ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Hãy thận trọng khi dùng thuốc giảm béo



     Thừa cân và béo phì đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hậu quả của thừa cân và béo phì là làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, goute... Ðể giảm bớt cân nặng, cần phải phối hợp nhiều biện pháp như ăn uống cân đối, hợp lý, tạo điều kiện cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao; hoạt động thể lực đều đặn kết hợp cả lao động chân tay và lao động trí óc. Không nên sử dụng thuốc giảm béo vì có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
Trên thị trường nước ta hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm béo mang nhãn hiệu của nhiều nước được đưa vào Việt Nam bằng các
đường khác nhau như Siva (Hàn Quốc), Everning (Mỹ), Cardichil (Italy), trà thảo dược (Ba Lan), Bestrim (Malaysia)... Nhu cầu giảm cân, giảm béo đang được nhiều người quan tâm, nhưng điều đáng quan tâm hơn đó là những tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tới tính mạng của con người. Hầu hết các loại thuốc giảm béo, trà giảm béo đều có chứa loại dược liệu gây chán ăn, làm người sử dụng không có cảm giác đói, khó ngủ, người mệt mỏi. Có một vài loại thuốc giảm béo dưới dạng túi trà, thảo dược gây tiêu chảy, mất nước, tụt huyết áp, rối loạn điện giải và có thể dẫn đến tử vong do trụy tim mạch. Tại Trung Quốc, loại thuốc giảm béo mang tên Slim-10 được bán rất chạy ở Thượng Hải đã gây tử vong cho 2 thiếu nữ (Slim-10 do một công ty tại Quảng Ðông, Trung Quốc sản xuất), trong thành phần có chất Fenfluramin Nicotinamite và 5 loại thảo dược khác. Thuốc được nhập vào Singapore từ tháng 12/2001 đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhiều người. Mới đây thuốc giảm béo Fenfluramin cũng đã gây tử vong cho một số người sử dụng ở Nhật Bản. Chất Fenfluramin đã bị Cơ quan kiểm tra Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm lưu hành từ năm 1997 vì có nhiều bằng chứng cho thấy chất này gây biến chứng đối với tim mạch, làm tổn thương chức năng gan, ảnh hưởng đến chức phận của tuyến giáp trạng. Gần đây Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia đã ban hành quyết định ngừng sử dụng bất cứ loại thuốc giảm cân nào cho đến khi chính phủ công bố danh sách các loại thuốc nhóm này được phép lưu hành. Tại Việt Nam, thanh tra Sở Y tế TPHCM đã phát hiện có những cơ sở bán Fenfluramin và tiến hành tịch thu vì đây là loại thuốc bất hợp pháp không được lưu hành trên thị trường. Ngoài ra còn một số loại thuốc khi đăng ký xin cấp phép, nhà sản xuất có ghi nhiều tác dụng trong đó có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên mọi người cần có kiến thức về những tác dụng phụ bất lợi của các loại thuốc giảm béo, trà giảm béo và không nên sử dụng bừa bãi.
Một chế độ ăn giảm năng lượng, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng, kết hợp với lao động, tập luyện đều đặn, thường xuyên, có nếp sống và sinh hoạt điều độ, lành mạnh sẽ là cách tốt nhất giúp những người thừa cân, béo phì giảm cân từ từ để có được vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.
TS. Thanh Châu
Nguồn : Báo SKDS

7 loại thuốc giảm béo gây hại của Trung Quốc
 

      Những thuốc này đã bị cấm ở một số nước và mới được liệt kê trên tờ Time của Mỹ. Chúng bị "kết tội" gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sử dụng, và thậm chí còn gây tử vong cho hàng chục người.

Đó là các thuốc:

1. JianFeijiaonang: Được bán tại Singapore với tên thương mại là Slim 10; ở Nhật Bản, nó được gọi là Onshido genpikono. Đây là sản phẩm của hãng Yuzhitang Health Product (Quảng Châu). Hiện nó bị cấm lưu hành ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vì đã gây tử vong cho 2 người. Ngôi sao truyền hình Singapore De Cruz cũng suýt chết vì dùng thuốc này.

2. Qingzhisu: Cũng là sản phẩm của Yuzhitang Health Product, đã bị cấm lưu hành ở Trung Quốc. Đến nay, đã có 2 người chết vì thuốc này.

3. Xian Zhizu: Do hãng Changqingchun (Trường Thanh Xuân) ở Huệ Châu sản xuất, được bán tại Nhật Bản với tên thương mại là Senomotokono Kigan. Do gây nên cái chết của 3 người, thuốc đã bị cấm lưu hành ở Nhật Bản và Trung Quốc.

4. Qingshenle: Cũng là sản phẩm của hãng Trường Thanh Xuân, đã bị cấm lưu hành tại Nhật Bản.

5. FenFluramini: Do hãng Baosham Pharmaceutical ở Thượng Hải sản xuất. Tại Nhật Bản, thuốc có tên thương mại là Ensan fuenfururamint và đã bị cấm lưu hành.

6. Chasu: Sản phẩm của hãng Meikang Health Products (tỉnh Hồ Nam), bị cấm lưu hành ở Nhật Bản (tên thương mại ở nước này là Chaso-kono).

7. Qianexiu: Do hãng Xiuyantang Benao Bioengingcring (Hồ Nam) sản xuất, đã bị cấm lưu hành tại Nhật Bản.

Nông Nghiệp Việt Nam (theo Time)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang