ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Chúc mừng Năm Mới 2013
Chúc bạn đọc sức khỏe dồi dào, hạnh phúc, thành đạt.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012


Chữa ho bằng vỏ bưởi


Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng vỏ bưởi.


Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ bưởi 10 gr, thêm đường kính, hấp uống dần dần.

Chữa sản giật: Vỏ bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 8 gr với rượu vào lúc đói hoặc dùng mỗi vị 20 - 30 gr sắc uống.

Chữa hen: Vỏ bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 - 1 kg), một miếng bách hợp, 120 gr vảy hành khô, đường trắng 120 - 250 gr, nấu nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.

Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hóng mỗi vị 20-30 gr, diêm tiêu 12 gr, cỏ bấc 8 gr, sắc uống mỗi ngày hai lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.
Nguồn tin: Theo Tintuconlinecom.vn

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012


Đương Quy Tửu cải biên
- Trứng gà luộc chín 2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
-  Gừng thái lát, phơi khô, sao cháy ( mặt ngoài xém đen nhưng bẻ ra mặt trong vẫn còn màu vàng), đem nghiền thành bột mịn; Muối hạt rang hết nổ lượng vừa đủ. Hai thứ này đem nghiền thành bột mịn làm thành muối gừng(ước lượng sao cho lượng muối trộn với gừng sao khi ăn không mặn).
Cách dùng:
   Mỗi ngày lấy 2 lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, chấm với 1 thìa nhỏ bột muối gừng ăn.
Tác dụng:
   Bổ máu, tăng huyết áp (ôn bổ Tỳ, Thận ).
   Tôi ứng dụng bài thuốc này của Cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp ( một danh y của Việt Nam, nguyên là Chủ Tịch Hội  Đông Y thành phố Hồ Chí Minh những năm 70 của thế kỷ 20) đã nhiều năm thấy có tác dụng rất tốt đối  với trường hợp người xanh gầy, huyết áp thấp, chân tay lạnh, kém ăn. Người bệnh thường dùng sau 10 ngày da mặt đã hồng hào, người khỏe hơn trước nhiều.
Phân tích bài thuốc:
   Lòng đỏ trứng gà rất bổ máu, dùng còn hay hơn Đương Qui. Gừng sao đen và muối dẫn chất dầu của lòng đỏ trứng gà vào Thận. Ngoài ra gừng sao còn làm ấm Tỳ. Chính vì vậy toàn bài này ôn bổ Tỳ Thận rất tốt.
Vương Văn Liêu

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012


Lọc máu và tẩy độc cơ thể 
bằng Trà PHAN TẢ DIỆP
Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl. Tên tiếng Anh là Senna, tiếng Pháp là folioles de Séné.
Là một lá nhỏ mầu vàng nhạt, vân nâu, có chứa các chất anthranoid tự do, anthraglycosid, glucosenosid A,B, isorhamnetin, kaempferol, phytosterol, saponin, alcol myricic, pinitol, acid hữu cơ, polysaccharide..
Nó có tính khí hàn, vị ngọt đắng, không độc, vào kinh Đại trường dùng tả nhiệt, thông lợi đại tiểu tiện, giải nhiệt độc, thông thực tích đọng trệ trong ruột.
Có tác dụng kích thích tiêu hóa với liều dùng 1-2g/ngày
Có tác dụng nhuận trường với liều thấp 3-4g/ngày chữa táo bón, ăn không tiêu, tích trệ đầy bụng.
Có tác dụng gây xổ với liều 5-7g/ngày gây đau bụng tiêu chảy.
Dịch ngâm Phan Tả Diệp không ảnh hưởng đến bao tử và ruột non, chỉ làm tăng co bóp nhu động ruột già làm nát phân gây đau bụng tiêu chảy do chất gây xổ là sennosid A,B. Anthraglucosid được bài tiết qua nước tiểu và sữa, do đó người mẹ cho con bú mà dùng Phan Tả Diệp, con cũng bị tiêu chảy.
Có tác dụng kháng khuẩn Bacillus dysenteriae, streptococcus loại A, Enterococcus, bệnh nấm ngoài da.
Đối với những người bị bệnh gan như vàng da, xơ gan, áp xe gan, viêm gan Hepatitis A,B,C,E hay ung thư gan.. sẽ có dấu hiệu chán ăn và khi xét nghiệm chỉ số men gan SGOT và SGPT (serum glutamic oxaloacetic transaminase và serum glutamic pyruvic transaminase) tăng cao hơn bình thường gấp 2-5 lần làm tiêu hủy tế bào gan.
Dấu hiệu khỏi bệnh khi nào thử chỉ số men gan giảm. Tất cả các bệnh gan sau khi uống Phan Tả Diệp với liều cao 12g/lần, ngày uống 2 lần, bỏ Phan Tả Diệp vào 1 ly nước sôi ngâm 30 phút, hay nấu sôi cho thuốc thấm ra trở thành nâu hồng đậm, uống hết 1 lần một ly, vẫn ăn uống bình thường, khi đi cầu ra phân đen lỏng tiêu chảy, tiếp tục uống cho đến khi đi phân dễ dàng và phân không lỏng nát nữa mà trở lại phân dẻo, mầu vàng, thì ngưng. Khi đi thử men gan SOGT, SOPT giảm xuống bình thường thì khỏi bệnh.
Như vậy Phan Tả Diệp cũng còn có tác dụng lọc máu tẩy độc trong gan và tống độc xuống ruột gìa đẩy ra ngoài, các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhờ uống Phan Tả Diệp để tả nhiệt độc cũng làm lui cơn sốt.
Có tác dụng cầm máu với liều 1g/lần, ngày 3 lần sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông máu.
Tây y có bán thuốc viên Phan Tả Diệp dưới tên Senna Laxatif.
Cấm kỵ:
Trường hợp táo bón do thắt cơ ruột viêm ruột gìa, đàn bà có thai, và những người thường có bệnh tiêu chảy không được dùng.
Chỉ dùng Phan Tả Diệp khi bụng đã ăn no mà không tiêu, khó đi cầu, nếu bụng trống rỗng mà uống Phan Tả Diệp sẽ vô ích, mà chỉ làm nhu động ruột co bóp khiến bị mót muốn đi cầu nhưng không có phân ra sẽ làm khó chịu.
Chúng ta, bình thường vào cuối tuần tối thứ sáu và tối thứ bảy, mỗi tối ngâm 4g Phan Tả Diệp vào 1 ly nước sôi trong 30 phút rồi uống như nước trà để nhuận trường xổ độc đi ra hết phân đen thối ứ đọng trong cơ thể khoảng 3-4 lần trong ngày, trước khi đi cầu, bụng hơi đau âm ỉ nhẹ chừng 1-2 phút làm buồn đi cầu, nó có tính chất lọc máu trong gan, tiêu hủy men gan làm hạ thấp chỉ số men gan SOGT, SOPT xuống bình thường tránh được bệnh về gan. Là một loại trà dùng để nhuận trường và xổ độc an toàn. Khi cơ thể hết độc, khi đi cầu, phân ra sền sệt mầu vàng, không bị tiêu chảy nữa thì ngưng.

Đỗ Đức Ngọc
Nguồn:Khí Công Y Đạo Việt Nam

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012


7 lý do nên ăn thịt bò


 Ăn thịt bò thực sự không tốt? Nó là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ung thư? Nhưng tại sao nó vẫn có mặt trong thực đơn hằng ngày của những người ăn kiêng? Vậy đâu là sự thật?
1. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu tổ tiên của chúng ta không ăn các loại thịt có màu đỏ thì kích thước bộ não của con người chỉ bằng 1/4 so với hiện tại.

Trong suốt quá trình tiến hoá của loài người, chính nhờ thường xuyên được cung cấp một lượng protein và chất béo đầy đủ từ các loại thịt đỏ mà con người mới có thể có được một trí não thông minh và phát triển như bây giờ.

Nếu không có thịt, chúng ta hẳn vẫn chỉ sống trên cây và ăn chuối mà thôi!

2. Ở những vùng nơi mà người dân có tuổi thọ trung bình cao, thực đơn hàng ngày của họ vẫn là thịt của gia súc và các sản phầm từ sữa.

3. Protein trong thịt bò và thịt cừu chính là những “vật liệu” để xây dựng nên một cơ thể vững chắc, bảo đảm cho hệ cơ luôn khỏe mạnh cũng như duy trì lượng hormon có lợi trong cơ thể.

4. Các loại thịt đỏ là nguồn cung dồi dào các khoáng chất như kẽm, sắt và magiê cho cơ thể. Hơn nữa, các hợp chất này dễ hấp thu hơn nhiều so với các loại khoáng chứa trong ngũ cốc và hạt đậu.

5. Vitamin B12, một loại vitamin chỉ được tìm thấy trong các loại thịt và có rất nhiều trong thịt bò, sẽ quyết định “sức khoẻ” của hệ thống thần kinh và cũng rất tốt cho máu.

6. Ngoài ra khoáng chất carnitin có trong các loại thịt màu đỏ rất cần thiết cho sự cân bằng của các hoạt động của tai.

7. Chất béo có trong thịt bò và thịt cừu rất giàu linoleic và palmiotelic, hai loại axit đặc biệt giúp con người chống lại căn bệnh ung thư, các loại vi rút và mầm bệnh.

Mai Liên
Theo AWT
Nguồn: Dân Trí

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012


 Kỳ 46. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
     BS Huỳnh Hải
==========================

=========================
 Kỳ 46

HÔN TRẦM

Trường hợp đang ngồi thiền ( tư thế kiết già, bán già, hay tư thế mông trên gót như hình trên ), nếu các bạn cứ lim dim buồn ngũ ( trạng thái hôn trầm ) không tỉnh táo được hảy cứ cúi người xuống thở ra, ngồi thẳng dậy hít vào, rồi lại tiếp tục nhiều lần. Sau một lúc khi lượng oxy  để cung cấp cho não đầy đũ thì sự tỉnh táo sẽ trở lại và các bạn có thể  hành thiền tiếp tục


BÀI TẬP TỰ KÉO CỔ TƯ THẾ NGỒI ĐỂ CHỮA TÊ TAY, HẸP LỔ LIÊN HỢP CỘT SỐNG CỔ


Khi bạn bị tê cánh tay hoặc bàn tay  có thể do một hoặc kết hợp những nguyên nhân sau đây: hội chứng ống cổ tay, rối loạn lipid máu ( mở trong máu cao ), chèn ép thần kinh cổ cánh tay ( có hình minh họa )… Những hướng dẩn và bài tập sau đây có thể giải quyết tình trạng chèn ép thần kinh cổ cánh tay do ngồi làm việc, nằm ngũ gối quá cao, tư thế không đúng trong giai đoạn nhẹ và trung bình:
-         Khi nằm ngồi đứng cột sống phải thẳng, cổ luôn ở giữa 2 vai, 2 vai phải ngang bằng nhau
-         Nên ngũ gối thấp để cột sống cổ và cột sống ngực thẳng hàng
-         Không cúi gập đầu khi làm việc
-         Không nằm võng

-         Và các bạn chỉ cần tập một động tác là: Ngồi thẳng, 2 tay xuôi hai bên thân, cột sống thẳng. Từ từ tự kéo đầu và cột sống cổ thẳng lên trên ( giữ yên tư thế này trong 3 tiếng đếm ). Sau đó buông lỏng. Tập mỗi ngày 3 lần mỗi lần 15 động tác. Cuối cùng xoa bóp vùng gáy



Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012



 ĐO HUYẾT ÁP- VIỆC LÀM ĐẦU TIÊN 
                                     để 
KHÁM BỆNH VÀ ĐỊNH BỆNH 
                                       theo Khí Công Y Đạo
       Theo Tây y huyết áp của một người nằm trong giới hạn lớn hơn hoặc bằng 90/60 mmHg và nhỏ hơn hoặc bằng 140/ 90 mmHg, nhịp tim từ 60- 80 lần/ phút coi là bình thường. Nếu HA nhỏ hơn 90/60 mmHg coi là huyết áp thấp và lớn hơn 140/ 90 mmHg coi là huyết áp cao.
  KCYĐ quan niệm khác: Huyết áp coi như khí lực trong cơ thể con người, do vậy  huyết áp phải phụ thuộc vào lứa tuổi.
  Cách chữa đúng gốc bệnh cần phải bổ sung khí huyết cho cơ thể đầy đủ, kết qủa điều trị phải được kiểm chứng bằng máy đo huyết áp lọt vào tiêu chuẩn lứa tuổi thì bệnh mới mau khỏi.
     Nếu ở những  độ tuổi tương ứng, người mà có  huyết áp  cao hơn tiêu chuẩn gọi là  huyết áp cao, chứ không phải theo Tây y trên 140 mmHg mới là  huyết áp cao. Thí dụ trẻ 12 tuổi có  huyết áp 130 mmHg là  huyết áp ở tuổi trung niên, đối với tuổi thiếu nhi là bị bệnh  huyết áp cao, chính điều này đã giải thích được tại sao trẻ em sẽ có hậu qủa như chảy máu cam, sốt tê liệt, động kinh, bại não, tăng nhãn áp làm mắt trợn ngược.
     Nếu người trong hạn tuổi trung niên hay lão niên, có huyết áp thấp hơn tiêu chuẩn qúa nhiều, chỉ bằng thiếu niên hay thiếu nhi, Tây y cho là tốt nhưng đối với Đông y, khi khám bệnh bằng bắt mạch vẫn cho là thiếu khí huyết. Hậu qủa  huyết áp thấp so với tuổi dẫn đến cơ thể suy nhược từ từ, thiếu máu đi nuôi khắp cơ thể sinh ra bệnh đau nhức, thiếu máu nuôi xương cốt sinh thoái hóa khớp, đĩa đệm, thiếu khí huyết lên đầu sinh chóng mặt, hay quên, mắt mờ, tai lãng, kém ăn, mất ngủ là những bệnh thông thường của bệnh  huyết áp thấp chứ không riêng gì của tuổi già. Nặng hơn nữa, giống như một cây lớn không đủ nước nuôi cây, cây sẽ khô héo, lá cành không đủ nhựa, lá rụng, cành gẫy, nhựa cây khô tắc khiến cây có nhiều cục u, trong cây rỗng. Con người cũng vậy, cơ thể có những bướu nội tạng do khí huyết tắc nghẽn, nếu tắc nghẽn trên đầu do thiếu khí huyết gọi là bệnh thiên đầu thống (migrain) hay bướu trên đầu, Tây y gọi là bướu não, nghĩa là nửa đầu do khí huyết tắc không lên đầu, đau nhức bên trong đầu, dùng ngón tay gõ bên ngoài bệnh nhân không có cảm giác đau, còn nửa đầu bên kia khí huyết thông không bị đau, khi gõ vào da đầu có cảm giác (khác với trường hợp  huyết áp cao bị nhức đầu khi gõ vào da đầu cảm thấy đau). Nếu có bướu trong nội tạng gọi là ung thư như ung thư Bao tử, gan, lá lách, phổi, ruột, thận, xương, hạch…, nếu ung thư toàn thân gọi là ung thư máu.
Theo Tây y, nhiều người ở tuổi trung niên trở lên, có  huyết áp ở mức 100-110,Tây y đều cho là thật tốt, qúa lý tưởng, có biết đâu rằng nó chính là thủ phạm gây ra đau nhức mỏi như phong thấp, còn trong cơ thể có những bệnh do hậu qủa của  huyết áp thấp kể trên Tây y lại xem là chuyện khác không liên hệ gì với  huyết áp.
       KCYĐ đã chứng minh được bằng thực nghiệm huyết áp  trong cơ thể con người  phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có áp lực của tim, trong đó có khí của Lục phủ, Ngũ tạng. Từ cổ xưa Đông y cũng đã biết được khí của Tạng Phủ đều đi qua ống mạch ở cổ tay, do vậy thông qua bắt mạch cổ tay người ta biết được bệnh của các Tạng, Phủ.
     Huyết áp ở tay trái phụ thuộc vào khí của  tạng Tâm và Bao tử, huyết áp ở tay phải phụ thuộc vào khí của tạng Tâm và Can.  Đo huyết áp hai  tay trước và sau khi ăn 30 phút còn tìm ra được sự chuyển hóa đúng, sai của chức năng Bao tử và Can.
    Khi đo huyết áp ở chân, số tâm thu của huyết áp ở chân bình thường  cao hơn từ 10 đến 20 mmHg  so với ở tay là tốt , còn số đo tâm trương có thể giống như ở tay và biểu hiện cho sự dãn nở của van tĩnh mạch chân. Khác với tay, chân là bộ phận xa tim nhất, nên máu đi xuống chân phải qua hệ thống các van tĩnh mạch một chiều mới trở về tim được. Khi van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả thì máu đen trở về tim khó khăn, dẫn đến tình trạng máu đỏ không thể dễ dàng đưa xuống chân, do đó chân sẽ dần bị tê liệt.
            Khí Công Y Đạo không những dùng máy đo để biết  huyết áp như Tây y, nhưng chỉ theo kết qủa của Tây y mà không biết nguyên nhân nào đã làm huyết áp thay đổi, thì không thể nào có cách chữa đúng vào gốc bệnh được.
    Cho nên Khí Công Y Đạo đặt giả thuyết số thứ nhất là số chỉ về khí, số thứ hai chỉ về sự đàn hồi của van tim, số thứ 3 chỉ về huyết.
Tâm thu lớn hơn tiêu chuẩn tuổi là khí thực, bé hơn tiêu chuẩn tuổi là khí hư.
Tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn tuổi là hở van tim, giống như cánh cửa mở qúa rộng, nhỏ hơn tiêu chuẩn tuổi là hẹp van tim, giống như cửa đóng qúa chặt.
Số nhịp tim lớn hơn tiêu chuẩn là nhiệt, gọi là âm huyết thực, nhỏ hơn tiêu chuẩn là hàn gọi là âm huyết hư.
         Theo một định đề khác của Đông y, chỗ nào có máu chạy đến thì chỗ đó nóng ấm, chỗ nào máu không chạy đến đủ thì chỗ đó lạnh.
Vương Văn Liêu

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

 Kỳ 45. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc

            BS Huỳnh Hải
------------------------------------------


------------------------------------------
 Kỳ 45
VỔ BẰNG LÒNG BÀN TAY LÊN KHẮP CƠ THỂ

Sau khi tập hít thở, xoa bóp các bạn nên dùng lòng bàn tay để vổ lên toàn bộ cơ thể, nhất là vổ lên tất cả các khớp. Đầu tiên là bạn dùng 2 lòng bàn tay để vổ nhẹ nhàng khắp đầu, trán, mặt, hai gò má, vổ lên trùm lên hai tai và vùng chẩm, gáy, cổ, ngực, bụng, hông , hai tay, mông, háng, chân và cuối cùng dùng hai lòng bàn tay để vổ mạnh lên hai bàn chân. Mục đích để tăng sự dinh dưởng, tuần hoàn khắp cơ thể. Sau các động tác, hít thở và xoa bóp thì động tác dùng lòng bàn tay vổ lên toàn bộ cơ thể giúp các bạn có được một cảm giác sảng khoái, sung mãn như vừa nạp năng lượng
 ĂN UỐNG CHO SỨC KHỎE




Ăn uống vô cùng quan trọng. Thức ăn uống đã giúp con người phát triển từ sơ sinh đến trưởng thành. Nhưng phần lớn các bệnh cũng bắt nguồn từ ăn uống. Không phải say sưa nhậu nhẹt thường xuyên. Không phải ăn uống không đũ chất dinh dưởng. Cũng không phải ăn dư thừa chất béo động vật, chất ngọt, quá nóng, quá lạnh… Người xưa đã ý thức được điều này và đã có câu : Bệnh tùng khẩu nhập. Ăn uống phải dựa vào khoa học :

-         Thực phẩm thiên nhiên ( hạn chế hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, màu và vị hóa học… )
-         Tỷ lệ các chất bột, rau trái cây, đạm, béo đường muối từ nhiều ( phần thấp của tháp dinh dưỡng ) đến rất ít ( phần cao nhất của tháp dinh dưỡng )
-         Nên ăn các thức ăn cốc loại còn nguyên vỏ ngoài chưa xay xát như gạo lứt…
-         Chú ý hạn chế tối đa lượng chất ngọt, mặn và chất béo xấu ( mỡ động vật, bơ, phô mai, sữa béo, da, đồ lòng, lạp xưởng…)
-         Nhai thật nhuyển thức ăn
-         Ăn đúng bữa
-         Thức ăn uống không nên quá nóng hay quá lạnh
-         Uống nước mỗi ngày trên 2 lít
-         Không xử dụng hoặc rất ít các thứ sau: trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá
-         Tránh xa các chất vô cùng độc hại như á phiện, heroine, Ecstasy ( thuốc lắc )
-         Chú ý sự phản ứng của cơ thể mình đối với từng loại thực phẫm

HAI ĐỘNG TÁC LÀM HẾT BUỒN NGŨ

Nhiều khi thức giấc, cơn ngáy ngũ vẫn còn. Nếu ngay lúc đó các bạn muốn không còn buồn ngũ nữa thì ngay trên giường các bạn có thể thực hiện 2 động tác sau :
-         Vươn vai nhiều lần ( Hít vào đồng thời duổi tay lên trên, hai chân kéo thẳng xuống dưới. Thở ra 2 tay bỏ xuôi thân mình )
-         Xoay khớp gối và háng theo vòng tròn nhiều lần ( sau đó xoay ngược lại )





Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Cây  Mướp chữa bệnh mũi
Dây gốc mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 10 gr, ngày uống 3 lần, có thể uống thêm với rượu 1 chén con.
 Chủ trị:
    -Trong xương tủy như có sâu bò.
    - Viêm xoang mũi.
    - Mũi tắc, mũi ngứa, mũi chảy nước, khịt mạnh như có mùi ốc thối.
Chú ý: Gốc mướp lấy từ mặt đất lên độ 1 m, thái miếng, phơi khô;
       Vị ngọt, tính bình không độc;  Có tác dụng chữa bệnh ở mũi.
Vương văn Liêu

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012


Xôn xao Đông dược

PGS.TS. Dương Trọng Hiếu




Vừa qua, báo chí đăng một số bài về Đông dược, nào là thuốc rút hết chất, nào là thuốc xông diêm sinh, thuốc chỉ còn là rác - gây hoang mang cho không ít người. Vậy nên hiểu đúng Đông   dược thế nào?





Đông dược được hiểu là thuốc để các thầy thuốc Đông y dùng để phòng và chữa bệnh. Từ khi sinh ra con người, để bảo tồn nòi giống con người đã phát hiện ra cây gì, quả gì, con gì, làm tăng sức khỏe, thứ gì làm hại sức khỏe qua quá trình sống và đúc kết, truyền từ đời trước qua đời sau, lúc chưa có chữ viết thì truyền miệng. Khi có chữ viết thì truyền bằng sách ghi chép mô. Mỗi đời sau lại bổ sung cho chi tiết hoàn chỉnh hơn cả về lý luận và thực tiễn. Như vậy có thể hiểu Đông dược có từ 3 nguồn: từ thảo mộc: cây cỏ hoa lá; từ động vật: xương thịt, phủ tạng động vật và khoáng chất, như mang tiêu, chu xa, thạch tín... Từ thực tiễn cuộc sống hàng ngàn đời đã sử dụng và truyền lại cho đến bây giờ. Còn Tân dược được nghiên cứu từ thực nghiệm để hình thành thuốc men.
Như vậy, từ thuở sơ khai có người có công tìm tòi ứng dụng mà thành thầy lang. Khi có sách vở thì người chăm đọc sách, sưu tầm, có ứng dụng thành thầy lang. Khi có trường học những người này sẽ trở thành thầy dạy. Nói đến trường học chắc mới có độ trăm năm trở lại đây. Ở nước ta mới tổng kết ngành Đông y là 50 năm (1957-2007). 50 năm 61/64 tỉnh thành có Hội Đông y, 61 tỉnh có 50.700 hội viên. Hội đã đào tạo bồi dưỡng cho 88.616 hội viên, xây dựng 2.821 trung tâm khám chữa bệnh, 8.306 phòng khám Đông y khám chữa cho 22 triệu lượt người/năm. Điều đó nói rằng 50 năm qua Đông y đã đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe của dân là khá lớn. Đông dược đã góp phần cứu sống hàng triệu người. Nâng cao sức khỏe cho hàng triệu người. Tuy nhiên, cũng có những nơi đã xôn xao như chùa Pháp hoa chữa ung thư, như Hòa Bình chữa bệnh nan trị, đây đó chữa tiêu chảy, lở, ngứa và tai biến cũng đã xảy ra ở một số người phải đi cấp cứu. Xét cho cùng dùng Đông dược hay Tân dược đều có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Nhưng lại có thông tin thể hiện hạn chế của người đưa tin như Đông dược xông diêm sinh (lưu huỳnh - S). Thực ra, người xưa đã biết dùng diêm sinh làm thuốc trợ dương, làm thuốc chữa bệnh ngoài da từ hàng ngàn năm rồi. Một số dược liệu bắt buộc phải dùng diêm sinh để chống mốc mọt.
Diêm sinh (lưu huỳnh - S) là một á kim có khả năng thăng hoa và bán hủy nhanh. Như vậy, xông diêm sinh cho một số vị thuốc theo quy định là đúng, không gây độc cho người bệnh. Việc này khác rất xa với việc phun thuốc sâu trên hoa quả hay ngâm focmon vào bánh phở, nước nắm có urê, nước tương có chất 3MPCD gây ung thư...
Có một điều nhiều người không để ý là Tây y có hệ thống đào tạo. Muốn làm y tá phải học mấy năm, làm y sĩ học mấy năm và làm bác sĩ bắt buộc học 6 năm. Còn ông bà lang tự học, học trong trường đời, học trong gia đình, rồi tự làm thành quen, sau 5-7 năm cảm thấy mình có kinh nghiệm, có người tự nhận mình là thần y. Còn người buôn dược liệu, cũng tự học, tự làm, lâu dần thành quen. Sau nhiều năm cho mình là có kinh nghiệm, kinh nghiệm đó đúng hay sai thế nào có ai kiểm chứng đâu. Người mua và hành nghề Đông y biết về Đông dược không nhiều, chỉ biết tên mà không biết mặt vị thuốc nên người bán bảo đó là khương hoạt thì mua là khương hoạt, người bán bảo đây là uất kim thì mua về dùng là uất kim... Vị thuốc đó đúng hay sai ai chịu trách nhiệm? Viên Tanakan để tăng tuần hoàn não thì là lá bạch quả hay hạt bạch quả?
Trong triết học Phương Đông có học thuyết âm dương - học thuyết chỉ ra cái gì cũng có 2 mặt: đỏ và đen, sáng và tối, nóng và lạnh... Đông dược trước hết là cây cỏ. Có loại ở nước ta tự khai thác hay dân ta phải trồng, có loại ta phải nhập. Có hàng vạn người bán và hàng triệu người mua như vậy không phải người bán là xấu cả. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về sử dụng thuốc nam và thuốc bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cần chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây - Chủ tịch Hồ Chí Minh 27/2/1957, và câu đại ý: “Các thầy thuốc Tây y cũng phải học Đông y, các ông lang cũng phải học Tây y. Nên làm gì cũng vậy nếu có học, có hiểu biết chắc chắn sẽ đỡ khổ cho người dân bị bệnh.
Bài viết năm 2008

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012


 Kỳ 44. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc
           BS Huỳnh Hải
---------------------------------------------------


---------------------------------------------------
Kỳ 44
 
Tập hít thở
Hít thở nhằm cung cấp dưỡng khí cho cơ thể,  thải khí độc ra ngoài và để tâm trí yên ổn. Hít thở phải đũ các yếu tố sau:



- Ngồi tư thế thoải mái, cột sống thẳng
- Không khí nên trong sạch ( nơi có cây xanh,  có ánh nắng ban mai, không bụi khói, yên tĩnh )
-         Tốc độ hít thở vừa phải ( không nhanh, không chậm ) và sao cho có cảm giác dễ chịu
-         Hít vào và thở ra đếm 1. Sau đó lập lại đếm đến 10 ( một đợt ). Sau đó các bạn hít thở bình thường ( không để ý hơi thở ). Rồi tiếp tục đợt mới. Một buổi tập khoảng 4 đợt như vậy
-         Khi hít thở chỉ chú ý đến hơi thở ra vào ( không để ý nghĩ xen vào ) và cơ thể phải buông lỏng hoàn toàn. Đang hít thở nếu quên số đếm phải lập lại đợt đó và đếm lại từ 1
-         Hít vào bằng mũi ( ngậm miệng lại ). Khi thở ra cũng bằng mũi nhưng gần cuối hơi thở ra há nhẹ miệng để thở vừa mũi vừa miệng



BÀI TẬP XOA BÓP TOÀN THÂN:  da đầu, mặt, cổ, gáy, bụng, hông, thận, tay, chân…
 

Tổng số lượt xem trang