Ngày xưa Hoàng Thị- Bài thơ tuyệt hay
---------------------------------------------------------------
Phạm Thiên Thư và "Ngày xưa Hoàng thị"
|
|||
Với nhiều người thì "Ngày xưa Hoàng thị" (kể cả thơ lẫn
nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên
Thư thì “đó chỉ là những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ
của thời trai trẻ”
Nhà thơ Phạm Thiên Thư
Quê ông ở Kiến Xương-
Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi,
ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân
Định- Sài Gòn.
“Tôi vẫn nhớ tới căn
nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi
xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số.
Tôi đã học hết tú tài ở đó”.
Ông nhớ lại: Cũng
trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là
Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý
thôi chứ không dám ngỏ lời.
Hàng ngày, khi xếp
hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ
vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô gái một
mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau.
"Cô ấy ôm cặp đi
trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng
hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng
khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín
những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.
Sau khi học xong tú
tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân.
Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ.
Thế nhưng mỗi khi đi
ngang con đường một thủa, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện
về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết
lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội
hoa vàng…”.
Ông tâm sự: “Đây
không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông
có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà
Nội trao tặng.
Khi còn nhỏ tuổi tôi
cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để
trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp.
Vì vậy mãi đến năm
1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc
và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”.
“Thế khi nào mọi
người mới biết tới những bài thơ của bác?”- Tôi hỏi.
Phạm Thiên Thư trả
lời: “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi
viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi.
Tôi cũng không nghĩ
nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị
phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý
đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng.
Và tôi cũng bất ngờ
nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất
nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.
Vào những năm 70, bài
Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam
Việt Nam.
Ca sỹ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sỹ
khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành
trào lưu.
Thậm chí báo chí Sài
Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân
vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật
chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...
“Ngày đó báo chí cũng
gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại
sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo.
Nhạc sỹ Phạm Duy còn
phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này…
Căn nhà của ông giờ
là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm
động hoa vàng” để đặt tên.
Quán nhỏ nhưng bài
trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già
có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ
Phạm Thiên Thư.
Ông cười: “Thì tôi
đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc.
Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về-
Đường mưa nho nhỏ…”
Ông buông bút, nhắm
mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường
trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân cô gái tên Ngọ có mái
tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến
thế.
o
Trọng Thịnh (Theo Tiền Phong)
|
ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE
PHONG BENH HON CHUA BENH
TRI THUC LA SUC MANH
TRI THUC LA SUC MANH
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét