ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013


Những bệnh cần phải hạn chế “chuyện ấy”

 Quan hệ tình dục cũng giống như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Đói thì ăn, khát thì uống, điều độ là điều quan trọng. Việc hòa hợp quan hệ tình dục giữa vợ và chồng là điều quan trọng mang lại hạnh phúc gia đình.
          Đời sống tình dục chịu ảnh hưởng của nhiều bệnh tật không chỉ về thể chất mà cả về tâm lý, xã hội. Sự hiểu biết sẽ giúp các cặp vợ chồng thích ứng với những khó khăn do bệnh tật gây ra, để vẫn được hưởng vị ngọt của tình yêu.


Sau đây là một số điều cần chú ý về chuyện phòng the ở người bệnh:

Cao huyết áp

Bệnh nhân giai đoạn đầu vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường. Các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim... nếu xảy ra là do trùng hợp chứ không phải vì chuyện ấy. Tuy nhiên, những bệnh nhân cao huyết áp giai đoạn 3, có suy tim hoặc đau thắt ngực thì cần kiêng.

Bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý là trong sinh hoạt tình dục, họ có thể bị rối loạn cương cứng do những thay đổi ở mạch máu hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ áp.

Viêm khớp

Cảm giác đau và sự hạn chế cử động gây trở ngại cho hoạt động tình dục, khiến người bệnh chán nản, trầm cảm, không quan tâm đến tình dục nữa. Thuốc chữa viêm khớp cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục. Bệnh nhân nên thử quan hệ vào những thời điểm ít đau, ít cứng khớp nhất trong ngày, dùng thuốc giảm đau trước đó 1 giờ.

Tiểu đường

Nam giới bị bệnh tiểu đường có thể bị rối loạn chức năng cương cứng do biến chứng liên quan đến các mạch máu nhỏ hoặc các dây thần kinh. Phụ nữ mắc bệnh này cũng hay bị viêm âm đạo do nấm, gây đau hoặc khó chịu khi quan hệ. Chỉ khi điều trị tốt viêm âm đạo do nấm, chức năng tình dục mới có thể phục hồi.

Nhồi máu cơ tim

Sau cơn nhồi máu 2-3 tháng, bệnh nhân có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nỗi lo bệnh tái phát thường làm cho nam giới giảm khả năng cương cứng. Những bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu mạch vành cũng cần thận trọng trong chuyện chăn gối, nhưng thời gian kiêng cữ có thể ngắn hơn.

Suy tim

Với người bệnh suy tim độ 1 và 2, quan hệ tình dục một cách chừng mực sẽ lợi nhiều hơn hại vì đây là một hoạt động thể lực tương đối nhẹ, giúp phục hồi chức năng và có tác dụng tâm lý tốt. Nếu bị suy tim độ 3 trở lên, việc ái ân cần hạn chế hơn, nếu thấy mệt (nhất là khi thấy khó thở) là phải ngừng ngay. Với những người suy tim độ 4, có những thời kỳ nên kiêng hẳn.

Đột quỵ

Hầu hết bệnh nhân sau đột quỵ đều suy giảm chức năng tình dục, giảm tần suất và khoái cảm, rối loạn cương cứng... Lúc đầu, trở ngại chủ yếu là yếu tố cảm xúc, sau mới là vấn đề thể chất. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân cần được thầy thuốc điều trị tư vấn cụ thể.

Bệnh thận

Bệnh suy thận mạn tính gây biến đổi chức năng tình dục ở cả nam và nữ. Việc điều trị tốt (kiểm soát urê máu, ghép thận) có thể giúp cải thiện điều này.

Bệnh về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt phì đại thường đi kèm với suy giảm chức năng tình dục; còn chứng viêm tuyến tiền liệt thường cản trở quan hệ vì gây đau. Việc ngâm mông trong nước ấm, dùng kháng sinh liệu pháp... có thể giảm đau và giúp phục hồi đời sống vợ chồng.

Chú ý: Khó có thể vượt qua những trở ngại mà bệnh tật gây ra đối với hoạt động tình dục nếu bệnh nhân không có sự khích lệ, giúp đỡ của người vợ hoặc người chồng.

Theo BS Đào Xuân Dũng
Sức khỏe & Đời sống 

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013


Say thuốc phiện sống uống Nhân Trung hoàng

Tôi đc sách " Cuc đi người th già tr bnh- Đnh Ninh Lê Đc Thiếp", thy câu chuyn này cũng đáng đ suy ngm khi hành ngh tr bnh cu người, xin trích mt đon ra đây đ mi người tham kho.
Đây là mt câu chuyn k v ngh thuc ca C Đnh Ninh Lê Đc Thiếp- mt danh y ca Vit Nam. Chuyn xy ra vào nhng năm đu ca thế k 20, tóm tt như sau:
Bui ti tôi( Đnh Ninh- chú thích) cùng vi mt s bn ngi nhu nhà bè trên con sông thuc vùng rng núi Hòa Bình,(ch nhà là v chng c Đn, khách là C Đnh Ninh, c Tư và 1 ông na- chú thích). Sau khi ăn ung xong, tt c đu đi ng.
Na đêm khi mi người đang say gic, đt nhiên ông khách qu qung, bò la, cào cu sang các mùng khác. M đèn sáng lên, nhìn ông khách hai mt m to đ ngu, da mt thâm xì, ming nói quàng xiên, tay vơ cào cu, chân đp lung tung, lăn ln liên hi.
......
Cnh tượng lúc y ch nhà lo toan, nhưng bnh tình li quay vào hi tôi. Tôi suy nghĩ chưa hiu ra sao. Đt nhiên bà ch nói:” Thôi chết ri, ông này đêm ung rượu, khát nước, mò vào ung 2 tô nước này ri ch không sai. Xà, biết bao nhiêu là tin.”
Ông Tư bm tôi ra ngoài nói nh:” Đây là 2 tô nha mi pha chưa kp nu, nhà quên không ct. Đêm ông khách khát nước ung m nó đi ri, bây gi thế là ng đc, là say thuc phin sng, không gii đc ngay thì chết.”
Ông tiếp:” làm sao bây gi”?. Lên b thì s cp, xung sông thì không có thuyn đò, thuc Nam, thuc Bc không có, nhà thương, bnh vin cũng không. Bác là thy thuc đng đây cũng chu nhìn. Đêm hôm thế này làm sao bây gi. Nói chưa dt câu ông Đn lng l bước ra sau hè, lát sau tr vào, tay bưng mt tô nước, bo mọi người đ ông khách dy cho ông ung.
Ông khách đang khát, làm mt hơi hết tô nước. Va ung xong, ông khách th vt cu vng, chan hòa c gian bè, sc mùi thuc nng nc. Th xong, nm vt ra th hng hc, ngc bng đy lên hùng hc, li hi lên th ra màu đen xì mà đng đc..
Thy vy ông Đn li cm tô ra ly nước na đem vào. Ông khách ung xong li th vt ra, cũng đen xì nng nc.
Khong na gi sau, ông khách th đu, không vt vã, mi người mi yên tâm đi nm.
.....
Gn trưa, trước khi chia tay gia ch, tôi hi v tô nước mà ông Đn cho ông khách ung. Ông Đn nói:
- Nước y là loi nước st không mt tin mua, nhưng cũng phi gp lúc “bun mót “ mi có.
- Nước st mà li “bun mót” mi có là thế nào?
- Thôi tôi nói trng ra cho bác d hiu, dù có tc cũng đng chê nhá. Nó là nước ct st, nhưng gp lúc ai bun a, mót a thì mi có ch. Thế là th nước st không mt tin mua.
- thế là nước ct người gii đc thuc phin sng, nhưng làm thế nào thành nước?
- D t, ly 1 khúc dài đ đt ngón tay, đ chút nước nghin cho tan ra, li đ thêm nước li nghin, sau đ vài bát ln, quy cho tan đu ra, gn lc ly chng 2 bát ln. Đem 1 bát vào cho ung, thế thôi mà.
- Nhưng phi là ct st, ch ct khô không được sao?
- Nói tht vi bác, tôi thy mi người s cung lên, tôi coi thường. Thú tht vi bác, nhà ngh mà!. Môn thuc này tôi đã dùng 4 ln đu có hiu nghim. Phi loi st do ch khô vô hiu.
- Cám ơn ông bà, tôi li chơi vi gia đình li hc được thêm môn thuc ngoài sách v, hu rng thêm cho tôi v khía cnh hóc him trong y tr.
......
Đây là lời bàn của cụ Định Ninh:
Phân người, tên chữ là Nhân Trung hoàng, Nhân hoàng. Dùng phân người làm thuốc có 2 loại: phân khô và phân lỏng,đều khí hàn, vị đắng, không độc. Nhưng phân lỏng lạnh hơn phân khô.
Công dụng cả 2 loại đều giải bệnh ngộ độc các chất độc và trị bệnh người bị khí trời nóng làm phát nóng phiền loạn, điên cuồng.
Phép chế có 2 cách:
1. Lấy phân đã khô, xác bỏ vào nồi sành nhỏ, sau đem đất bùn luyện nhỏ gắn chặt miệng vung và đắp kín cả cái nồi, bắc lên bếp đun chừng 5-6 giờ, đem ra để nguội, lấy phân nghiền nhỏ. Khi cần uống mỗi lần 2 đồng cân với nước chín để nguội hay nước sống.
2. Về tháng chạp, cắt ống trúc có 2 đầu mấu, mấu dưới để nguyên, mấu trên chọc thủng vài lỗ nhỏ, nhét bột Cam thảo vào lỗ ấy cho đầy. Lấy keo gắn kín lỗ ấy lại , đừng để nước phân ngấm vào. Cạo hết tinh tre ở ống trúc đi, sau cắm vào chuồng phân. Độ 1 tháng sau lấy ống trúc rửa sạch bên ngoài, đem phơi khô. Khô rồi, chẻ ống trúc ra, lấy cam thảo phơi khô, khi cần uống 1- 2 đồng cân.
Như vậy theo cách 1 dùng phân đã khô, đã lạt mùi hôi, bỏ vào nồi đốt thành than, đã gần hết hẳn mùi hôi.
Theo cách 2 dùng bột Cam thảo chỉ có hơi phân thấm vào, không dùng đến phân.
Ta đọc 2 cách trên thấy rằng: chỉ dùng phân người đã lạt mùi hôi và thuốc có hơi phân thấm vào, chứ không dùng thẳng đến phân nguyên chất mà cũng có công hiệu giải nhiệt, giải độc.
Nhưng không dạy giải nhiệt, giải độc là nó giải đi đâu, nó giải ra bằng cách nào, hãn hay thổ, hay hạ hay lợi thủy, không có nói.
.....
Bệnh nhân uống “ cứt sốt” vào liền thổ ra ngay, vậy “ cứt sốt” là vị thuốc thổ sao?.
Theo thiển ý, nó không phải là vị thuốc thổ. Lấy cái ý:” Hương phùng xú bất thụ tắc nghịch”( mùi thơm gặp hơi thối không chịu được thì đẩy ngược lên). Vị là kho tàng chứa đựng cơm nước, thịt cá... hễ thơm ngon, trong sạch mà ưa thích thì dù bao nhiêu, nếu được các bộ phận trên đồng ý thì trưởng kho sẽ thâu nạp vào cho hết. Nhưng nếu hôi thối, tanh khét cũng đưa vào mà bị chủ kho phản kháng thì phải đẩy ra hết.
Vậy miệng mũi dạ dày là nơi ưa thơm tho tinh sạch, nếu gặp hôi thối thì nó ghét sợ mà đẩy ra cho bằng hết, chứ không phải ”cứt sốt” là vị thuốc dùng để thổ.
Đọc truyện trên thấy rằng: say thuốc phiện sống đã thổ ra được thì khỏi. Nhưng tại sao không uống những loại Qua đế, Lê Lô... cho nó thanh sạch, nó cũng thổ ra mà lại phải dùng đến loại cực ký hôi thối, ghê tởm ấy?.
Xin thưa: nếu nói như thế chỉ là một ý hiển nhiên trong y giới, ai mà không biết, đâu còn thành truyện mà viết lên đây.
Thuốc Phiện là loại đại nhiệt độc, nếu uống phải mà không giải ngay, nó sẽ giết người như ăn cướp. Ông khách này uống 1 lúc 2 tô đã đầy ngập dạ dày, lại hiệp với men rượu vừa mới say, nó đang công phá rất mạnh. Nếu lúc đó uống Qua đế, Lê Lô hay mùn thớt đi chăng nữa, nó cũng chần chừ chứ đâu có thể trong chốc lát thổ ra hết. Vả lại, đêm đã khuya, rừng rậm, không thầy, không thuốc mà biết dùng đến loại “ hủ hóa” ấy để giải tỏa ngay cho khỏi. Tưởng đó cũng là bài thuốc cứu nguy cấp kỳ cho người ngộ độc lúc đêm khuya khi thiếu thuốc vậy.
......
Trong bài này, đoạn trên tôi có nói “ môn thuốc ngoài sách vở”, kể ra cũng ngoài sách vở thật.
- Bản thảo chỉ dạy dùng phân khô, phân nước, nhưng chế biến để dùng. Đây người ta dùng “ phân sốt”, đó là ngoài sách vở.
- Bản thảo chỉ dạy uống vào giải độc, đây uống vào thổ ra tức khắc. Đó là ngoài sách vở.
- Thứ Nhân trung phế thải này, dù Bản thảo có dạy, dù đã có người dùng thấy hay, nhưng nếu có gặp bệnh ngộ độc mê sảng, hiểm nguy cấp kỳ mà xa thầy, xa thuốc, họ cũng ngồi chờ, nếu không có mà phải chết họ cũng đành, chứ chẳng ai dám pha thuốc kinh tởm ấy cho bệnh nhân uống. Đây người ta dám tự tiện pha cho uống, mà uống là bệnh khỏi ngay. Đó là ngoài sách vở.
...................
Ghi chú: Khoảng 20 mươi năm trước, tôi có đọc 1 bài báo đăng trên báo Khoa học và Đời sống, có nói: 1 đơn vị bộ đội hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười thời chống Pháp, bị ngộ độc, thuốc Tây uống không khỏi, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch cũng trực tiếp chữa nhưng không được. Lúc ấy có bà cụ thấy vậy, lấy cứt người khô, đem đốt cháy thành than, hòa ra nước, gạn cho mọi người uống, mọi người khỏi bệnh. Đề tài này BS Phạm Ngọc Thạch ấp ủ nghiên cứu, nhưng vì chiến tranh và sau đó ông hy sinh nên không thực hiện được.
Tôi post bài này lên trang nhà chỉ cốt để mọi người thấy, nghề thuốc thật gian nan và luôn phải sáng tạo:” Có câu dùng thuốc tựa dùng binh, quan trọng vô cùng việc tử sinh”.

Kinh nghiệm dân gian rất nhiều, biết vận dụng sẽ có nhiều cái hay ngoài sách vở.

Vương văn Liêu

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013


Ớt cay: dược thảo ưu tiên số 1 khi cấp cứu
CÔNG DỤNG
*Ớt rất nhiều vitamin A và C, có đủ các loại vitamin B, dồi dào vitamin E, và rất giàu calcium, phosphorus và sắt.
*Ớt có khả năng tăng cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng cũng như sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết.
- Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr. Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.
Để chứng tỏ gía trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thủy tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.
Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi hủy nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó qúa đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.
Một ly trà ớt đem đến cho trái tim một lượng dinh dưỡng của thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.
Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:
- Cục máu đông (blood clots). Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông
-Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.
-Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khỏe mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.
-Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ.
-Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.
-Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.
-Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu qủa tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
-Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.
-Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).
-Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).
-Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).
-Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.

CHỨNG TỪ:
Năm 1979, Dick Quinn đã qua cái chết lâm sàng vì cơn nhồi máu cơ tim tấn công nhưng được cứu tỉnh lại. Với các động mạch tim bị nghẽn hoàn toàn, ông có hai con đường chọn lựa: hoặc là giải phẫu tim hoặc là chết. Thật không may, giải phẫu không thành công; sau vài tuần, tình trạng tệ hơn, bác sĩ đề nghị giải phẫu lần thứ hai. Dick từ chối vì vết mổ trước vẫn chưa lành , còn đau lắm. Ông thấy rằng lập lại cùng một phẫu thuật như trước không cách gì giúp ông khá hơn được.
Vì từ chối giải phẫu và thuốc men không giúp gì được, bác sĩ cho ông về nhà. Ông qúa yếu nhược, gia đình không hy vọng ông sống sót.
Một hôm ngồi trong công viên để sưởi nắng, bất ngờ một bà láng giềng lại chỗ ông nói ông dùng ớt để chữa trị. Sau khi lịch sự yêu cầu để ông yên tĩnh một mình, Dick về nhà phớt lờ đề nghị buồn cười đó.
Thêm vài tuần, sức khỏe càng tuột dốc, trong cơn tuyệt vọng ông quyết định thử dùng ớt.
Dick lấy một số thuốc cho tim loại viên bọc, đổ thuốc ra, nhét bột ớt từ ngăn đựng gia vị vào rồi uống rồi đi ngủ. Kết qủa thật kỳ diệu, ngay sáng hôm sau ông đã cảm thấy khỏe hơn rất nhiều và không lâu sau đã trở lại làm việc. Ông viết quyển Left for Dead kể lại câu chuyện của ông, thuyết trình qua radio, và công thức Ớt của ông có mặt trên hàng ngàn cửa tiệm thực phẩm. Dick bị nhồi máu cơ tim năm 42 tuổi, đến tuổi 58 nhiều người trên thế giới đã biết đến ông, thuyết trình 300 ngày một năm, chia sẻ về những ích lợi cứu mạng của Ớt.

THỰC HÀNH:
Nếu bạn muốn đem theo thứ gì cần thiết trong túi cứu thương để có thể dùng cấp cứu ngay cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột qụy, hãy mang theo rượu ớt. Dr. Christopher khám phá rằng một ly trà ớt nóng với một muỗng càphê rượu ớt sẽ làm ngưng cơn tấn công chưa đầy ba phút.
- Khi bạn cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.
-Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng càphê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. Trong các chứng từ, có nhiều trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, da chuyển sang màu xanh (blue), tim ngừng đập, được cho rượu ớt từ 1 đến 12 muỗng càphê, tim bệnh nhân đập trở lại và được phục hồi. Bác sĩ Anderson là bác sĩ được biết đến về một lần đã chạy vội đến bãi đậu xe và cho rượu ớt vào trong miệng một anh đã tắt thở vì bị nhồi máu cơ tim trong khi anh này đang đậu xe. Chỉ trong vòng vài phút, tim anh bắt đầu đập lại.
-Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà Ớt nóng (dùng một muỗng càphê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ cầm lại trong vòng 10 giây.
-Vết thương: bạn có thể rắc bột ớt lên vết thương, hay rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây.
-Cầm máu sau khi sinh: bơm 15-20 ống nhỏ giọt (một ống nhỏ giọt chứa 30 giọt) rượu ớt trực tiếp vào âm đạo. Máu sẽ cầm lại ngay trong giây lát.
-Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hòa với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.
GHI CHÚ: trường hơp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, gĩa nhuyễn ớt cay tươi rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).

LIỀU LƯỢNG DUY TRÌ HÀNG NGÀY
*Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (= 30 giọt), ngày 3 lần.
*Bột ớt: Bắt đầu bằng 1/4 muỗng càphê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng càphê ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống càng nóng càng tốt.
Rượu dược thảo tươi thì mạnh hơn và có hiệu qủa hơn loại mua ở thị trường. Nhiều người không tin thảo dược có kết qủa, vì họ dùng hàng thương mại bán sẵn. Chúng không hữu hiệu vì hai lý do: 1) Bệnh nhân không dùng đủ liều lượng lớn và 2) Sản phẩm thương mại thường nhẹ đến nỗi bạn có thể uống cả chai mà vẫn không kết qủa gì.
Hãy tự làm rượu ớt lấy để đảm bảo chất lượng tươi và tính hiệu qủa của nó.

CÁCH LÀM RƯỢU ỚT (CAYENNE TINCTURE)
Bạn có thể chiết suất dược thảo bằng cách dùng nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu. Cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng giấm táo (apple cider vinegar) thay vì dùng rượu. Rượu chọn từ loại 40% alcohol (80 proof) trở lên. Rượu 40% có nghĩa là 40% alcohol ngũ cốc và 60% nước cất. Ở Mỹ hay Tây Phương dùng rượu Vodka 40-50% alcohol, hay dùng rượu Ever Clear 75%, 95% grain alcohol. Nếu dùng 1 lít rượu 95% thì pha thêm 1 lít nước cất.
- Từ ớt tươi: Rượu thuốc nếu có thể bắt đầu ngâm vào ngày đầu tháng ta. Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hòa đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thủy tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.
- Từ bột ớt khô: lấy 4 oz (khoảng 120g) – chọn loại có độ H.U (heat unit) cao 70.000 H.U hay 90.000 H.U - ngâm trong một lít rượu 45% alcohol trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, dùng loại 35.000 H.U trước.
Thảo dược số một để cấp cứu có sẵn trong tay là ớt (cayenne). Đúng vậy, ớt cay. Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được.
Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết.

Khi nào tôi thấy được hiệu qủa?
Ớt có tác dụng rất nhanh, bạn có thể cảm thấy ngay. Ớt gia tăng máu lưu thông ngay tức khắc và bạn cảm thấy năng lực gia tăng ngay lần đầu bạn dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn nôn nóng dùng qúa nhiều sớm qúa, bạn có thể đi tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu ở bao tử.
Thoạt đầu nếu bạn dùng nhiều qúa, hãy giảm bớt lại hoặc là dùng trong bữa ăn nhiều. Bơ, kem và yao-ua sẽ làm giảm cái nóng của ớt trong bao tử tốt hơn là nước. Bạn cũng có thể rắc ớt bột vào thức ăn. Ớt cay ở miệng thông báo cho cơ thể biết trước cái nóng đang trên đường đi tới”
Tài liệu tiếng Anh ở đây:
http://www.jcrows.com/cayenne.html

Nguồn: Khí công Y Đạo Việt Nam

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013



DÒNG NGHIP CHUYN LUÂN

        Ông bà xưa nói: “Có hai ông Thần vai vác chứng tri” - Cho rằng mọi việc ta làm đều có hai vị Thần thiện ác ghi chép tất cả, rồi tùy theo tội, công mà luận!     Không hẳn là vậy - ta vốn người trần thế, chẳng bỏ công đến các vị Thần theo dõi, lưu tâm!
   Mọi hành động hoặc tư tưởng của chúng ta đều tạo ra một “xung năng” - xung năng đó biến thành “xung động”, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, lành hay dữ mà các xung động cũng khác nhau - đó là “cái Nhân” của sự việc. Nhiều nhân đồng chủng tạo thành ra một “Định nghiệp”!   
   Có ba quá trình tạo tác ra định nghiệp:
  1/ NIỆM KHỞI:
    Khi ta vừa phát khởi một ý nghĩ xấu hay tốt, là ta đã vô tình tạo ra một luồng xung động trong não bộ, thần kinh, trong ý thức và tiềm thức… Đó là căn bản, nguồn cội của cái “Nhân”.  
   Ví dụ: Ta muốn giúp đỡ một người bạn đang gặp vận rủi - Hoặc đơn giản là muốn cho bầy chim sẻ ngoài vườn một nắm thóc… Ấy là ta đã khởi lên một “niệm Thiện” - Niệm ấy chỉ mới thuộc phạm trù cảm tính!
   Lúc ấy - thử nhìn ta trong gương mà xem: Lòng ta vui, gương mặt giãn nở, nhẹ nhàng - Chỉ mới khởi ra một niệm, ta đã thấy ngay tức thì sự hiện diện của cái “Nhân”!
    2/ Ý NIỆM KẾT HỢP LÝ TRÍ :
    Cao hơn một bước nữa - ta toan tính, cân phân xem nên thực hiện ý muốn của mình bằng cách nào để đạt được kết quả tốt nhất:
   - Mang tặng cho người bạn tiền bạc, hiện vật hay những lời an ủi… Nên tặng gì, nói cách nào cho người bạn khỏi thấy chạm tự ái hoặc bị tổn thương …vv…
   - Đem nắm thóc rải ở đâu: Trên sân thượng, vườn trước hay vườn sau… Rồi ta sẽ đứng xa xa ngắm nhìn chúng ríu rít bên nhau với tấm lòng trìu mến, dịu dàng!
   3/ Ý NIỆM KẾT HỢP VỚI LÝ TRÍ TẠO RA HÀNH ĐỘNG
    Ta thực hiện suy nghĩ và toan tính của mình!...
   Quá trình hoàn chỉnh của một niệm khởi ra và được thực hiện đó, ta gọi là quá trình “Tác Nghiệp” - hoặc đơn giản là “Gieo Nhân”!
   Quá trình tác nghiệp tạo ra một kết quả, Đạo Phật gọi là “Gặt Quả”! Ông bà xưa nói: “Nhân nào quả ấy” - chẳng có chi vô duyên cớ mà hình thành!...
   Quá trình tác nghiệp từ bước thứ nhất đến bước thứ ba, tạo ra những luồng xung động (còn gọi là “Khí”) từ nhẹ đến nặng - phát ra từ não bộ, trung khu thần kinh, tỏa ra chung quanh ta những xung động thuộc dạng cảm tính hay lý tính - Vô hình chung đều để lại một dấu ấn tiềm ẩn hoặc hiện hữu bao bọc quanh ta, tạo nên sự riêng biệt của mỗi con người!  
   Tùy theo cá tính, ta có xu hướng “tác Nghiệp” na ná như nhau - trong suốt một khoảng thời gian rất dài, có khi đến cả đời người… Chuỗi “Nghiệp tác” đó tạo thành “Định nghiệp”, vẫn tiềm ẩn, lẩn khuất trong tiềm thức của ta, nằm yên trong “tàng thư lưu trữ”!
   Có khi kết quả , hậu quả thấy liền trong hiện kiếp. Cũng có khi đến đời sau mới hiển hiện - là do  bản thân ta vẫn còn cái “Phúc” của tiền kiếp chưa hưởng hết. Do đó cái “Nhân” mới gieo chưa đủ điều kiện để thành “Nghiệp” !
Đến khi hết kiếp, rời bỏ trần xác - linh hồn theo sự tương hợp của các luồng khí nặng hay nhẹ mà chuyển luân. Khí kết hợp của chuỗi ác nghiệp là “trọc khí”, dạng thô nặng - sẽ trì kéo làm cho linh hồn chìm đắm, khó bề vượt thoát! Dạng khí phát sinh từ thiện nghiệp là khí nhẹ thanh, sẽ khiến hồn nương theo đó mà vượt bay lên cao, hòa tan cùng vũ trụ vô cùng vô tận…
   04/ TRÁI NGHIỆP ĐẾN MÙA:
    Từ những luồng xung động xuyên suốt ấy, tạo ra những “ảo cảnh”, cảnh giới tương hợp: Thiên đàng hay Địa ngục! Linh hồn chìm đắm, hòa tan trong cảnh giới ấy một thời gian lâu hay mau - nhanh hay chậm tùy theo sức mạnh của chuỗi “Nghiệp tác”. Đến khi các luồng xung động ấy chấm dứt - linh hồn sẽ đi đầu thai sang kiếp khác: Làm một con người (hoặc sinh vật - tùy theo quả báo của “Nghiệp lực”), một vòng luân hồi mới lại bắt đầu…
   Tùy theo nghiệp quả tạo tác, linh hồn lại sanh vào một nơi chốn có hoàn cảnh tương đồng - Từ đó bắt đầu một quá trình “trả nghiệp”! Vì vậy, mới có những hoàn cảnh éo le, “giở cười giở khóc”, “giậm chân kêu trời không thấu”… mà tôi đã theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu, kể hầu các bạn trong suốt ba tập sách “HMLK” - Nhằm để minh chứng cho một quyền năng vô hình: Quyền tạo tác và hành xử! Thật ra chỉ là một chuỗi “vay trả, trả vay” - Luật “Gieo nhân nào gặt quả ấy” theo giáo lý của nhà Phật!
   Bên trên là “thống kê” đường đi của một “Định nghiệp” - ta chỉ mới nghiên cứu về Thiện nghiệp, giờ chuyển sang tìm hiểu về Ác nghiệp:
   Một niệm ác khởi lên từ ý nghĩ, tạo nên những xung động dữ - tồn tại lâu hay mau, mạnh hay yếu tùy theo mức độ nặng nhẹ của tư tưởng... Đến khi ta toan tính “đường đi nước bước” là ta đang ở “cấp độ hai”, luồng xung động dữ hiện ra rõ nét hơn. Đến khi ta biến ý nghĩ thành ra hành động là ta đã hoàn tất một chu kỳ, một quá trình “tạo Nghiệp”!

  **Nghiệp lành tạo ra những xung động dạng thanh nhẹ, nghiệp dữ tạo ra những xung động có cường độ kích ứng cao - mức độ tồn tại và lan tỏa cũng mạnh mẽ hơn. Dạng thanh nhẹ thì tiềm ẩn và ít hiển lộ. Dạng nặng nề thường biểu hiện xốc nổi, rõ ràng - sự phát tán và tầm ảnh hưởng cũng lớn hơn!...
   Kết từ nghiệp quả, đến tự tiền căn - Những người mang định nghiệp xấu thường có nhân dạng bất toàn, hoặc nghiệp ác hằn lên nét mặt, lan tỏa ra chung quanh, tạo nên sự “thiếu thiện cảm” nơi người đối diện - hoặc làm cho người có cảm giác lo sợ, e dè khi tiếp xúc cùng ta, ấy là do sức phát tán và tầm ảnh hưởng của định nghiệp xấu mà nên!
   Ví dụ: Có một tên trộm chặn đường người thợ mộc, lấy đi một số tiền nho nhỏ. Con số ít ỏi - không mấy giá trị so với sự chuẩn bị, lên kế hoạch và hành động của tên trộm. Thế nhưng đó lại là tất cả những gì có được của người thợ mộc ấy và gia đình!
   Bị chống trả kịch liệt - không đừng được, hắn rút dao ra đâm chết người thợ mộc, bỏ xác lại ven đường và ra đi với số tiền trấn lột nhỏ nhoi… Cao lắm là đôi ba bữa mềm môi rượu thịt - nhưng hậu quả để lại thì thật nặng nề và lâu dài: Người thợ mộc ấy đang là chủ một gia đình, có người vợ bị bệnh nan y và bốn đứa con - đứa lớn 15 tuổi, nhỏ nhất mới vừa lên bảy!
   Người chồng, người cha mất đi - lao động chính và duy nhất không còn, cả nhà lâm vào ngõ cụt. Vài tháng sau thì người vợ lâm bạo bệnh và mất - Đứa con gái lớn tuổi vừa mới tròn trăng phải sa vào đường dữ để lấy tiền nuôi các em, hai đứa em trai kế bỏ học đi bán vé số…  Thế là tan nát một gia đình - nỗi đớn đau oán thán ngút tận trời xanh. Luồng ác khí đeo bám theo tên trộm mạnh mẽ, tàn nhẫn và hung hãn không thôi…
   “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” - là vậy! Trồng hạt cà hạt ớt ra cây ớt cây cà, trổ trái ớt trái cà - Cây trái chẳng một mùa mà nhiều mùa, nhiều trái mới hết một đời cây!…
   Cây ngọt trái ngon thường chẳng dễ trồng, thời gian gieo trồng chăm bón cũng dài hơn… Thiện nghiệp như cây ngọt trái lành, còn ác nghiệp như mùa trái đắng cay, trồng một hạt trổ ra trăm trái - Nghiệp quả chẳng sai lạc vào đâu, “Chẳng có gì giấu được dưới ánh sáng mặt trời” là vậy!
   Nếu trong đời hiện tại tên trộm ấy vẫn còn phước báo - thì sự vay trả vẫn chưa diễn ra! Nó vẫn nằm lặng lẽ trong “Tàng thư lưu trữ” của định nghiệp mà đợi chờ… Đến kiếp lai sinh, những tập khí ấy hiển hiện rõ nét hơn trên khuôn mặt, trong cung cách hành xử, ứng xử. Người xưa có câu: “Nhân chi sơ tính bổn thiện” - thế nhưng có những đứa trẻ ngay từ khi còn bé đã có ác tâm, thích ngắt véo, cào cấu các bạn cùng lứa. Hoặc hung hăng dữ tợn - đem thói độc ác ra hành  hạ những sinh vật bé nhỏ và yếu đuối hơn mình, đó là do cái ác khí chiêu tập từ tiền kiếp hiển hiện!
   Khi lớn lên, trở nên người thành đạt, họ vẫn tạo cảm giác bất an cho người đối diện - Bởi cái tập khí nặng nề ấy tạo nên luồng xung điện tỏa ra chung quanh mình nặng nề, gay gắt… Để rồi đời hiện tại mang theo bên mình nghiệp dữ tiền căn, họ lại đi vào đường dữ. Thích đạp bằng tất cả, chỉ để mưu lợi nhuận cho mình…
   Khi hơi nước tích tụ đủ nặng thì mưa rơi xuống, nghiệp dồn đến lúc nghiệp đòi... Lúc đó thì tránh đâu cho thoát!
  05/ DÒNG NGHIỆP CHẢY:
    Nghiệp quả khi đã phát khởi thì dũng mãnh và không có lực nào ngăn chặn được: Công bằng, xuyên suốt, tàn nhẫn và… bất công (Nếu như ta không biết đến “nguồn cội” của nó)!
   Đó là bề mặt của vấn đề, ẩn sau đó là lực tác động của “hoàn cảnh tương hợp”, tạo nên sự tàn phá chẳng nương tay… Dòng nghiệp chảy, cuộn xoáy và luân chuyển - mang theo cùng với nó là bao kỳ công tạo dựng. Chẳng khác nào cơn giông, triệt phá và hủy diệt tất cả quanh mình!
   Lấy câu chuyện của ông giáo sư Anh văn ở Sơn Trà - Đà Nẵng ra làm chứng cứ: Ngày trẻ - cha mẹ cùng với hai người chị bị lật xe ở đèo Hải Vân chết cả, chỉ còn lại ông với một cô em út. Ông có lời nguyền rằng: Làm việc nuôi em gái đến ngày em lấy chồng rồi thì mình sẽ đi tu!...
Mãi đến năm 39 tuổi em ông mới lập gia đình, còn ông - vì yêu một cô học trò lớp 12 nên “quên mất lời nguyền”. Ông lấy vợ, sống một cuộc đời đầm ấm và hạnh phúc trọn 10 năm… Đến khi có hai đứa con - con gái lớn lên tám tuổi thì vợ ông phát bệnh tâm thần!
   Đúng đêm rằm tháng Bảy - lúc nửa đêm. Người vợ ông thức dậy đi ra biển, khi trở vào thì gục xuống ngay giữa nhà. Lưỡi thụt vào trong không nói được nữa, câm hẳn và trở thành người điên loạn kể từ giờ phút đó… Tất cả những gì dày công tạo dựng, tích cóp trong nhà bị người vợ ấy hủy diệt tất cả, chẳng nương tay: Đập phá, xé, vứt ra ngoài!
   Càng chạy chữa, bệnh lại càng trở nặng... Ông bán từ căn nhà lớn đến ngôi nhà nhỏ, đưa vợ đi đến tất cả những nơi bạn bè giới thiệu, vẫn chẳng có tác dụng gì! Người vợ trong cơn điên cứ bỏ nhà ra đi, khi trở về lại đập phá… Bạn bè, học sinh thương tình giúp đỡ, đem cho vài kí gạo, bịch đường - Cha con hì hụi leo lên giấu trên mái nhà tôn. Thế mà đến lúc ông đi dạy về thì thấy… gạo với đường bà ấy đem rãi trắng đồng, cha con chỉ biết ôm nhau mà khóc!...
   Tròn 10 năm điên loạn như vậy - cho đến ngày Ơn Trên xoay chuyển cho ông tìm đến tôi… Sau hai tuần lễ chữa gián tiếp qua di động (Tôi vừa cầu nguyện Ơn Trên cứu vừa chuyển điện gián tiếp, từ thần thức của người chồng sang cho người vợ). Ngày rằm tháng 04/2010 là ngày vợ ông hết bệnh “tâm thần”, độ một tuần sau thì bà nói được!
      Cái “Án nghiệp” đến những mười năm - cho một lời nguyền! Chuyện nầy (và nhiều chuyện “người thật việc thật” khác mà tôi đã kể trong ba tập HMLK), đã minh chứng cho quyền năng hiện hữu của định mệnh, án lên số phận của mỗi con người - tàn khốc và nghiệt ngã…
   Toàn bộ câu chuyện về quá trình chữa bệnh cho vợ ông giáo sư đã được CLB Tiềm năng Sài Gòn quay phim làm tư liệu và chuyển về Trung ương, phỏng vấn trực tiếp ông NMQ!
 06/ NHỮNG PHƯƠNG CÁCH CHUYỂN ĐỔI NGHIỆP QUẢ
    Để chuyển đổi nghiệp quả, không gì khác hơn là “lấy việc lành mà tiêu trừ việc ác - Theo tôi thì có ba cách thiết thực nhất:
     A - LẬP THỆ:
    Theo lời Mẹ Diêu Trì dạy: Cần phải “Lập Thệ” - Để cho các Đấng chủ quản hay biết rằng ta đang nỗ lực để làm một việc gì đó, để thay đổi một điều gì đó!...
  Đợi ngày Lễ Vía - ta bày hoa trái lên bàn thờ Phật, tắm gội sạch sẽ mà dâng hương. Rồi tùy theo ý muốn của ta mà “Chú nguyện”!
   Ví dụ như: Con tên tuổi…………xin phát nguyện rằng: “Từ nay trở về sau con nguyện sẽ làm lành lánh dữ, thi ân bố đức cứu giúp người hoạn nạn, nhằm để chuyển đổi nghiệp quả của mình. Tấm lòng chí thành sám hối, sửa chữa của con cầu xin Ơn Trên: Trời Phật và các chư vị Thần chủ quản trong nhà trong cửa chứng tri! Cầu xin cho nghiệp ác tiêu trừ, nghiệp lành hiển hiện!”
                     NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
    B – HÀNH THIỆN:
    Làm điều lành, tránh xa việc ác - Trong khả năng của ta, ta làm tất cả những gì “có thể”... Nhiều người tưởng rằng hành thiện và bố thí, lập công đức là điều khó - Nhất là với những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn triền miên! Đó là một sai lầm: Tùy người, tùy cảnh và trong khả năng mà ta “hoàn toàn có thể”. Ví dụ như: Một người nghèo khổ, đi làm công để mưu sinh hàng ngày. Sáng sớm bước ra đường, thấy con cuốn chiếu đang bò, ta dừng lại gắp bỏ nó vào vệ đường, kẻo bị người khác giẫm phải mà chết. Hoặc cúi xuống nhặt một cây đinh, cọng kẽm, kẻo xe chạy trúng nhằm sẽ bị bể bánh, người giậm phải bị nhiễm trùng...  Chiều trên đường đi về, thấy bà cụ đầu ngõ đang lụ khụ ho, ta dừng lại thăm hỏi một câu - thấy đứa bé đang kêu khóc bên hè, ta dừng lại, cho nó một cái kẹo trong túi, hoặc vuốt ve, an ủi vài câu cho nó nín khóc. Về đến nhà - thấy con chó chạy ra kêu sủa vang trời, đang lúc mệt mỏi, lẽ ra muốn “đá cho một cái” - thì ta khen nó lấy một tiếng! Vô nhà, thấy con trẻ chạy ra quấn quýt bên chân, ta dừng lại nói với con cháu một câu dịu dàng, hoặc là móc trong túi ra cho cái bánh, cây kẹo nho nhỏ...
   Sau một ngày làm công tận lực, tận tình và trọn vẹn - ta được lãnh đồng lương xứng đáng với công việc. Đêm về - ta có giấc ngủ ngon, mãn nguyện vì đã sống thiện, sống tốt một ngày!...
   Ví dụ thứ hai: Là một ông giám đốc giàu có và sang trọng - biết yêu thương, che chở và trân trọng người làm công của mình. Khi có người gặp hoạn nạn, ta lo lắng chu toàn và đãi ngộ xứng đáng. Khi gia đình họ có biến, ta thăm hỏi ân cần và giúp đỡ cho họ “vượt qua ách nạn” - Ấy là ta đã lấy điều lành mà tiêu trừ việc ác rồi vậy!
   Là một người ở “vị thế trên” mà ta không hống hách tự kiêu, khoe khoang hợm hĩnh - sẵn sàng sống chan hòa nhân ái với mọi người chung quanh... Ấy là ta đã lấy cái “Tâm Phật” mà đối đãi với thế nhân, lo gì các Đấng không hết lòng gia hộ!...
   C – CẦU NGUYỆN:
    “Thường xuyên cầu nguyện, xin Ơn Trên hóa giải ách nạn cho mình” - Đó là điều Mẹ Diêu Trì ân cần dặn dò, dạy bảo thường xuyên. Mẹ nói: “Ta có kêu van thì Trên mới biết mà cứu! Nếu cứ than khóc một mình, thì chẳng có ai để tâm nghe ngóng, chẳng ai đưa tay ra mà dìu đỡ! Phải kêu cầu hàng đêm bằng tất cả tâm thành  thì khắc nạn tai sẽ được hóa giải!”
   Hai việc cần phải thực hiện thường xuyên, đi đôi với nhau là “Hành thiện” và “Nguyện cầu”. Từ chỗ ta phát tâm thệ nguyện làm lành lánh dữ để giải nghiệp, lâu dài và xuyên suốt - tạo ra một tính cách mới, một con người mới: Con người nhân hậu, bao dung - người chí thiện, chí thành! Con người mà trên gương mặt - nét khô khan nghiệt ngã không còn, sự hiền hòa dễ thương hiện hữu... Từ lúc nào không biết, ta đã tự mình xoay chuyển nghiệp quả cho mình - Nghiệp ác tiêu trừ, cây ngọt trái lành ta hưởng mai sau đã hẳn!...
   Mẹ Diêu Trì nói: “Khi con gặp nạn, chạy đến đây kêu khóc cùng ta và cầu cứu - thì ta còn phải xét xem phần con có còn phước tồn hay không, để ta đem chan rải ra mà cứu. Nếu con hết phước thì ta có là Thượng Đế cũng thua!”... Vậy đó - “Cây kim sợi chỉ không qua được lưới Trời”, quả thiện ác cũng chẳng biết lấy chi mà đo, mà đếm - Chi bằng ta lấy cái tâm thiện mà đối đãi với đời, khi lâm ách nạn thể nào cũng có người ra tay cứu giúp!
   Tôi vừa đọc được một câu chuyện ngắn - Kể về một anh công nhân nghèo ở Mỹ. Trên đường lái xe đi làm về, anh gặp một bà lão bị nổ bánh xe ngay chỗ khúc đường vắng vẻ... Bà cụ ấy đã nhiều lần vẫy tay cầu cứu, nhưng chẳng thấy chiếc xe nào dừng lại, ai cũng lo sợ bị dàn cảnh, trấn lột dọc đường!
   Anh công nhân nọ dừng xe lại bên đường, muốn sửa xe giúp cho bà lão. Thấy anh nghèo, áo quần lem luốc - bà ra vẻ lo sợ, không muốn nhờ vã... Cuối cùng thì mọi sự cũng êm xuôi, bánh xe mới đã thay xong - bà cụ ấy ngỏ ý muốn trả ơn một số tiền. Anh công nhân không nhận, nói: “Nếu thế thì xin bà hãy giúp đỡ cho ai đó gặp hoàn cảnh khốn khó sau nầy!” Bà cụ lái xe đi - đến một tiệm cơm, rẽ vào ăn uống... Thấy cô bồi bàn trong tiệm bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sanh còn phải đi làm thuê để kiếm tiền, bà nẩy ra ý muốn giúp! Viết vội vài hàng vào chiếc khăn ăn, bà để lại bên dưới một số tiền...
   Người phụ nữ mừng rỡ biết bao - vì ngày sanh đã gần kề mà tiền bạc còn chưa có... Đêm về, cô kể lại cho chồng nghe về chuyện ấy, không quên tả lại nhân dạng của bà cụ nọ. Thì ra - đó chính là người mà Bryan đã giúp thay bánh xe trên đường lúc chiều, và... cô gái trong tiệm cơm là vợ của anh!
   Vậy đó - Ta có thể không bao giờ trả được nghĩa ân cho người mà ta đã nợ, nhưng sẽ có ai đó trên đường nhận được từ ta “một chút hàm ơn” - Để rồi lại mang “cái nghĩa ấy” theo bên mình, lại trao tặng vào tay người khác...  Bánh xe định mệnh vẫn quay đều, tưởng chừng như hờ hững, chẳng có gì se kết nhân duyên - Biết đâu vạn vật đều chẳng vô duyên cớ mà hiển hiện, mà phô bày!
   “Có vay thì có trả, có gieo ắt có gặt” - Chân lý ngàn xưa chẳng suy suyển vào đâu !!
   TỊNH VÂN

Tổng số lượt xem trang