Bạc thau - vị thuốc dân gian thông dụng
|
Bạc
thau là vị thuốc mà các ông lang vùng dân tộc ít người phía Bắc rất hay dùng
và luôn có mặt trên các gánh thuốc của các bà hàng lá người làng Đại Yên, Hà
Nội. Cây Bạc thau mọc hoang khắp nơi; nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc và Khu
bốn cũ; ngoài ra còn mọc ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Bạc
thau còn gọi "bạc sau", "thau bạc", "mô bạc",
"lú lớn" (Hải Hưng), "thảo bạo" (miền Nam), "pác
túi" (dân tộc Tày), "chấp miên đằng" (Tuệ Tĩnh); các sách
thuốc Trung Quốc (TQ) thường gọi là "bạch hạc đằng" (tên chính)
hoặc là các tên khác (dị danh) như "ngân bối đằng", "bạch diện
thủy kê", "bạch bối ti trù", "bạch để ti trù", Bạc
Thau có tên khoa học Argyreia acuta Lour., thuộc họ
Bìm bìm (CONVOLVULACEAE).
Bạc
thau là một loại dây leo, thân có nhiều lông áp vào thân, màu trắng nhạt. Lá
mọc so le, hình bầu dục, phía cuống hơi có hình tim, đầu nhọn, mặt trên nhẵn
và xanh thẫm, mặt dưới phủ lông ngắn, mịn, bóng ánh như bạc - do đó có tên
"bạc sau" (mặt sau như bạc), lâu ngày đọc chệch thành "bạc
thau"; các tên "bạch bối", "ngân bối" trong tiếng
Hán cũng có xuất xứ tương tự... Hoa màu trắng, bên trong có lông mịn, mọc
thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ, trong
có 2-4 hạt hình trứng màu nâu đen.
Lá
có thể hái quanh năm để dùng làm thuốc; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng
dần.
Theo
Đông y, Bạc thau có vị đắng, cay, hơi chua, tính mát. Có tác dụng thanh
nhiệt, lợi tiểu, thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp, điều kinh, chỉ huyết
(cầm máu), nhuận phế, tiêu đờm, chỉ khái (làm hết ho). Dùng chữa các chứng
khí hư bạch đới, nhũ ung (ung nhọt ở vú); dùng tươi giã nát đắp lên những nơi
gẫy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non.
Ngày
dùng 9 đến 15g khô. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Một số ứng dụng cụ thể
Chữa rong huyết: Dùng lá Bạc thau
giã nhỏ, chế nước nguội vào, vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu (Nam
dược thần hiệu).
Chữa bạch đới:
Lá
Bạc thau
Lá
Bấn (Bạch đồng nữ)
Mỗi
vị 30g tươi, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc dùng mỗi thứ 12g khô, sắc nước
uống (Nghiệm phương dân gian VN).
"Bạch
đới" (còn gọi là "khí hư"), "khí hư bạch đới" chỉ
chất dịch dính nhớt, dài như sợi tơ, tiết ra từ âm đạo phụ nữ. Bình thường,
âm đạo phụ nữ trưởng thành thường tiết ra một ít chất dịch này, phần nhiều
không màu sắc, không tanh hôi. Bạch đới tiết ra qúa nhiều là trạng thái bệnh
lý; thường liên quan đến các chứng viêm bộ phận sinh dục; theo Đông y, nguyên
nhân thường do tỳ hư, can uất, hoặc cảm nhiễm ngoại tà gây nên.
Chữa ho ở trẻ em:
Lá
Bạc thau
Lá
Chua me
Lá
Xương sông
Mỗi
thứ 6-12g, giã vắt lấy nước cốt cho uống dần (Nghiệm phương dân gian VN).
Mẩn ngứa: Lấy lá Bạc thau nấu nước tắm rửa
(Nghiệm phương dân gian VN).
Mụn nhọt vỡ mủ, thối, loét: Lấy lá Bạc thau
giã đắp lên chỗ có bệnh (Nghiệm phương dân gian VN).
Viêm khí quản cấp tính và mạn tính: Lá Bạc thau 15g
khô, sắc với nước, chia 3 lần uống trong ngày (Thường dụng trung thảo dược
thủ sách).
Nội thương thổ huyết:
Lá
Bạc thau
Hổ
trượng căn (Cốt khí củ)
Hạn
liên thảo (Cỏ mực)
Long
nha thảo
Mỗi
vị 30g, sắc nước uống (Quảng Tây trung thảo dược).
Cốt
khí củ là vị thuốc Nam thông dụng, có thể trồng trong vườn, hoặc mua ở các
hiệu thuốc Nam hoặc thuốc Bắc. "Long nha thảo" mọc hoang ở một số
tỉnh phía Bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn nhưng chưa thấy khai thác ở nước ta;
trong đơn thuốc trên có thể thay thế bằng lá Huyết dụ.
Chữa băng lậu: Băng lậu (còn gọi
là "kinh băng đúng kỳ hành kinh mà huyết tiết ra từ âm đạo, dai dẳng, nhỏ
giọt mãi không dứt. Có thể dùng:
Lá
bạc thau
Long
nha thảo
Lá
cây Tẩu mã đài
Mỗi
thứ 30g tươi, giã nát rồi sắc với nước uống (Quảng Tây trung thảo dược). Cây
"tẩu mã đài" (Ardisia gigantifolia Stapf) dân ta gọi
là "lài sơn" hoặc "khôi trắng" mọc ở phía Nam Trung Quốc,
các tỉnh Lạng Sơn, Hoà Bình, ... ở nước ta.
Lấy
3-4 lá Bạc thau khô, nghiền mịn, hòa với rượu uống (Vân Nam trung
thảo dược).
Bị ngã, bị đánh, ứ tích đau đớn, kinh lạc
bất hòa:
Lá Bạc thau 30g, sắc với nước, hòa thêm rượu vào uống (Quảng Tây trung thảo
dược).
Nhọt
độc, chân lở loét:
Lá
Bạc thau
Bồ
công anh
Kim
ngân
Mỗi
thứ một nắm; sắc lấy nước đặc để rửa vết thương; có tác dụng tiêu viêm, chống
loét, trừ độc (Lĩnh Nam
thảo dược chí).
L/y Huyền Thảo _ NCTQ số 10
|
ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE
PHONG BENH HON CHUA BENH
TRI THUC LA SUC MANH
TRI THUC LA SUC MANH
Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét