ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Ăn gừng buổi tối độc như Thạch Tín?
 
Vừa rồi có một số bạn hỏi tôi, có phải ăn gừng vào buổi tối độc như Thạch Tín không?. Tôi hơi ngạc nhiên và tìm bài báo gốc. Đây là bài báo đã đăng:
(VTC News) - Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng", nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo": "Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng".
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí.
Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Tâm Tâm

Lời bàn:
Tác giả viết bài báo này, tôi cho là thiếu hiểu biết về y dược . Hàng ngàn năm nay, dân ta vẫn ăn các thức ăn kèm gừng vào buổi tối đấy. Này nhé: ốc luộc chấm tương gừng, rau cải nấu có thêm gừng, bí đao nấu gừng...Rồi còn các vị thuốc như thuốc ho có gừng, trà gừng, thuốc cảm hàn phải cho một mẩu gừng tươi...Tất cả những thứ đó ăn , uống buổi tối có sao đâu, nếu độc như Thạch tín thì toi đời rồi. Nhiều ca cấp cứu ban đêm do tụt huyết áp đều phải cho uống trà gừng.
Phải phân biệt các trường hợp được dùng gừng khi nào và không nên khi nào. Ví dụ: cao huyết áp không nên dùng nhiều gừng, mồ hôi đang ra nhiều không nên dùng gừng tươi vì gừng tươi có tính phát hãn....
Ban đêm đi lạnh về bị đau bụng, miệng nôn, trôn tháo, đun nước có một mẩu gừng tươi thái lát với một nắm lá Ngải cứu, uống là đỡ luôn. Thế thì độc ở chỗ nào?.
Mùa thu dùng gừng vào buổi tối cũng không sao.
Sâm dùng không đúng cách cũng toi mạng.
Người Tỳ Vị hư hàn, buổi tối ăn Củ Cải có mà đi ỉa té re!!!. Củ Cải tính rất hàn.
Tác giả nêu ra một vài câu nói dân gian để biện minh, nhưng không căn cứ vào thực tiễn - một điều hết sức quan trọng. Ngay cả bài thuốc áp dụng ở Trung Quốc cũng không thể dập khuôn máy móc, bê nguyên xi vào xứ ta. Vấn đề này cụ Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã bàn nhiều.
Bài báo này đã gây ra hoang mang cho bao người !
 Vương văn Liêu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang