọn vẹn - ta được lãnh đồng lương xứng đáng với công việc. Đêm về - ta có giấc ngủ ngon, mãn nguyện vì đã sống thiện, sống tốt một ngày!...
   Ví dụ thứ hai: Là một ông giám đốc giàu có và sang trọng - biết yêu thương, che chở và trân trọng người làm công của mình. Khi có người gặp hoạn nạn, ta lo lắng chu toàn và đãi ngộ xứng đáng. Khi gia đình họ có biến, ta thăm hỏi ân cần và giúp đỡ cho họ “vượt qua ách nạn” - Ấy là ta đã lấy điều lành mà tiêu trừ việc ác rồi vậy!
   Là một người ở “vị thế trên” mà ta không hống hách tự kiêu, khoe khoang hợm hĩnh - sẵn sàng sống chan hòa nhân ái với mọi người chung quanh... Ấy là ta đã lấy cái “Tâm Phật” mà đối đãi với thế nhân, lo gì các Đấng không hết lòng gia hộ!...
   C – CẦU NGUYỆN:
    “Thường xuyên cầu nguyện, xin Ơn Trên hóa giải ách nạn cho mình” - Đó là điều Mẹ Diêu Trì ân cần dặn dò, dạy bảo thường xuyên. Mẹ nói: “Ta có kêu van thì Trên mới biết mà cứu! Nếu cứ than khóc một mình, thì chẳng có ai để tâm nghe ngóng, chẳng ai đưa tay ra mà dìu đỡ! Phải kêu cầu hàng đêm bằng tất cả tâm thành  thì khắc nạn tai sẽ được hóa giải!”
   Hai việc cần phải thực hiện thường xuyên, đi đôi với nhau là “Hành thiện” và “Nguyện cầu”. Từ chỗ ta phát tâm thệ nguyện làm lành lánh dữ để giải nghiệp, lâu dài và xuyên suốt - tạo ra một tính cách mới, một con người mới: Con người nhân hậu, bao dung - người chí thiện, chí thành! Con người mà trên gương mặt - nét khô khan nghiệt ngã không còn, sự hiền hòa dễ thương hiện hữu... Từ lúc nào không biết, ta đã tự mình xoay chuyển nghiệp quả cho mình - Nghiệp ác tiêu trừ, cây ngọt trái lành ta hưởng mai sau đã hẳn!...
   Mẹ Diêu Trì nói: “Khi con gặp nạn, chạy đến đây kêu khóc cùng ta và cầu cứu - thì ta còn phải xét xem phần con có còn phước tồn hay không, để ta đem chan rải ra mà cứu. Nếu con hết phước thì ta có là Thượng Đế cũng thua!”... Vậy đó - “Cây kim sợi chỉ không qua được lưới Trời”, quả thiện ác cũng chẳng biết lấy chi mà đo, mà đếm - Chi bằng ta lấy cái tâm thiện mà đối đãi với đời, khi lâm ách nạn thể nào cũng có người ra tay cứu giúp!
   Tôi vừa đọc được một câu chuyện ngắn - Kể về một anh công nhân nghèo ở Mỹ. Trên đường lái xe đi làm về, anh gặp một bà lão bị nổ bánh xe ngay chỗ khúc đường vắng vẻ... Bà cụ ấy đã nhiều lần vẫy tay cầu cứu, nhưng chẳng thấy chiếc xe nào dừng lại, ai cũng lo sợ bị dàn cảnh, trấn lột dọc đường!
   Anh công nhân nọ dừng xe lại bên đường, muốn sửa xe giúp cho bà lão. Thấy anh nghèo, áo quần lem luốc - bà ra vẻ lo sợ, không muốn nhờ vã... Cuối cùng thì mọi sự cũng êm xuôi, bánh xe mới đã thay xong - bà cụ ấy ngỏ ý muốn trả ơn một số tiền. Anh công nhân không nhận, nói: “Nếu thế thì xin bà hãy giúp đỡ cho ai đó gặp hoàn cảnh khốn khó sau nầy!” Bà cụ lái xe đi - đến một tiệm cơm, rẽ vào ăn uống... Thấy cô bồi bàn trong tiệm bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sanh còn phải đi làm thuê để kiếm tiền, bà nẩy ra ý muốn giúp! Viết vội vài hàng vào chiếc khăn ăn, bà để lại bên dưới một số tiền...
   Người phụ nữ mừng rỡ biết bao - vì ngày sanh đã gần kề mà tiền bạc còn chưa có... Đêm về, cô kể lại cho chồng nghe về chuyện ấy, không quên tả lại nhân dạng của bà cụ nọ. Thì ra - đó chính là người mà Bryan đã giúp thay bánh xe trên đường lúc chiều, và... cô gái trong tiệm cơm là vợ của anh!
   Vậy đó - Ta có thể không bao giờ trả được nghĩa ân cho người mà ta đã nợ, nhưng sẽ có ai đó trên đường nhận được từ ta “một chút hàm ơn” - Để rồi lại mang “cái nghĩa ấy” theo bên mình, lại trao tặng vào tay người khác...  Bánh xe định mệnh vẫn quay đều, tưởng chừng như hờ hững, chẳng có gì se kết nhân duyên - Biết đâu vạn vật đều chẳng vô duyên cớ mà hiển hiện, mà phô bày!
   “Có vay thì có trả, có gieo ắt có gặt” - Chân lý ngàn xưa chẳng suy suyển vào đâu !!
   TỊNH VÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang