ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám xỉa răng?

Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám xỉa răng?
    
                               Người ta làm hại dân ta
                               Mồ voi dày xéo, gà nhà đá nhau.
                                        ( Thơ Tố Hữu)
-------------------------------------------------------------------


             Nhìn những chiếc tăm nhỏ nhắn, quen thuộc với mỗi người sau những bữa ăn, ít ai biết rằng, phía sau đó là công đoạn sản xuất đáng giật mình, đặc biệt là công đoạn tẩy trắng tăm bằng đủ các loại hóa chất, đến người làm cũng phải đeo găng tay, khẩu trang mới dám “xông” vào.

Có dịp đến thăm các xưởng làm tăm tại xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội), điều dễ khiến du khách nhận ra là công nghệ sản xuất mặt hàng tăm tre ở đây đã khác xưa rất nhiều. Từ một xã chuyên sản xuất tăm bằng lao động thủ công cách đây vài năm thì nay, việc sản xuất gần như phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, có một công đoạn mà không máy móc nào có thể thay thế được và cũng là công đoạn khiến nhiều người dùng tăm lo sợ nhất từ trước tới nay chính là khâu tẩy trắng tăm.



Xung quanh các bể ngâm tăm là ngổn ngang các can nhựa đựng hóa chất.









Nhiều hộ làm tăm ở Quảng Phú Cầu vẫn đinh ninh, việc dùng các loại hóa chất để tẩy trắng tăm là đương nhiên nếu muốn ra thành phẩm bắt mắt. Hơn nữa, việc này lại không tốn điện, không… độc hại.
Ông T, chủ một xưởng sản xuất tăm tại xã Quảng Phú Cầu cho biết: Cả xã này trước đây rất nhiều người sử dụng các hóa chất để tẩy trắng tăm nhưng giờ chỉ còn một số hộ gia đình vẫn giữ công thức cũ, trong đó có xưởng nhà ông. Theo ông T, việc tẩy trắng và chống mốc cho tăm bằng hóa chất… không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để minh chứng, ông dẫn chúng tôi vào khu vực ngâm, ủ tăm để “mục kích”. Tuy nhiên, đến nơi, khái niệm “không độc hại” của ông T dường như không “ăn nhập” gì với những hình ảnh chúng tôi chứng kiến.



Khu vực dành cho việc tẩy trắng tăm rất đơn giản nhưng kín đáo.








Trong các bể ngâm tăm được xây bằng bê tông dày là thứ nước màu vàng đục đang sủi bọt. Các nhân viên phải bịt kín khẩu trang, đeo gang tay rất cẩn thận trong khi đảo các bó tăm. Xung quanh bể là ngổn ngang các can đựng hóa chất.

Mùi hôi từ các hóa chất trong bể xộc lên khiến chúng tôi cảm thấy xốn xang, tức ngực. Khi chúng tôi muốn nhấc đầu một bó tăm lên để xem tác dụng của chất tẩy trắng, một nhân viên cảnh báo: không đeo gang tay thì đừng sờ vào, kẻo bỏng rộp tay.
Lúc này, ông T mới cho biết: các hóa chất này ông vẫn nhập tại các kho ở phường Đức Giang (Long Biên - Hà Nội). Do quen biết nên mỗi khi mua, chỉ cần bảo lấy chất để ngâm tẩy tăm là họ xuất hàng. Cứ thế mang về, sử dụng theo công thức cố định mà không cần biết đó là… chất gì. “Nông dân như chúng tôi thì không cần phải biết các thành phần của nó đâu”, ông T nói.





Tăm được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng và chống mốc.











Tuy nhiên, theo anh B.Đ – chủ một xưởng sản xuất tăm hương lâu năm trong xã, thì các chất tẩy trắng phần lớn là NAHSO3, H2O2 (oxi đậm đặc). Theo đó, những bó tăm sau khi được tiện tròn ở xưởng sẽ được tẩy trắng và chống mốc rồi cho vào bể ủ khoảng 4 giờ, sau đó tiếp tục cho vào dung dịch xút ngâm thêm 2-3 giờ nữa trước khi vớt ra, phơi khô rồi đóng bó. Nhiều gia đình chỉ gia công đến giai đoạn này là xuất hàng. Nhưng nếu khách có nhu cầu, các xưởng ở đây sẽ tiếp tục thao tác cho ra tăm thành phẩm ở công đoạn cắt, làm trơn bóng tăm và ủ hương liệu quế.
Khi được hỏi các hóa chất đó có gây độc hại cho sức khỏe không, anh B.Đ thừa nhận: "Dung dịch này nếu bắn vào da sẽ làm rát và phồng đỏ, đặc biệt là xút. Mùi của xút cũng khiến người làm choáng váng mỗi khi mang tăm đi phơi dưới trời nắng gắt". Nhưng chốt lại, anh BĐ khẳng định: “Tăm không ngâm hóa chất thì không thể trắng được và rất mau mốc”.



Sau khi tẩy trắng bằng nước hóa chất, tăm được đưa vào bể khô để ủ trong vòng 10h đồng hồ. Sau đó, theo yêu cầu của khách, tăm sẽ được tiện tròn, và ủ hương quế.











Theo ông Lê Văn Dịu - Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu: Hiện nay, trong xã chưa có hộ nào đăng ký kinh doanh về việc sản xuất tăm tre nên việc quản lý sản xuất của chính quyền địa phương tới các hộ dân vẫn khó khăn. Việc cấp bách bây giờ là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ việc các hộ gia đình dùng hóa chất tẩy tăm thải thẳng ra môi trường chứ không phải là dùng các hóa chất trong việc tẩy trắng tăm nữa”.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Giáo Dục Việt Nam, ông Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội - cho biết: Bất cứ một loại hóa chất nào khi dùng để tẩy trắng tăm đều có thể gây độc hại, và mức độ độc hại tùy theo nồng độ của các hóa chất. Hiện nay, một số hóa chất như Na2SO3, K2SO3, H2O2 được cho phép sử dụng trong việc tẩy trắng thực phẩm, nhưng theo tôi, dù ở góc độ nào thì cũng không nên sử dụng vì các loại hóa chất này khó bảo quản, trong quá trình vận chuyển có thể “biến chất” thành các hóa chất khác. Mặt khác, khi ngâm hóa chất để tẩy trắng tăm trong thời gian dài, các hóa chất này ngấm sâu vào trong, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vẫn rất nguy hiểm.

Trần Nguyên
Theo GDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang