ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Uống nước gì tốt nhất ?

Uống nước gì tốt nhất ?

CHỚ NÊN UỐNG NƯỚC GIẢI KHÁT BÁN Ở CỬA HIỆU
Mùa hè ai cũng uống nhiều nước. Khắp nơi bán đầy các loại nước giải khát: nước ngọt, nước khoáng, trà, cà-phê … chủng loại rất phong phú, quảng cáo cực hấp dẫn, nào là ngon bổ tươi mát, thậm chí chữa được cả bệnh nữa …Chả mấy ai cân nhắc trước khi mua nước giải khát. Nhưng nếu chịu khó đọc qua bảng thành phần nước in trên nhãn chai, ta sẽ thấy có thể chia các loại nước đóng chai ra làm 5 loại sau:
1. Loại nước có axit các-bô-nic: thành phần chính của nó gồm axit cacbônic, đường, caphêin, hương liệu, chất tạo màu.
2. Nước trái cây không nguyên chất: nước trái cây, đường, axit xitric (citric), vitamin C, hương liệu, chất tạo màu.
3. Nước uống khi chơi thể thao: đường, axit xitric, vitamin C, Natri, Kali, Manhê (các chất điện phân electrolyte).
4. Nước có trà: gồm trà, đường, sữa hoặc tinh sữa.
5. Cà phê: trong có cà phê, đường, sữa hoặc tinh sữa.
Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, cả 5 loại nước nói trên đều không thích hợp để thường xuyên uống.
A. Nước uống có chứa axit cacbônic (carbonic acid): có ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi và sắt
Thuộc loại này gồm các loại nước như Coke, Coca Cola, Sprite, 7up, Fanta, nước khoáng, các loại nước có gas khác… Có 4 lý do khiến ta chớ nên thường xuyên uống loại nước có chứa axit cacbônic:
1. Chất khí cacbônic chứa trong nước sẽ kích thích sự tiết dịch vị. Khi dịch vị tiết ra nhiều sẽ gây cảm giác chướng bụng, ăn kém ngon, do đó làm giảm lượng thức ăn cần ăn vào cho cơ thể.
2. Loại nước này có đường. Một lon Coca 355ml chứa một nhiệt lượng tương đương với nửa bát cơm, lại chẳng có chút chất dinh dưỡng nào, người ta quen gọi là thực phẩm thực phẩm rác rưởi. Nếu thường xuyên uống thì sẽ tích tiểu thành đại, người béo ra và nhiễm thói xấu thích ăn của ngọt.
3. Chất axit cacbônic trong nước uống có gas khi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng canxi cần hấp thu, do đó ảnh hưởng xấu tới sự phát triển xương cốt và chiều cao. Nó cũng ngăn trở sự hấp thu chất sắt, do đó gây ra bệnh thiếu máu. Vì vậy, thanh thiếu niên chớ nên uống loại nước này.
4. Trong Coke, Coca Cola còn có chất caphêin, kích thích sự co bóp của tim, làm tăng nhịp tim và nhịp thở, còn kích thích tiết dịch vị, do đó dễ gây tổn thương dạ dày và ruột. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lợi tiểu; người già uống nhiều loại nước này sẽ có thể bị mất nước. Uống lâu sẽ nghiện loại nước này; khil ca-phê-in vượt quá mức 200 mg/ngày thì sẽ gây trướng bụng, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, người run rảy, tim đập nhanh – là dấu hiệu ngộ độc mãn tính.
B. Nước trái cây không nguyên chất: chẳng khác gì nước đường
Các loại nước trái cây nếu trên vỏ chai (lon) không ghi rõ 100% nước trái cây thì đều thuộc loại không nguyên chất, thường chỉ chứa không quá 30% nước trái cây. Thành phần chính gồm: đường, axit xitric, vitamin C, chất tạo màu, hương liệu, … Chớ nên thường xuyên uống loại nước này, vì nó chẳng khác gì nước đường. Các chất phụ gia như vitamin, khoáng chất … dễ làm ta tưởng nhầm là uống nó thì có thể không cần ăn rau quả nữa, do đó ta không hấp thu được các loại vitamin, khoáng chất, … hữu ích của rau quả tươi.
C. Các loại nước trà
Chẳng khác gì loại nước chứa axit cacbônic nói trên. Trong trà có caphêin, lại có cả tanin là chất làm giảm lượng hấp thu các chất dinh dưỡng như sắt … Thường xuyên uống trà sẽ làm giảm lượng sắt cần thiết, có thể gây ra thiếu máu, đối với thanh thiếu niên càng có hại. “Trà sữa” trong có sữa, sữa tách bơ hoặc sữa tinh. Chất sữa tinh làm từ dầu dừa và một số chất khác, chứa mỡ bão hòa với lượng lớn sẽ làm tăng colexteron trong máu, không lợi cho tim mạch. Nước trà đóng lon cũng có nhiều đường, thường xuyên uống sẽ làm tăng cân, gây thói xấu thích ăn của ngọt, không có lợi cho răng.
D. Nước uống dùng trong hoạt động thể thao: không phải ai cũng nên uống
Loại nước này có các thành phần chính gồm đường, cacbônic, Natri, Kali, Ma-nhê… chỉ thích hợp uống sau khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi. Người bình thường nếu thường xuyên uống loại nước này sẽ làm cho gan, thận phải làm việc nhiều, do đó có thể bị tăng huyết áp.
E. Cà-phê : cũng không phải là loại nước uống tốt
Trong cà phê có chất caphêin, đường và sữa tinh, đều không có lợi cho sức khoẻ.
F. Nước đun sôi để nguội là thứ nước uống tốt nhất, xét theo quan điểm y học.
KIẾN NGHỊ CỦA BÁC SĨ BERMANCLEY
1. Nên uống nước vào trước bữa ăn. Hợp lý nhất là 30 phút trước khi ăn, đặc biệt đối với người có bệnh đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng, ăn không tiêu, hay ợ hơi); uống như vậy là để dạ dày và ruột chuẩn bị tiêu hóa thức ăn.
2. Bất cứ lúc nào khát là uống ngay.
3. Hai giờ 30 phút sau bữa ăn nên uống nước để giúp thức ăn tiêu hóa hoàn toàn và tránh tình trạng mất nước do nước trong cơ thể bị tiêu hao khi dạ dày, ruột tiêu hóa thức ăn.
4. Sáng ngủ dậy nên uống nước ngay để bù cho tình trạng thiếu nước do đêm nằm lâu.
5. Nên uống nước trước khi chơi thể thao (hay làm việc nặng), như vậy khi hoạt động thì cơ thể sẽ dễ ra mồ hôi.
6. Người ít ăn rau quả tươi hoặc bị táo bón thì nên uống nhiều nước; sáng dậy uống 2-3 cốc nước sẽ dễ đi đại tiện.
NƯỚC SẠCH THÌ NGƯỜI KHỎE
Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, nó có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, như thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, bảo đảm sự tuần hoàn máu và bài tiết bình thường, điều chỉnh thân nhiệt, làm ướt bề mặt các mô trong cơ thể. Người thiếu nước thì tính mạng sẽ lập tức có nguy hiểm.
Bác sĩ Bermancley ở Học viên Y khoa Đại học London phát hiện: chỉ cần uống hai cốc nước là có thể giảm được cơn đau bụng dữ dội do bệnh loét dạ dày gây ra. Phát hiện bất ngờ đó khiến ông quyết định đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa nước với sức khoẻ. Sau hơn 20 năm tìm tòi phát hiện, dựa trên kết quả quan sát điều trị lâm sàng cho hơn 3000 bệnh nhân, ông kết luận: nước là thứ thuốc tốt nhất. Uống nước có thể cải thiện các cơn đau do bệnh tật gây ra, thậm chí ngăn ngừa bệnh. Trong sách “Uống nước có lợi cho sức khoẻ”, ông viết: nhiều cơn đau không rõ nguồn gốc đều có nguyên nhân là do không uống đủ nước; uống nước là bí quyết bảo đảm con người khỏe mạnh không mắc bệnh. Chứng hen xuyễn, dị ứng, trầm cảm, viêm loét dạ dày … đều có liên quan tới lượng nước uống. Chớ có chờ cho đến khi khát mới uống nước, vì như thế chẳng những làm cho cơ thể phải “nai lưng” ra mà đối phó với nạn thiếu nước, mà còn để lại di chứng dễ sinh ra các loại bệnh.
Uống nước là việc rất quan trọng, song điều quan trọng hơn là phải uống thứ nước tốt. Theo WHO, nước máy có đến 756 chất hữu cơ có hại, trong đó 20 chất được xác nhận có thể gây ung thư, 24 chất nghi ngờ gây ung thư, 18 chất xúc tiến gây ung thư, 47 chất có thể gây đột biến; 80% bệnh tật và 33% ca tử vong của loài người là có liên quan đến việc uống nước.
Báo cáo đánh giá tài nguyên nước thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 300 tấn rác thải vào các sông hồ. Toàn bộ sông chảy qua các đô thị châu Á đều bị ô nhiễm. Lưu vực 55 con sông ở Mỹ bị nhiễm bẩn từ các phế thải chế biến thực phẩm, kim loại, phân bón, thuốc trừ sâu. Theo thống kê, bình quân hàng năm toàn thế giới có 420 tỷ m3 nước ô nhiễm thải vào sông hồ, khiến cho 5500 m3 nước ngọt bị nhiễm bẩn.
Kết quả kiểm tra các sinh vật sống trong những vùng được coi là không bị ô nhiễm, như Bắc và Nam cực đều thấy chúng có chứa một số chất thuốc bảo vệ thực vật. Nếu chính phủ các nước không áp dụng các biện pháp hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có 1/3 số dân trên thế giới không thể được dùng nước uống an toàn, sẽ có 48 quốc gia gặp khủng hoảng về nước, 3,5 tỷ người gặp các khó khăn về nước. Khủng hoảng nước phá hoại hệ sinh thái và tính đa dạng sinh vật, do đó sẽ đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người.
MÁY LỌC NƯỚC CHO TA NƯỚC SẠCH
Các chuyên gia cho rằng, trong quá trình tiến hóa lâu dài của sự sống, cơ thể con người đã hình thành môi trường bên trong có tính kiềm tương đối ổn định. Trị số pH trong máu người bình thường nên ở mức trên dưới 7,4 (7,35 7,45). Hiện tượng ổn định pH này gọi là cân bằng axit – kiềm; song chỉ 10% nhân loại có được sự ổn định như vậy. Con người hiện đại quen ăn uống hấp thu quá nhiều thức ăn có tính axit, khiến cho trong cơ thể tính axit nhiều hơn tính kiềm. Phần lớn chúng ta có trị số pH ở dưới mức 7,35, vì thế cơ thể ta ở vào tình trạng sức khoẻ kém, giữa trạng thái khỏe với trạng thái có bệnh.
Thể dịch của trẻ sơ sinh nói chung có tính kiềm yếu. Khi lớn lên, cùng với sự ô nhiễm môi trường sống, lại thêm lối sống không bình thường và thói quen ăn uống thiếu vệ sinh khiến cho thể dịch dần dần chuyển sang tính axit.
Máy lọc nước sẽ cho ta nước sạch, nhưng nước sạch quá cũng chưa chắc đã tốt cho sức khoẻ, vì nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết bị lọc mất. Các loại nước khoáng nhân tạo thì chỉ thích hợp với yêu cầu bổ sung một số chất khoáng chứ chưa xét đến sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Điều quan trọng hơn là do hạn chế bởi công nghệ lọc nên nước lọc và nước khoáng nhân tạo đều có tính axit, mà ta đã biết, sự axit hóa thể dịch chính là nguồn gốc của trăm thứ bệnh.
Do ô nhiễm môi trường ngày một nặng và khó giải quyết, vấn đề xử lý nước tại các gia đình trở nên cực kỳ quan trọng. Tại phương Tây, các thiết bị lọc nước đã trở thành thứ thiết yếu của mọi nhà, 70% các gia đình Âu Mỹ đã lắp thiết bị trực tiếp lọc nước ăn. Loại máy này có nhiều ưu điểm, chủ yếu là bảo đảm gia đình luôn được cấp nước sạch, tươi, không còn nỗi lo nước có nhiễm hóa chất và tránh được sự nhiễm bẩn lần hai ở bồn chứa nước. Thiết bị này áp dụng công nghệ “thẩm thấu ngược”, có thể khử được các iông vô cơ, vi khuẩn, virut, chất hữu cơ và các tạp chất khác. Thiết bị trực tiếp lọc nước ăn kiểu mới này đã thay thế các hệ thống lọc cũ. Khả năng tiêu thụ loại thiết bị này cực lớn, toàn thế giới có thể cần tới 100 tỷ thiết bị này.
THÔNG TIN MỚI
Trung Quốc sắp ban hành “Tiêu chuẩn nước ăn sinh hoạt” bộ mới; trong đó sẽ tăng số lượng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất nước từ 35 hiện nay lên đến 106 mục, tiếp cận với tiêu chuẩn của thế giới. Ngoài ra còn xác định rõ phạm vi trị số pH (độ axit-kiềm) ở vào mức 6,5 8,0, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; xác định tiêu chuẩn “an toàn” về chất lượng nước ăn. Đồng thời căn cứ theo tiêu chuẩn nước tốt cho sức khoẻ do WHO đề xuất, nghĩa là dù nước sạch hay an toàn cũng không có nghĩa đã là nước tốt cho sức khoẻ. Nước tốt cho sức khoẻ phải đáp ứng các yêu cầu cao dần như:
1. Không ô nhiễm, không chứa virut gây bệnh, kim loại, hóa chất độc hại;
2. Có chứa các chất khoáng thiên nhiên và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể;
3. Hoạt lực sức sống của nước không bị thoái hóa, nước có tính kiềm yếu, hoạt tính mạnh./.
Nguyên Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang