ĐO HUYẾT ÁP- VIỆC LÀM ĐẦU TIÊN
để
KHÁM BỆNH VÀ ĐỊNH BỆNH
theo Khí Công Y Đạo
để
KHÁM BỆNH VÀ ĐỊNH BỆNH
theo Khí Công Y Đạo
Theo Tây y huyết áp của một người nằm trong giới hạn lớn hơn hoặc bằng
90/60 mmHg và nhỏ hơn hoặc bằng 140/ 90 mmHg, nhịp tim từ 60- 80 lần/ phút coi
là bình thường. Nếu HA nhỏ hơn 90/60 mmHg coi là huyết áp thấp và lớn hơn 140/
90 mmHg coi là huyết áp cao.
KCYĐ quan niệm khác: Huyết áp coi như khí lực
trong cơ thể con người, do vậy huyết áp
phải phụ thuộc vào lứa tuổi.
Cách chữa đúng gốc bệnh cần phải bổ sung khí
huyết cho cơ thể đầy đủ, kết qủa điều trị phải được kiểm chứng bằng máy đo
huyết áp lọt vào tiêu chuẩn lứa tuổi thì bệnh mới mau khỏi.
Nếu ở
những độ tuổi tương ứng, người mà
có huyết áp cao hơn tiêu chuẩn gọi là huyết áp cao, chứ không phải theo Tây y trên
140 mmHg mới là huyết áp cao. Thí dụ trẻ
12 tuổi có huyết áp 130 mmHg là huyết áp ở tuổi trung niên, đối với tuổi
thiếu nhi là bị bệnh huyết áp cao, chính
điều này đã giải thích được tại sao trẻ em sẽ có hậu qủa như chảy máu cam, sốt
tê liệt, động kinh, bại não, tăng nhãn áp làm mắt trợn ngược.
Nếu
người trong hạn tuổi trung niên hay lão niên, có huyết áp thấp hơn tiêu chuẩn
qúa nhiều, chỉ bằng thiếu niên hay thiếu nhi, Tây y cho là tốt nhưng đối với
Đông y, khi khám bệnh bằng bắt mạch vẫn cho là thiếu khí huyết. Hậu qủa huyết áp thấp so với tuổi dẫn đến cơ thể suy
nhược từ từ, thiếu máu đi nuôi khắp cơ thể sinh ra bệnh đau nhức, thiếu máu
nuôi xương cốt sinh thoái hóa khớp, đĩa đệm, thiếu khí huyết lên đầu sinh chóng
mặt, hay quên, mắt mờ, tai lãng, kém ăn, mất ngủ là những bệnh thông thường của
bệnh huyết áp thấp chứ không riêng gì
của tuổi già. Nặng hơn nữa, giống như một cây lớn không đủ nước nuôi cây, cây
sẽ khô héo, lá cành không đủ nhựa, lá rụng, cành gẫy, nhựa cây khô tắc khiến
cây có nhiều cục u, trong cây rỗng. Con người cũng vậy, cơ thể có những bướu
nội tạng do khí huyết tắc nghẽn, nếu tắc nghẽn trên đầu do thiếu khí huyết gọi
là bệnh thiên đầu thống (migrain) hay bướu trên đầu, Tây y gọi là bướu não,
nghĩa là nửa đầu do khí huyết tắc không lên đầu, đau nhức bên trong đầu, dùng
ngón tay gõ bên ngoài bệnh nhân không có cảm giác đau, còn nửa đầu bên kia khí
huyết thông không bị đau, khi gõ vào da đầu có cảm giác (khác với trường
hợp huyết áp cao bị nhức đầu khi gõ vào
da đầu cảm thấy đau). Nếu có bướu trong nội tạng gọi là ung thư như ung thư Bao
tử, gan, lá lách, phổi, ruột, thận, xương, hạch…, nếu ung thư toàn thân gọi là
ung thư máu.
Theo Tây y,
nhiều người ở tuổi trung niên trở lên, có
huyết áp ở mức 100-110,Tây y đều cho là thật tốt, qúa lý tưởng, có biết
đâu rằng nó chính là thủ phạm gây ra đau nhức mỏi như phong thấp, còn trong cơ
thể có những bệnh do hậu qủa của huyết
áp thấp kể trên Tây y lại xem là chuyện khác không liên hệ gì với huyết áp.
KCYĐ đã chứng minh được
bằng thực nghiệm huyết áp trong cơ thể
con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ
không phải chỉ có áp lực của tim, trong đó có khí của Lục phủ, Ngũ tạng. Từ cổ
xưa Đông y cũng đã biết được khí của Tạng Phủ đều đi qua ống mạch ở cổ tay, do
vậy thông qua bắt mạch cổ tay người ta biết được bệnh của các Tạng, Phủ.
Huyết áp ở tay trái phụ thuộc vào khí
của tạng Tâm và Bao tử, huyết áp ở tay
phải phụ thuộc vào khí của tạng Tâm và Can.
Đo huyết áp hai tay trước và sau
khi ăn 30 phút còn tìm ra được sự chuyển hóa đúng, sai của chức năng Bao tử và
Can.
Khi đo huyết áp ở chân, số tâm thu của
huyết áp ở chân bình thường cao hơn từ
10 đến 20 mmHg so với ở tay là tốt , còn
số đo tâm trương có thể giống như ở tay và biểu hiện cho sự dãn nở của van tĩnh
mạch chân. Khác với tay, chân là bộ phận xa tim nhất, nên máu đi xuống chân
phải qua hệ thống các van tĩnh mạch một chiều mới trở về tim được. Khi van tĩnh
mạch hoạt động không hiệu quả thì máu đen trở về tim khó khăn, dẫn đến tình
trạng máu đỏ không thể dễ dàng đưa xuống chân, do đó chân sẽ dần bị tê liệt.
Khí Công Y Đạo
không những dùng máy đo để biết huyết áp
như Tây y, nhưng chỉ theo kết qủa của Tây y mà không biết nguyên nhân nào đã
làm huyết áp thay đổi, thì không thể nào có cách chữa đúng vào gốc bệnh được.
Cho nên
Khí Công Y Đạo đặt giả thuyết số thứ nhất là số chỉ về khí, số thứ hai chỉ về
sự đàn hồi của van tim, số thứ 3 chỉ về huyết.
Tâm thu lớn hơn tiêu chuẩn tuổi là khí thực, bé hơn tiêu
chuẩn tuổi là khí hư.
Tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn tuổi là hở van tim, giống
như cánh cửa mở qúa rộng, nhỏ hơn tiêu chuẩn tuổi là hẹp van tim, giống như cửa
đóng qúa chặt.
Số nhịp tim lớn hơn tiêu chuẩn là nhiệt, gọi là âm huyết
thực, nhỏ hơn tiêu chuẩn là hàn gọi là âm huyết hư.
Theo một định đề khác của Đông y, chỗ nào có máu chạy đến thì chỗ đó
nóng ấm, chỗ nào máu không chạy đến đủ thì chỗ đó lạnh.Vương Văn Liêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét