Say thuốc phiện sống uống Nhân Trung hoàng
Tôi đọc sách " Cuộc đời người thợ già trị bệnh- Định Ninh Lê Đức Thiếp", thấy câu chuyện này cũng đáng để suy ngẫm khi hành nghề trị bệnh cứu người, xin trích một đoạn ra đây để mọi người tham khảo.
Đây là một câu chuyện kể về nghề thuốc của Cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp- một danh y của Việt Nam. Chuyện xảy ra vào những năm đầu của thế kỷ 20, tóm tắt như sau:
Buổi tối tôi( Định Ninh- chú thích) cùng với một số bạn ngồi nhậu ở nhà bè trên con sông thuộc vùng rừng núi Hòa Bình,(chủ nhà là vợ chồng cụ Đản, khách là Cụ Định Ninh, cụ Tư và 1 ông nữa- chú thích). Sau khi ăn uống xong, tất cả đều đi ngủ.
Nửa đêm khi mọi người đang say giấc, đột nhiên ông khách quờ quạng, bò la, cào cấu sang các mùng khác. Mở đèn sáng lên, nhìn ông khách hai mắt mở to đỏ ngầu, da mặt thâm xì, miệng nói quàng xiên, tay vơ cào cấu, chân đạp lung tung, lăn lộn liên hồi.
......
Cảnh tượng lúc ấy chủ nhà lo toan, nhưng bệnh tình lại quay vào hỏi tôi. Tôi suy nghĩ chưa hiểu ra sao. Đột nhiên bà chủ nói:” Thôi chết rồi, ông này đêm uống rượu, khát nước, mò vào uống 2 tô nước này rồi chứ không sai. Xà, biết bao nhiêu là tiền.”
Ông Tư bấm tôi ra ngoài nói nhỏ:” Đây là 2 tô nhựa mới pha chưa kịp nấu, nhà quên không cất. Đêm ông khách khát nước uống mẹ nó đi rồi, bây giờ thế là ngộ độc, là say thuốc phiện sống, không giải độc ngay thì chết.”
Ông tiếp:” làm sao bây giờ”?. Lên bờ thì sợ cọp, xuống sông thì không có thuyền đò, thuốc Nam, thuốc Bắc không có, nhà thương, bệnh viện cũng không. Bác là thầy thuốc đứng đây cũng chịu nhìn. Đêm hôm thế này làm sao bây giờ. Nói chưa dứt câu ông Đản lặng lẽ bước ra sau hè, lát sau trở vào, tay bưng một tô nước, bảo mọi người đỡ ông khách dậy cho ông uống.
Ông khách đang khát, làm một hơi hết tô nước. Vừa uống xong, ông khách thổ vọt cầu vồng, chan hòa cả gian bè, sặc mùi thuốc nồng nặc. Thổ xong, nằm vật ra thở hồng hộc, ngực bụng đẩy lên hùng hục, lại hồi lên thổ ra màu đen xì mà đằng đặc..
Thấy vậy ông Đản lại cầm tô ra lấy nước nữa đem vào. Ông khách uống xong lại thổ vọt ra, cũng đen xì nồng nặc.
Khoảng nửa giờ sau, ông khách thở đều, không vật vã, mọi người mới yên tâm đi nằm.
.....
Gần trưa, trước khi chia tay gia chủ, tôi hỏi về tô nước mà ông Đản cho ông khách uống. Ông Đản nói:
- Nước ấy là loại nước sốt không mất tiền mua, nhưng cũng phải gặp lúc “buồn mót “ mới có.
- Nước sốt mà lại “buồn mót” mới có là thế nào?
- Thôi tôi nói trắng ra cho bác dễ hiểu, dù có tục cũng đừng chê nhá. Nó là nước cứt sốt, nhưng gặp lúc ai buồn ỉa, mót ỉa thì mới có chứ. Thế là thứ nước sốt không mất tiền mua.
- Ồ thế là nước cứt người giải độc thuốc phiện sống, nhưng làm thế nào thành nước?
- Dễ ợt, lấy 1 khúc dài độ đốt ngón tay, đổ chút nước nghiền cho tan ra, lại đổ thêm nước lại nghiền, sau đổ vài bát lớn, quấy cho tan đều ra, gạn lọc lấy chừng 2 bát lớn. Đem 1 bát vào cho uống, thế thôi mà.
- Nhưng phải là cứt sốt, chứ cứt khô không được sao?
- Nói thật với bác, tôi thấy mọi người sợ cuống lên, tôi coi thường. Thú thật với bác, nhà nghề mà!. Môn thuốc này tôi đã dùng 4 lần đều có hiệu nghiệm. Phải loại sốt dẻo chứ khô vô hiệu.
- Cám ơn ông bà, tôi ở lại chơi với gia đình lại học được thêm môn thuốc ngoài sách vở, hầu rộng thêm cho tôi về khía cạnh hóc hiểm trong y trị.
......
Đây là lời bàn của cụ Định Ninh:
Phân người, tên chữ là Nhân Trung hoàng, Nhân hoàng. Dùng phân người làm thuốc có 2 loại: phân khô và phân lỏng,đều khí hàn, vị đắng, không độc. Nhưng phân lỏng lạnh hơn phân khô.
Công dụng cả 2 loại đều giải bệnh ngộ độc các chất độc và trị bệnh người bị khí trời nóng làm phát nóng phiền loạn, điên cuồng.
Phép chế có 2 cách:
1. Lấy phân đã khô, xác bỏ vào nồi sành nhỏ, sau đem đất bùn luyện nhỏ gắn chặt miệng vung và đắp kín cả cái nồi, bắc lên bếp đun chừng 5-6 giờ, đem ra để nguội, lấy phân nghiền nhỏ. Khi cần uống mỗi lần 2 đồng cân với nước chín để nguội hay nước sống.
2. Về tháng chạp, cắt ống trúc có 2 đầu mấu, mấu dưới để nguyên, mấu trên chọc thủng vài lỗ nhỏ, nhét bột Cam thảo vào lỗ ấy cho đầy. Lấy keo gắn kín lỗ ấy lại , đừng để nước phân ngấm vào. Cạo hết tinh tre ở ống trúc đi, sau cắm vào chuồng phân. Độ 1 tháng sau lấy ống trúc rửa sạch bên ngoài, đem phơi khô. Khô rồi, chẻ ống trúc ra, lấy cam thảo phơi khô, khi cần uống 1- 2 đồng cân.
Như vậy theo cách 1 dùng phân đã khô, đã lạt mùi hôi, bỏ vào nồi đốt thành than, đã gần hết hẳn mùi hôi.
Theo cách 2 dùng bột Cam thảo chỉ có hơi phân thấm vào, không dùng đến phân.
Ta đọc 2 cách trên thấy rằng: chỉ dùng phân người đã lạt mùi hôi và thuốc có hơi phân thấm vào, chứ không dùng thẳng đến phân nguyên chất mà cũng có công hiệu giải nhiệt, giải độc.
Nhưng không dạy giải nhiệt, giải độc là nó giải đi đâu, nó giải ra bằng cách nào, hãn hay thổ, hay hạ hay lợi thủy, không có nói.
.....
Bệnh nhân uống “ cứt sốt” vào liền thổ ra ngay, vậy “ cứt sốt” là vị thuốc thổ sao?.
Theo thiển ý, nó không phải là vị thuốc thổ. Lấy cái ý:” Hương phùng xú bất thụ tắc nghịch”( mùi thơm gặp hơi thối không chịu được thì đẩy ngược lên). Vị là kho tàng chứa đựng cơm nước, thịt cá... hễ thơm ngon, trong sạch mà ưa thích thì dù bao nhiêu, nếu được các bộ phận trên đồng ý thì trưởng kho sẽ thâu nạp vào cho hết. Nhưng nếu hôi thối, tanh khét cũng đưa vào mà bị chủ kho phản kháng thì phải đẩy ra hết.
Vậy miệng mũi dạ dày là nơi ưa thơm tho tinh sạch, nếu gặp hôi thối thì nó ghét sợ mà đẩy ra cho bằng hết, chứ không phải ”cứt sốt” là vị thuốc dùng để thổ.
Đọc truyện trên thấy rằng: say thuốc phiện sống đã thổ ra được thì khỏi. Nhưng tại sao không uống những loại Qua đế, Lê Lô... cho nó thanh sạch, nó cũng thổ ra mà lại phải dùng đến loại cực ký hôi thối, ghê tởm ấy?.
Xin thưa: nếu nói như thế chỉ là một ý hiển nhiên trong y giới, ai mà không biết, đâu còn thành truyện mà viết lên đây.
Thuốc Phiện là loại đại nhiệt độc, nếu uống phải mà không giải ngay, nó sẽ giết người như ăn cướp. Ông khách này uống 1 lúc 2 tô đã đầy ngập dạ dày, lại hiệp với men rượu vừa mới say, nó đang công phá rất mạnh. Nếu lúc đó uống Qua đế, Lê Lô hay mùn thớt đi chăng nữa, nó cũng chần chừ chứ đâu có thể trong chốc lát thổ ra hết. Vả lại, đêm đã khuya, rừng rậm, không thầy, không thuốc mà biết dùng đến loại “ hủ hóa” ấy để giải tỏa ngay cho khỏi. Tưởng đó cũng là bài thuốc cứu nguy cấp kỳ cho người ngộ độc lúc đêm khuya khi thiếu thuốc vậy.
......
Trong bài này, đoạn trên tôi có nói “ môn thuốc ngoài sách vở”, kể ra cũng ngoài sách vở thật.
- Bản thảo chỉ dạy dùng phân khô, phân nước, nhưng chế biến để dùng. Đây người ta dùng “ phân sốt”, đó là ngoài sách vở.
- Bản thảo chỉ dạy uống vào giải độc, đây uống vào thổ ra tức khắc. Đó là ngoài sách vở.
- Thứ Nhân trung phế thải này, dù Bản thảo có dạy, dù đã có người dùng thấy hay, nhưng nếu có gặp bệnh ngộ độc mê sảng, hiểm nguy cấp kỳ mà xa thầy, xa thuốc, họ cũng ngồi chờ, nếu không có mà phải chết họ cũng đành, chứ chẳng ai dám pha thuốc kinh tởm ấy cho bệnh nhân uống. Đây người ta dám tự tiện pha cho uống, mà uống là bệnh khỏi ngay. Đó là ngoài sách vở.
...................
Ghi chú: Khoảng 20 mươi năm trước, tôi có đọc 1 bài báo đăng trên báo Khoa học và Đời sống, có nói: 1 đơn vị bộ đội hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười thời chống Pháp, bị ngộ độc, thuốc Tây uống không khỏi, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch cũng trực tiếp chữa nhưng không được. Lúc ấy có bà cụ thấy vậy, lấy cứt người khô, đem đốt cháy thành than, hòa ra nước, gạn cho mọi người uống, mọi người khỏi bệnh. Đề tài này BS Phạm Ngọc Thạch ấp ủ nghiên cứu, nhưng vì chiến tranh và sau đó ông hy sinh nên không thực hiện được.
Tôi post bài này lên trang nhà chỉ cốt để mọi người thấy, nghề thuốc thật gian nan và luôn phải sáng tạo:” Có câu dùng thuốc tựa dùng binh, quan trọng vô cùng việc tử sinh”.
Kinh nghiệm dân gian rất nhiều, biết vận dụng sẽ có nhiều cái hay ngoài sách vở.
Vương văn Liêu
Phân người, tên chữ là Nhân Trung hoàng, Nhân hoàng. Dùng phân người làm thuốc có 2 loại: phân khô và phân lỏng,đều khí hàn, vị đắng, không độc. Nhưng phân lỏng lạnh hơn phân khô.
Công dụng cả 2 loại đều giải bệnh ngộ độc các chất độc và trị bệnh người bị khí trời nóng làm phát nóng phiền loạn, điên cuồng.
Phép chế có 2 cách:
1. Lấy phân đã khô, xác bỏ vào nồi sành nhỏ, sau đem đất bùn luyện nhỏ gắn chặt miệng vung và đắp kín cả cái nồi, bắc lên bếp đun chừng 5-6 giờ, đem ra để nguội, lấy phân nghiền nhỏ. Khi cần uống mỗi lần 2 đồng cân với nước chín để nguội hay nước sống.
2. Về tháng chạp, cắt ống trúc có 2 đầu mấu, mấu dưới để nguyên, mấu trên chọc thủng vài lỗ nhỏ, nhét bột Cam thảo vào lỗ ấy cho đầy. Lấy keo gắn kín lỗ ấy lại , đừng để nước phân ngấm vào. Cạo hết tinh tre ở ống trúc đi, sau cắm vào chuồng phân. Độ 1 tháng sau lấy ống trúc rửa sạch bên ngoài, đem phơi khô. Khô rồi, chẻ ống trúc ra, lấy cam thảo phơi khô, khi cần uống 1- 2 đồng cân.
Như vậy theo cách 1 dùng phân đã khô, đã lạt mùi hôi, bỏ vào nồi đốt thành than, đã gần hết hẳn mùi hôi.
Theo cách 2 dùng bột Cam thảo chỉ có hơi phân thấm vào, không dùng đến phân.
Ta đọc 2 cách trên thấy rằng: chỉ dùng phân người đã lạt mùi hôi và thuốc có hơi phân thấm vào, chứ không dùng thẳng đến phân nguyên chất mà cũng có công hiệu giải nhiệt, giải độc.
Nhưng không dạy giải nhiệt, giải độc là nó giải đi đâu, nó giải ra bằng cách nào, hãn hay thổ, hay hạ hay lợi thủy, không có nói.
.....
Bệnh nhân uống “ cứt sốt” vào liền thổ ra ngay, vậy “ cứt sốt” là vị thuốc thổ sao?.
Theo thiển ý, nó không phải là vị thuốc thổ. Lấy cái ý:” Hương phùng xú bất thụ tắc nghịch”( mùi thơm gặp hơi thối không chịu được thì đẩy ngược lên). Vị là kho tàng chứa đựng cơm nước, thịt cá... hễ thơm ngon, trong sạch mà ưa thích thì dù bao nhiêu, nếu được các bộ phận trên đồng ý thì trưởng kho sẽ thâu nạp vào cho hết. Nhưng nếu hôi thối, tanh khét cũng đưa vào mà bị chủ kho phản kháng thì phải đẩy ra hết.
Vậy miệng mũi dạ dày là nơi ưa thơm tho tinh sạch, nếu gặp hôi thối thì nó ghét sợ mà đẩy ra cho bằng hết, chứ không phải ”cứt sốt” là vị thuốc dùng để thổ.
Đọc truyện trên thấy rằng: say thuốc phiện sống đã thổ ra được thì khỏi. Nhưng tại sao không uống những loại Qua đế, Lê Lô... cho nó thanh sạch, nó cũng thổ ra mà lại phải dùng đến loại cực ký hôi thối, ghê tởm ấy?.
Xin thưa: nếu nói như thế chỉ là một ý hiển nhiên trong y giới, ai mà không biết, đâu còn thành truyện mà viết lên đây.
Thuốc Phiện là loại đại nhiệt độc, nếu uống phải mà không giải ngay, nó sẽ giết người như ăn cướp. Ông khách này uống 1 lúc 2 tô đã đầy ngập dạ dày, lại hiệp với men rượu vừa mới say, nó đang công phá rất mạnh. Nếu lúc đó uống Qua đế, Lê Lô hay mùn thớt đi chăng nữa, nó cũng chần chừ chứ đâu có thể trong chốc lát thổ ra hết. Vả lại, đêm đã khuya, rừng rậm, không thầy, không thuốc mà biết dùng đến loại “ hủ hóa” ấy để giải tỏa ngay cho khỏi. Tưởng đó cũng là bài thuốc cứu nguy cấp kỳ cho người ngộ độc lúc đêm khuya khi thiếu thuốc vậy.
......
Trong bài này, đoạn trên tôi có nói “ môn thuốc ngoài sách vở”, kể ra cũng ngoài sách vở thật.
- Bản thảo chỉ dạy dùng phân khô, phân nước, nhưng chế biến để dùng. Đây người ta dùng “ phân sốt”, đó là ngoài sách vở.
- Bản thảo chỉ dạy uống vào giải độc, đây uống vào thổ ra tức khắc. Đó là ngoài sách vở.
- Thứ Nhân trung phế thải này, dù Bản thảo có dạy, dù đã có người dùng thấy hay, nhưng nếu có gặp bệnh ngộ độc mê sảng, hiểm nguy cấp kỳ mà xa thầy, xa thuốc, họ cũng ngồi chờ, nếu không có mà phải chết họ cũng đành, chứ chẳng ai dám pha thuốc kinh tởm ấy cho bệnh nhân uống. Đây người ta dám tự tiện pha cho uống, mà uống là bệnh khỏi ngay. Đó là ngoài sách vở.
...................
Ghi chú: Khoảng 20 mươi năm trước, tôi có đọc 1 bài báo đăng trên báo Khoa học và Đời sống, có nói: 1 đơn vị bộ đội hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười thời chống Pháp, bị ngộ độc, thuốc Tây uống không khỏi, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch cũng trực tiếp chữa nhưng không được. Lúc ấy có bà cụ thấy vậy, lấy cứt người khô, đem đốt cháy thành than, hòa ra nước, gạn cho mọi người uống, mọi người khỏi bệnh. Đề tài này BS Phạm Ngọc Thạch ấp ủ nghiên cứu, nhưng vì chiến tranh và sau đó ông hy sinh nên không thực hiện được.
Tôi post bài này lên trang nhà chỉ cốt để mọi người thấy, nghề thuốc thật gian nan và luôn phải sáng tạo:” Có câu dùng thuốc tựa dùng binh, quan trọng vô cùng việc tử sinh”.
Kinh nghiệm dân gian rất nhiều, biết vận dụng sẽ có nhiều cái hay ngoài sách vở.
Vương văn Liêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét