ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

 Kỳ 10. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
     BS Huỳnh Hải

----------------------------------------------------------------------------


"Đừng tham lam vơ vét
Không ích kỷ góp gom
Chớ tay khóa tay hòm
Chung quanh người nghèo khó

 Trời cho ai nấy nhận
 Đi mấy cũng đường trần
 Cần nhất vẫn tình thân
 Không cho làm sao nhận ?"
      
  Trích thơ của Ý Nga
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kỳ 10
RƯỢU CŨ TIỄN KHÁCH MỚI



Như trong lời giới thiệu, tôi kể cho bạn câu chuyện của bản thân, tôi đã dùng máy sấy tóc để chữa bệnh Sốt rét cho mình vô cùng hiệu quả. Thỉnh thoảng trong đầu tôi vẫn nghĩ , không biết tại sao hơi nóng tác động trên cơ thể có thể giải quyết được một bệnh nhiễm ký sinh trùng. Dĩ nhiên sức nóng từ máy sấy tóc không thể là kháng sinh ( tương tự như Chloroquin, Fancidar ) được. Nhưng tại sao cắt được cơn Sốt rét, tại sao lại có thể chấm dứt bệnh Sốt rét??? Chỉ còn một cơ chế nữa là khi hơi nóng tác động trên cột sống, nơi xuất phát những dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm đã làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhưng tăng sức đề kháng cơ thể theo cơ chế nào thì thật là tôi không có điều kiện, trình độ để nghiên cứu cho ra lẽ. Trên thực tế tôi đã hướng dẩn vài bệnh nhân và họ cũng có được kết quả tốt như tôi. Kinh nghiệm điều trị sốt rét bằng cách dùng máy sấy tóc chưa được thực hiện trên nhiều người, nhưng vì đặc điểm đơn giản là bệnh nhân có thể tự mình áp dụng tại nhà, thu được kết quả tốt. Đồng thời hầu như không có tác dụng phụ nên tôi ghi lại đây. Có thể một lúc nào đó có ích lợi cho các bạn chăng.
Sau đây tôi xin nói rõ hơn về cách sử dụng máy sấy tóc để cắt và ngừa cơn sốt rét: Trước hết các bạn xác định 2 huyệt Đại chùy và Đào đạo ( ngồi thẳng lưng cúi đầu ra phía trước, dùng lòng các đầu ngón tay T đặt phía trên và giữa cột sống cổ di chuyển từ chân tóc xuống dần, khi chạm vào một chỗ lồi cao nhất ở vùng cổ thì đó là mỏm gai của đốt sống cổ C7. Giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống D1, đốt sống ngay dưới C7, là huyệt Đại chùy. Giữa đốt sống ngực D1 và D2 là huyệt Đào đạo. Các bạn có thể xác định sai vị trí huyệt một chút nhưng khi châm kim và hơ nóng vào vẫn cắt được cơn sốt rét. Sau đó dùng kim châm cứu châm vào hai huyệt trên với độ sâu 2mm ( tuyệt đối không châm sâu vì bên dưới là tủy sống ). Để kim châm cứu đúng độ sâu, các bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ cầm kim cách đầu mũi kim 2mm rồi châm vào da rút kim ra ngay. Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp mạnh quanh vị trí vừa châm như động tác nặn máu. Cuối cùng là dùng máy sấy tóc hơ nóng dọc cột sống từ trên xuống dưới khoảng mười phút ( chủ yếu là hơ vùng huyệt Đại chùy và Đào đạo ). Cảm giác sau khi hơ nóng vùng châm cứu nóng ran lên ( cảm giác nóng tại chỗ này giảm dần sau ba mươi phút ). Mỗi ngày có thể áp dụng từ một đến ba lần. Hy vọng máy sấy tóc không chỉ làm đẹp cho quý cô quý bà mà còn dùng để chữa bệnh cho bạn nữa.

LẠI MỘT TÌ NỮ NỮA XUẤT SẮC TRONG VAI




Tôi chưa hề bị đau vùng thượng vị ( vùng giữa rốn và chớn thủy ), nhưng ở vị trí này tôi có một cảm giác vô cùng khó chịu từ năm hai mươi tuổi và kéo dài hơn hai mươi năm!. Thường xuyên có cảm giác cồn cào, xót ruột, xót đến nỗi như có ai đang dùng một vật gì đó nạo bên trong ruột. Cảm giác này lúc chịu được, lúc lại tăng cường độ, thật tôi chỉ muốn bứt luôn cả phần khó chịu đó ra. Tôi đã đi khám bệnh nhiều nơi, được chẩn đoán là viêm dạ dày, thiểu năng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa cho uống thuốc đũ thứ thuốc cũng không bớt. Đổi qua Đông dược, thuốc thang, mỗi lần uống phải bịt mũi, sau uống phải ăn một trái cà na, cánh chỉ cho bớt đắng miệng. Mà bệnh vẫn cứ còn. Có vài lần đi thày châm cứu, ông thày châm 1 huyệt ở giữa rốn và mũi xương ức ( có lẽ là huyệt Trung Quản ) và hai huyệt ở mặt trong cẳng chân, phía trên mắt cá trong ( huyệt Tam âm giao? ), sau đó dùng ngải cứu cứu lên những huyệt trên. Những lần đó tôi có giảm vài ngày rồi khó chịu như cũ. Đến khi bước vào nghề y, ngồi khám bệnh đôi lúc gặp bệnh nhân có giống hệt triệu chứng của mình. Những bệnh nhân này cũng đã viếng nhiều thày, uống nhiều thuốc. Nhìn nét mặt bệnh nhân nhăn nhó, tôi hết sức thông cảm vì chính mình đã và đang chịu đựng. Cho bệnh nhân đi nội soi, được trả lời : viêm sung huyết dạ dày. Tôi lại cũng cho thuốc băng dạ dày, ức chế thụ thể H2, thuốc an thần, bổ…Bệnh nhân đến với tôi vài lần, không bớt rồi không thấy đến nữa. Tôi rất buồn vì không tìm ra được nguyên nhân và sự điều trị thích hợp cho mình và cho người khác. Một hôm tình cờ may mắn đến với tôi. Trong khi xót ruột, cồn cào tưởng chừng như không chịu nỗi, nằm đã rồi lại ngồi dậy, tôi cung tay lại đấm mạnh vào vùng khó chịu ở bụng, đấm tương đối mạnh và liên tục để mong trấn áp được cảm giác kỳ quái đó. Bổng tôi ợ một cái và thấy dễ chịu ngay. Cứ đấm tiếp tục và ợ thêm nhiều lần nữa. Cuối cùng cảm giác như ai dùng thìa nạo vào bên trong ruột đã biến mất, bụng tôi có cảm giác hết sức nhẹ nhàng. Tôi tiếp tục đấm bụng mỗi lần có khó chịu và nhiều năm qua hình như tôi đã quên cái cảm giác xót xa ở bụng đã hành hạ tôi bao nhiêu năm trời. Từ đó, thỉnh thoảng phải nói là rất lâu tôi có gặp vài bệnh nhân có những triệu chứng và hoàn cảnh tương tự. Tôi hướng dẩn bệnh nhân đấm bụng, và các bạn tưởng tượng được sự hạnh phúc mà họ được lành bệnh. Tôi nghĩ rằng ở những người có trường hợp như tôi, niêm mạc dạ dày hoặc ruột có thể bị viêm, sung huyết, đồng thời với tình trạng chướng hơi ở tại chỗ làm căng các tổn thương, mạch máu tạo nên cảm giác cồn cào xót ruột dữ dội như vậy. Đấm bụng để kích thích nhu động của dạ dày và ruột đẩy hơi ra đến một nơi khác trên đường tiêu hóa hoặc đẩy hơi ra đằng miệng hoặc ra ngã hậu môn làm vùng đang khó chịu giảm ngay áp lực, các triệu chứng biến mất một cách ấn tượng. Về sau, xử dụng biện pháp Đấm bụng tôi còn chữa được nhiều bệnh khác. Tôi xin nói rõ về cách Đấm bụng , các bạn nắm tay phải lại thành hình quả đấm, ngón tay cái xuôi chiều với cẳng tay, rồi dùng mặt phẳng của nắm tay đấm vừa phải vào tại vùng đang đầy bụng, khó chịu hoặc đang bị đau. Thông thường đấm khoảng một trăm cái các bạn sẽ thấy kết quả. Thường triệu chứng giảm ngay sau khi ợ hoặc trung tiện. Nhưng cũng có khi không ợ, không trung tiện mà cảm giác khó chịu cũng bớt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang