ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Tìm hiểu bệnh:
BỆNH TIỀN ÂM NAM GIỚI

    Theo Đông y thì hậu âm chỉ hậu môn còn tiền âm bao gồm bộ phận sinh dục ngoài và lỗ tiểu. Về nam giới thì tiền âm có ngọc hành, âm nang (cũng gọi tinh nang tức bọng đái gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn), tuyến tiền liệt. Bệnh của tiền âm nam thường gặp có Tử Ung (Viêm mào tinh hoàn, Viêm tinh hoàn), Tử Đờm (Lao tinh hoàn, Lao mào tinh hoàn), Thủy Sán (Thủy tinh mạc), Viêm tuyến tiền liệt, U xơ tuyến tiền liệt, v.v...

Sự Quan Hệ Giữa Tiền Âm Và Kinh Lạc, Tạng Phủ
1- Quan hệ với Kinh lạc : theo đường vận hành và phân bố của các đường kinh thì tiền âm có liên quan với các kinh can và mạch Nhâm, mạch Đốc, cho nên bệnh tật ở tiền âm phần lớn có liên quan với 3 kinh mạch đó.
2. Quan hệ với tạng phủ : theo sách ‘Ngoại Khoa Chân Thuyên’ thì dương vật (ngọc hành, âm hành) thuộc Can, lỗ tiểu (mã khẩu) thuộc Tiểu trường, âm nang, (bìu dái) thuộc Can, tinh hoàn (tinh hoàn, thận tử), ống dẫn tinh và cơ quan trực thuộc Can. Tiền âm nam có chức năng tình dục và bài tiết nước tiểu, có quan hệ mật thiết với thận và bàng quang. Thận chủ thủy và tàng tinh, tinh khiếu và niệu khiếu (để phóng tinh và bài tiết nước tiểu) thuộc thận và có quan hệ với các cơ quan ở tiền âm. Nguồn gốc của tinh là ở ngũ tạng lục phủ và tàng tại thận, việc tàng tiết của tinh có quan hệ với thận và tâm. Nước tiểu được sinh ra và bài tiết là do sự hoạt động của tỳ phế thận và tam tiêu. Vì vậy bệnh của tiền âm có quan hệ với tạng phủ và kinh mạch sau : Can, Tâm, Tỳ, Thận, Phế và Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu cùng 2 mạch Nhâm và mạch Đốc.

Nguyên Nhân

+ Tâm Hoả Vượng : vì tâm là cơ quan chủù tể cho nên nếu chức năng tâm rối loạn đều có thể ảnh hưởng đến tất cả ngũ tạng lục phủ, vì thế việc phóng tinh, bài tiểu cũng bị rối loạn.
Trên lâm sàng trạng thái bệnh lý thường gặp là Tâm âm hư, Tâm hỏa vượng, Nhiệt hạ chú tiểu trường gây nhiễu loạn tinh cung, làm cho huyết bị rối loạn sinh ra chứng tinh huyết, niệu huyết.
+ Can Mất Sơ Tiết : Can mạch đi qua tiền âm, can chủ cân (chủ tông cân - tức ngọc hành). Can mất chức năng sơ tiết dẫn đến kinh lạc khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt hạ chú, thấp độc xâm nhập tiền âm đều có thể phát sinh các chứng như Tử ung, Nang ung, Thủy sán, Tinh trọc, Huyết tinh, v.v...
+ Tỳ Vận Hóa Rối Loạn : Tỳ chủ vận hóa cho nên nếu vận hóa suy giảm thì thủy thấp hạ chú hoặc tân dịch ngưng trệ thành đờm mà sinh ra chứng Tử đờm, Thủy sán, Âm cân đờm hạch... Tỳ hư trung khí hạ hãm, bàng quang không chế ước được sinh chứng tiểu nhiều lần, tiểu són. Tỳ không thống huyết sinh chứng niệu huyết, huyết tinh...
+ Phế Thất Tuyên Giáng : phế chủ khí, khí mất tuyên giáng, thủy đạo không được thông đều sinh chứng tiểu không thông lợi, tiểu ít, nếu phế khí hư, chức năng thận bàng quang suy giảm không chế ước được sinh ra tiểu són, đái dầm.
+ Thận Khí Hao Tổn : tinh hoàn thuộc thận, thận khai khiếu ở nhị âm, thận và tiền âm có liên quan mật thiết cho nên bệnh của thận trực tiếp ảnh hưởng đến tiền âm.
Thận khí suy thì chức năng sinh dục suy giảm và chuyển hóa nước trong cơ thể rối loạn mà sinh ra vô sinh nam, liệt dương hoặc rối loạn tiểu tiện.
Thận âm hư sinh hỏa vượng đốt tân dịch thành đờm gây nên chứng Tử đờm hoặc chứng Lao dương vật, hỏa nhiễu tinh cung sinh ra chứng tinh trọc, huyết tinh.
Thận dương hư thì tinh thần mệt mỏi, lưng gối lạnh, tiểu nhiều lần hoặc tiểu són, tiểu không tự chủ, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh v.v...
+ Bàng Quang Khí Hóa Bất Lợi : theo YHCT, chức năng khí hóa của thận và bàng quang tốt thì bài tiết nước tiểu mới bình thường, nếu bàng quang khí hóa suy giảm thì sinh ra chứng tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu buốt, bàng quang mất chức năng chế ước gây nên tiểu không tự chủ, đái dầm.

Triệu Chứng
+ Tiểu Nhiều Lần : người bình thường đi tiểu mỗi ngày trung bình 4-5 lần ban ngày và 0-2 lần ban đêm. Tiểu nhiều lần hơn là trạng thái bệnh lý thường gặp trong các chứng viêm Bàng quang, viêm Niệu đạo, sỏi Tiết niệu dưới, Tiền liệt tuyến tăng sinh.
+ Tiểu Gấp : biểu hiện muốn đi tiểu là phải đi ngay không nín được, thường đi kèm với tiểu nhiều lần.
+ Tiểu Đau : cảm giác đau lúc tiểu, gặp trong các chứng viêm Niệu đạo, viêm Bàng quang, viêm Tiền liệt tuyến, sỏi Bàng quang và sỏi Niệu quản dưới.
+ Tiểu Khó : tiểu phải dùng lực, dòng nước tiểu nhỏ, nhỏ giọt hoặc đứt đoạn, gặp trong các bệnh Tiền liệt tuyến tăng sinh, Sỏi bàng quang và Sỏi niệu đạo.
+ Nước Tiểu Ứ Đọng: Nước tiểu đọng trong bàng quang mà không đi tiểu được, gặp trong các chứng viêm tiền liệt tuyến cấp, tiền liệt tuyến tăng sinh.
+ Tiểu Bất Tự Chủ : nước tiểu tự động chảy ra không cầm được. Chứng nhẹ chỉ lúc ngủ hoặc chỉ lúc bàng quang đầy nước tiểu, nặng thì nước tiểu chảy thường xuyên.
   + Huyết Niệu : có thể mắt nhìn được nước tiểu đỏ hoặc chỉ phát hiện hồng cầu dưới kính hiển vi, có 4 loại :
. Chảy máu niệu đạo không liên quan đến nước tiểu.
. Tiểu có máu lúc bắt đầu tiểu : thường do xuất huyết ở phần trước niệu đạo.
. Tiểu có máu vào phần cuối lúc tiểu : bệnh thường ở phần sau niệu đạo, rò bàng quang, tiền liệt tuyến và tinh nang.
. Toàn nước tiểu có máu : bệnh tổn thương từ cổ bàng quang trở lên.
+ Chất Xuất Tiết Niệu Đạo : là máu hoặc mủ, thường gặp trong các chứng tổn thương niệu đạo, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến ...
+ Khối U : lúc ứ đọng nước tiểu, có khối u vùng bụng dưới. Có khối u bìu dái trong các chứng Tử đờm, Tử ung, Thủy sán.
Biện Chứng Luận Trị
Trên lâm sàng, bệnh tiền âm nam thường biểu hiện các chứng sau :
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú : âm nang sưng nóng đỏ, đau, tinh hoàn to đau, bao tinh ứ nước, tiểu gấp, nhiều lần, nước tiểu vàng đậm, dương vật nóng đau, nước tiểu đục...
+ Khí Huyết Ứ Trệ : thường gặp ở các bệnh kéo dài mạn tính do kinh mạch không thông, tinh hoàn, mào tinh hoàn cứng đau, bụng dưới hoặc hội âm đầy tức đau, đi tiểu khó.
+ Đờm Trọc Ngưng Kết : có triệu chứng chủ yếu là hòn cục ở tinh hoàn, dương vật nổi cục (âm hành đờm hạch), mầu da không nóng, không đỏ, không đau, thuộc âm chứng. Đờm trọc có thể hóa nhiệt mà sinh chứng âm hư đờm hỏa nên da đỏ thẫm,hơi nóng và hơi đau hoặc hóa mủ vỡ.
+ Thận Âm Bất Túc : do bệnh lâu ngày tổn thương thận, hoặc phòng dục quá độ, nội thương thất tình, thận âm hao tổn. Triệu chứng lâm sàng thường có lưng gối đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi trộm, âm hư không chế ước được dương, hư hỏa nội động sinh ra lòng bàn chân tay nóng, nước tiểu đỏ, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt; hỏa nhiễu tinh cung, dương vật dễ cương, di tinh nặng có thể sinh ra huyết tinh.
+ Thận Dương Hư Suy : phần lớn do cơ thể vốn hư hoặc bệnh lâu ngày gây nên hư, phòng dục quá độ làm tổn thương thận dương. Đặc điểm lâm sàng là tinh thần mệt mỏi, lưng gối nhức lạnh, liệt dương, di tinh, tiểu nhiều lần hoặc không tự chủ, tràn dịch bao tinh. Dương hư sinh ngoại hàn nên tiểu trong, chân tay lạnh, da bìu dái lạnh, mạch Trầm Trì Tế.
Trên đây là những chứng thường gặp.
Nguồn Intenet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang