ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

 Kỳ 27.Chữa bệnh bằng máy sấy tóc

 BS Huỳnh Hải

-------------------------------------------------------------------



--------------------------------------------------------------------
 Kỳ 27

ĐỘNG TÁC CÓ ÍCH CHO BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Như chúng ta biết bệnh giãn tĩnh mạch là bệnh của tư thế. Người đứng tại chỗ nhiều giờ trong ngày, và liên tục trong một thời gian dài sẽ làm các tĩnh mạch hạ chi giãn ra, các van không kín, làm máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch nông ở chân. Ngoài việc điều trị bằng thuốc giúp bền thành tĩnh mạch, ăn rau lá xanh, trái cây có nhiều rutin và vitamin C, tránh đứng ngồi tại chỗ lâu còn có một động tác đơn giản giúp máu trở về tim tốt, tạo điều kiện cho kích thước lòng tĩnh mạch nhỏ lại, giúp các van bên trong tĩnh mạch chân hoạt động bình thường. Đó là động tác nằm ngữa, hai chân đưa lên cao và tựa lên tường. Các bạn gát hai chân càng thẳng góc với thân mình thì càng tốt. Thời gian thực hiện động tác này, có thể một hoặc hai lần trong ngày, mỗi lần khoảng năm đến mười phút. Trong khi làm động tác gát chân, các bạn có thể xoa hai bên háng ( vùng khớp đùi chậu ), co duổi mười ngón chân, gập duổi cổ chân để giúp máu lưu thông tốt ở hai chân. Các bạn có thể vừa tranh thủ đọc báo, hoặc massage mặt…Để tăng cường tác dụng cho động tác này các bạn đặt hai lòng bàn tay ôm lấy đùi trái ( gần khớp háng trái ). Sau đó co chân trái lại, đồng thời dùng hai lòng bàn tay vuốt từ đùi xuống cổ chân, bàn và ngón chân. Tiếp theo duổi thẳng chân trái ra, hai lòng bàn tay vuốt ngược lại từ cổ chân lên đùi. Sau khi thực hiện nhiều lần các bạn đổi sang chân phải. Động tác cải tiến này sẽ tăng cường máu chảy về tim và giúp bạn có cảm giác rất dễ chịu.

BỆNH DO TƯ THẾ
Trước khi xem những hình về tư thế sai sau đây các bạn nên nhớ lại những nguyên tắc của cách ngồi và đứng đúng. Tư thế đúng sẽ giúp các cơ và dây chằng không bị co, căng, các dây thần kinh và mạch máu không bị chèn ép. Tư thế đúng gồm những điểm mấu chốt sau: cột sống phải thẳng, cột sống cổ và cột sống ngực phải thẳng hàng, đầu phải thẳng và ở giữa hai vai, hai vai phải có độ cao bằng nhau, hai vai không được nâng lên hoặc quá chùn xuống mà phải thư giản, hai mào của xương chậu phải ngang bằng nhau, khi ngồi trên ghế đùi phải song song với mặt đất, không ngồi gát chân, không tréo chân, khi đứng hai gối phải thẳng, trọng lượng phải đặt đều trên hai bàn chân, hai đầu gối phải ngang bằng nhau, tránh đứng một chân. Khi ngồi tránh chạm, tựa mạnh một điểm nào của cơ thể vào đồ vật xung quanh. Khi làm việc cũng cần chú ý đến những nguyên tắc của tư thế đúng, và tránh tình trạng căng các cơ. Ngay đến lúc nằm ngũ, tư thế cũng là nguyên nhân gây bệnh. Gối, nệm cũng góp phần trong những bệnh do tư thế ( đau mõi gáy, vai tay, nhức mình..) sau khi thức giấc. Khi nâng vật nặng các bạn nên đứng gần và đối diện với vật, rùn hai gối và ôm sát vật vào mình để nâng lên. Bây giờ thì các bạn nhìn những hình dưới đây, các bạn sẽ nhận ra ngay những điểm nào sai, những vùng nào bị căng, đau , mõi và các bạn sẽ tránh được các bệnh do tư thế sai gây ra

MỘT TRƯỜNG HỢP BỊ HUYẾT TRẮNG KÉO DÀI
    Một cô gái mười chín tuổi đến khám với lý do là bị huyết trắng. Tình trạng này kéo dài hai năm. Trước đó bệnh nhân điều trị nhiều nơi kể cả ở những bệnh viện lớn. Bệnh có lúc giảm nhưng rồi lại tái phát. Hỏi ra bệnh nhân quê ở Đồng tháp, lúc mười hai đến mười lăm tuổi hay lội dưới nước để kéo lưới cùng gia đình để bắt cá. Đến khi lên thành phố, người nhà dẩn cô đi điều trị. Sau khi cho xét nghiệm huyết trắng, kết quả là vi khuẩn gram âm, trùng roi âm đạo, nấm Candia albican đều dương tính. Sau đó tôi đã gửi bệnh nhân này lên bệnh viện phụ sản Từ Dũ đế điều trị.

 ĐAU CỔ TAY
    Một bệnh nhân nữ khác ba mươi bốn tuổi đến khám bệnh với lý do đau cổ tay phải hơn hai tháng. Bệnh nhân đã tự mua thuốc uống hơn mười ngày, tình trạng đau cổ tay giảm rồi tái phát. Sau đó cô đến khám tại phòng khám khu vực gần nhà, đau vẫn không dứt. Tôi cho chụp X quang cổ tay phải, kết quả xương khớp vùng cổ tay bình thường. Hỏi ra mới biết nghề nghiệp cô là thợ may, nhưng không dùng máy may mà chỉ may bằng tay. Tôi hỏi sao cô không dùng máy may cho tiện hơn. Cô cho biết vì sản phẩm là áo Kimono chỉ may được bằng tay thôi. Cô đã may gần bốn tháng và cổ tay đau hơn ba tuần. Động tác may thật nhẹ nhàng, nhưng lập lại quá nhiều lần trong ngày và liên tục trong thời gian dài nên dây chằng, cơ cẳng tay vận động cùng một tư thế không biết bao nhiều lần. Cuối cùng là gây mỏi và đau cổ tay. Và các bạn đã biết một khi nguyên nhân gây bệnh chấm dứt thì bệnh không còn lý do để tồn tại. Trường hợp này, bệnh nhân phải để cổ tay phải nghỉ ngơi, bôi thuốc, uống thuốc chắc chắn vùng cổ tay sẽ trở lại bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang