ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Bàn về trị bệnh nhi khoa

      Bệnh trẻ con điều trị khó trăm lần người lớn, bởi vì đau khổ, ngứa ngáy chẳng biết nói ra, người nuôi trẻ cũng không biết mà kể bệnh được, nên toàn nhờ thầy thuốc lấy ý mà xét bệnh tình, nếu sai lầm là nguy cơ đến tính mạng.
     Trẻ con vốn thuần dương( dương khí luôn luôn non yếu, nhưng mạnh hơn âm khí) cho nên dễ hư mà dễ thực, dùng thuốc mà quá liều là biến sinh trăm chứng. Cho nên thầy thuốc không sáng suốt, không học sâu rộng để mà hiểu ý thì khó chữa được bệnh trẻ con.
      Xong phép biện chứng luận trị của nhi khoa cũng không ngoài biện rõ biểu, lý, hư, thực, hàn ,nhiệt. Tuy nhiên trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, cách gia thuốc cho trẻ con không phải như gia thuốc cho người lớn, vì vậy người biết chữa bệnh người lớn chưa chắc đã chữa được bệnh nhi khoa.
     Trẻ dưới 3 tuổi, nếu hình thể gầy yếu, không nên bằng cứ vào mạch, chỉ nên xem mạch mạnh hay yếu, hoãn hay cấp mà thôi. Ngoài ra nên xem chỉ tay ở ngón tay trỏ, gọi là phép xem Tam quan hổ khẩu, nam xem bên tả, nữ xem bên hữu. Chỉ tay là một tia máu bắn lên từ gốc ngón tay trỏ. Đốt gốc của ngón tay là cung Dần, đốt tiếp theo là cung Mão, đốt trên cùng là cung Thìn. Nếu chỉ tay ở cung Dần là bệnh dễ chữa, nếu đến cung Mão là khó chữa, nếu lại đến cung Thìn thì là nguy. Xem màu sắc chỉ tay để biết bệnh thuộc loại gì:
- Sắc xanh là phong.
- Sắc tía là tả lỵ.
- Sắc xanh tía là can mộc lấn tỳ thổ.
- Sắc hồng đỏ là nhiệt.
Kết hợp với môi miệng, sắc mặt thì đã biết đại khái bệnh.
     Trên 3 tuổi nếu thấy mạch tay đi 6- 7 lần 1 hơi thở ra hít vào là mạch bình thường, 4-5 lần động là hàn, 9-10 lần động là nhiệt. Mạch huyền cấp là khí không hòa, trầm hoãn là thương thực, súc kết là hư kinh.
      Phù là phong, trầm tế là hàn, mạch tán loạn là không trị được.
Các phương thuốc sẽ bàn sau.
Vương Văn Liêu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang