ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Kỳ 6. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
   BS Huỳnh Hải

                                       "Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
                                        Ta có thêm ngày mới để yêu thương"

Kỳ 6

MỎI CÁNH TAY PHẢI
Có lúc tôi có cảm giác mỏi hết cả vai, cánh tay bên phải. Tôi xoa bóp bằng các loại pomade, gel có chất kháng viêm, giảm đau, có uống thuốc.. nhưng chỉ bớt được vài hôm rồi mỏi trở lại. Tôi “ ăn quen “, dùng máy sấy tóc hơ nóng tay phải nhưng cũng không kết quả. Nằm đêm, ngẩm nghĩ lại xem mình có xách , có khiêng, kéo một vật gì nặng không. Có tập thể dục, tập tạ hoặc ngũ có chèn ép tay phải không. Tuyệt nhiên không. Vậy thì tại sao lại tê chỉ mỗi một tay phải. Chợt nhớ ra gần đây, tôi có làm việc trên máy vi tính mỗi ngày ba giờ và kéo dài hơn nửa tháng. Mà tại sao tay trái lại không mõi ? Bởi vì bàn tay phải xử dụng chuột vi tính. Tư thế tay phải có dang ra xa với thân mình một góc khoảng 45 độ trong khi tay trái thì sát thân mình hơn. Và các bạn biết không chỉ một yếu tố nhỏ tưởng chừng như không đáng kể vậy mà đưa đến mỏi tay phải kéo dài dù đã xử dụng nhiều biện pháp. Suy nghĩ như vậy, tôi kéo chuột vi tính lại gần, cánh tay phải sát thân mình như tay trái. Chỉ vài hôm là vai và tay phải trở lại bình thường! Các bạn xử dụng vi tính có gặp tình trạng mỏi tay phải như tôi không, các bạn hãy chỉnh tư thế lại để hai cánh tay cùng sát với thân các bạn sẽ không còn mỏi tay nữa trong một thời gian rất ngắn.


ĐANG NGŨ BỊ TÊ TAY
Thỉnh thoảng có bệnh nhân đến khám bệnh lý do là đang ngũ có cảm giác tê rần vùng gáy và hết một bên tay ( từ vai xuống đến các ngón tay ). Cảm giác tê rất khó chịu có thể kéo dài sau khi thức dậy. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Thường là bệnh nhân ngũ gối quá cao, hoặc tư thế ngũ ngoẹo đầu làm cho một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép. Như các bạn biết cách giải quyết là tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Ở đây bệnh nhân được khuyên nên ngũ gối thấp để cột sống cổ thẳng với cột sống ngực, và tư thế ngũ phải được điều chỉnh lại, Không được ngũ nằm sấp. Nên nằm nghiêng phải và nằm ngữa. Nằm nghiêng thì phải chỉnh gối sau cho cột sống cổ thẳng với cột sống ngực. Khi nằm nghiêng, gối phải cao hơn lúc nằm ngữa một chút. Nhưng tất cả những biện pháp đó là việc sau này. Còn ngay khi đang ngũ bị tê gáy và tay thì phải làm sao để chấm dứt ngay cảm giác khó chịu này? Các bạn chỉ cần nằm ngữa, bỏ gối, dang các ngón tay ra và duổi thẳng tay bên tê xuống phía dưới. Đồng thời đầu và cổ kéo thẳng lên trên ( hướng đối nghịch với hướng di chuyển của tay ). Các bạn giữ tư thể này sáu giây ( sáu tiếng đếm thầm: 1,2,3,4,5,6 ). Sau đó trở về tư thế nằm ngữa thư giản bình thường. Rồi các bạn lập lại động tác trên khoảng 5 lần. Sau đó dùng tay không tê bóp và vuốt mạnh tay tê từ phía trên cánh tay xuống tận bàn tay, ngón tay nhiều lần. Cảm giác tê sau gáy và tê cả cánh tay giảm một cách ấn tượng rồi chấm dứt nếu các bạn thực hiện thêm vài động tác nữa.


Giặc sau lưng nhà ngươi


Ngoài người bạn đời đang sống với tôi, tôi còn một bạn đời khác nữa cũng ở chung nhà. Đó là chiếc gối kê đầu. Chiếc gối có thể thay đổi, nhưng chiếc gối từ lúc tôi còn sơ sinh rồi hậu thân của nó đã cùng tôi sống gần 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời. Trên thị trường có nhiều loại gối. Cái thì to, nhỏ, mềm, cứng khác nhau, chất liệu cái thì bằng tre đan, bằng gỗ, gòn bọc vải, gối hơi, gối nước. Về hình dạng cũng nhiều vẽ. Cái thì hình vuông, chữ nhật, hình nửa vầng trăng,hình trái tim. Đa số chiếc gối có độ dày bằng nhau, có loại lõm nhẹ ở giữa. Bạn chọn chiếc gối nào đây?. Có những chiếc gối đặc biệt hơn. Gối được dồn bằng những dược thảo giúp ngũ ngon giấc. Chiếc gối của cố thi sĩ Huy Cận trong tác phẩm ngậm ngùi “ Tay em anh hãy tựa đầu ”. Cái gối mà Lữ đồng Tân, anh học trò Trung Quốc ngày xưa đi lên kinh đô ứng thí, dọc đường vào quán trọ nghỉ đêm. Tình cờ anh học trò quen một đạo sĩ, được đạo sĩ cho mượn cái túi kê đầu. Lũ tiên sinh mơ một giấc mơ: được thi đậu Trạng nguyên, có vợ con, sống một cuộc đời vinh hoa phú quý, đến tuổi già rồi mất. Giật mình thức dậy, thì nồi kê chủ quán nấu vẫn còn chưa chín ( giấc Hoàng lương ). Hồi còn trẻ thì ngũ gối nào cũng được. Đến lúc có tuổi rồi, nhiều khi thức dậy cảm thấy mình mẩy đau nhức, tay tê, mõi cổ. Nhất là ở vùng gáy, rất khó chịu. Rồi tôi thay hết gối này đến gối khác. Bà xã cũng chiều, tháo chỉ ra, lấy bớt gòn, khi lại thêm gòn vào. Nhiều lần như vậy, bây giờ tôi mới chọn được cho mình một cái gối. Có những bệnh nhân cũng “ kén gối ” như tôi than khi thức dậy đau sau gáy, đau vai, mỏi cổ, tê tay …Những bệnh nhân này đã vái tứ phương, uống thuốc Tây, rồi Đông dược, đi châm cứu, vật lý trị liệu kéo cổ bằng tạ, chạy tia laser công suất thấp, day ấn huyệt…
Thưa các bạn đến đây tôi nhớ đến câu chuyện nỏ thần Kim Quy. Triệu Đà làm vua đất Nam hải nhiều lần đem quân sang xâm chiếm đất Âu lạc nhưng không được vì vua Âu lạc là An dương Vương có nỏ thần. Triệu Đà lập mưu, hỏi cưới Mỵ nương là công chúa Âu lạc cho con mình là Trọng Thủy. Trọng thủy dựa vào lòng tin của vợ gạt tráo nỏ thần. Triệu Đà lại đem quân tấn công thành Cổ loa. Mất nỏ thần, An dương Vương thua trận, lên ngựa tháo chạy, chở theo con là Mỵ nương. Đến Dạ sơn gần bờ biển. An dương Vương ngữa mặt lên trời cầu khẩn. Thần Kim Quy xuất hiện chỉ tay bảo rằng “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi ”. Tương tự như vậy, nguyên nhân làm bạn đau vai, mỏi đau cổ, tê tay… là ở chiếc gối mà bạn đang ngũ. Thường thì nguyên nhân là chiếc gối bạn quá cao, cột sống cổ gập góc với cột sống ngực. Nhiều bạn còn thấy chưa đũ dose, thêm vào một cái gối nữa, hoặc bẻ gập chiếc gối lại cho cao thêm. Những tình huống có thể xảy ra là chèn ép thần kinh cổ cánh tay, chèn ép động mạch cảnh, căng các cơ và dây chằng xung quanh. Ngũ gối quá cao, gập cổ lâu ngày còn là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm. Nhiều chiếc gối được thiết kế phần tựa đầu lên thì thấp, phần tiếp xúc với cổ thì cao hơn để cơ cạnh cột sống cổ có chỗ tựa. Theo tôi nghĩ mỗi người đều nên có một cái gối thích hợp với mình. Buổi sáng sau khi thức giấc, vùng đầu cổ vai, tay phải dễ chịu. Đồng thời các bạn phải dựa trên những nguyên tắc : khi nằm lên gối, cột sống cổ của bạn phải thẳng với cột sống ngực, do đó trước tiên là gối phải thấp. Nhưng có 1 điểm tế nhị là khi các bạn nằm nghiêng do phải tựa vai lên sàn, nên độ cao gối phải cao hơn chiếc gối mà các bạn nằm ngữa. Như vậy khi ngũ lúc thì nằm ngữa, khi thì nằm nghiêng, phải làm sao đây? Các bạn hãy tự tìm một chiếc gối lý tưởng cho mình. Còn chiếc gối của tôi hiện giờ là một cái khăn xếp đôi lại cao khoảng 3cm khi nằm ngữa. Khi nào đổi tư thế nghiêng thì tôi phải nhấc đầu lên và xếp khăn gấp rưởi ( 4 cm ). Và dưới cổ tôi lót thêm một cái khăn mềm xếp lại để cơ cổ có chỗ tựa. Thế là ổn, “ người bạn đời ” thứ hai của tôi đã được “ định hình ”! Buổi sáng sau khi thức dậy, những rắc rối ở vùng cổ giảm đi gần như hết hẵn.

ĐÔNG VÀ TÂY Y
Trước hai chữ Đông y và Tây y, đa số chúng ta nghĩ đây là 2 nền y học khác biệt. Một bên Đông y được bắt nguồn từ các nước Trung Hoa, Ấn độ, Tây tạng, Việt nam và Tây y là nền y học phương Tây mà ông tổ y học Tây phương là Hypocrate. Nói đến Tây y là nói đến thuốc viên, chích, dịch truyền và đến phòng xét nghiệm và các phương tiện chẩn đoán: X quang, siêu âm, CT… Còn Đông y gắn liền với lý thuyết Âm Dương, Ngũ hành với thuốc thang, thuốc sắc, cao đơn hoàn tán, châm cứu day ấn huyệt…Nguyên tắc “ Thân thổ bất nhị ”, người ở đâu uống thuốc đó là rất hợp quy luật thiên nhiên là một nguyên tắc được đề cao ở các tác phẩm y học Trung Quốc. Nhưng thưa các bạn đó là quan điểm xưa, còn bây giờ thì khác hẵn. Trong bệnh viện Tây y vẫn có khoa Y học cổ truyền có châm cứu. Trong Bệnh viện Y học cổ truyền cũng có phòng xét nghiệm, X quang siêu âm…Người phương Đông uống, chích thuốc Tây y vẫn có kết quả điều trị tốt. Còn người Âu, Mỹ uống thuốc Đông y hoặc châm cứu vẫn không mất phần hiệu nghiệm. Thuốc Đông y ở Trung Quốc đã được điều chế thành thuốc viên, thuốc chích. Cây kim châm cứu đã biến thành những máy điện châm, tia Laser công suất thấp…Quan niệm Đông y Tây y không còn tính cách khắc khe, cách biệt. Nhiều dược phẩm được phối hợp như Ankitamol ( Paracetamol + Xuyên khung + Bạch chỉ ), Rumafar…có tác dụng điều trị rất tốt. Tôi nghĩ khi bệnh chúng ta không nên quá câu nệ Đông Tây y. Bất cứ nền y học, thuốc men, phương cách nào giúp con người vượt qua bệnh tật đều có thể được chấp nhận được. Nếu các bạn đồng ý quan điểm trên thì tôi xin được bổ sung trong phần kinh nghiệm điều trị bệnh trỉ là các bạn có thể bôi thêm một trong những pommade : Preparation H hay Proctosone lên tổn thường trĩ mỗi ngày 3 lần để rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang