ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Tìm hiểu Y học cổ truyền(tiếp): Hư, Thực

Hư, Thực
Hư : Chính khí suy không đủ sức đề kháng với tà khí.
Thực : Tà khí (nguyên nhân gây bệnh quá mạnh).
1. Hư chứng
Biểu hiện chính khí suy sụp hoặc sự phản ứng của cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh bị giảm sút.
Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt là âm, dương, khí huyết, do đó trên lâm sàng có những hiện tượng Âm hư, Dương hư, Khí hư, Huyết hư.
Các biểu hiện chính trên lâm sàng : sắc mặt trắng, tinh thần yếu đuối, người mệt mỏi, hồi hộp thở ngắn, gầy, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, tiểu nhiều, chất lưỡi nhạt, mạch tế, nhược...
2.Thực chứng
Gặp nhiều ở bệnh cấp tính do cảm phải ngoại tà hoặc do khí trệ, huyết ứng, đàm tích, giun sán... gây ra.
Các biểu hiện chính trên lâm sàng : Tiếng thở thô mạnh, sốt cao, phiền tức, ngực đầy, đau nhức dữ dội, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt... rêu lưỡi vàng, mạch thực, hữu lực.
Để phân biệt hư, thực chứng, thường dựa vào mấy điểm sau :
- Bệnh cũ hay mới.
- Tiếng nói, hơi thở to hoặc nhỏ.
- Thích xoa bóp hay không.
- Chất lưỡi dầy hoặc mỏng.
- Mạch hữu lực hoặc vô lực.
Hư thực còn phối hợp với các cương lĩnh khác tạo thành : Âm hư, Dương hư... hoặc Hư thực lẫn lộn.
3.Hư thực lẫn lộn
Chứng hư và thực cùng xuất hiện :
Thí dụ : Trong bệnh truyền nhiễm sốt cao, mạch nhanh, nước tiểu đỏ... là thực chứng nhưng sốt làm mất tân dịch gây táo bón, vật vã, mê sảng... là hư chứng.
Bệnh nhân tạng đang yếu (hư chứng) lại mắc thêm bệnh mới như cảm sốt, đau mình, nghẹt mũi... (thực chứng) gọi là hư kèm thêm thực (hư trung hiệp thực).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang