ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Hột đu đủ trị gai cột sống 

Hiện nay, số đàn ông trung niên bị đau lưng đến điều trị ở các phòng châm cứu khá đông, có người đau ê ẩm, có người đau dữ dội đến mức không thể đi làm việc được. Lưng đau do nhiều nguyên nhân, trong đó có gai cột sống cũng là một nguyên nhân thường gặp.
Trước đây khi chưa có phổ biến phòng chụp X quang, việc chẩn đoán lưng đau do gai cột sống là điều rất khó và cũng ít được nhắc đến. Tuy nhiên, khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, chứng đau lưng do gai cột sống lại được biết rất nhiều. Thật sự có đúng như vậy hay không là chuyện khác. Bệnh nhân sau khi chụp X quang xong, nhân viên chụp không ghi kết quả, mà chỉ nói với bệnh nhân về đưa bác sĩ điều trị xem, thế nhưng khi đem về có vị bảo có gai, có vị bảo không có gai... không biết thực hư ra sao? Có nhiều người đau lưng do nguyên nhân khác, có vị nói có gai gây ra đau, chỉ sau mấy ngày dùng thuốc là hết đau và thầy thuốc bảo là hết gai!
    Gai cột sống chúng tôi thường gặp ở các bệnh nhân trung niên, thường xuyên phải làm việc nặng: bốc vác, phụ hồ...
Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, chúng tôi tìm ra được phương pháp điều trị gai cột sống khá đơn giản nhưng khá hiệu quả, đó là dùng hột đu đủ.
     Quả đu đủ hơi chín (tốt nhất là loại vừa chín tới, còn hơi hường), bổ ra chỉ lấy hột, lượng dùng nhiều hay ít tùy vùng bệnh. Cho vào một cái rổ hoặc rá, dùng tay xát nhẹ cho bong lớp màng trắng, chỉ lấy hột. Xong giã nát, để vào miếng vải, đắp lên chỗ có gai nếu biết đích xác, còn không thì đắp vào vùng thường gây đau nhức. Đắp như vậy khoảng 30 phút thì bỏ ra, đừng để quá lâu, vùng đắp thuốc có thể bị phỏng nhẹ.    
     Mỗi ngày đắp một lần, làm liên tục trong 20-30 ngày. Sau khi đắp khoảng 14 ngày, dùng một quả banh lông (banh tennis hoặc trái banh các em gái thường dùng đánh chuyền) cọ xát vào lưng, vùng có gai theo cách sau: Đứng dựa lưng sát vào tường, đặt quả banh lông vào vùng có gai (hoặc vùng đau), cho banh áp vào lưng và tường. Từ từ đẩy thân người lên xuống dựa trên độ lăn của quả banh, tạo nên sự cọ xát giữa banh và chỗ có gai. Làm như vậy khoảng 20-30 lần, mỗi ngày làm 1-2 lần như vậy. Thường sau 30 ngày đắp thuốc, chúng tôi cho chụp X quang lại để so sánh với hình chụp trước khi đắp thuốc. Đa số có kết quả tốt. Có bệnh nhân hết hẳn gai. Có bệnh nhân gai nhỏ lại, phải làm thêm đợt đắp thuốc nữa mới khỏi. Thường chỉ làm như vậy 1-2 đợt là có kết quả. Có một số trường hợp phải làm đến đợt thứ 3 mới khỏi.
Lương Y Hoàng Duy Tân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang