ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012


Ăn Gạo Lức Muối Mè tốt hay xấu cho sức khỏe ?
       Nếu đúng trên quan điểm chữa bệnh, thì thức ăn uống hay thuốc men đều có tính chữa bệnh, nó tương đương với vị thuốc chữa bệnh, chúng ta có thể kiểm chứng được bằng những kết qủa xét nghiệm y khoa, có cân đong đo đếm cho ra con số cụ thể bằng cách đo áp huyết, thử đường, cholesterol, men gan, hồng cầu, bạch cầu, thể trọng...trước và sau mỗi bữa ăn hay xét nghiệm máu sau 1-3 tháng…
A-Công dụng chữa bệnh của Gạo Lức Muối Mè về mặt tốt
      Ăn gạo lức muối mè thay cho những bữa cơm chính, không ăn đụng, ăn tạp, nó có công dụng giảm mập, làm ốm gầy, hạ áp huyết, hạ cholesterol, hạ đường, giảm men gan…
      Cho nên trước khi ăn, chúng ta cần đi thử máu, đo áp huyết, cân thể trọng. Sau khi ăn được 1 tháng, nên kiểm tra lại xem những tiêu chuẩn thử nghiệm đã lọt vào tiêu chuẩn chưa, nếu chưa lọt vào tiêu chuẩn thì tiếp tục áp dụng, nếu đã lọt vào tiêu chuẩn của xét nghiệm thì ngưng.
      Đối với những người có bệnh cao áp huyết, sẵn có máy đo áp huyết, đo đường ở nhà thì muốn biết ăn Gạo Lức Muối Mè có kết qủa chữa bệnh hay không,  ta nên đo áp huyết theo dõi mỗi ngày và so sánh với tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi dưới đây :
       Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo(KCYĐ):
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
      Tiêu chuẩn đường trong máu khi bụng đói chưa ăn từ 6.0-8.0mmol/l, sau khi ăn từ 8.0mmol/l-12.0mmol/l.
B-Công dụng chữa bệnh của Gạo Lức Muối Mè về mặt Xấu
       Bản thân của Gạo Lức Muối Mè là một vị thuốc chữa bệnh, thật ra nó không có xấu, tốt, nhưng bệnh của mình không cần phải dùng đến nó, nhưng nghe nhiều người đã chữa khỏi bệnh bằng gạo lức muối mè, nên bắt chước ăn theo, mà không theo dõi áp huyết, đường…nên càng ăn bệnh càng nặng hơn mà không biết tại sao. Theo giáo lý đạo Phật, đó là mê chướng.
      Theo tiêu chuẩn của KCYĐ áp huyết phải tương xứng với từng loại tuổi khác nhau, nhờ đó mà KCYĐ biết và chữa được rất nhiều loại bệnh có liên quan đến áp huyết.
       Còn các bác sĩ Tây y cho rằng người nào có áp huyết từ 100 đến dưới 140 đều tốt, không lo bị bệnh cao áp huyết.
       Vì không phân theo loại tuổi, cho nên có ba loại bệnh về áp huyết mà Tây y không chữa đúng nguyên nhân, bệnh thứ nhất là chảy máu cam ở trẻ em do áp huyết cao, thay vì áp huyết trẻ em từ 95 đến 100, nhưng khi chảy máu cam là áp huyết đã tăng lên 120 như người lớn, do ăn no làm tăng áp huyết, do chạy nhảy nô đùa hay do nóng nắng làm tăng nhịp mạch, vỡ mạch máu mũi.
        Bệnh thứ hai là bệnh động kinh co giật ở trẻ em, cũng do áp huyết cao, khi chúng có dấu hiệu nóng đầu là áp huyết tăng thì sắp sửa bị cơn co giật té ngã.
Nhưng nguy hiểm hơn hết là loại bệnh thứ ba mọi người đều không biết nguyên nhân vì sao, đó là bệnh ung thư, theo KCYĐ khi người lớn có áp huyết từ nhỏ đến lớn lúc nào cũng như áp huyết trẻ em, không khác nào giống như một cây đang phát triển mà từ lúc cây còn bé chỉ tưới 1-2 ly nước là đủ, nhưng đến lớn cũng tưới 1-2 ly nước, nên khi cây phát triển thiếu nước, các tế bào cây chết dần thành nhiều bướu cây. Con người cũng vậy, áp huyết chính là khí huyết trong con người phải tăng lên theo tuổi, khi còn bé cơ thể có 1 lít máu, khi lớn cơ thể tăng 2 lít máu, lớn nữa cơ thể do ăn nhiều hấp thụ chất bổ tạo thành máu tăng lên, do đó mà áp huyết phải tăng theo tuổi. Cho nên những người tuổi trung niên phải có áp huyết nằm trong tiêu chuẩn KCYĐ là :
       120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
      Nếu khi đo áp huyết chỉ bằng trè em thì cơ thể đã thiếu máu nuôi các tế bào, sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư do tế bào bị hủy hoại dần. Đó là lý do tại sao ung thư khó chữa.
       Kinh nghiệm của KCYĐ đã phát hiện ra khi đo áp huyết ở những bệnh nhân ở tuổi trung niên đến lão niên, có áp huyết dưới 90mmHg là có nguy cơ ung thư. Khi áp huyết xuống 80 là đang bị ung thư và đang chữa trị theo tây y, phương pháp vừa tiêu diệt tế bào ung thư vừa làm tổn hại tế bào lành, khiến bệnh nhân mất sức, bị đau đớn, kém ăn, suy nhược, khí huyết mất dần làm áp huyết tụt xuống 70mmHg thì máu trong cơ thể không còn đủ để tuần hoàn, cơ thể lạnh, đau đớn, khó thở, lịm dần cho đến khi chết.
       KCYĐ hướng dẫn những bệnh nhân ung thư cần ăn và uống những thuốc bổ thêm máu để nuôi dưỡng tế bào, khi đang điều trị, mỗi ngày cần phải kiểm tra áp huyết, nếu thấy thấp phải báo cho bác sĩ kịp thời điều chỉnh liều thuốc hay chỉnh lại thời gian trị liệu để cơ thể có đủ thời gian phục hồi lại sức khỏe.
         Nói về áp huyết, tôi có một người bạn già, trong gia đình và các bạn của ông đều là bác sĩ, theo dõi áp huyết của ông rất kỹ, ông vẫn uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết, và áp dụng ăn gạo lức muốI mè, gần như là ăn chay, mà thực ra áp huyết của ông đã xuống còn 100, nhưng đối với tây y vẫn phải uống thuốc áp huyết suốt đời, do đó cơ thể ông bị mệt, người bần thần mệt mỏi, bải hoải, không có sức.
         Ông đến tôi để khám bệnh, tôi cho ông biết, sức khỏe ông nguy rồi, ông bị bệnh áp huyết thấp chứ không còn cao nữa, nên các tế bào mất máu nuôi dưỡng sẽ chết dần, làm mọi chức năng tạng phủ suy yếu, mất tính hấp thụ và chuyển hóa, sẽ mất ăn mất ngủ, đau nhức do thiếu máu tuần hoàn. Ông cho biết : Hôm qua người bạn bác sĩ rất thân, gọi nhau bằng mày-tao, nó khen áp huyết của tôi tốt lắm mà.
         Khi ông về, người ông suy nhược trầm trọng, phải vào bệnh viện cấp cứu, tây y không tìm ra bệnh, ông ngủ lịm dần và đã chết trong bệnh viện một tuần lễ sau.
        Tôi muốn nói đến áp huyết rất quan trọng để biết tình trạng khí huyết trong con người còn đủ hay thiếu khi hấp thụ thức ăn đúng hay sai. Như vậy đồi với người cao áp huyết thì thức ăn gạo lức muối mè đã hấp thụ chuyển hóa thành thuốc chữa bệnh đúng. Còn người áp huyết thấp dùng gạo lức muối mè là sai.
Sau khi có phong trào ăn gạo lức muối mè chữa bệnh, mọi người đua nhau ăn, tất cả đều giảm cân, áp huyết xuống thấp, hết cholesterol…rõ ràng có kết qủa. Nhưng không ai thống kê theo dõi áp huyết.
        Nếu chúng ta biết theo dõi áp huyết, đường, mỡ trong máu, men gan, bằng những xét nghiệm định kỳ và đo áp huyết, đo đường mỗi ngày, khi chúng từ cao xuống thấp lọt vào tiêu chuẩn thì ngưng, không cần thiết ăn gạo lức để chữa bệnh nữa.
         Vì không biết điều này, cứ tiếp tục ăn cho đến khi người gầy ốm, mất sức, áp huyết thấp, cơ thể suy nhược, tây y phát hiện ra ung thư mà không tìm ra nguyên nhân, thì đã qúa muộn, không cứu kịp, nên nhiều người đã bỏ mạng sau một đêm ngủ sáng không còn dậy nổi nữa.
         Trong các chùa phật tử rủ nhau ăn gạo lức muối mè, nên nhiều người đã trở nên gầy ốm suy nhược, áp huyết thấp, âm thầm ra đi, điều này ít ai biết.
Tránh tình trạng lạm dụng cách ăn gạo lức muối mè để chữa bệnh một cách không cần thiết cho cơ thể, chúng ta nên đo áp huyết theo dõi mỗi ngày, khi thấy áp huyết lọt vào tiêu chuẩn thì ngưng, đừng để áp huyết thấp dưới tiêu chuẩn sẽ khó chữa cho áp huyết tăng được nếu không ăn uống những chất tăng máu, hay uống thuốc bổ máu.
           Đã có nhiều người mời tôi vào bệnh viện chữa cho thân nhân đang cấp cứu trong bệnh viện, nhưng tôi cũng đành bó tay, đều không chữa được, lý do áp huyết đã xuống 80-90, hỏi nguyên nhân tại sao phải vào bệnh viện, thân nhân đều trả lời do suy nhược, mất sức, chóng mặt, ở nhà đi thường hay té ngã, vẫn đang uống thuốc chữa cao áp huyết, chỉ tưởng té ngã hôn mê do tai biến mạch máu não. Tôi hỏi thường ăn uống những thức ăn gì, họ đều cho biết đang theo phương pháp Gạo Lức Muối Mè được 5 năm. Chính bệnh nhân đã phạm sai lầm, vừa làm hạ áp huyết bằng thuốc, vừa làm hạ áp huyết bằng gạo lức muối mè khiến áp huyết xuống nhanh thê thảm.
           Từ trước đến nay chưa ai tiết lộ điều này, vì theo tây y hạ áp huyết xuống đến 100 lại cho là rất tốt, nên ngay cả bác sĩ khi bị bệnh cao áp huyết, do uống thuốc áp huyết xuống thấp dưới 100, chân yếu hay té ngã, mệt, khó thở, mà vẫn phải uống thuốc hạ áp huyết.
C-Phương Pháp ăn gạo lức muối mè tốt không làm áp huyết thay đổi
        Phương pháp Oshawa đã được áp dụng từ lâu, rộ lên một thời rồi chìm, hai ba lần, nay lại rộ lên phong trào rồi cũng sẽ lại chìm vì nhiều người từ bệnh thành khỏe rồi suy nhược thiếu dinh dưỡng, âm thầm ra đi lìa bỏ thế gian.
Tôi được người bạn giới thiệu ăn gạo lức muối mè từ năm 1968, chỉ gạo lức muối mè, không uống nước, giống như ăn chay, không ăn đụng thức ăn mặn, có thể ăn thêm rau.
       Mỗi miếng cơm nhai 50 lần, ăn xong 1 chén cơm mất 1 giờ. Tối đa chỉ ăn được 2 chén cơm, vừa mất thời giờ, vừa nhai mỏi miệng, tính liều lượng chất bổ của 2 chén cơm thì không được bao nhiêu để nuôi tế bào đối với người gầy ốm. Bạn tôi cũng đã chết, vì người ốm xơ xác chứ không mập mạp.
        Tôi nghĩ muốn tiếp tục ăn gạo lức muối mè thì ít nhất cũng phải ăn được 5-7 chén cơm mỗi ngày bù lại so với người có ăn thêm chất đạm, nhưng thời gian ăn nhai không cho phép. Tôi đã chế biến cách nấu riêng cho tôi như sau :
Lấy 2 chén gạo lức vàng vo như vo gạo trắng, nhưng khi nấu, tôi đổ 8 chén nước, định nấu cháo, nên nấu lâu, nhỏ lửa cho gạo nhừ, ai dè gạo lức nở rất to và cạn thành cơm.
         Ăn với muối mè thêm đậu phộng rang, ít đường, giã trộn đều cho có thêm chất đạm.
         Khi bỏ miếng cơm vào miệng nhai, gạo không nát mà mềm, vỏ gạo không cứng, vừa nhai, vỏ gạo vỡ ra chảy ra một loại nước như sữa tan trong miệng, không phải nhai lâu mỏi răng, trong 30 phút ăn hết nồi cơm, lại dễ ăn có mùi vị ngon, ăn xong chiều bụng lại đói, nên những lần nấu cơm sau, tôi nấu 3 chén gạo lức với 12 chén nước. Tính trung bình mỗi bữa cơm tôi ăn 7-8 chén cơm mới no, cơ thể có nhiều nước từ gạo, nên cơ thể đủ nước, một năm tôi lên cân được 10 kgs, da thịt chắc, trẻ lại. Tôi cũng phải ngừng, tiếp tục ăn nữa thành người mập phì.
         Đó là kinh nghiệm của tôi, tùy mọi người áp dụng muốn tăng cân hay giảm cân, đều phải theo dõi áp huyết, thể trọng, khi sử dụng cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
         Muốn tăng huyết, có thể uống thêm B12, ăn thêm Củ Dền Đỏ, Rau Dền, tất cả những thức ăn uống thuốc men là bổ Tinh, muốn giữ tinh huyết cần phải tập luyện thêm khí để bảo quản máu tuần hoàn tốt bằng cách tập toàn bài thể dục khí công, và tập thở thiền để dưỡng Thần, mới gọi là Tinh-Khí-Thần hòa hợp, cơ thể mới khỏe mạnh, không bệnh tật.

   Thầy Đỗ Đức Ngọc
Nguồn: khicongydaododucngoc.blogspot.com



Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012


  
Mẹo vặt chữa bệnh
1.Chữa nghiến răng bằng tinh hoàn heo
       Tôi có người em trai, hồi nhỏ ngủ vẫn thường nghiến răng ken két, mẹ tôi đã hỏi được một mẹo và đã làm cho em tôi ăn, kết quả là sau một thời gian thì khỏi. Bạn áp dụng thử xem. Bạn mua tinh hoàn của con heo, rồi nấu ăn lên bình thường.
 Mai Thị Khanh
 

2.Chữa mắt cá chân bằng ngải cứu
         Đã có lần tôi bị mắt cá chân, lúc đầu chỉ là vài nốt mọc dưới gan bàn chân, sau lan ra cả bàn chân khiến tôi rất nhói đau. Sau đọc ở mẹo vặt, thấy có cách này, tôi đã làm và rất thành công.
- Lấy lá ngải giã nát, bôi vào cái mụn cái (là cái mọc đầu tiên). Sau một thời gian nó tự tiêu đi mất và những cái mụn con cũng mất luôn. Bạn nào bị như vậy thì thử xem nhé!

Hạnh

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012


Thói quen ăn nhạt, ăn mặn,
uống nước nhiều mất muối
làm thay đổi Natri-huyết sẽ bị bệnh gì ?
Khi thử máu để tìm bệnh, không bị thiếu máu, áp huyết đúng tiêu chuẩn, mà cơ thể vẫn bị mệt mỏi, co cơ, buồn ngủ đờ đẫn như hôn mê, phải nghĩ ngay đến dấu hiệu bệnh do Natri-huyết thay đổi bất bình thường.
A- Hậu qủa khi ăn nhạt lâu ngày :
Cơ thể thiếu muối, nếu thử máu có lượng Natri-huyết giảm dưới tiêu chuẩn 135mEq/lít hay 135mmol/l sẽ bị bệnh như :
Không đói, chán thức ăn, ói mửa, kiệt sức, lẫn tâm thần, thiếu muối nặng sẽ bị co giựt cơ và hôn mê
Giảm thẩm thấu huyết tương, tăng ngấm nước tế bào rối loạn ở não và ở thận.
B-Hậu qủa khi ăn quá mặn do thói quen :
Khi thử máu có lượng Natri-huyết cao hơn 145mEq/lít sẽ bị bệnh như :
Ý thức u ám, lẫn tâm thần, hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu ở người có bệnh tiểu đường, người già, những người điều trị bằng corticoid, tạo ra phàn ứng người cứng ngắt và sốt.
Tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, mất nước tế bào gây rối loạn não, giảm niệu và tăng ure-huyết, có khả năng bọc máu dưới màng cứng.
C-Nguyên nhân làm Natri-Huyết giảm :
Làm cơ thể thiếu Natri do chế độ ăn nhạt khắt khe hoặc do chữa trị bệnh thận sai làm thoát natri trong bệnh viêm thận, bể thận, thận đa u nang.
Khi mất qúa nhiều muối làm cơ thể vã mồ hôi, ra đàm nhớt trong ói mửa do hút bao tử và ruột, do lỗ dò tiêu hóa, do tiêu chảy nhiều, hoặc do tình trạng tắc ruột, hay phỏng nặng.
Những người lạm dụng thuốc lợi tiểu, đa số những người dùng thuốc lợi tiểu trong chữa bệnh cao áp huyết, chữa bệnh bí tiểu
Những người bị bệnh thận như suy thượng thận thì natri-huyết giảm, kali-huyết tăng.
Bệnh thận với thoát mất muối trong bệnh viêm bể thận mạn.
Trong những bệnh ung thư phế quản với tế bào nhỏ, ung thư tụy, u tuyến ức, sacrom-lưới, bệnh phổi cấp. lao phổi.
D-Nguyên nhân làm Natri-Huyết tăng :
Cơ thể dư thừa muối do chế độ ăn uống sai hoặc do trong điều trị sai :
Thừa muối hoặc thừa natri-hydrocarbonate
Do bệnh tiêu chảy, ói mửa, hút bao tử, giãn bao tử, tắc ruột, vã mồ hôi, thở nhanh.
Do mất nước ngoài thận trong bệnh tiểu nhiều gọi là đa niệu thẩm thấu, bệnh tiểu đường, và do dùng thuốc lợi tiểu.
Do truyền dung dịch ưu trương, truyền ure, nước tiểu trắng nhạt do thận hư.
E-Nguyên nhân uống nước nhiều hay ít :
Nước uống vừa đủ không nên uống nhiều hoặc uống ít cũng đều gây ra bệnh làm Tăng hay Giảm Natri-Huyết:
1-Làm giảm natri-huyết do thừa nước :
Bởi uống nhiều nước, hoặc thừa dung dịch Glucoza trong lúc ăn nhạt không có muối, nhất là sau khi phẫu thuật lại cho uống nước trong khi có suy thận, tiểu ít hoặc bí tiểu, càng làm cho cơ thể dư nước khiến Natri giảm thấp gây co giựt hôn mê, ngoài những dấu hiệu sưng phù chân, giảm trí nhớ, hay quên. Trong bệnh xơ gan mà dùng thuốc lợi tiểu, trong hội chứng hư thận, suy tuyến giáp.
Đa số những người Tây phương và những người Việt Nam bắt chước theo Tây y có thói quen uống nước nhiều mục đích tưởng là để lọc thận, nhưng thực tế qua thống kê xét nghiệm y khoa lâm sàng thì trái lại nó làm cho chức năng thận hư phải bị lọc thận, làm liệt cơ ruột mất chức năng co bóp làm ung thư ruột, sưng tuyến tiền liệt, giảm trí nhớ, lú lẫn lớn tuổi bị bệnh mất trí nhớ
2-Làm tăng Natri-Huyết do thiếu nước :
Những người già, trẻ còn bú, người bệnh liệt giường, người khó nuốt,.. thường không theo dõi kỹ để họ bị thiếu nước làm tăng Natri-huyết sinh ra bệnh co cứng gân cơ, cắn chặt hàm hay không mở miệng lớn được.
Lưu ý những thầy chữa bệnh theo phương pháp Khí Công Y Đạo lúc nào cũng khám định bệnh bằng máy đo áp huyết, máy đo đường, và súng nhiệt kế laser Thermo-Flash đo trên huyệt, đo lưỡi, theo dõi khí huyết, âm-dương, hàn-nhiệt để tìm ra bệnh thuộc khí hay huyết.
Cơ thể thiếu khí oxy, hay thiếu khí chuyển hóa huyết thì có thể tập khí công để chuyển hóa huyết dễ dàng làm cho các xét nghiệm máu lọt vào tiêu chuẩn được.
Nhưng bệnh thuộc huyết như thiếu máu, thiếu nước hay dư làm ra bệnh thì phải biết để hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh lại cách ăn uống thuộc Tinh, như thìếu máu phải ăn uống những chất bổ máu, thiếu muối, calci, đường cần phải ăn cho đủ, nếu dư thừa cần ăn bớt lại.
Vì đa số những trường hợp tự nhiên bệnh nhân có cơn co giựt nhẹ, lú lẫn tâm thần, chuột rút do thiếu calci, thiếu đường, dư nước…, ít có ai để ý đến nguyên nhân này, vì bệnh nhân không thử máu hoặc các bác sĩ không định bệnh đúng, nếu những bệnh chữa lâu không khỏi vì không đúng nguyên nhân gốc đều được chuyển qua cho các bác sĩ chuyên môn dẫn đến điều trị sai lầm không cần thiết, vì những bệnh này rất thông thường mà chúng ta hay gặp.
Theo Thầy Đỗ Đức Ngọc ( Khí Công Y Đạo Việt Nam)

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Chữa đái dầm
-Con nhện ấp trứng 2 con
- Mo nang tre 1 cái
Bắt 2 con nhện ấp trứng, bứt bỏ chân, đem nướng chín. Mo nang tre đốt cháy nghiền nhỏ hòa với nước sôi cho trẻ uống cùng lúc ăn 2 con nhện.
Theo LY Tứ Hải
Thị xã Thanh Hóa

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh

Stress có thể ví như một dây xích gồm một chuỗi những ý niệm tiêu cực, như những móc xích đan xen nhau, liên tục vây kín, phong toả lấy tâm thức con người.
  Chỉ cần chặt đứt một mắt xích là có thể vô hiệu hoá được cả dây xích để giải phóng cơ thể khỏi sự ràng buộc của những tâm lý tiêu cực.
Từ đầu thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu về bản chất của khí và khí hoá mà y học phương Đông đã từng đề cập.  Hiểu rõ được bản chất và đặc điểm của khí có thể giúp chúng ta điều chỉnh hành vi và sinh hoạt để giữ gìn sức khoẻ và gia tăng chất lượng cuộc sống.
Khí là gì?
Những nhà khí công cổ đại quan niệm rằng trong không gian bao la của vũ trụ luôn tồn tại một dạng năng lượng vi tế, là nguồn gốc của sự sống.  Tuỳ theo mỗi nền văn hoá mà loại năng lượng này được gọi những tên gọi khác nhau như khí, thiên khí hoặc địa khí (Trung Hoa), Prana (Ấn độ) hoặc Ki hay Hado (Nhật).  Những nghiên cứu của khoa học phương Tây cũng cho thấy thế giới chất rắn cụ thể mà chúng ta nhìn thấy được bao quanh và thấm đẫm bởi một loại năng lượng tựa như chất lỏng luôn bức xạ và chuyển động không ngừng.  Hai tiến sĩ John White và Stanley Kripper mô tả trường năng lượng này thấm nhuần và liên kết mọi vật lại với nhau, chúng chuyển động tựa như một chất lỏng chảy từ vật nọ sang vật kia.  Loại năng lượng này chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự đồng nhất của mọi sự vật, thường được gọi là Thiên nhân hợp nhất hay Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.  Khí công hay các công phu dưỡng sinh có thể xem như là những phương pháp tập luyện nhằm giúp con người vận dụng và phát huy tính hợp nhất này vào mục đích trị bệnh hoặc tăng cường sức khoẻ.  Trong cơ thể con người, phần khí thường được gọi là chân khí hoặc nội khí.  Nội khí là một dạng vật chất tinh vi lưu hành khắp phủ tạng, kinh lạc, để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người.  Nội khí được tạo thành bởi ba thành phần cơ bản.  Khí tiên thiên được hấp thu từ tinh huyết của cha mẹ từ lúc sinh ra.  Khí hậu thiên do Tỳ Vị chuyển hoá từ thức ăn thức uống hàng ngày.  Thành phần còn lại là thiên khí hoặc địa khí do cơ thể hấp thu từ vũ trụ bên ngoài.  Như vậy, trong khi chúng ta không thể thay đổi được khí tiên thiên thì ngược lại có thể cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn uống để bồi dưỡng khí hậu thiên, và thông qua tập luyện dưỡng sinh để tăng cường hấp thu thiên, địa khí cho yêu cầu dưỡng sinh ích thọ.
Tương quan giữa khí hoá và vật chất
Khí hoá là một hiện tượng xuyên suốt trong mọi hoạt động sống của con người.  Giống như nước có thể đông lại thành đá, cũng có thể bay lên thành hơi nước, y học phương Đông quan niệm năng lượng và vật chất, phần khí và phần hình vốn dĩ chỉ là hai dạng khác nhau của cùng một thể.  Tụ lại thành hình, tán ra hoá khí.  Những nghiên cứu vật lý cũng cho thấy vật chất tồn tại có hai hình thức.  Một loại là thực thể do những hạt cơ bản cấu tạo nên.  Loại kia ở trạng thái trường mà cơ quan cảm giác của con người thường không thể nhận biết được.  Hình và trường không tách rời nhau và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau.  Trong cơ thể con người, do sự chuyển hoá giữa hai yếu tố nên những uất khí ngưng kết lâu ngày có thể tạo thành ung nhọt.  Ngược lại, tác động khí hoá của khí công hoặc ý niệm có thể làm tan chỗ kết tụ, tán sỏi hoặc tiêu u xơ.  Đối với cơ chế sinh bệnh, những rối loạn về cảm xúc hoặc những khắc nghiệt của môi trường có thể tác động đến phần khí làm rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan.  Qua thời gian, nếu sức đề kháng kém hoặc điều kiện sinh hoạt không được cải thiện thì rối loạn khí hoá ban đầu sẽ dẫn đến những tổn thương thực thể và gây ra những bệnh tật nghiêm trọng hơn.  Ngược lại, ở một người có sức khoẻ tốt, có khả năng điều hoà cảm xúc hoặc thường luyện tập dưỡng sinh để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì người này sẽ dễ dàng hoá giải những bất lợi của môi trường để giữ gìn sức khoẻ.
Sự tương tác giữa những trường năng lượng con người
Từ thế kỷ XII, hai nhà thông thái Boirac và Liebeault đã cho rằng trong cơ thể con người tiềm tàng một loại năng lượng có thể gây tương tác từ xa.  Có người chỉ cần sự có mặt của họ cũng có thể gây ảnh hưởng khoẻ mạnh hoặc không đối với người khác.  Đến đầu thế kỷ XIX, Von Reichenbach đã trải qua gần 30 năm để nghiên cứu về loại năng lượng liên quan đến con người.  Các thí nghiệm của ông cho thấy năng lượng con người vừa có tính hạt giống như chất lỏng, vừa có tính sóng giống như ánh sáng.  Nó có tần số ở khoảng giữa vùng màu đỏ và máu tím xanh của dãy quang phổ.  Ông cũng mô tả được tính phân cực của loại năng lượng trong cơ thể người giống như nguyên lý âm dương được đề cập trong y học phương Đông.  Năm 1911, tiến sĩ William Kilner đã mô tả kỹ hơn về diện mạo của loại trường khí xuyên suốt và bao quanh cơ thể con người.  Đó là một màng sương mờ gồm ba lớp.  Lớp trong cùng màu sẩm hơn hai lớp kia, ở sát mặt da, dày khoảng ¼ inch.  Lớp giữa giống như khí hơi nước, dầy khoảng 1 inch.  Lớp ngoài cùng có màu sáng  nhạt hơn, có đường bao quanh không rõ rệt, vượt ra khỏi lớp trong khoảng 6 inch.  Tiến sĩ Victor Inyushin thuộc trường Đại học Kazakh ở Nga đã tiến hành nghiên cứu về trường năng lượng này từ những năm 1950.  Ông cho biết trường này gồm những ion, proton và các electron tự do.  Một phần của đám mây năng lượng này bức xạ ra bên ngoài, chuyển dịch trong không khí và có thể ảnh hưởng đến các sinh thể chung quanh.  Trên thực tế, nền văn hoá cổ phương Đông đã nói đến những vòng hào quang bao quanh cơ thể con người từ hàng ngàn năm về trước.  Ngành khí công cũng đã có truyền thống chữa bệnh không tiếp xúc thông qua tương tác khí hoá từ xa.  Một trong những nguyên tắc chữa bệnh bằng khí công là sự hoà hợp giữa người chữa và người bệnh.  Người chữa sẽ dùng năng lực của tư tưởng để tạo nên sự hợp nhất giữa trường khí năng lượng của mình và trường khí của người bệnh.  Trong quá trình này, trường khí cân bằng và ổn định của người chữa sẽ tác động điều chỉnh trường khí rối loạn và mất cân bằng của người bệnh.  Hiệu quả chữa bệnh và liệu trình dài hay ngắn sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và năng lực khí công của người thầy.  Những thầy thuốc Đông y thực hành châm cứu, bấm huyệt cũng hiểu rằng chân khí sung mãn của thầy thuốc sẽ tác động rất hửu ích cho công tác điều trị bệnh nhân.  Ngược lại, người thầy cũng dễ bị trược khí, tức khí bệnh từ người bệnh truyền sang.  Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ê ẩm hoặc thậm chí đau tức ở đâu đó trong cơ thể sau khi đi viếng đám tang hoặc tiếp xúc lâu với một người, nhất là những người bệnh nặng.  Điều này có thể là do tương tác sinh học giữa các trường khí gây ra.  Đối với người có sức đề kháng tốt, sự khó chịu sẽ tự biến mất sau vài khắc hoặc vài giờ rời khỏi hiện trường.  Một vài trường hợp nặng hơn, dân gian có cách hoá giải bằng  cách “xông hơi giải cảm” để đuổi trược khí ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi.  Quy luật về tương tác sinh học cũng thể hiện trong nhiều mặt khác nhau của cuộc sống.  Một người, nhất là những người có ý chí mạnh, có thể tạo ra những ảnh hưởng tâm lý trên những người chung quanh.  Sự buồn bả, ủ rủ có thể kéo theo sự bi lụy của những người bên cạnh.   Sự tức giận có thể kích động người khác tức giận theo.  Hiệu ứng đám đông không chỉ là hiệu ứng tâm lý mà còn là do tính tương tác và sự cộng hưởng của những trường khí sinh học.  Điều này có thể giải thích tại sao trường khí hiền hoà của một thiền sư có thể nhiếp phục một con hổ dữ hoặc tại sao một số người cảm thấy an tịnh hoặc ngồi thiền, vận khí dễ dàng khi ở bên cạnh người thầy hoặc khi cùng tập với một tập thể.
Tương tác giữa ý niệm, cảm xúc và hoạt động khí hoá
Từ trên 4000 năm trước, y học phương Đông đã biết được những tác động xấu của những cảm xúc thái quá đối với sức khoẻ con người.  Nội kinh ghi “trăm bệnh đều do nơi khí sinh ra”.  Chẳng hạn, giận quá có thể làm khí thăng lên, buồn quá có thể làm khí tiêu đi, suy nghĩ quá có thể làm khí kết lại.  Những cảm xúc thái quá sẽ làm rối loạn khí hoá những tạng phủ có liên quan và qua mối quan hệ sinh khắc có thể làm mất cân bằng của toàn hệ thống và gây bệnh.  Những nghiên cứu về hệ quả  Stress của khoa học ngày nay cũng cho thấy những căng thẳng tâm lý hoặc những cảm xúc nội tâm bị dồn nén lâu ngày sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ giao cảm, làm tăng tiết các nội tiết tố Stress, suy giảm hệ miễn dịch, nên có thể gây ra rất nhiều bệnh tật khác nhau.  Tâm bình khí hoà và những ý niệm tích cực, lạc quan sẽ mang lại sức khoẻ.  Ngược lại, những thán oán, sầu khổ hoặc những tư tưởng bi quan tiêu cực sẽ dẩn đến bệnh tật.
Tiến sĩ Daniel Mroczek và các cộng sự thuộc trường Đại học Indiana, Hoa kỳđã thực hiện một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của những rối loạn cảm xúc lên sức khoẻ và tuổi thọ của con người.  Cuộc thí nghiệm được tiến hành trên 1.600 người tình nguyện.  Với các thử nghiệm tiêu chuẩn, những người nầy đã được theo dỏi, đánh giá tình trạng cảm xúc và diển biến về sức khoẻ trong suốt 18 năm.  Kết quả cho thấy những người hay bị stress, dễ lo sợ, cáu gắt thường có nguy cơ tử vong sớm do bệnh ung thư hoặc tim mạch. Nói đến Stress, nhiều người  thường nghĩ đến những biến cố lớn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con người như thi hỏng, thất nghiệp, bệnh tật hoặc người thân qua đời.  Tuy nhiên không cứ gì những sự cố gây sốc hoặc những tình huống trái lòng nghịch ý, chỉ cần quá bươn chải theo cơn lốc của cuộc sống, nhịp sống quá nhanh hoặc lịch làm việc quá dầy đặc cũng có thể làm cho hệ thần kinh căng thẳng, quá tải và suy nhược.  Để tránh hệ quả này, các chuyên gia tâm lý thường khuyên chúng ta nên sắp xếp công việc hợp lý, phải biết “tri túc thiểu dục” (ít muốn biết đủ), bằng lòng và hoà hợp với cuộc sống.  Tuy nhiên những điều này dường như không dễ làm được trong một xã hội cạnh tranh, nhiều cám dổ và luôn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ như hiện nay.  Do đó, điều quan trọng hơn là  phải biết tự tạo cho mình những giây phút tĩnh thức ngay trong cuộc sống hiện tại, sao cho vẫn sống trong  dòng chảy bất tận của những ý niệm lăng xăng hàng ngày mà vẫn không bị nó đồ

Tác giả bài viết: Lương y VÕ HÀ


Câu chuyện xưa về luật nhân quả

1.Chuyện về Ngộ Đạt Quốc sư


Thời Đường có một vị cao tăng được gọi là Ngộ Đạt Quốc sư. Trước khi nổi tiếng và được phong làm quốc sư, có một lần ông gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, vì thế những người khác đều lo mà tránh cho xa, chỉ có Ngộ Đạt quốc sư, thường thương xót mà chăm sóc cho ông ta, bệnh tình của nhà sư ấy cũng dần dần được khá lên. Sau này vào lúc chia tay, nhà sư ấy cảm kích và nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn, thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn mà tìm tôi. Trên núi đó có hai cây tùng mọc liền nhau làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở.”
Về sau, nhờ Đức hạnh cao thâm, Ngộ Đạt được Đường Ý Tông cực kỳ tôn kính và phong làm quốc sư, đối với ông vô cùng sủng ái. Nhưng mà một ngày nọ, trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên mọc ra một vết loét có hình mặt người, đầy đủ cả mắt mũi miệng. Mỗi lần lấy thức ăn nước uống đút cho thì nó đều có thể mở miệng ra ăn uống hệt như người. Thỉnh mời danh y các nơi tới chữa trị nhưng tất cả đều bó tay.
Một ngày nọ, Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên nhớ lại lời dặn dò của vị tăng nhân bị bệnh lúc chia tay, nên bèn lên đường vào núi tìm kiếm. Cuối cùng vào lúc trời nhá nhem tối, Ngộ Đạt quả nhiên tìm được hai cây tùng mọc liền nhau, cao vút tận mây. Còn vị tăng kia đã đứng ở trước một cung điện lớn bằng vàng và ngọc bích huy hoàng tráng lệ, chờ đợi ông. Vị tăng ấy ân cần tiếp đãi Ngộ Đạt quốc sư và giữ ông ở lại đó.
Ngộ Đạt quốc sư bèn kể về căn bệnh kỳ quái và nỗi thống khổ của bản thân, vị tăng kia nói với ông: “Không sao cả, ở dưới núi đá này có dòng suối trong, đợi đến sáng sớm ngày mai ông tới đó dùng nước suối ấy rửa thì sẽ khỏi bệnh thôi”.
Bình minh ngày hôm sau, khi Ngộ Đạt quốc sư tới cạnh dòng suối trong vắt ấy, đúng lúc đang muốn vốc nước để rửa, đột nhiên nghe thấy vết loét mặt người kia lại mở miệng kêu to: “Hãy khoan rửa đã! Ông có tri thức uyên thâm, thông kim bác cổ, nhưng không biết là ông đã đọc câu chuyện về Viên Áng và Triều Thác trong sách 'Tây Hán thư', hay chưa?”.
Ngộ Đạt quốc sư trả lời: “Đã từng đọc qua rồi!”.
Vết loét mặt người nói: “Nếu ông đã đọc rồi, tại sao không biết chuyện Viên Áng giết Triều Thác chứ! Kiếp trước ông chính là Viên Áng, còn Triều Thác chính là ta. Lúc đó do ông tâu lời sàm ngôn với Hoàng đế, hại ta phải bị chém ngang lưng tại Đông Sơn. Mối thù sâu hận lớn này, ta suốt mấy kiếp liền đều tìm kiếm cơ hội để trả thù, nhưng vì suốt 10 kiếp ấy ông đều là một vị cao tăng, lại giữ gìn giới luật nghiêm cẩn, khiến cho ta không có cơ hội để báo thù. Lần này ông vì được Hoàng thượng quá sức sủng ái cho nên lòng danh lợi đã động, đạo đức có chỗ bị tổn khuyết cho nên ta có thể đến gần ông mà trả thù. Hiện nay nhờ có tôn giả Mông-già-nhược-già (hóa thân làm vị tăng nhân bị bệnh) ban cho ta nước phép tam muội, giải thoát cho ta. Thù xưa giữa chúng ta đến đây cũng đã được giải rồi!”.
Sau khi nghe xong, Ngộ Đạt quốc sư bất giác rùng mình kinh ngạc, vội vàng vốc nước rửa ráy, lúc rửa cảm thấy đau đớn thấu tận xương tủy, và ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại ông thấy vết loét đã biến mất, quay đầu lại nhìn thì cung điện vàng ngọc lộng lẫy kia cũng đã không còn dấu tích đâu nữa. Về sau Ngộ Đạt quốc sư tu hành ngay tại chỗ này, từ đó trở đi không rời ngọn núi ấy nữa. Bộ kinh “Tam muội thủy sám” nổi tiếng chính là do Ngộ Đạt quốc sư truyền lại cho đời sau.
Một mối thù từ 10 kiếp trước, đến tận 10 kiếp sau, kẻ có tội dù là một vị cao tăng, nhưng chỉ vì một niệm danh lợi khởi lên từ trong lòng, vẫn chạy không thoát sự báo ứng về nhân quả. Câu chuyện cổ chân thực này, đã cho chúng ta một sự cảnh tỉnh không nhỏ. Ai còn coi thường bất kỳ một ý niệm nào nẩysinh ra? Ai còn hoài nghi sự công bằng của luật nhân quả được nữa đây?

2.Câu chuyện về huyệt Cao Hoang Du

Ngày xưa vua Tấn Cảnh Công bệnh nặng các thầy thuốc ngự y và những thầy giỏi trong nước không chữa khỏi, sau nhờ người sang nước Tần cầu danh y Y Hoàn sang chữa.
Lúc đi. còn 1 ngày đường nữa mới tới, thì vua Tấn nằm chiêm bao thấy bệnh mình hiện thành 2 đứa trẻ, chúng bàn với nhau rằng :
Ông Y Hoàn là một danh y, tao e rằng chúng mình không khỏi bị hại, âu là trốn đi vậy.
Đứa kia trả lời : Thì phải núp ở trên Hoang, dưới Cao, tao chắc ông ấy không làm gì chúng mình được.
Hôm sau Y Hoàn đến khám bệnh cho vua. Ông nói : Bệnh của bệ hạ không có cách gì chữa, vì nó nằm ở trên Hoang dưới Cao, (núp sâu bên trong xương bả vai sau vai lưng) kim châm và thuốc không thể nào đạt đến đó đươc.
Sau này nơi đó gọi là huyệt Cao Hoang Du, huyệt thứ 43 nằm trên kinh Bàng Quang, huyệt này đau là chỉ tình trạng bệnh đã nặng, khó chữa.

Tác giả: minghui.org 
Nguon: Khi Cong Y Dao Viet Nam
 

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

 Tâm linh:

 Phỏng vấn người cõi âm

     Thanh Đạm


     Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.

Biết tôi là người thường hay viết về thế giới người âm (thân trung ấm) một cô bạn đồng nghiệp đã gọi điện thoại đến và kể rằng: “Chị ơi em có sự việc này rất lạ, ông ngoại em đã mất cách đây 36 năm trong thời kỳ đi học tập cải tạo.
Vừa rồi ông đã trở về, nhập vào em của mợ dâu và xin gia đình làm lễ quy y Tam bảo cho ông.
Gia đình em có hỏi: Xác ông ở đâu để người nhà đem về lập mộ và tại sao ông lại trở về xin được quy y Tam bảo?
Ông trả lời: Không cần tìm xác ông để chôn cất làm gì. Ông thấy mình nghiệp rất nặng và đang phải đối diện với những gì mình đã gây ra. Vì vậy, ông muốn gieo nhân Phật để khi tái sanh trở lại kiếp người, gặp Phật pháp ông có thể phát tâm tu.
Gia đình em đã tìm thầy Thích Giác Hạnh – Chùa Hội Phước Bà Rịa – Vũng Tàu để xin thầy quy y cho ông và thầy đã đồng ý."
Vài ngày sau cô bạn lại gọi điện thoại tới và hỏi tôi có muốn đi cùng cô đến gặp Thầy Giác Hạnh không? Tôi đồng ý.
Sáng hôm trên đường đến gặp thầy, cô nói: Hôm qua ông ngoại em lại về và nói ngoài việc tìm thầy quy y Tam bảo, nhớ lập trai đàn cúng cầu siêu cho ông và những người cùng thời làm việc với ông hồi hướng để tạo công đức giúp ông và mọi người được siêu thoát.
Thầy Thích Giac Hạnh là vị tăng sĩ khá nổi tiếng trong việc trừ các vong linh nhập vào người dương thế. Thầy hiểu khá rõ về thế giới người cõi âm.
Sau khi gặp thầy Giác Hạnh, tôi có ý định sẽ trực tiếp được gặp ông (người cõi âm) để phỏng vấn, trò chuyện về thế giới mà hiện ông đang tồn tại.
Điều quan trọng nhất tôi muốn hỏi là vì sao ông lại quay trở lại thế giới dương để được quy y Tam bảo khi mà lúc còn sống ông chưa từng tiếp cận được với kiến thức Phật giáo.
Nhưng rồi do bận công việc nên tôi đã không thể trực tiếp tiếp cận và phỏng vấn ông đúng như dự định. Cũng may trước đó tôi đã trao đổi với cô bạn đồng nghiệp về một số những vấn đề mà tôi muốn hỏi.
Vì cũng là một đệ tử mới quy y nên cô bạn (cháu ngoại của người cõi âm) đã đưa ra những những vấn đề mà tôi nói trước đó để hỏi ông. Thật là may mắn cuộc trò chuyện đó đã được ghi băng lại.
Để bạn đọc hiểu và tin sâu hơn nữa về Phật pháp tôi xin ghi lại cuộc trò chuyện dưới đây.
Vì được tiếp xúc nhiều lần khi ông trở về nên cuộc phỏng vấn ghi lại dưới đây là tổng hợp nhiều cuộc trò chuyện. Có nhiều thông tin trong cuộc phỏng vấn vì vấn đề tế nhị trong gia đình nên tôi không đưa ra, nhưng sẽ nói trong phần hai của bài viết – Luận về cuộc phỏng vấn.
Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.
Cuộc trò chuyện với ông ngoại
Trước khi vào nội dung cuộc trò chuyện, tôi xin đưa ra lời thuyết giảng của ông Huỳnh Văn Lương trong cuộc gặp mặt cuối cùng với gia đình tại Rạch Kiến. Do đã thông hiểu Phật pháp, ông Lương (một người lính quân đội Việt Nam Cộng hoà) đứng trước mâm cơm chay tuyên bố.
Hôm nay, tôi Huỳnh Văn Lương – Pháp danh Minh Tâm (chính xác là tối ngày 27/7 năm Tân Mão) tôi cùng mấy đứa con tôi xin thỉnh chư vị 2 bên cùng dân chúng ở đây (nhưng vong linh ở quê) nghe tôi thuyết giảng một lời.
Hôm nay, tôi đã quy y trước Tam bảo. Cái thời của chúng tôi đã chấm dứt rồi, cho nên chúng tôi hạ vũ khí… Chúng ta cùng là dân nước Việt, đều là con người. Ai vì chủ nấy, chúng ta nên thương lượng hoà hảo, kết oan trái lại hạ vũ khí... Chúng ta cùng nhau quy về một đường.
Chúng ta là những con người … do nghiệp sát mà đầu thai thành người lính. Tôi đã ngộ được con đường của Phật đạo cho nên tôi mong mỏi các ông và dân chúng ở đây cùng tôi về với Phật…
Chúng ta hãy tỉnh giấc ngộ lại… Bỏ hết chắp tay như tôi đây này, Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần). Các ông đã nghe lời như vậy tôi rất mang ơn.
Hôm nay cháu tôi cùng bằng hữu đã có mặt ở đây trợ duyên. Các ông hãy linh hiển nhận mâm cơm chay này để các chư Tăng hồi hướng công đức đưa chúng ta về thế giới Tây Phương Cực lạc. Các ông chứng cho lòng thành thật của tôi... Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)… Các ông đã quỳ xuống hết rồi, đã chắp tay niệm Phật rồi. Minh Tâm đã thành công rồi. Dân ở đây người ta rất hoan hỉ rồi.
Hỏi: Nhân duyên gì mà ông đã gặp được Phật và phát tâm tu tại cõi giới âm?
Trong quá khứ tiền kiếp, khi còn trẻ ông có vào chùa Phật nhưng chủ yếu là quậy phá vui chơi. Nhờ phúc báo nên đã gieo được chủng tử Phật trong tâm thức. Sau khi mất ông vẫn thường về nhà nhưng không tiếp cận được với ai, do người thân không nhớ đến ông. Ngày giỗ ông cũng không ăn được gì, vì trên giấy báo tử không đúng với ngày mất của ông. Ông phải chịu sự đói khát, lạnh lẽo trong suốt những năm qua.
May nhờ bà mợ dâu khi ăn thường mời cơm nên ông theo bà về quê nhân dưới quê có giỗ. Ông ở luôn dưới quê (Rạch Kiến). Tại đây ông thường nghe kinh Phật mỗi tối do hai cô em gái đầu là Phật tử tụng kinh mỗi ngày.
Vì nghiệp sát nặng nên ông không thể vào chùa được. Sau khi quy y ông có thể vào chùa để nghe giảng kinh từ các vị chư tăng.
Hỏi: Vì sao ông không quy y Tam bảo ở cõi âm mà lại mượn thân xác lên dương trẩn quy y?
Muốn quy trước Tam Bảo phải tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng), ngũ giới (Không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không tà dâm, không trộm cắp). Tam quy thì có thể thực hiện được, nhưng ngũ giới thì không, vì còn thân xác đâu mà thực hiện ngũ giới.
Hỏi: Chúng sinh cõi âm cõi âm có tu được không. Nghĩa là có ngồi thiền tụng Kinh Niệm Phật được không ?
Không thể tu được, còn thân xác đâu mà tu. (Các vọng tưởng trỗi dậy không ngừng, không thể dẹp bỏ được). Thân người quý lắm. Thần thức ở trong thân người mới tu được. Nếu ai còn thân người thì cố gằng mà tu. Tái sanh kiếp sau ông sẽ tu. Ông quy y lần này là để gieo chủng tử vào tâm thức, kiếp sau tái sanh lên kiếp người gặp Phật Pháp là ông tu liền. Ông có duyên thầy trò với thầy Thích Giác Hạnh trong tiền kiếp.
Hỏi: Ông có thể nói rõ hơn về nhân duyên thầy trò giữa ông với thầy Thích Giác Hạnh được không ?
Trong một kiếp quá khứ, ông là một thanh niên ngang ngược vào chùa chơi. Lúc đó thầy Giác Hạnh là một vi tăng tu ở trong chùa. Thầy có khuyên ông nên quy y Tam Bảo. Ông nói là chỉ khi nào ông không còn thân xác ông mới quy y. Từ nhân duyên này mà duyên thầy trò đã hình thành.
Hôm nay Thầy đã quy y cho ông. Nhưng vì ông không có thân xác nên duyên thầy trò mới chỉ 50 %. Thông thường duyên thầy trò phải gặp nhau 3 kiếp.Trong tương lai thầy Thích Giác Hạnh sẽ là một vị tăng một kiếp nữa khi đó ông sẽ là một đệ tử 100% của thầy.
Hỏi: Điều đó có nghĩa là trong kiếp này thầy Giac Hạnh vẫn chưa được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?
Chưa, Vì Phật tổ còn muốn thầy ở lại để tiếp tục độ chúng sinh trong một kiếp nữa sau đó mới vãng sanh được.
Hỏi: Ông đã mất thân xác được 36 năm. Ông tiếp cận được Phật pháp lâu chưa. Bao giờ ông tái sanh ?
Mới tiếp cận được gần đây thôi, nhưng sức xoay chuyển nghiệp báo rất nhanh, trong từng sát na. Ông sắp sửa có thể siêu thoát và tái sanh trở lại. Khoảng trong ba tháng nữa, khi nào cháu nằm mộng thấy Phật là ông tái sanh.
Hỏi: Tâm trạng của ông sau khi chết (tức là mất thân xác) như thế nào? Tại sao người chết không ra đi luôn mà còn quay trở lại dương trần làm gì ?
Con người có 2 phần, phần hồn và phần vật chất. Phần hồn nhà Phật gọi là vong linh. Khi đưa vong linh vào thờ thì gọi là hương linh.
Con người có 2 cách chết. Một là, chết đột ngột vì tai nạn, vì bệnh tật hay một lý do nào đó không có sự chuẩn bị trước. Hai là, chết già, mọi thứ đã buông bỏ và có sự chuẩn bị trước.
Những người chết trẻ hay chết đột ngột đều có nhiều uẩn khúc nên bám chấp vào cuộc sống hiện tại. Tâm trạng khi chết vẫn còn lưu giữ đền bây giờ. Vì vậy mà ông mới quay trở lại gặp gia đình.
Hỏi: Vì sao ông không về sớm hơn mà bây giờ mới quay trở về?
Ông không thể về sớm hơn là vì người cho ông mượn thân xác chưa đủ công đức và chưa phát nguyện độ chúng sanh. Bây giờ người ấy đã phát nguyện “Bỏ ác, làm thiện cứu độ tất cả chúng sanh” họ đã đủ công đức. Vì người cho ông mượn thân xác có căn lành, tu sâu nên mới nhìn thấy ông khi ông quay trở về.
Hỏi: Sau khi mất thân ông thấy những gì diễn ra xung quanh ông?
Ông thấy xung quanh ông chỉ toàn một màu đen đỏ tối om. Ông thấy mình khổ sở vô cùng không thấy cái gì ở phía trước. Ông phải sống trong cảnh giới đói khát, lạnh lẽo và không thể trở về nhà được. Không ai cho vào. Ông hiều đó là do nghiệp sát ông phải trả.
Sau khi tiếp cận Phật pháp (sám hối, trì chú Đại Bi) ông thấy xung quanh ông dần dần sáng ra, thân tâm nhẹ dần và thấy rõ con đường đi của mình.
Hỏi: Còn những người xung quanh ông?
Họ cũng có những sắc mầu gần giống như vậy. Chỉ có những người trì tụng kinh Phật thường xuyên và những người tu mới có màu sáng trắng sau khi rời bỏ thân xác. Ông đã nhìn thấy màu sáng trắng đó quanh đầu Ni Sư trưởng Thích nữ Như Vân ở Chùa Long Hoa Ni Tự - Rạch Kiến
Hỏi: Những người quay trở về dương thế như ông có nhiều không?
Nhiều lắm. Nếu người dương không giữa đầu óc trong sáng là bị họ nhập liền. Vì họ cũng đang rất muốn có thân xác. Chỉ cần tham, sân, si…khởi lên là họ biết liền. Vọng tưởng càng mạnh thì họ càng dễ nhập.
Hỏi: Khi được thân người thì phải tu như thế nào để sau khi mất thân xác được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?
Muốn vãng sanh được về Tây phương cực lạc thì phải trì 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật thường xuyên, liên tục. Phải ăn chay niệm Phật, làm công đức. Tu thập thiện trì ngũ giới. Khi lâm chung phải niệm 10 tiếng nhất tâm bất loạn. Nếu có cơ duyên tốt có người hộ niệm thì nhất định sẽ vãng sinh được về Tây Phương cực lạc.
Hỏi: Trước đây nghe bà ngoại nói ông không bao giờ dạy bảo ai điều gì. Sao bây giờ khi trở về gặp ai, ông cũng khuyên mọi người nên tu và niệm Phật. Còn các đạo giáo khác thì như thế nào?
Đừng nghĩ sau khi chết là hết. Cuộc đời ở trần thế chỉ là một giấc chiêm bao vô thường và ngắn ngủi. Ông muốn thức tỉnh mọi người. Vì khi mất thân người rồi xuống đây chẳng còn gì ngoài tâm thức biển hiện của mình. Khi chỉ còn tâm thức thì thấy đạo Phật là chánh pháp, chỉ có đạo Phật mới có thể cứu thoát con người ra khỏi cảnh khổ và siêu thoát được. Những nghiệp mà mình đã tạo trước đây sẽ đeo bám mình suốt không biết bao giờ mới thoát ra được.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Nếu ai đọc xong cuộc phỏng vấn này bỗng phát tâm tu hoặc đã tu tự nhiên cảm thấy tinh tấn hơn thì xin hồi hướng công đức này cho ông Huỳnh Văn lương cùng các cộng sự của ông và những người lính của cả 2 bên để họ được siêu thoát.Nam Mô A Di Đa Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Phần 2 – Luận về cuộc phỏng vấn
Thanh Đạm vào lúc 09/09/2011
Xin cảm ơn HV.Đã lâu lắm rồi ;mới lại có bài viết của HV về "người âm".
Ở miền Bắc(trước đây vào những năm 1980-1981)người ta vẫn còn tuyên truyền :"chết là hết"!!! bậy bạ quá.Nếu nói chết là hết thì mọi người cứ đua chen,chém giết hay dùng đủ thủ đoạn,mánh khóe...để sống gấp,để ám hại lẫn nhau...thì quả thật cái NHÂN họ đã gieo ấy làm cho xã hội phải gánh,nhận cái QUẢ khủng khiếp sau này...
Với tôi, tôi cảm ơn Hồng Vân và rất tin,tín GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO VÀ LUÂN HỒI CỦA ĐẠO PHẬT.
Nguồn: Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc
Các cách chữa ho đơn giản mà hiệu nghiệm

1. Ngứa cổ ho: lấy 2 thìa cà phê dấm pha với 1 tách nước sôi để nguội, ngửa cổ khò sâu vào trong họng vài lần, ho có thể giảm ngay.
2. Ho rát cổ, ngứa cổ: Lấy vài cái lá Xương sông, rửa sạch nhai với vài hạt muối. Kết quả khỏi nhanh.
3. Ho do viêm họng mãn tính: Lá tía tô 1 nắm, gừng 5 gr, nước 200 ml đun sôi 10 phút, uống mỗi lần 1 tách nhỏ. Qua các tài liệu nghiên cứu, lá Tía tô có tác dụng chữa viêm họng mãn.
4. Lấy dầu nóng xoa vào gan bàn chân ( chỗ lõm- huyệt Dũng Tuyền), đi tất vào ngủ qua đêm, kết quả kỳ diệu. Có nhiều người bị ho, đã uống nhiều loại thuốc không khỏi, làm cách này kết quả mỹ mãn.
6. Ho do lạnh, chảy nước mũi, sổ mũi: lấy điếu ngải cứu đốt cháy hơ vào cạnh đốt sống ngực thứ  2 (huyệt Phong Môn), chỗ lõm ở cổ ( huyệt Thiên Đột), hơ dọc sống mũi. kết quả khỏi nhanh.

7. Trẻ nhỏ bị ho: Lấy quả chanh nướng héo, vắt ra nước, hòa thêm nước sôi để nguội, thêm đường và mật ong cho uống từng thìa nhỏ, uống nhiều lần trong ngày.
Vương Văn Liêu

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Ngày xưa Hoàng Thị- Bài thơ tuyệt hay
---------------------------------------------------------------
Phạm Thiên Thư và "Ngày xưa Hoàng thị"

Với nhiều người thì "Ngày xưa Hoàng thị" (kể cả thơ lẫn nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên Thư thì “đó chỉ là những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ” 

 Nhà thơ Phạm Thiên Thư





Quê ông ở Kiến Xương- Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định- Sài Gòn.
“Tôi vẫn nhớ tới căn nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó”.
Ông nhớ lại: Cũng trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời.
Ngày xưa Hoàng thị
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở
Thương ơi! Vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau...
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua

Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ

Phố ơi! Muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...
Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau.
"Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.
Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ.
Thế nhưng mỗi khi đi ngang con đường một thủa, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội hoa vàng…”.
Ông tâm sự: “Đây không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội trao tặng.
Khi còn nhỏ tuổi tôi cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp.
Vì vậy mãi đến năm 1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”.
“Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?”- Tôi hỏi.
Phạm Thiên Thư trả lời: “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi.
Tôi cũng không nghĩ nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng.
Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.
Vào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sỹ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sỹ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu.
Thậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số  khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...
“Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo.
Nhạc sỹ Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này
Căn nhà của ông giờ là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm động hoa vàng” để đặt tên.
Quán nhỏ nhưng bài trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Ông cười: “Thì tôi đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc. Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ…”
Ông buông bút, nhắm mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân cô gái tên Ngọ có mái tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến thế.
o                                 Trọng Thịnh (Theo Tiền Phong)

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ
 

Bạn đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để tìm lại giấc ngủ nhưng vẫn không có hiệu quả. Những bài thuốc dân gian vừa đơn giản vừa hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn chống lại căn bệnh này. Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút.
 
1. Táo chua

 Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.

2. Quả nhãn

Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.

Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

3. Hoa bách hợp (hoa loa kèn)

Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.

Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

4. Táo đỏ

Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. Có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

5. Quế

Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
6. Đậu xanh

Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
Theo Dân Trí


9 bài thuốc chữa hội chứng bệnh thận 

Căn cứ vào biện chứng luận trị của Đông y, bệnh này phân thành 4 loại hình: Loại tì thận dương hư, loại gan thận âm hư, loại khí âm lưỡng hư, loại thấp nhiệt uẩn uất. Sau đây là một số bài thuốc độc đáo hiệu nghiệm chữa bệnh này:

Bài 1: Cá chép 1 con (khoảng 500g) đỗ trọng 30g. Mổ cá, bỏ vây, vẩy, ruột, làm sạch, , nấu với đỗ trọng thành món ăn để ăn hết trong ngày.

Bài 2: Cá chép 1 con làm sạch như trên, đỗ đỏ loại nhỏ hạt 90g, nấu 2 thứ với nhau cho chín dừ đỗ là được, ăn hết trong ngày.

Hai bài 1 và 2 chủ trị: Hội chứng bệnh thận loại tì thận dương hư. 

Bài 3: Cá diếc (khoảng 250g) đã làm sạch như cá chép, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, nấu 2 thứ thành món ăn để ăn hết trong ngày, bỏ bã cỏ tranh.

Bài 4: Thịt ba ba 1 con (khoảng 500g), vỏ quả bí đao 60g, làm sạch, nấu lẫn 2 thứ với nhau để ăn hết trong ngày.

Hai bài 3 và 4 chủ trị: Hội chứng bệnh thận loại can thận âm hư.

Bài 5: Hoàng kì 30g, bạch mao căn tươi 60g (nếu là loại khô, chỉ cần 30g), gạo tẻ lượng vừa phải, nấu 2 thứ thuốc trên lấy nước, dùng nước đó (bỏ bã) nấu cháo với gạo tẻ, chín dừ cho gia vị vào, ăn hết trong ngày.

Bài 6: Đảng sâm 30g, sinh địa hoàng 30g, bạch mao căn tươi 60g. Nấu lấy nước uống hết trong ngày.

Hai bài 5 và 6 chủ trị: Hội chứng bệnh thận loại khí âm lưỡng hư.

Bài 7: Bạch mao căn tươi 60g (nếu khô chỉ cần 30g), kinh giới 10g. Nấu 2 vị thuốc trên lấy nước uống hết trong ngày.

Bài 8: Bạch mao căn tươi 60g, tiểu kế tươi 30g (nếu khô chỉ cần 15g). Nấu 2 vị thuốc trên lấy nước uống hết trong ngày.

Bài 9: Râu ngô 30g, xa tiền tử 10g, vỏ quả bí đao 30g. Nấu 2 vị thuốc trên lấy nước uống hết trong ngày.

Ba bài thuốc 7-8-9 chủ trị: Hội chứng bệnh thận loại thấp nhiệt uẩn kết.
Nguyễn Văn Đức
Theo Báo NNVN

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

 Đọc và suy ngẫm

Bài này Vương Trí nhàn viết đã lâu nhưng đọc lên vẫn còn nguyên giá trị.

Vương Trí Nhàn

Những bao khoai tây lủng củng

Chỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh hiện nay. Đổ lên phố xá, chỉ thấy gạo nước, những bu gà (trước đây còn cả những con lợn đã mổ), những xe thồ chở rau kềnh càng, hàng đoàn xe đạp ngất nghểu cây cảnh. Xuôi đi các tỉnh thì trăm thứ bà rằn, vải vóc, quần áo, đồ điện, thuốc tây...
Và cả những đồ chơi trẻ con. Ngày xưa có ai đi mua diều để thả bao giờ? Bố khéo tay thì làm cho con cái diều. Thô sơ, mộc mạc, nhưng mà đúng “cây nhà lá vườn” và hợp với khung cảnh quê mình. Ngày nay, mùa hè, diều từ Hà Nội đưa về là diều nhựa, xanh xanh đỏ đỏ, ai cũng biết là nhập lậu từ Trung Quốc.
Kiểu quan hệ hai chiều như thế, kể ra cũng là một bước phát triển. Nông thôn ta đang được hưởng nhiều thành tựu của công nghiệp. Chỉ phiền một nỗi, dưới con mắt nhà xã hội học, tức là nông thôn ta lao động đã thừa, giờ đây càng thừa thêm. Những ngày nông nhàn, ngoài việc chạy chợ, người ta không biết làm gì. Thị trường cổ truyền bị thu hẹp. Người làm nghề phụ đang mất đất ngay trên quê hương mình.
Tôi không ngớ ngẩn đến mức đề nghị bịt đường, không cho hàng hóa thành thị về nông thôn. Tôi chỉ ước ao thực hiện cái điều nhiều người đã biết, tức là làm sao các nghề phụ ở nông thôn được tổ chức lại, từng vùng có mặt hàng riêng, đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập (nếu không tốt hơn, đẹp hơn, thì cũng rẻ hơn, vừa túi tiền hơn). Nó là chuyện giải quyết lao động thừa. Nó lại cũng là một cách để giữ gìn một số làng nghề truyền thống, và nhìn rộng ra, là giữ gìn cái bản sắc riêng của dân mình.
Có điều, đây là cả một quy trình phức tạp. Phải có vốn. Phải có kỹ thuật mới. Và điều quan trọng nhất, những người làm nghề phải có ý thức kết hợp với nhau. Nhưng đây đang là một tử huyệt của chúng ta. Nghĩa là muốn làm lắm mà không làm nổi. Không ai bảo được ai. Không ai thấy người khác hơn mình, không ai tin ở sự chí công vô tư ở những người được bầu ra quản lý. Trong bụng ai cũng ngại.
“Nền sản xuất của chúng ta hiện trong tình trạng quá manh mún. Nếu không được tổ chức lại, chúng ta rất khó cạnh tranh với các xí nghiệp nước ngoài”. Từ hồi chuẩn bị tinh thần cho việc gia nhập WTO, tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã cảnh báo như vậy. Đọc vào ngành nào tôi cũng thấy lời tiên đoán của ông được lặp lại.
“Nếu các công ty du lịch của chúng ta không liên kết lại, làm sao ta mở rộng hoạt động…”
“Nếu các điền chủ Việt Nam không liên kết lại, làm sao cạnh tranh nổi với hàng nông sản nước ngoài”.
Nhưng những lời kêu gọi ấy trước sau đều rơi tõm vào quên lãng. Một lần đọc báo thấy nói các công ty mình mang thanh long sang nước ngoài bán. Lúc đầu mọi người còn bảo nhau thống nhất giá. Sau một vài người đi đêm với khách bán phá giá. Thế là người mua càng được dịp bắt chẹt.
Cụm cảng Sài Gòn hiện nay gồm nhiều cảng nhỏ, nếu tôi nhớ không lầm thì một tờ báo nói là đến mấy chục cái (!). Nhưng toàn thứ cảng chỉ đón được tàu vài chục ngàn tấn. Đang xảy ra tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Trong hoàn cảnh thế giới người ta xài toàn tàu lớn thì số cảng như thế không thừa sao được? Song lại vẫn là thiếu vì các loại tàu từ 800.000 tấn trở lên, chở hàng vào Việt Nam, thường phải đổ hàng qua cảng lớn của mấy nước bên cạnh, như Singapore, rồi “tăng bo” qua ta sau. Dự đoán ngành vận tải còn là thất thu, xuất nhập khẩu càng phát triển thì thất thu càng nặng. Trong cảnh ế hàng, các cảng tí xíu phải hạ giá để mời khách hàng chiếu cố, và giữa các cảng có sự tranh khách rồi lườm nguýt nhau đến khổ.
Không chỉ dừng lại ở việc làm ăn sản xuất, cái căn bệnh làm ăn lẻ cái nếp sống rời rạc anh hùng nhất khoảnh này đang chi phối cả xã hội và nó tác oai tác quái hàng ngày. Nhiều con đường, anh giao thông vừa làm xong anh điện ra đào lên để đặt đường điện, anh nước san lấp để đặt ống nước. Hàng hóa lúc thiếu thì mua tranh bán cướp và vừa cảm thấy thừa là đua nhau bán phá giá. Mỗi bộ mỗi ngành một luật lệ riêng, người dân vào đâu lại phải lựa đấy.
Nếu những ví dụ tương tự như trên có thể nêu ra rất nhiều thì câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta khó cộng tác với nhau đến vậy. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc không chỉ các nhà kinh tế, mà các nhà nghiên cứu tâm lý xã hội cần phải có mặt. Lại nhớ một nhận xét của Marx về người nông dân sản xuất nhỏ lẻ: Họ giống như những củ khoai tây cùng nằm trong một bao tải; Đúng là họ giống nhau thật nhưng giữa họ lại chẳng có liên hệ gì với nhau hết. Mạnh ai nấy sống. Đôi khi người này tưởng rằng người kia là nguyên nhân của mọi bất hạnh của mình. Và chen cạnh nhau, phá hại nhau, làm cho nhau bầm dập đau đớn mới thôi. Có thể khoác đủ mọi tên gọi khác nhau song thứ tư tưởng nông dân này đã tồn tại dai dẳng và làm nên cái tình trạng “ta tự hại ta”, níu kéo cả xã hội lại.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Ðiệp viên OX - 13

  Aziz Nesin

      Y là điệp viên cỡ thượng thặng. Tên tuổi của y, ngay từ khi y còn sống, đã được ghi vào lịch sử tình báo thế giới. Quãng năm dài hoạt động ở phương Ðông đã cướp đi của y nhiều sức lực, nhưng không vì thế mà trông y mất vẻ điển trai rắn rỏi. Nhà nước đặt toàn bộ hy vọng vào người điệp viên OX-13 của mình, coi y là niềm tự hào của ngành tình báo quốc gia.
Một ngày nọ, OX-13 được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
      Trước khi đi hoạt động ở một nước nào, công việc đầu tiên của OX-13, tất nhiên là phải học tiếng nói của nước ấy. Năng khiếu ngoại ngữ của y quả là có một không hai. Kinh nghiệm cho y thấy rằng, học ngoại ngữ tốt nhất là học trên giường, nên OX-13 quyết định cưới một người vợ bản xứ để hoàn thiện thêm tiếng Thổ của mình. Việc chọn một cô gái thích hợp đối với y không phải là điều khó khăn. Ngay cả cái điều kiện hóc búa mà bố mẹ vợ đưa ra, bắt chàng rể tương lai phải theo đạo Hồi, y cũng vượt qua một cách dễ dàng. Vốn là một người có tư tưởng dễ dãi và bình đẳng đối với các vấn đề tôn giáo, nên y đã dũng cảm chịu đựng một phẫu thuật khá nguy hiểm cho một người ở vào lừa tuổi y, để đang là Risa Vêlinh, y có thể biến thành Rêsát Vêli.
      Chỉ sau chưa đầy 2, 3 tháng, tiếng Thổ của OX-13 đã có thể coi là tuyệt hảo.
Vậy là cuối cùng, y đã tự thiết lập xong cho mình một vị trí vững chắc trên đất nước xa lạ và tạo được những điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành sứ mạng mà người ta giao phó cho y ở xứ sở này. Nhưng chính vào lúc đó, trong cuộc đời y đã xảy ra một biến cố bất ngờ. Chắc các bạn cũng biết, nhiều khi một môi trường mới mẻ hay một hoàn cảnh xa lạ có thể làm cho con người bỗng thay đổi hẳn. Ðối với OX-13 cũng vậy. Việc chuyển theo đạo Hồi, việc cưới vợ Thổ, về việc chung sống với những người Thổ làm cho trái tim đá, ý chí sắt và thần kinh thép của y đột nhiên trở thành mềm yếu. Chuyện đó thoạt nghe có vẻ khó tin, nhưng sự thực lại hoàn toàn đúng như vậy. Có thể, cái bầu không khí ấm áp chân thành bao bọc xung quanh Rêsát Vêli đã làm cho lòng y trở nên hiền dịu. Trách nhiệm của nghề tình báo bắt đầu làm y thấy nặng nề khó chịu: y cảm thấy chán ghét cái công việc lén lút chống lại những con người dễ thương và tốt bụng ấy. Y tự nhủ sẽ đến đầu thú tại cơ quan phản gián Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ thú nhận hết mọi chuyện với họ, rồi muốn ra sao thì ra!... Y đã chuẩn bị tất cả với ước vọng duy nhất là làm sao thoát khỏi cái trò chơi mà y đang vướng vào, để được sống yên ổn hạnh phúc trong cái tổ ấm gia đình, bên cạnh người vợ yêu và những con người trung thực đáng mến.
Thế là y quyết định đi thực hiện ý định đó.
       Rêsát Vêli bước vào một toà nhà lớn. Chẳng hề đắn đo, y gõ cửa căn phòng đầu tiên mà y gặp, rồi đứng ngay tại ngưỡng cửa, y báo ngay cho một viên chức ở đó biết rằng: Y, Rêsát Vêli, hay Risa Vêlinh, hay OX-13, chính là gián điệp của nước ấy nước ấy, và được phái sang đây để tiến hành một nhiệm vụ đặc biệt.
Danh tiếng của đại cường quốc quả là có một tác động kỳ lạ đối với người viên chức nọ: vừa nghe thấy cái tên ấy, anh ta không còn chú ý gì đến hai tiếng "gián điệp" nữa, mà vội vàng đứng phắt dậy, cúi rạp người trước Rêsát Vêli, kính cẩn tự giới thiệu tên tuổi và chức vụ của mình.
-Rất hân hạnh được quen biết ngài! Xin mời ngài ngồi! - anh ta nhắc lại với giọng đầy xúc động.
Không! Rêsát Vêli quả là không nhầm khi nghĩ về cái dân tộc đáng quý này! Ngay cả với một tên gián điệp họ vẫn tiếp đón với nụ cười niềm nở! Y rút thuốc lá ra mời người viên chức, đoạn ngồi xuống ghế và bắt đầu nói:
-Tôi là điệp viên OX-13. Tôi được phái sang đây với mật danh là Risa...
-Thưa, chúng tôi có thể giúp gì cho ngài? - người viên chức nhã nhặn ngắt lời y - Ngài cần gì ở chúng tôi ạ?
Rêsát Vêli chưng hửng:
-Nhưng tôi là... gián điệp mà! - y do dự kéo dài giọng.
-à, tốt lắm!... - nhân viên nọ suy nghĩ - Chắc ngài muốn làm việc cho chúng tôi phải không ạ? - rồi không đợi trả lời, anh ta nở một nụ cười đon đả nói tiếp - Vậy xin mời ngài lên tầng 2, phòng 228 ạ!
Tại phòng số 228, người ta nghe Rêsát Vêli một cách hết sức chăm chú, rồi cuối cùng hỏi y:
-Thế nhiệm vụ của ngài là gì?
-Ðặt mìn gây các vụ nổ ngầm - Rêsát Vêli đáp.
-Bộ phận của chúng tôi hiện nay đã được bổ sung đầy đủ. Trong thời gian tới chắc cũng chưa có chỗ khuyết. Nên rất tiếc chúng tôi không thể bố trí cho ngài việc gì được!
       Nhà tình báo nổi tiếng, vốn là người hết sức bình tĩnh, nghe thấy thế bỗng cảm thấy thần kinh của mình không còn được bình thường nữa. Y nói như hét:
-Nhưng tôi đã nói với các ngài rằng tôi là một điệp viên! một tên gián điệp!...
-Tuyệt lắm! Nhưng ngài muốn gì ở chúng tôi? Ngài muốn chúng tôi che chở cho ngài ư?
-Nhưng tôi là một điệp viên nước ngoài! Chả lẽ ở đây không có ai giải quyết vấn đề của tôi cả hay sao? - rồi bằng một giọng run run, Rêsát Vêli nói tiếp - Tôi sẽ khai hết tất cả các điều bí mật!
-á, à! Thế thì lại là chuyện khác! Nếu vậy xin ngài quá bộ leo lên một tầng nữa, sau đó rẽ tay phải, rồi đi theo hành lang đến căn phòng cuối cùng. ở đó người ta phụ trách các vấn đề nổ mìn.
Rêsát Vêli leo lên tầng 3.
-Thưa ngài, tôi là nhân viên tình báo...
Viên quan chức ngồi ở bàn thậm chí không thèm ngẩng đầu lên.
-Ai bảo ông đến đây?
-Không ai cả, tôi tự đến...
Viên quan chức tức giận rời mắt khỏi đống giấy tờ:
-Tôi hỏi, ai chỉ cho ông đến phòng tôi?

-ở phòng 228 người ta cho tôi biết là ngài phụ trách vấn đề nổ mìn.

-Vâng, đúng rồi! Nhưng nổ mìn cũng có nhiều cách khác nhau.
-Tôi chuyên về phá cầu.
-Ðấy! Ông thấy chưa? Nếu thế thì lại không thuộc bộ phận chúng tôi! Mìn là mìn, mà cầu là cầu chứ!...
-Thế thì tôi phải đến gặp ai ạ?
-Gặp ai ấy à? - viên quan chức suy nghĩ một lát rồi đáp - à, phải rồi! Ông hãy lên tầng 4, ở đó họ sẽ chỉ dẫn cho!
Khoảng 10' sau, Rêsát Vêli đã ngồi trong một căn phòng khác và đang trình bày. Người ta nghe y rất chăm chú rồi hỏi y:
-Ngài chuyên làm nổ các loại cầu gì?
Nghe hỏi thế Rêsát Vêli cảm thấy như chính mình cũng sắp bị nổ tung.
-Sao? Chả lẽ các ngài không biết có những loại cầu gì nữa hay sao?
-Chúng tôi biết. Cầu thì có cầu đá, cầu bê tông, cầu gỗ... Nhưng mỗi loại cầu chúng tôi có bộ phận nghiên cứu riêng.
-Nếu vậy, tôi chuyên về cầu bê tông - Rêsát Vêli thú nhận.
-Nếu thế thì ngài đến nhầm chỗ rồi! Ngài phải lên tầng năm, phòng số 501 cơ! ở đó họ phụ trách vấn đề của ngài.
Sau khi nghe Rêsát Vêli trình bày, viên quan chức phòng 501 suy nghĩ một lát rồi cầm lấy máy điện thoại.
-Bẩm ngài!... Có một người đến chỗ chúng tôi tự xưng là điệp viên và khai ra biết làm nổ các cầu bê tông. Xin ngài cho biết phải xử trí với anh ta thế nào ạ? Dạ... dạ! Bẩm vâng ạ! Và với vẻ hài lòng, anh ta quay sang Rêsát Vêli, lúc này bỗng thấy hy vọng là chuyện của mình sẽ được giải quyết - Tốt nhất là ngài hãy làm theo lời khuyên của cấp trên chúng tôi và hãy tìm gặp ngài Hasim.
Ngài Hasim chăm chú lắng nghe từ đầu đến cuối câu chuyện của Rêsát Vêli rồi hỏi:
-Xin lỗi, ngài có thể cho biết ngài phá nổ cầu bằng phương pháp gì không ạ?
Rêsát Vêli nóng bừng mặt:
-Nhưng... bằng phương pháp nào thì các ngài cần gì phải biết?
-Xin ngài hãy bình tĩnh...! E... hèm! Ngài bảo ngài là một điệp viên mà ngài lại dễ xúc động quá!... E... hèm... Chắc ngài cũng biết rằng ở chỗ chúng tôi người nào thần kinh không vững thì không thể làm việc được... Tại sao tôi hỏi ngài như thế? Là vì đặt thuốc nổ có dây cháy chậm rồi châm ngòi là một chuyện, còn gài mìn giờ, hoặc mìn điều khiển theo cự ly lại là chuyện khác! Mỗi cách chúng tôi có bộ phận phụ trách riêng...
-Tôi có thể sử dụng cả hai cách! - Rêsát Vêli cáu tiết quát - Tôi là điệp viên! Các ngài có hiểu không? Một điệp viên ngoại hạng! Tôi biết làm tất cả! Các ngài rõ chưa?
-Nếu vậy, đó không phải vấn đề chúng tôi phụ trách! Xin mời ngài xuống tầng một, phòng thứ ba, bên phải cơ ạ!
Tuy đã gần như tuyệt vọng, nhưng Rêsát Vêli vấn kể lại từ đầu đến cuối. Giọng y đã uể oải, chán nản. Viên quan chức cửa phòng ba, bên phải, tầng một, vừa nghe y nói, vừa đổi chân luôn luôn, ra chừng khó chịu. Y đã đứng lên mặc áo măng tô, chốc chốc lại liếc nhìn đồng hồ.
-Tốt lắm, ông bạn thân mến ạ! Mọi việc rõ cả rồi. Nhưng sao ông đến muộn quá vậy? Giờ làm việc hết mất rồi! Văn phòng đã đóng cửa. Mà chuyện của ông lại rất quan trọng và đòi hỏi mất nhiều thời gian!...
-Nhưng có phải lỗi tại tôi đâu! Suốt ngày tôi cứ bị người ta đuổi đi hết phòng này đến phòng khác.
-ồ, ông bạn ạ! Tôi rất hiểu ông. Nhưng ông cũng phải hiểu cho tôi chứ! Là hết giờ làm việc mất rồi!
Rêsát Vêli há hốc mồm. Nhưng viên quan chức đã bước ra phía cửa.
-Thôi, xin lỗi ông bạn! Ngày mai thế nào ông cũng đến nhé! Nhưng nhớ đến sớm một chút đấy!
Rêsát Vêli, tức Risa Vêlinh, cũng tức điệp viên trứ danh OX-13, vừa mệt mỏi lê bước trên phố vừa miên man suy nghĩ: "Thế là rút cuộc ta không thoát khỏi cái trò chơi quái gở này... Lại phải tiếp tục cái công việc quái gở... Và hơn nữa, lại ở cái đất nước cũng hết sức quái gở này!...".

 Trích trong truyện "Những người thích đùa"


Tổng số lượt xem trang