ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013


 Bệnh Thận suy


Thận Suy (Kidney Failure) là một bệnh rất trầm trọng, cần được chăm sóc, điều trị một cách chu đáo trong suốt cuộc đời.
Khi sanh ra, mỗi người có hai trái thận nằm phía dưới lồng ngực, khoảng giữa lưng. Đôi khi nhiều người chỉ có một trái thận và nếu toàn vẹn, vẫn đủ khả năng duy trì cơ thể trong tình trạng khỏe mạnh.
Thận phục vụ cơ thể bằng nhiều phương thức:
-Thận lọc máu, loại bỏ các chất phế thải rồi tái hấp thụ nước và một số chất cần thiết trở lại máu.
-Cân bằng nước và muối để duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.
-Giữ huyết áp ở mức độ trung bình.
-Giúp cơ thể cấu tạo hồng cầu và xương vững chắc.
-Kiểm soát lượng muối khoáng kali, calci, magnesium và phosphor trong máu.
Thận không có nhiệm vụ gì trong hoạt động tình dục như nhiều người nghĩ.
Dấu hiệu của thận suy:
- Nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn
-Ứ nước trong cơ thể với phù sưng bàn tay bàn chân
-Khó thở
-Thay đổi tâm trạng
-Tiểu tiện khi nhiều khi ít
-Da có mầu sâm, ngứa, tê dại
-Huyết áp tăng cao.
-Lên cơn co giựt, kinh phong
-Ngây ngất, kém tập trung, mất định hướng
- Hôn mê nếu không điều trị.
Nguyên nhân gây suy thận
Thận bị suy nhược khi chúng không chu toàn nhiệm vụ loại bỏ ra khỏi cơ thể chất cặn bã và chất lỏng dư thừa. Các chất này sẽ tăng cao trong máu và đưa tới bệnh. Giảm chức năng dần dần sẽ đưa tới Suy-Thận-Mãn-Tính.
Có nhiều nguyên nhân đưa tới bệnh thận mãn tính, thông thường nhất là bệnh tiểu đường và cao huyết áp không được điều trị đúng cách.
Khi chức năng còn lại dưới 15%, thận ở giai đoạn cuối của sự tồn tại và cần được điều trị suốt đời bằng lọc máu hoặc thay ghép thận.
Điều trị thận suy
Có ba phương thức điều trị suy thận mãn tính:
a-Thẩm tách máu (hemodialysis), thông thường gọi là Lọc máu hoặc thận nhân tạo được thực hiện tại một trung tâm chuyên môn hoặc tại nhà, ba lần một tuần. Hiện nay có dụng cụ mới chữa ngắn thời gian nhưng nhiều lần trong ngày hoặc ban đêm.
Máu được đưa qua dụng cụ có màng thấm tách, phế chất có hại được một dung dịch ở bên kia màng lấy đi và máu tinh khiết được đưa trở lại cơ thể.
b-Lọc máu qua xoang phúc mạc bụng (Peritoneal dialysis) có thể thực hiện tại nhà, sở làm hoặc một nơi sạch sẽ kín đáo để có thể thay túi đựng dung dịch chất lọc.
c-Ghép thận (Kidney transplant) cho từ người còn sống hoặc lấy từ tử thi mới mệnh một.
Nên lưu ý là các phương thức lọc máu không chữa trái thận đã bị suy và mỗi phương pháp có những điểm tốt xấu mà bệnh nhân và gia đình cần biết.
Chăm sóc, điều trị
Khi được bác sĩ cho hay bị thận suy, bệnh nhân trải qua nhiều tâm trạng khác nhau.
Mới đầu là thái độ ngạc nhiên hoảng hốt, tự hỏi sao mình lại rơi vào tình trạng nan y này.
Rồi cảm thấy bất lực thất vọng, tiếc nuối thời kỳ khỏe mạnh khi xưa “giá kể mình để ý đến sức khỏe một chút thì đâu đến nỗi này”.
Cuối cùng thì đành chấp nhận và thích nghi với hoàn cảnh mới.
Lọc máu hoặc thay thận đều đưa tới nhiều thay đổi trong toàn bộ cơ thể người bệnh, từ thể chất tới tinh thần.
Để duy trì nếp sống khỏe mạnh, người bệnh phải chủ động trong việc tự chăm sóc nhưng họ cũng cần được sự điều trị, hướng dẫn của các nhà chuyên môn y học và sự hỗ trợ của thân nhân.
Bác sĩ chuyên về tiết niệu sẽ phối hợp với bác sĩ gia đình để lo việc điều trị thận suy. Bác sĩ gia đình tiếp tục chăm lo sức khỏe tổng quát.
Bệnh nhân đừng ngần ngại nói với bác sĩ về tình trạng bệnh, về điều mình mong muốn. Hỏi bác sĩ các điều không biết về bệnh và các biến chuyển có thể xảy ra. Ghi rõ các hướng dẫn của bác sĩ để khỏi quên.
Tại cơ sở lọc máu, nên có giao hảo tốt với chuyên viên điều khiển dụng cụ và theo dõi diễn tiến mà ta sẽ gặp mỗi tuần lễ 3 lần, mỗi lần kéo dài tới 3-4 giờ.
Lọc máu lấy đi chất phế thải và nước dư trong cơ thể. Nếu các chất này được loại đúng số lượng thì người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn và có nhiều triển vọng sống lâu hơn.
Tại Hoa Kỳ, chi phí lọc máu được chương trình bảo hiểm của chính phủ hoặc bảo hiểm tư nhân đài thọ
Một số điều cần lưu ý:
1-Chế độ dinh dưỡng
Dù là lọc máu bằng thận nhân tạo hoặc qua xoang phúc mạc, bệnh nhân với suy thận đều cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng đúng đắn. Chế độ này sẽ giúp bệnh nhân duy trì một sức khỏe tốt và giúp sự lọc máu thành công hơn.
Mỗi bệnh nhân có một quy chế ăn uống riêng về các chất dinh dưỡng như nước, các muối khoáng potassium, sodium, phosphor, chất đạm... Các chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân lựa chọn một chế độ thích hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh trạng của mình.
a-Nước
Bệnh nhân cần lưu ý tới lượng nước tiêu thụ hằng ngày.
Với thận suy mà dùng quá nhiều nước sẽ đưa tới ứ nước, tăng huyết áp, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn.
Giới hạn thực phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu, thạch, kem, nước đá cục, thực phẩm đông lạnh.
b-Chất đạm
Khi bị suy thận, bệnh nhân thường được bác sĩ khuyên giới hạn tiêu thụ chất đạm, để giảm thiếu chất thải ure.
Khi lọc máu, bệnh nhân lại được khuyến khích ăn nhiều hơn các loại chất đạm có phẩm chất tốt từ thịt, cá, gà vịt...vì các chất đạm này tạo ra ít ure. Lý do là cơ thể cần nhiều chất đạm để tăng cường sức khỏe
c-Muối
Muối ăn cần được hạn chế để tránh giữ nước trong cơ thể và để tránh tăng huyết áp.
Ăn thực phẩm tươi. Tránh thực phẩm đóng hộp, thịt cá muối.
Nên đọc nhãn hiệu để coi món ăn có bao nhiêu muối.
d- Potassium
Kali thường lên cao trong thời gian giữa hai lần lọc máu và gây ra rối loạn nhịp tim, đôi khi đưa tới ngưng tim.
Để giữ mức potassium bình thường trong máu, nên bớt ăn thực phẩm có nhiều khoáng này như chuối, cam, trái cây khô...
đ-Phospho
Giới hạn thực phẩm có nhiều phospho như sữa, pho mát, đậu khô.., vì khi dư thừa, khoáng này sẽ lấy calcium từ xương, làm cho xương yếu, giòn, dễ gẫy.
e-Sinh tồ, khoáng chất
Lọc máu đôi khi cũng lấy đi một vài loại sinh tố, khoáng chất của cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định những chất nào mà người bệnh cần dùng thêm.
2-Tổ chức nếp sống
Người bệnh cần sắp xếp lại nếp sống cho thoải mái, bớt căng thẳng tinh thần, giới hạn các chất có thể gây hại cho thận, nói riêng, và toàn cơ thể nói chung.
-Nhớ vận động cơ thể đều đặn, hợp với khả năng để máu huyết lưu thông, xương khớp trơn tru, cơ bắp mạnh mẽ và tăng cường sức chịu đựng với thận suy. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về chương trình vận động thích hợp.
-Không hút thuốc lá để tránh nhiều bệnh do thuốc là gây ra, như ung thư phổi, bệnh đường hô hấp. Riêng với thận suy, ngưng thuốc lá giảm rủi ro bị cao huyết áp, tăng làm việc cho tim và ảnh hưởng tới trái thận đã suy yếu.
-Người bệnh có thề đi du lịch đó đây, vì các trung tâm lọc máu đều có ở nhiều nơi. Ta chỉ cần biết sẽ ở nơi nào, lấy hẹn trước từ 6 tới 8 tuần lễ để việc điều trị không bị gián đoạn.
-Người bệnh cũng có thể tiếp tục công việc thường lệ, sau khi đã làm quen với sự lọc máu, nhưng nên tránh các việc cần nhiều sức mạnh như nâng vác vật nặng, đào đất...
Nói cho chủ nhân rõ tình trạng của mình để được thông cảm, hỗ trợ. Năm 1990, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết đạo luật cấm kỳ thị vì bệnh hoạn.
-Về thuốc men, nên tránh thuốc trị ợ chua, acid dạ dày vì có nhiều muối natri; thuốc xổ táo bón vì có thể đưa tới khô nước và mất muối khoáng.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cây con thiên nhiên.
-Hình dáng bề ngoài có vài thay đổi: da lợt hoặc hơi vàng, khô tróc vẩy. Cần tắm mỗi ngày và thoa kem giữ hơi ẩm trên da.
-Thay đổi vị giác và khứu giác do ảnh hưởng chất thải quá cao trong máu. Miệng có mùi hôi. Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng và đi khám nha sĩ 2 lần mỗi năm.
-Nam giới với thận suy có thể có rối loạn cương dương vì bệnh, do thiếu máu, tác hại của quá nhiều chất thải. Nên thảo luận với bác sĩ vì nhiều trường hợp có thể điều trị được.
-Phụ nữ lọc máu không nên mang thai e là có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn thai nhi.
-Và đặc biệt là để ý tới tâm trạng. Những khó khăn sống với thận suy, lọc máu, ảnh hưởng của chất thải, của dược phẩm có thể làm tâm trí ta căng thẳng, trầm buồn, lo âu hơn. Đó là chuyện có thật, thường xảy ra và cần được biểu lộ, chia sẻ để nhẹ lòng mình cũng như thân nhân. Đừng nghĩ rằng mình là gánh nặng cho gia đình, vì thận suy có thể đến với mọi người.
Nếu có những dấu hiệu như trầm cảm kéo dài hơn hai tuần lễ, ý nghĩ quyên sinh, giảm khẩu vị, thay đổi giấc ngủ, bỏ thú vui thường lệ, luôn luôn buồn bực, không quyết định, tự cô lập…nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn, điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
(www.bsnguyenyduc.com)

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Chúng sanh không muốn hết bệnh

Niềm tin cũng góp phần quan trọng trong việc chữa bệnh thuộc Thần. Cách chữa bệnh theo Khí Công Y Đạo là điều chỉnh cả 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần được kiểm chứng kết quả bằng máy đo áp huyết so sánh vớí bảng áp huyết tiêu chuẩn của khí công.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Muốn thay đổi niềm tin mù quáng của những người mà Đạo Phật gọi là Sở Tri Kiến Chấp là chấp vào kiến thức hiểu biết của mình vào khoa học, vào học vấn và bằng cấp, thì không ai có thể thay đổi được trừ phi họ phải trải qua kinh nghiệm thất bại, đau khổ tinh thần và thể xác trong sự cố chấp đó thì mới có thể tỉnh ngộ khi mà phương pháp chữa trị bệnh mà mình theo đuổi đã thất bại. Khi còn chấp Đông Tây y thì đạo Phật gọi đó là Vạn Pháp do tâm sinh, khi buông bỏ chấp ngã, gọi là Vạn Pháp do tâm diệt.

Một vị thầy của tôi là cố Hòa Thượng Thích Thiện Phước, Quan Âm Tu Viện Biên Hòa (phật tử và dân chúng trong vùng gọi ngài là Mẹ Trầu) đã giảng một bài : Chúng Sinh Không Muốn Hết Bệnh, mới nghe qua tưởng chừng vô lý, nhưng qủa thật, vì chúng sinh mê muội nên mới không muốn hết bệnh. Ngài giảng đại ý rằng :

Có một người bệnh từng khoe rằng đã chữa nhiều nơi mà không khỏi, về Tây y thì uống thuốc mạnh nhất, mới nhất, đắt nhất, do các bác sĩ bậc thầy giỏi nhất mà không khỏi, về Đông y đã từng bắt mạch hốt thuốc của các bậc lão y sư giỏi nhất, uống hàng trăm thang thuốc cũng không khỏi, nay có người đồn mách đến thầy để chữa, vậy tôi xin hỏi thầy chữa cho tôi theo Đông y hay Tây y ?
Như vậy với tuổi tác và tài năng của chúng ta theo bệnh nhân này sẽ không đủ kinh nghiệm để chữa bệnh cho ông được rồi. Muốn phá được chấp ngã của bệnh nhân này, để ông không còn dựa vào sở tri kiến chấp đem so sánh những gì ông hiểu được về Đông Tây y thì chúng ta phải trả lời là : Tôi không chữa cho ông bằng phương pháp Đông Tây y, mà chúng tôi chỉ chữa bằng thuốc gia truyền, chuyên chữa về bệnh của ông mà không nơi nào có. Ông tin thì ông chữa, ông không tin thì thôi.

Bệnh nhân không biết gì về thuốc gia truyền để so sánh với Đông Tây y, nên chỉ hỏi lại thầy thuốc :

Vậy thầy cho tôi uống thuốc sắc, thuốc tán, hay thuốc viên. Thuốc sắc thì tôi ngại sắc phiền phức lắm, thuốc tán bột uống hay bị sặc lắm, còn thuốc viên, nếu thầy cho uống thuốc ngọt thì tôi uống thử chơi, còn thuốc đắng thì tôi không uống được…

Đó là lý do bệnh nhân không muốn hết bệnh.

Tôi gặp một trường hợp khác, thân nhân bệnh nhân nhờ tôi vào bệnh viện Da Liễu Saigon xem có thể giúp gì cho bệnh nhân là một kỹ sư kiến trúc có bằng cấp từ Pháp, có quốc tịch Pháp đang chờ xuất cảnh đi Pháp, bị bệnh lở môi mép và lở vòng quanh 2 mắt, không thể há miệng lớn để ăn cơm uống nước được, vì sẽ làm đường lở nứt loang rộng chảy máu, ngày nay tây y gọi là bệnh Herpes cũng rất khó chữa, nhưng Đông y chỉ dùng nước ép Mướp Đắng bôi rửa vết thương sẽ mau lành da non, không bị lở loét, uống thuốc tẩy độc máu trong gan thì khỏi bệnh. Nhưng quả  đúng như thầy tôi giảng : Chúng sinh không muốn hết bệnh.
Khi tôi đến nơi, người nhà giới thiệu tôi với bệnh nhân, bệnh nhân nói ngay rằng :

Anh đến thăm tôi thì tôi cám ơn. Em tôi là bác sĩ làm ở một bệnh viện bên Đức, nó là bác sĩ làm cho Liên Hiệp Quốc, nó gửi về cho tôi thuốc mới nhất mà chỉ có bệnh viện bên Đức mới cho bệnh nhân dùng, chứ chưa bán ra thị trường, tôi đã dùng mà không khỏi, ngay cả các bác sĩ ở bệnh viện này cũng không chữa được, tôi nằm ở đây để cho các bác sĩ theo dõi tìm phương pháp chữa nào hay hơn không, nếu không tôi đành chết ở đây. Một tháng sau bệnh lan rộng đau đớn bệnh nhân này đã chết cũng vì sở tri kiến chấp.

Muốn phá chấp, có hai cách chỉ cho bệnh nhân. Bệnh nhân cứ tiếp tục chữa theo cách Đông Tây y mà mình muốn, nhưng mình đo áp huyết giùm cho họ, và giải thích cho họ về cách chữa nào đúng là cách làm cho khí huyết lên đầy đủ theo tiêu chuẩn của khí công, cách chữa sai là cách chữa càng làm cho áp huyết tụt thấp đến 70 thì chết. Để cho họ đi chữa Đông Tây một thời gian để có kinh nghiệm xương máu, tiền mất tật mang, bệnh càng thêm nặng, nếu có duyên họ sẽ trở lại mình, khi họ đã phá bỏ si mê chấp sở tri kiến, buông bỏ hết mọi phương pháp, miễn sao chữa bằng cách nào cho họ khỏi bệnh thì họ theo, lúc đó mình sẽ điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần cho họ để cho họ nâng cao khí huyết thì bệnh sẽ khỏi, lúc đó họ sẽ tin vào phương pháp của mình.

Đã có một bà cựu hiệu trưởng trường Gia Long Áo Tím bị bệnh đau lưng, đi chữa theo Tây y chuyên khoa xương, do thoái hóa cột sống lưng, uống thuốc và trị liệu theo Tây y, kết quả bị gù lưng chiều cao còn 1.45m, chiều cao khi chưa bệnh là 1.60m, đau càng đau hơn mà thuốc giảm đau đã vượt qúa liều mà không khỏi. Có người mách lại nhờ tôi chữa cho khỏi đau. Sau khi chữa 6 lần, bà hết đau, cột sống lưng thẳng lại 1.60m. Bà nói với tôi bà bị oan 6 năm. Tôi hỏi tại sao bà bị oan. Bà trả lời, tôi biết ông 6 năm trước, nhưng nghĩ rằng ông không chữa được nên mới chữa theo Tây y 6 năm không kết qủa mà càng đau nhức mất ngủ. Con dâu tôi 1 tháng đến thăm tôi một lần, nó ngạc nhiên khi thấy tôi thẳng lưng, hết bệnh, không phải bị gù lưng chống gậy nữa.

Trên đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho các thầy thuốc, phải tùy duyên mà chữa bệnh, và đối chiếu bằng con số chính xác nhờ máy đo áp huyết dù bất cứ chữa theo phương pháp nào. Bệnh nhân có thể tin vào phương pháp ăn uống, tập luyện khí công bằng kết qủa cụ thể của máy đo áp huyết chứ không nên hoàn toàn tin vào các thấy thuốc mà không có cơ sở chứng minh, nên không cần tranh cãi hay thuyết phục làm lãng phí thời gian chữa bệnh mà bệnh nhân không có niềm tin vào máy đo áp huyết..
Đỗ Đức Ngọc
Nguồn: Khí Công Y Đạo Việt Nam

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013


 Kỳ 51. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
  BS Huỳnh Hải
-------------------------------------------------



-------------------------------------------------
 Kỳ 51
Làm sao chấm dứt tiểu són

Tiểu són là nước tiểu chảy ra một ít không kiểm soát được trước khi tiểu hoặc sau khi tiểu xong, lại rỉ ra một ít nước tiểu nữa. Tình trạng này hay gặp trong những trường hợp sau:
-         Áp lực vùng bụng tăng kèm theo sự suy yếu của cơ đáy chậu ( gặp ở phụ nữ có thai )
-         Bàng quang dễ bị kích thích mặc dù trong bàng quang có ít nước tiểu
-         Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt
-         Cơ đáy chậu suy yếu hay gặp ở người già
-         Viêm niệu đạo hay viêm bàng quang ( trường hợp này thường kèm với tiểu gắt và rặn khi mắc tiểu )


 Trong đề mục này tôi xin dành cho người lớn tuổi hay bị tiểu són. Nguyên nhân thường là do cơ đáy chậu bị suy yếu. Thỉnh thoảng nước tiểu cứ tự rỉ ra trước khi đi tiểu và nhất là sau khi tiểu , nước tiểu lại tự động chảy ra một ít. Tình trạng này rất khó chịu vì nước tiểu dính vào quần gây ẩm ướt và hôi. Có 2 cách có thể chấm dứt tình trạng này:
-         Khi tiểu xong các bạn dùng 2 ngón tay cái và trỏ của tay phải ấn mạnh rồi buông ( liên tiếp như vậy khoảng 3 lần ) vào vùng da giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Đây là điểm mà khoa châm cứu gọi là huyệt Hội âm. Khi ấn và buông tại huyệt Hội âm, nước tiểu còn sót lại sẽ vọt ra hết. Đây là biện pháp tạm thời mỗi lần tiểu xong. 






-         Ngoài ra các bạn nên tập bài tập thể dục cho cơ đáy chậu để cơ đáy chậu săn chắc ( bài tập thể dục Kegel ). Các bạn ngồi thẳng lưng, co thắt ( nhíu mạnh ) vùng Hội Âm rồi giữ tư thế này 5 tiếng đếm ( khoảng 5 giây ), rồi buông lỏng vùng này. Sau đó lập lại. Trong khi co thắt vùng Hội âm, tất cả các cơ khác như cơ đùi bụng, ngực…đều buông lỏng đồng thời hít thở bình thường
Bài tập thể dục Kegel được thực hiện sáng 1 lần, trưa 1 lần, chiều một lần. Mỗi lần các bạn co thắt vùng đáy chậu khoảng 50 động tác
 



Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Làm sao đ cứu người bị bể ống mạch máu não
 làm hôn mê do cao áp huyết (stroke)
          
            Đỗ Đức Ngọc
 
Bệnh này đối với phương pháp của tôi thường được áp dụng như sau :

1-Trước hết phải làm tan máu bầm tụ ở não do áp lực khí bị tắc sẽ bể ống mạch máu não dần dần làm co giật rồi cứng chân tay đi đến hôn mê, cuối cùng tây y kết luận não chết nhu trường hợp của anh Liêu, vì lúc đó máu đen tràn ra đầy sọ não nên không mổ được nữa.
Tự gia đình và người thân phải làm lấy để cứu người thân, dùng kim châm tiểu đường châm vào 10 đầu ngón tay chân để nặn ra máu. Theo nguyên tắc, tính tỷ lệ sống chết, thì 20 điểm ở đầu ngón tay chân, khi nặn máu không ra là chết, vì khí lực trong người không đủ để đẩy máu ra hay máu đã khô bầm không chảy ra được. Ngược lại nếu càng có nhiều đầu ngón tay chảy ra máu như 20/20 là sự sống đã được phục hồi. Vì thế mỗi ngày đều phải châm nặn máu xem có bao nhiêu ngón tay ngón chân đã được thông. Sở dĩ phải làm thông để áp lực khí có lối thoát sẽ đẩy máu ra ngoài, khí huyết trong cơ thể sẽ lưu thông, áp lực trên sọ não được giải tỏa, máu trên não sẽ từ từ chảy ra cổ họng, theo đường tiểu và đường phân ra ngoài, để ý ống nước tiểu có lẫn máu bầm mầu nâu đỏ hay đen là thành công, chứng tỏ máu bầm trong não đã có lối thoát.
Muốn biết việc châm nặn máu có kết qủa hay không, nhìn trên bảng điện tâm đồ và áp huyết, hơi thở….gắn ở trên cạnh đầu giường, thấy áp huyết đang cao, sẽ xuống dần, mạch đang nhanh trên 120 sẽ trở lại bình thường, hơi thở ngắn sẽ trở lại bình thường. Thần kinh trên sọ não bị chèn ép mới bị ói, sẽ hết ói, đầu trước kia nặng sẽ cảm thấy nhẹ

2-Sau khi châm từ 3-7 ngày thấy các đầu ngón tay chân đều ra máu đỏ dễ dàng thì không cần châm nữa. Kết qủa dễ thấy được, là trước kia châm nặn máu tay chân không nhúc nhích cử động vì bệnh nhân không có cảm giác, nay đã có cảm giác cử động tay chân. Mỗi ngày chỉ cần tác động kích thích thần kinh của các đường kinh mạch trong cơ thể phục hồi lại chức năng, bằng cách day 10 đầu ngón tay ngón chân, mỗi ngày day 3-4 lần, khi kinh mạch thông, nếu tay chân lạnh sẽ ấm dần vì máu được lưu thông đến những chỗ bị sưng tắc, hay ngược lại chân tay nóng do sốt sẽ được mát.

3-Người thân ngồi cạnh giường, dùng ngón tay cái hay 3 ngón tay trỏ, giữa và áp út, ấn đè lên đường giữa bụng bệnh nhân, sẽ giúp cho tim mạch lưu thông, thở dễ, hết ói mửa, tiêu hóa tốt, người mau tỉnh.

4-Kích thích thần kinh bộ não bằng cách cho bệnh nhân nghe headphone những nhạc, kịch, hài, có tiếng nói tiếng cười, hay thu tiếng nói của mình của người thân nói chuyện với bệnh nhân, thỉnh thoảng gọi tên bệnh nhân tỉnh dậy….Khi thần thức bệnh nhân hôn mê như ngủ say, tự nhiên giật mình nghe có ai gọi mình, sẽ tỉnh dậy như người vừa ngủ dậy. Để headphone thường trực vào tai 24/24 cho đến khi nào thần thức bệnh nhân tỉnh hẳn.

5-Tập nhúc nhích tay chân bằng cách, người thân ngồi bên cạnh nắm từng ngón tay bệnh nhân bấm bẻ các khớp ngón vào sát lòng bàn tay, nắm từng ngón chân đẩy ngửa lên, kéo úp xuống, tập co chân gối lên, kéo chân gối xuống…. Khi người thân vào thăm bệnh nhân, nên làm những động tác như thế thường xuyên.

6-Muốn biết thần thức bệnh nhân đã tỉnh chưa, nói với bệnh nhân đưa tay lên, hay tự nhúc nhích ngón tay ngón chân, bảo bệnh nhân mở mắt, chớp mắt… nếu bệnh nhân làm được, sự sống đã được phục hồi. lúc đó tây y tiếp tục điều trị cho đến khi khỏe rồi đi tập vật lý trị liệu, lúc đó hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục khí công sẽ có kết qủa nhanh hơn.


Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Kỳ 50. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
BS Huỳnh Hải
-----------------------------------------------



                                  Thức dậy miệng mỉm cười

                                   Hăm bốn giờ tinh khôi

                                   Xin nguyện sống trọn vẹn

                                   Mắt thương nhìn cuộc đời 
                                                  TS Nhất Hạnh


Ngước lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao


Từng ngày cuộc sống đi qua
Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

----------------------------------------------
Kỳ 50
RỤNG TÓC VÀ CHỐC ĐẦU?




Có một lúc tự nhiên đầu tôi rụng tóc nhiều và kèm theo ghẻ, nhọt trên da đầu. Tôi không hiểu tại sao vì chế độ ăn uống thì vẫn vậy, đầu luôn gội sạch bằng xà phòng, mỗi ngày vẫn xoa bóp da đầu và chải tóc bằng 10 đầu ngón tay. Tại sao? Trong chế độ ăn uống vẫn không uống trà cà phê bia rượu, thuốc lá, không ăn thức ăn ngọt béo nhiều và trước khi chải trên da đầu thì tay tôi đã được rửa sạch ? Cuối cùng tôi nghĩ chỉ còn có một nguyên nhân là sau khi gội đầu bằng xà phòng hay bằng shampoo tôi xả không sạch. Sau một tuần, xả nước thật sạch sau khi gội đầu bằng xà phòng hoặc shampoo thì tóc dần dần hết rụng và bệnh chốc đầu không còn nữa. Vì vậy khi các bạn tự nhiên rụng tóc hoặc bị chốc đầu thì trước khi đi khám bệnh trước tiên phải nhớ : Xả tóc thật sạch xà phòng, shampoo sau khi gội đầu bạn nhé !

 
VIÊM NƯỚU VÀ RĂNG LUNG LAY Ở NGƯỜI GIÀ




Nướu răng là một trong các thành phần để bảo vệ chân răng. Như các bạn đã biết nướu răng là những lớp mô liên kết và niêm mạc bao phủ xương hàm và bao chung quanh cổ răng. Khi chúng ta đánh răng không sạch, thức ăn thừa sẽ bám vào cổ răng tạo thành mảng bám. Mảng bám cùng với chất protein trong nước bọt thành cao răng. Rồi vi khuẩn  tác động vào và gây viêm nướu. Tình trạng viêm làm nướu sưng đỏ, đau và chức năng của nướu bám vào răng sẽ kém. Bấy giờ các bạn thấy răng mình bị lung lay

Như vậy để điều trị bệnh viêm nướu gồm những bước sau:
-         Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn
-         Cạo cao răng và lấy đi mảng bám răng
-         Sau khi tình trạng viêm ổn ( hết đau nhức, nướu không còn sưng đỏ ) và để răng không còn lung lay các bạn nên thường xuyên tự xoa bóp nướu răng ( sau khi ăn uống bất cứ thực phẩm gì, nên súc miệng, đánh răng và luôn tiện các bạn dùng 2 ngón tay cái và trỏ xoa bóp nướu răng hàm trên và dưới. Mục đích của việc xoa bóp nướu là nướu răng và các dây chằng tốt hơn và giữ răng chắc chắn hơn.Thời gian xoa bóp nướu chỉ 30 giây mỗi lần ).

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Ăn gừng buổi tối độc như Thạch Tín?
 
Vừa rồi có một số bạn hỏi tôi, có phải ăn gừng vào buổi tối độc như Thạch Tín không?. Tôi hơi ngạc nhiên và tìm bài báo gốc. Đây là bài báo đã đăng:
(VTC News) - Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng", nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo": "Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng".
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí.
Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Tâm Tâm

Lời bàn:
Tác giả viết bài báo này, tôi cho là thiếu hiểu biết về y dược . Hàng ngàn năm nay, dân ta vẫn ăn các thức ăn kèm gừng vào buổi tối đấy. Này nhé: ốc luộc chấm tương gừng, rau cải nấu có thêm gừng, bí đao nấu gừng...Rồi còn các vị thuốc như thuốc ho có gừng, trà gừng, thuốc cảm hàn phải cho một mẩu gừng tươi...Tất cả những thứ đó ăn , uống buổi tối có sao đâu, nếu độc như Thạch tín thì toi đời rồi. Nhiều ca cấp cứu ban đêm do tụt huyết áp đều phải cho uống trà gừng.
Phải phân biệt các trường hợp được dùng gừng khi nào và không nên khi nào. Ví dụ: cao huyết áp không nên dùng nhiều gừng, mồ hôi đang ra nhiều không nên dùng gừng tươi vì gừng tươi có tính phát hãn....
Ban đêm đi lạnh về bị đau bụng, miệng nôn, trôn tháo, đun nước có một mẩu gừng tươi thái lát với một nắm lá Ngải cứu, uống là đỡ luôn. Thế thì độc ở chỗ nào?.
Mùa thu dùng gừng vào buổi tối cũng không sao.
Sâm dùng không đúng cách cũng toi mạng.
Người Tỳ Vị hư hàn, buổi tối ăn Củ Cải có mà đi ỉa té re!!!. Củ Cải tính rất hàn.
Tác giả nêu ra một vài câu nói dân gian để biện minh, nhưng không căn cứ vào thực tiễn - một điều hết sức quan trọng. Ngay cả bài thuốc áp dụng ở Trung Quốc cũng không thể dập khuôn máy móc, bê nguyên xi vào xứ ta. Vấn đề này cụ Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã bàn nhiều.
Bài báo này đã gây ra hoang mang cho bao người !
 Vương văn Liêu

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Kỳ 49. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
Bs Huỳnh Hải
-------------------------------------------------


-------------------------------------------------
Kỳ 49
Bài tập chữa thoái hóa khớp ngón tay




Khớp ngón tay có 3 loại khớp: khớp xa, khớp giữa và khớp gần. Thông thường bệnh nhân lớn tuổi hay bị thoái hóa khớp giữa. Như các bạn biết thoái hóa khớp là bệnh tuổi già. Người bệnh đau và cứng các khớp, co duổi khó khăn. Các loại thuốc dù đông hay tây cũng chỉ làm giảm đau cấp thời, không thể uống kéo dài vì có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày và làm huyết áp cao càng cao hơn. Ba động tác sau đây: co và duổi tối đa các khớp gần,  khớp giữa, khớp xa sẽ làm giảm nhẹ đau do thoái hóa khớp mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể các bạn. Trong tư thế duổi, các bạn chú ý phải duỗi ngón tay hết mức và các đầu ngón tay cong tối đa lên trên. Mỗi ngày các bạn có thể tập 3 lần : sáng, trưa và chiều. Mỗi lần mỗi khớp co và duổi tối đa 10 động tác


CÁC MỤT NHỎ TRÊN MẶT CỦA NGƯỜI DA NHỜN

Có nhiều trường hợp da mặt sần sùi do chất nhờn tích tụ trong nang lông và không thoát ra ngoài mặt da được. Tình trạng này tạo thành những mụn nhỏ làm da mặt không mịn màng. Chuyện này các bạn có thể tự cải thiện làn da của mình được bằng các biện pháp đơn giản sau:
-         Uống mỗi ngày 2 lít nước
-         Hạn chế chất béo và ngọt ( sữa, yaua, phô mai, bánh ngọt…)
-         Thường xuyên rửa mặt bằng nước ấm
-         Mỗi ngày rửa mặt bằng sữa rửa mặt ( Nivea, X men…) một hoặc hai lần
-         Mỗi tuần xông hơi nước  hai lần 



Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Kỳ 48. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
   BS Huỳnh Hải
--------------------------------------------------



--------------------------------------------------

Kỳ 48

 ĐẤM THƯỢNG TRUNG HẠ

   Một bệnh nhân là võ sư đến khám bệnh viêm dạ dày. Ông  nói thấy bác sĩ ngồi khám bệnh chắc ít vận động lắm, có rảnh buổi sáng và tối tập đấm “ thượng, trung, hạ ” vài chục cái sẽ tăng thể lực và làm cho đôi tay khỏe, rắn chắc. Tôi xin chia xẻ với các bạn. Các bạn có thể ngồi hoặc đứng. Bàn tay nắm lại thành nắm đấm. Khi đấm không xoay cổ tay ( xin xem hình ). Đầu tiên đấm mạnh tay phải lên trên một góc 45 độ ( thượng ) sau đó đấm mạnh tay trái trên đường giữa ( trung ), rồi đến tay phải xuống dưới một góc 45 độ ( hạ )
Tiếp tục tay trái đấm như vậy ( hạ ). Rồi tay phải đấm ( trung ), sau đó tay trái đấm ( thượng )
Lập lại tay phải đấm ( thượng ), tay trái ( trung ), tay phải đấm ( hạ ) …


 BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN CHÂN:

Bệnh thoái hóa khớp ngón chân là loại thoái hóa khớp hay gặp. Bệnh nhân đau âm ỉ ở các khớp ngón chân, đồng thời kèm theo cứng các khớp, co duỗi khớp khó khăn. Cơn đau và cứng khớp tuy không dữ dội nhưng âm ỉ, kéo dài hạn chế vận động và có cảm giác gây khó chịu cho bệnh nhân. Nhất là thời thiết lạnh trong mùa đông, các triệu chứng cứng và đau các khớp còn tăng lên.  Tôi xin chia sẻ với các bạn một vài động tác tập. Sau một thời gian các triệu chứng đau và cứng khớp sẽ còn rất ít:

   
 Co duỗi ngón chân



     Xoay tròn mười ngón chân   


Bí quyết của động tác co duỗi các ngón chân là khi co các ngón chân lại thì vừa phải. Nhưng khi duỗi các ngón chân, các bạn cần co tối đa ( khi nhìn các bạn thấy 10 ngón chân như bị bẻ cong lên trên, và người tập phải chú ý đến cảm giác của các khớp của các ngón chân )



Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013



Đan Sâm- vị thuốc quí điều trị các bệnh về huyết

Đan sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm ( Salvia miltiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae). Cây mới được di thực vào nước ta trồng ở Tam đảo. Hiện ta còn dùng thuốc nhập của Trung quốc.
Tính vị, quy kinh
Vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh: Tâm, Tâm bào, Can.
Thành phần trong Đan sâm
Trong sách " Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam" của GS Đỗ tất Lợi, trong Đan sâm có chứa các chất xeton có tinh thể: Tansinon I, Tansinon II, Tansinon III và chất tinh thể màu vàng criptotansinon ( kryptotanshinon). Ngoài ra còn có acid lactic, phenol đan sâm, vitamin E.
Tác dụng:
1.Theo Y Học Cổ truyền
Đan sâm có tác dụng: hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
- Cụ Hải Thượng Lãn Ông viết: “ Một vị Đan Sâm có tác dụng như một bài Tứ Vật “. Bài Tứ Vật là bài bổ huyết trong Đông Y gồm: Xuyên Khung, Đương Quy, Thục Địa, Bạch Thược.
- Sách Phụ nhân minh lý luận viết: " Tứ Vật thang trị bệnh phụ nhân, bất kể trước hay sau sinh, kinh thủy nhiều hay ít, vị Đan sâm đều dùng được. Độc vị Đan sâm tán chủ trị như Tứ Vật thang. Đan sâm có tác dụng phá súc huyết, bổ tân huyết, an sinh thai, tống tử thai, chỉ băng trung đới hạ, điều kinh mạch, tác dụng như Đương qui, Địa hoàng, Khung, Thược".
2. Theo Y học Hiện Đại
a) Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc đều có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.
b) Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
c) Có tác dụng hạ huyết áp.
d) Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.
e) Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm.
Ứng dụng chữa bệnh
Đan sâm thường được ứng dụng chữa các bệnh sau:
1. Chữa đau tức ngực, đau nhói vùng tim.
2. Chữa suy tim.
3. Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai.
4. Chữa viêm tắc động mạch chi.
5. Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ.
6. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim.
7. Chữa bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt.
8. Chữa viêm gan cấp.
9. Chữa viêm gan mạn hoạt động.
9. Chữa suy thận mạn.
10. Trị xơ cứng bì.
11. Trị huyết khối ở não, nhũn não.

Vương Văn Liêu

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Kỳ 47.  Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
                BS  Huỳnh  Hải

 =================================

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương đê lại đời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương,
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.
 Tôn Nữ Hỷ Khương

=================================



Kỳ 47
VỌP BẺ BẮP CHUỐI ( cơ sau cẳng chân )



Vọp bẻ là sự co cơ bắp đột ngột. Cơ co cứng trong thời gian ngắn từ vài giây hoặc kéo dài hơn  gây ra cảm giác rất đau và cơ bị vọp bẻ bị siết thật chặc lại. Vọp bẻ hay xảy ra sau khi vận động nặng, kéo dài như trong khi đá banh, bơi lội, làm việc nặng…hoặc lúc ban đêm, thời tiết lạnh, hoặc ở người bị suy van tĩnh mạch  chân ( tĩnh mạch trướng = giãn tĩnh mạch ). Vọp bẻ xảy ra nhiều hơn ở những người thiếu hụt các vitamin B1, B5, B6 và các khoáng chất như Calci, Magne, Kali. Tùy theo trường hợp bác sĩ sẽ ghi đơn cho các bạn gồm những loại thuốc khác nhau.
Ở đây xin hướng dẩn các bạn cách làm ngừng cơn vọp bẻ lúc nửa đêm.
Cơn vọp bẻ sẽ làm các bạn thức giấc dù là đang ngũ ngon. Thường các bạn sẽ cảm giác được cơ mặt sau cẳng chân bị siết chặc lại và kèm với sự đau đớn không thể tả. Dù biết rằng khi bị vọp bẻ, duổi chân ra hết mức có thể làm vọp bẻ giảm đi . Nhưng thực tế, không thể duổi chân đang bị vọp bẻ ra được. Vì càng cố gắng duổi chân ra thì cơ bắp chân càng bị co lại và gây đau nhiều hơn. Vậy phải làm sao đây?
Lúc đó đang nằm ngữa, các bạn chỉ cần nhấc đầu lên và vói người, dùng bàn tay bóp mạnh vào cơ bắp chân ( cơ đang bị vọp bẻ ) nhiều lần. Cơn vọp bẻ sẽ ngừng ngay, tình trạng co rút cơ và cơn đau sẽ chấm dứt tức thì


ĐỀ PHÒNG VỌP BẺ
 Các bạn có thể bổ sung các khoáng chất như Calci, Magne, Kali bằng thức ăn hoặc thuốc tân dược ( Calcim D, Centrum…) . Đồng thời, trước khi ngũ có thể thực hiện động tác dãn cơ sau cẳng chân ( ở tư thế nằm ) như hình minh họa trước khi ngũ, mỗi chân 10 lần. Sau đó xoa bóp cơ sau cẳng chân 2 phút



Tổng số lượt xem trang