ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Xương sông vị thuốc quý

     Rau xương sông, loại rau thường ăn sống hoặc gói chả, làm dồi lợn… nhưng có lẽ ít ai nghĩ rằng xương sông lại là một vị thuốc chữa trị được nhiều bệnh.
     xương sông, tên chữ Hán là hoạt lộc thái, sách Bản thảo cương mục có tên thiên thạch tinh, riêng sách Dậu dương tạp trở gọi là hoạt lộc thảo tức cỏ hoạt lộc, hoặc lưu hoạch thảo (cỏ lưu hoạch). Xương sông cũng là vị thuốc trong Y học cổ truyền. Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ rau xương sông.

Chữa cảm sốt, ho, đầy bụng: Lá xương sông 15-20g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Hoặc rửa sạch hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.

  Chữa chảy máu cam: Dùng 1 lá xương sông vê nát nhét vào lỗ mũi máu đang chảy sẽ ngưng ngay, rất công hiệu.

   Chữa vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào cầm máu ngay. Vết thương chóng lành.
    Chữa trẻ em sốt cao, co giật, thở gấp: Dùng lá xương sông, lá me đất lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người rất hiệu nghiệm (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa phong hàn cấm khẩu: Lá xương sông, lá xương bồ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát hòa cùng với nước nóng uống, hoặc sắc uống đều được.

Trị thương hàn miệng cấm khẩu, mắt nhắm: Theo Nam dược thần hiệu dùng lá xương sông, lá hẹ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, hòa nước, bỏ bã, uống sẽ khỏi.

Chữa đau nhức, thấp khớp: Lấy 1 nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải mỏng chườm, đắp vào nơi sưng đau sẽ khỏi.

Chữa nổi mẩn khắp người (kiểu mề đay): Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá me đất bằng nửa lá khế. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hoà nước uống, bã xoa ngoài sẽ khỏi.

Chữa trẻ lên sởi kèm ho, sốt kéo dài: Lá xương sông, lá me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, mỗi thứ từ 8-10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Lưu ý đi tiêu lỏng, phân sống thì giảm lá me đất.
BS. Hoàng Xuân Đại (Tạp chí Sức Khỏe & Đời Sống)

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

3 “bảo bối” chống ung thư

Những nghiên cứu bước đầu và quy mô cho thấy, việc ăn 3 loại rau quả dưới đây thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư máu cũng như phòng ngừa di căn ung thư tuyến tụy.

Quýt và chuối: Phòng ung thư máu

     Kết quả của một nghiên cứu quy mô với sự tham gia của hàng ngàn em nhỏ ở các nước châu Âu và châu Á cho thấy: Tỉ lệ trẻ dưới 2 tuổi được cho ăn quýt, chuối hoặc uống nước quýt 4 - 6 lần/tuần mắc bệnh ung thư máu là rất thấp so với các trẻ khác (50%). Theo bà Mary, chuyên gia về bệnh học, ĐH California (Mỹ), giải thích: “Trong quýt và chuối có hàm chứa lượng Vitamin C phong phú và đó là vi chất quan trọng giúp phòng chống bệnh tật”.

     Còn các nhà khoa học của TT Y học, trường ĐH Chicago (Mỹ) thì phát hiện ra nghệ vàng cũng có tác dụng phòng chống ung thư máu và một số bệnh ung thư khác. Ở những nước phương Tây, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh máu trắng là 1: 100.000 nhưng trẻ em mắc bệnh máu trắng ở Ấn Độ chỉ là 1/10 của con số này.

Nấm: Chống hiện tượng di căn

       Các chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng: Glucosan -b có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư di căn. Và vi chất này có rất nhiều trong nấm.

Thử nghiệm cho thấy việc uống chiết xuất Glucosan-b sẽ giúp ung thư tuyến tụy không di căn xuống gan, các khối u ác tính cũng nhỏ đi trông thấy. Theo các nhà khoa học, chất Glucosan -b đã giúp nâng cao khả năng miễn dịch.

Dương Hằng

Theo h863

Nguồn: Dantri.com
Chữa chàm lâu năm bằng cách hấp bằng nhiệt khô
      Trước đây tôi cũng bị bệnh chàm lâu năm, và nay đã hết nhờ áp dụng cách chữa trị mà tôi đọc được trên một tờ báo sức khỏe, đặc biệt là không bị tái đi tái lại nữa. Cách làm như sau: Dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch chỗ da bị chàm, sau đó dùng máy sấy tóc để ở chế độ nóng hơ vào chỗ da bệnh, da sẽ nóng lên và hơi đỏ. Chú ý để ở nhiệt độ mà cơ thể có thể chịu đựng được. Khi da hơi đỏ lên bôi kem Flucinar vào chỗ da bệnh, lúc đó ta sẽ thấy dễ chịu vì bớt ngứa rất nhiều. Nếu không có máy sấy tóc có thể dùng nước nóng cho vào chai thủy tinh để lăn và cũng bôi thuốc. Làm khỏang 10 ngày, ngày 1 đến 2 lần là khỏi.
 Như Ngọc
Chữa lang ben bằng giềng tươi
     Bệnh bạch biến hay lang ben là bệnh khi trên da ở vùng mặt, lưng hay khắp người có những đốm trắng (hoặc hồng nhạt) xuất hiện. Lúc nhỏ tôi bị bệnh này và mẹ tôi bảo: "Con lấy củ riềng rửa sạch, giã nhỏ và trộn với rượu trắng nồng độ cao (loại để ngâm thuốc) sao cho sền sệt rồi đắp lên chỗ bị bệnh. Nhớ là trước đó dùng dao sạch cạo nhẹ đi". Tôi làm theo lời mẹ và thấy da hơi xót nhưng chỉ sau vài lần là khỏi. Gần 2 năm trước, con trai tôi lúc đó được 7 tuổi cũng bị bệnh này. Tôi cho cháu đến khám và được bác sĩ cho biết đây là bệnh nấm da và bán cho 1 loại thuốc mỡ khoảng 45 ngàn đồng và được hướng dẫn là bôi 1 lớp mỏng lên da và có căn dặn phải cẩn thận vì thuốc này độc. Tôi sực nhớ tới bài thuốc năm xưa của mẹ và đem áp dụng ngay, đắp củ riềng tươi giã nhỏ đã hòa sâm sấp với rượu trắng (buối tối, trước lúc đi ngủ). Lần này điều kỳ diệu cũng đã xảy ra: chỉ sau 3-4 lần đắp cháu đã khỏi bệnh hoàn toàn. Cả tôi và cháu đều không bị tái phát (tôi sau 40 năm và con tôi sau 2 năm). Các bạn hãy thử xem. Cách chữa này gần như không mất tiền và không để lại bất cứ hậu quả gì.
Ngô Quang Hiệp
Nguồn VNExpress

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Day huyệt chữa mỏi mắt

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, không hiếm khi chúng ta lâm vào tình trạng mắt trở nên nhức mỏi, thậm chí xuất hiện cảm giác nhìn mọi vật không rõ. Làm thế nào để thoát khỏi nó?
Tình trạng trên hay xảy ra ở những người phải sử dụng thị giác nhiều trong công việc như nhân viên máy tính, kỹ thuật viên trong các phòng thí nghiệm, công nhân đứng máy, thư ký hay những người vốn dĩ có bệnh lý ở mắt như cận thị, viễn thị...
Cách bấm huyệt toản trúc - ảnh: H.K.T

Khi lâm vào hoàn cảnh này, bạn có thể tiến hành một thao tác trị liệu có công dụng phục hồi thị lực hết sức đơn giản của y học cổ truyền, đó là: day bấm huyệt "toản trúc".
Toản trúc ở đâu?
Toản trúc, còn được gọi là dạ quang, my đầu, viên trụ, thỉ quang..., là huyệt nằm trên đường kinh túc thái dương bàng quang, vị trí huyệt toản trúc ở chỗ lõm đầu trong lông mày. Toản trúc được ghi lại sớm nhất trong y thư cổ châm cứu giáp ất kinh. "Toản" có nghĩa là tập hợp lại với nhau, ý nói đến sự chuyển động của lông mày trong quá trình cau mày; "trúc" có nghĩa là cây tre, lá tre, ý muốn nói khi người ta cau mày thì lông mày trông giống như một cái lá tre. Huyệt nằm ở đầu của hai lông mày do đó mà có tên là toản trúc (nhăn mày). Sách Hội nguyên thì lại giải nghĩa là: "Toản trúc, khí của các kinh dương tụ ở đầu chân mày, ở đầu chân mày như sự phồn thịnh của cây trúc mới mọc, lại có hình dáng tựa như chữ trúc nên gọi là toản trúc".
Công dụng của day huyệt toản trúc
Theo y học cổ truyền, day ấn huyệt vị toản trúc có công dụng khử phong khí và làm sáng mắt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đau mắt đỏ, hoa mắt, chảy nước mắt, đau đầu... Sách Ngọc long ca viết: "Mi gian đông thống khổ nan đương, toản trúc duyên bì chích bất phương" - ý nói, đau nhức ở giữa hai lông mày thì châm dưới da huyệt toản trúc. Sách Bách chứng phú thì ghi rằng: "Mục trong mạc mạc, tức tầm toản trúc, tam gian" - lờ mờ trong mắt, thì châm toản trúc, tam gian. Y thư cổ Châm cứu giáp ất kinh (quyển thứ 7) viết: "Đau nhức đầu, chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, nhức đầu ở trên mắt, hắt hơi, mắt như muốn ra ngoài, sốt lạnh toát mồ hôi, mặt đỏ, đau trong má, cột sống cổ khó quay qua lại, đau trong mắt, co giật, dùng toản trúc làm chủ".
Nghiên cứu lâm sàng hiện đại đã chứng minh rằng, bằng các thủ pháp thích hợp tác động vào độc huyệt toản trúc có thể trị liệu hữu hiệu các bệnh lý như: tăng huyết áp, nấc, đau đầu do thần kinh; phối hợp châm với huyệt thái dương có thể chữa được viêm kết mạc cấp tính, viêm mắt do tia tử ngoại...; phối hợp với các huyệt tình minh, túc tam lý, quang minh để chữa đục thủy tinh thể; phối hợp với một số huyệt vùng mặt để điều trị cận thị, liệt dây thần kinh số VII...
Muốn đạt được hiệu quả giải tỏa cơn đau nhức hoặc mỏi mắt tốt nhất cần lưu ý xác định chính xác vị trí huyệt toản trúc và tiến hành day bấm đúng phương pháp. Thao tác cụ thể gồm các bước sau: chọn tư thế thoải mái, tốt nhất là nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi trên ghế tựa, toàn thân thư giãn, tâm trí hoàn toàn tập trung vào việc tiến hành thủ thuật, hai mắt khép hờ, rồi dùng hai ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa đồng thời day bấm cả hai huyệt toản trúc với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác tê tức là được, làm trong khoảng 2 phút. Tiếp tục thư giãn trong vài phút, rồi day bấm tiếp như trên.
Ngoài công dụng giải tỏa tình trạng nhức mỏi mắt cấp thời, biện pháp day bấm huyệt toản trúc như trên nếu được tiến hành kiên trì và đều đặn còn có tác dụng cải thiện thị lực và dự phòng các bệnh lý về mắt.
Ths. Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108, Hà Nội)

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Mụn cóc thua lược vàng

“Phen này mụn cóc hết nghênh ngang
Cho ngữ mày ôm bã lược vàng
To mặt cỡ nào rồi cũng gục
Sâu chân đến mấy cũng quy hàng
Ta không tổn sức không nằm viện
Ta chẳng mất công chẳng thuốc thang
Cứ lá lược vàng xay lấy bã
Rịt đắp lên mụn, mụn tiêu tan”!

    Tôi bị mấy mụn cóc nổi trên cánh tay, ngày càng to thêm. Bao lần tôi nén đau dùng lưỡi lam cắt sát da, lấy kim nạy cả chân mụn đến chảu máu tay, rồi uống thuốc Tây không lành. Tôi mua thuốc Nam về xức cũng không kết quả. Chỉ vài tuần sau chúng lại mọc ra như cũ.
     Sau khi đọc sách Lược vàng quý "như vàng", tôi làm theo phản ánh của cụ Nguyễn Tất Thận ở Bắc Kạn, lấy lá lược vàng cắt khúc bỏ vào chén thêm vài hạt muối rồi giã nhuyễn đắp lên thân mụn, dùng vải bó lại cho khỏi rớt bã. Sáng hôm sau mở ra thấy thân mụn tím tái, nhũn ra. Tôi áp dụng thêm vài lần nữa thì mụn cóc tiêu tan, rụng đi và lâu rồi không mọc lại.
    Tôi phản ảnh để quý vị nào có mụn cóc cứ mạnh dạn dùng lá Lược vàng mà xức như tôi, một lần không hết thì kiên trì vài lần sẽ tiệt nọc.
Lê Ngọc Luyện  (Phó Chủ tịch Hội NCT xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành,tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

 Nguồn: Báo Người cao tuổi

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Học thuyết thiên nhân hợp nhất: QUẢ LẮC SINH HỌC 

      Để giúp cho thầy thuốc có một cái nhìn tổng hợp về Đông Tây Y, xin giới thiệu dưới đây một môn học đang được các nhà nghiên cứu Tây phương chú tâm đến, nội dung của nó rất sát gần với học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất, chỉ khác là đào sâu hơn, cụ thể hơn về con người, đó là NHỊP SINH HỌC, cụ thể là đồng hồ hoặc quả lắc sinh học.
A.- ĐẠI CƯƠNG
      Năm 1964, F. Halberg đầu tiên sử dụng danh từ "Circadian" và được định nghĩa là: "thuộc vào 1 thời gian khoảng 24g. Đặc biệt áp dụng cho sự lập lại đều đặn của 1 số hiện tượng vào khoảng cùng 1 giờ mỗi ngày trong các cơ thể sống" (Circadian; pertaining to a Period of about 24 hours applied especially to the Rhythmic Repetition of certatin Phenomens in living organisms at about the same time each day).
Dần dần môn học này phát triển rộng và nhằm mô tả hoạt động nhịp nhàng và nhất là có tính cách tuần hoàn của môi trường nội thể và được gọi chung là : "Cyclostasis". Kyklos tiếng Hy Lạp là vòng tròn và stasis là bất động, mang ý nghĩa như 1 chu kỳ, giống như ý niệm "Hoàn vô đan" mà người xưa quan niệm trong thiên "Nguyên Kỷ Đại Luận" (TVấn 66) : "Thiên hữu Ngũ hành, dĩ sinh Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong, Ngũ khí vận hành như Hoàn vô đoan" (Trời có 5 hành sinh ra, lạnh, nóng, khô, ẩm, gió, 5 khí vận hành là chiếc vòng không đầu mối).
B.- NHỮNG LIÊN HỆ GIỮA CƠ THỂ VÀ NHỊP SINH HỌC
Vì khuôn khổ tài liệu có hạn, chúng tôi chỉ trích dẫn 1 đoạn vào những mối liên hệ giữa cơ thể và đồng hồ sinh học thôi, muốn biết thêm, xin tra cứu ở các tài liệu đã trích dẫn.
1. Về thân nhiệt :
- Giờ có thân nhiệt thấp nhất ở trẻ 2-3 tuần, vào lúc 21 giờ, trẻ 10-14 tuổi lúc 5g, ở trẻ 6 tháng lúc 23g, ở trẻ 2-3 tuổi lúc 3g, ở người lớn lúc 7g.
2. Về huyết áp và mạch :
- Giờ có mạch cao nhất : ở trẻ 6-8 tuần vào khoảng 1-3g, ở trẻ 5-8 tháng vào khoảng 3-5g, ở trẻ 2-3 năm vào khoảng 5-7g.
- Tần số co bóp tim ban ngày cao hơn ban đêm tới 30%.
- Nhịp huyết áp có cực tiểu vào lúc 23-24g, cực đại vào 11-12g hoặc 18-19g.
- Tần số co bóp của tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ).
- Huyết áp động mạch thường cao nhất lúc 18g và thấp nhất vào buổi sáng khoảng 8-9g.
3. Mắt :
- Nhãn áp tăng buổi sáng và giảm buổi chiều.
4. Gan mật :
- Mật tiết ra từ Gan buổi sáng nhiều hơn.
- Hàm lượng Glycogen trong Gan đạt tối đa lúc 3g và thấp nhất lúc 15g. Tỷ lệ đường huyết cao nhất lúc 9g và thấp nhất lúc 18g.
5. Dịch vị bao tử :
- Dịch vị buổi sáng ít Acit hơn buổi chiều.
6. Bài tiết nước tiểu :
- Bài tiết nước tiểu cao nhất vào ban ngày, ít nhất vào ban đêm khoảng 24-4g.
7. Nội tiết :
- Sự bài tiết Cocticosteriot (tuyến thượng thận) trong huyết tương cao nhất vào lúc 4-6g và thấp nhất vào 24g, còn trong nước tiểu thì nhiều nhất 7-11g, ít nhất vào 23-3g.
C. ÁP DỤNG VÀO Y HỌC
Biết rõ thời khắc mạnh yếu của từng cơ quan tạng phủ sẽ giúp việc điều trị đạt nhiều hiệu quả cao dù nhiều khi chỉ dùng liều lượng, thuốc rất ít, cũng từ đó, có thể dẫn đến việc phòng bệnh 1 cách thiết thực.
Việc nghiên cứu các Nhịp Sinh Học để phục vụ cho Y Học đã đi đến 3 nhận xét quan trọng :
a) Một số bệnh là kết quả của rối loạn Nhịp sinh học.
b) Triệu chứng nhiều bệnh có những biểu hiện chu kỳ, có thể làm cơ sở cho chẩn đoán.
c) Dùng thuốc chữa bệnh phải tính toán giờ giấc cho thuốc.
1. Trong chẩn đoán
- Tần số co bóp của Tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ), lúc độ máu tụ lại trong các buồng phổi, điều đó cắt nghĩa tại sao hay có các cơn ho buổi sáng sớm ở những người bị viêm phổi, như vậy chứng ho này do ảnh hưởng của Tim.
- Thời gian lên cơn hen trùng hợp với thời gian bài tiết Cocticoit ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất (24-4g), nhờ đó, người ta dùng Corticosteroit có thể cắt cơn hen như vẫn làm trên lâm sàng. (Như vậy cơn hen có nguồn gốc ít và nhiều ở Tuyến Thượng Thận).
2. Trong điều trị
+ Thời điểm cho thuốc tốt nhất :
- Tác dụng kích thích thần kinh trung ương của Nhân Sâm mạnh nhất vào mùa Thu và mùa Đông, còn về mùa hè và mùa xuân, tác dụng thấp nhất. (Brekhman 1976).
- Thuốc gây tê để nhổ răng sâu, có tác dụng lâu nhất vào lúc 15g và ngắn nhất vào khoảng 7g (Reinberg 1976).
- Thuốc ngủ, tác dụng dài nhất vào mùa đông và xuân ngắn nhất vào mùa hè và Thu (P. P. Golicop 1966).
- Penixilin chích vào buổi chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ trong máu cao hơn và giữ được lâu hơn là chích vào buổi sáng và ban ngày (V. Petkop 1 1974).
- Ouabain chích vào cho tỷ lệ chết rất cao vào khoảng 8-12g nhưng chích vào lúc 24g tỉ lệ chết rất thấp.
- Cho thuốc không đúng giờ thích hợp, không những khó khỏi bệnh mà còn có hại vì có thể gây rối loạn cấu trúc thời gian của cơ thể.
Thí dụ : Chích ACTH hoặc Dexamethazone vào những thời điểm ở xa mỏm cực đại của Cortisol huyết, tức là lúc tuyến Thượng thận bài tiết các Corticoid thấp nhất thì sự rối loạn các nhịp sinh học của cơ thể càng mạnh. Chính vào những lúc này, các thuốc có độc tính cao nhất. Ngược lại nếu cho thuốc đúng vào lúc mỏm cực đại của Cortisol huyết thì sự rối loạn các nhịp sinh học không xảy ra.
Qua 1 số thí dụ trên ta thấy : cần nắm vững thời điểm thịnh suy, sinh khắc của các tạng phủ cơ thể thì việc dùng thuốc mới có hiệu quả và an toàn, tránh được tai họa đáng tiếc. Hướng mà các nhà nghiên cứu đang tập trung là :
- Tìm thời điểm mà cơ thể nhạy cảm nhất đối với các thứ thuốc nghiên cứu để có thể dùng liều thấp nhất mà đạt hiệu lực cao, dùng những chất độc để chữa bệnh mà ít gây tác hại.
- Tránh thời điểm mà cơ thể có mức đề kháng yếu nhất để giảm bớt các phản ứng phụ.
- Trong châm cứu, người ta nhận thấy, mỗi đường kinh vượng và suy vào 1 giờ nhất định. Thí dụ : Phế kinh vượng vào giờ Dần (3-5g), Vị (7-9g). Do đó, có thể tăng thêm tác dụng của điều trị bằng châm cứu nếu châm cứu kích thích vào giờ đường kinh vượng. Phương pháp châm này được áp dụng rất nhiều trong Tý Ngọ Lưu Chú.
3. Trong phòng bệnh
- Người ta thấy rằng, cơ thể chịu đựng được lao động nặng có giờ. Người ta yếu hơn vào các thời gian từ 2-5g sáng và từ 12-14g trưa. Nhưng người ta lại khỏe hơn vào lúc 8-12g sáng và 14-17g chiều. Nếu từ 8-12g người ta có thể lao động nặng được 4 điểm thì từ 2-5g chỉ được gần 1 điểm. (A. Emmé). Cho nên con người vào lúc 2-5g sáng nếu cố gắng lao động cũng có thể đạt 4 điểm nhưng sự gượng ép này không khác gì uống thuốc kích thích, kéo dài mãi sẽ có hại. Tốt nhất là sắp xếp chế độ làm việc thế nào cho khớp với các nhịp 24g của cơ thể.
     Những nghiên cứu về các Nhịp Sinh Học ở người hiện nay đang được tiếp tục ngày càng nhiều, sẽ giúp cho Y học giải thích được nhiều cơ chế bệnh tật hơn để sớm có các biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa có hiệu lực.
Nguồn: Internet

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Chữa liệt dây thần kinh vùng hàm mặt bằng khí công

     5 bài tập dưới đây không chỉ tốt cho răng miệng, hầu họng mà còn làm giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ, kích thích tủy sống, não bộ và chữa liệt dây thần kinh số V và VII vùng hàm mặt...
1.Gõ răng: Dùng 2 hàm răng gõ vào nhau nhịp nhàng nhiều lần sẽ làm chắc chân răng, kích thích thần kinh tủy răng, làm răng chắc khoẻ.
2.Nhai khan: Dùng hàm răng nhai đi nhai lại nhiều lần như ta đang nhai vật dai cứng. Thực hiện như vậy sẽ làm chắc cung răng và phần lợi bao quanh, làm tăng tiết nội dịch và khí huyết lưu thông, phòng chống viêm chân răng, sụt lợi và khô miệng.
Những bài tập này không chỉ tốt cho răng miệng, hầu họng mà còn làm giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ.
3.Day, nghiến: Cắn chặt 2 hàm răng vào nhau và day ngang, dọc, xoay tròn. Chú ý, các răng thuộc hàm trên và dưới không được trượt lên nhau mà phải bất động. Bài này có tác dụng cường kiện cung hàm, cũng như cường cơ, gân vùng hàm miệng.
4.Ngáp: Dùng nội lực để ngáp thật mạnh, khi ngáp miệng phải mở to, rộng. Đặc biệt phải tạo sức rướn toàn thân để toàn thân giãn mở và cột sống kích hoạt từ cổ đến vùng hông chậu.
     Bài này có tác dụng kích thích cân cơ vùng mặt giãn mở. Kích thích các tuyến nội ngoại dịch vùng hàm miệng lưu thông, giãn mở toàn bộ các xoang vùng sọ (gồm 7 hệ thống xoang xương như 2 khoang xương chẩm, 2 xương thái dương, xoang xương đỉnh, xoang trán và xoang mặt).Làm màng não giãn mở, tăng xung động của hệ thống thần kinh trung ương ra vào não. Kích thích tủy sống và đám rối dương. Đặc biệt làm tủy sống lưu thông khí huyết và thủy dịch trên não, phòng chống và chữa liệt dây thần kinh số V và VII vùng hàm mặt.
5.Day huyệt: Tay day bấm huyệt thừa tương (ở 2 bên khóe mép), huyệt địa thương (chỗ lõm ở trên cằm và giữa mép môi dưới) và huyệt thái giáp xa (ở phía trên ngoài cung hàm dưới), sẽ làm tăng cường công năng cho vùng hàm miệng.
BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo)

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Cà Gai leo- cây thuốc quí bảo vệ gan
 

Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan). Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc.

Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc…Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.

Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm…mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Có gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất, Nhân Sâm…


Cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh giá tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là cây Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.

Bộ phận dùng: Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Công dụng: Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.

Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g


Theo TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” - Đề tài cấp nhà nước cho biết, đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid), xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo. Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng Cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, ngược lại ở nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn. Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động.


Theo Luận án Tiến sĩ Dược học 1997 đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan dotiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm”đi đến kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc; ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.


Những kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh cho việc sử dụng Cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho thấy cây thuốc nam của chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng mức.

TS Nguyễn Thị Minh Khai
Theo  VnMedia

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Mẹo Vặt Y Khoa.

BỊ ONG ĐỐT: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.
CAO MÁU: ăn nhiều rau cần (Celery).
CHÁN ĐỜI (trầm cảm): uống B-complex và amino acid.
CHOLESTEROL: uống sinh tố E.
HAY QUÊN: hãy uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.
HÔI NÁCH: hãy ăn nhiều rau ngò (parsley).
KHÓ CHỊU TRƯỚC KINH KỲ: hãy uống sinh tố B6.
KHÓ NGỦ: uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
LÊN CƠN SUYỂN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái.
MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: uống nhiều sinh tố B1.
MỎI LƯNG: hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
MỤT CÓC: dùng sinh tố A sẽ hết.
MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.
NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
NHỨC RĂNG: Để một cục nước đá trên huyệt hợp cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
NỔI MỤT TRONG MIỆNG: lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
RÁCH KHOÉ MÔI: lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.
**SẠN THẬN: tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
SAY SÓNG**: bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
SÌNH BỤNG: dùng bột nổi.( baking Soda)
SỔ MŨI: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
VỌP BẺ (chuột rút) : Thò ngón trỏ và ngón cái bấm mạnh vào vành môi trên sẽ hết ngay.
Sưu tầm trên Internet
Phan Tả Diệp vị thuốc vừa kinh điển vừa hiện đại

    Phan tả diệp đã được người Ai Cập biết đến và sử dụng làm thuốc nhuận tràng, thuốc tẩy từ hơn 3.500 năm về trước. Sau đó thuốc được đưa vào các nước châu Âu và từ nước khác trên thế giới. Hiện nay, phan tả diệp đang được coi là vị thuốc kinh điển và được dùng rất phổ biến cả trong Ðông y và Tây y.

    Phan tả diệp là lá chét của 2 loài thuộc chi Cassia: Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Del, thuộc họ Ðậu (Fabaceae), phân họ Vang (Caesalpinioideae).

Cây C.angustifolia có nguồn gốc từ ả Rập, mọc hoang nhiều ở Yêmen, Xumali; được trồng ở nam ấn Ðộ, nhiều nhất là vùng Tinnevelly. Còn C.acutifolia có nguồn gốc từ Châu Phi, mọc hoang và được trồng nhiều ở Xuđăng. Hiện nay phan tả diệp còn được trồng ở một số nước như: Udơbekistan, Tatgikistan.

Thành phần hóa học có tác dụng dược lý trong phan tả diệp đã được nhiều tài liệu đề cập đến, đó là các dẫn chất anthranoid có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Quan trọng nhất là các chất sennosid A,B,C và D. Ngoài ra còn có một số ít anthraglycosid khác. Các chất anthaglycosid rất dễ tan trong nước, khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa không bị hấp thu ở ruột non, chúng xuống ruột già. ở đây, dưới tác dụng của enzym glucosidase của hệ vi khuẩn ruột, các glycosid sẽ bị thủy phân thành các aglycon và ose. Các aglycon có cấu trúc dạng khử(sennidin, rhein - anthron...) sẽ có tác dụng kích thích ruột già làm tăng nhu động ruột và tăng bài tiết dịch nhầy (tác dụng nhuận tràng và tẩy) ngay sau khi được tạo thành. Còn các chất có cấu trúc dạng ôxy hóa (rhein, aloe - emorin...) thì sẽ bị khử rồi mới có tác dụng.

    Do quá trình chuyển hóa như vậy, cho nên các chế phẩm có anthranoid nói chung và phan tả diệp nói riêng được dùng với tác dụng giúp sự tiêu hóa, nhuận và tẩy thường được uống vào buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ và đó cũng là lý do tại sao thuốc có tác dụng chậm sau khi uống (10-12giờ).

    Phan tả diệp được dùng trong những trường hợp ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, táo bón, dưới dạng hãm hoặc sắc với liều lượng khác nhau tùy theo tác dụng. Thường dùng 1-2/ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, với liều 3-4g/ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng giúp cho việc đào thải chất cặn bã, độc hại tồn đọng gây độc cho đường tiêu hóa, hạn chế được sự sinh sôi nẩy nở các loài vi sinh vật đường ruột có hại. Với liều 5-7g/ngày sẽ có tác dụng tẩy.

    Ngoài anthranoid, trong phan tả diệp còn có các dẫn chất flavonoid - là hợp chất thiên nhiên có tác dụng sinh học không kém phần quan trọng. Phải chăng đây là thành phần không những đóng vai trò hiệp đồng tác dụng của phan tả diệp mà còn bổ sung thêm một số tác dụng rất đặc hiệu của flavonoid, ví dụ như:

* Tác dụng của vitamin P: Làm tăng sức bền và tính đàn hồi của thành mạch máu, làm giản tính dòn, dễ vỡ của thành mạch. Vitamin P là yếu tố rất cần thiết và không thể thiếu được trong dự phòng và điều trị những bệnh gây tổn thương sức bền của mao mạch, như bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch, các trường hợp xung huyết, xuất huyết v.v...

* Tác dụng chống ôxy hóa: Khi vào cơ thể flavonoid sẽ tạo phức với các ion kim loại (Fe+2. Cu+2...) là những chất xúc tác của nhiều phản ứng ôxy hóa sinh ra gốc tự do hoạt động. Ðồng thời flavonoid còn có khả năng triệt tiêu những gốc tự do hoạt động để tạo thành những sản phẩm không gốc, cắt đứt dây chuyền phản ứng ôxy hóa lipid, góp phần làm ổn định màng tế bào, làm tăng sức bền của màng, loại trừ các tác nhân gây độc hại, ngăn ngừa một số nguy cơ biến dị, hủy hoại tế bào, tai biến mạch... do gốc tự do gây nên.

Do đó nếu dùng phan tả diệp với công thức và liều lượng hợp lý sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cơ thể sẽ còn được cung cấp thêm vitamin P và các chất chống ôxy hóa rất cần thiết cho việc phòng và chữa một số bệnh hiểm nghèo.

Một số điều cần lưu ý khi dùng phan tả diệp
- Do thuốc kích thích ruột già làm tăng tiết dịch nhầy, cho nên nếu dùng phan tả diệp liều cao và kéo dài sẽ gây mất nhiều protein và những dịch chất khác của ruột, cơ thể sẽ gầy, yếu và có thể bị rối loạn tiêu hóa.
- Không dùng phan tả diệp cho người bị viêm bàng quang, hẹp kết tràng, phình ruột già, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

TS Bế Thị Thuấn

Theo Báo SK&ĐS

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Cây bìm bìm chữa phù thũng đái rắt


Cây bìm bìm
Cây bìm bìm có tên khoa học Ipomoea cairica (L) Sweet. Thuộc họ bìm bìm Convolvulacêa. Là loại cây leo, thân quấn. Thân cảnh mảnh, nhẵn, lá mọc so le, có 5 thùy, hình chân vịt, phiến lá mỏng, hình mác, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gân nổi rõ. Cuống lá dài 2-5cm, có hai lá nhỏ kèm theo do chồi nách sinh ra. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lưỡng phân. Hoa to, hình phễu, có màu trắng hoặc lam tím. Quả nang hình cầu.
Bìm bìm thường mọc hoang ở nhiều nơi, thường mọc quấn vào hàng rào hoặc các bụi cây khác. Nhân dân các địa phương còn trồng cây này làm cảnh, trồng bờ rào, làm dàn che nắng...
Toàn cây bìm bìm được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay phơi khô. Theo Đông y: Lá bìm bìm có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh can, phế, thận, bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông lâm, giải độc. Liều dùng 15-30g tươi. Kinh nghiệm nhân dân thường dùng bìm bìm chữa các bệnh đái rắt, đái ít, phù thũng... Nhân dân Trung Quốc hay dùng bìm bìm chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thông, đái ra máu, mụn nhọt, đinh độc...
Một số bài thuốc thường dùng:
- Chữa phù thũng: Lá bìm bìm non nấu canh với cá quả hoặc cá diếc. Ăn hằng ngày cho đến khi đái được nhiều. Cần kết hợp với kiêng ăn mặn.
- Chữa phụ nữ sau đẻ bị phù thũng, đái ít: Lá bìm bìm 50g, bèo cái bỏ rễ 50g, lá dâu 50g, ích mẫu 50g, lá sen 2 cái, đỗ đen 1 chén nhỏ. Tất cả sao vàng. Sắc uống ngày một thang. Dùng liên tục 10-15 ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt:
+ Lá bìm bìm, lá mảnh cộng. Hai vị lượng bằng nhau, đều 50g. Sắc uống ngày một thang.
+ Lá bìm bìm 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang.
+ Dây, lá bìm bìm 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Lá bìm bìm tươi 15-30g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với lá bìm bìm tươi, giã nát, đắp lên đinh nhọt.
- Đại tiện táo kết hoặc có cảm giác căng tức ở dạ dày: Dây bìm bìm phơi khô, tán bột mịn, hãm uống như chè, ngày uống 3g.
- Chữa gãy xương: Dây bìm bìm, dây tơ hồng, dây đau xương, ráy leo. Các vị lượng bằng nhau, đem giã nát trộn với chút rượu đem đắp bó nơi gãy.
- Chữa ho do phế nhiệt (viêm phế quản):
+ Dây, lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
+ Dây, lá bìm bìm tươi 30g, thân cây sậy 100g, rau diếp cá 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa đái ra máu: Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành sao đen 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Thế Dân

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Phát hiện thêm một số tác dụng kỳ diệu của gừng

      Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và để chống nôn... Thế nhưng, củ gừng còn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác nữa. Những năm gần đây, các nghiên cứu về dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt khác của củ gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến.
Thứ nhất là tác dụng chống lão suy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Gừng không những có thể chống lại sự hủy hoại các chất mỡ trong thức ăn do ôxy hóa, mà khi được hấp thu vào cơ thể, các thành phần cay đó còn có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể; chính vì vậy, cho nên gừng có tác dụng chống lão suy.
Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.
Thứ ba là tác dụng cải thiện thành phần máu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây ở nhiều nước cho biết, trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo hóa học gần giống với chất acid salicylic trong thuốc aspirin. Các nhà bào chế đã sử dụng chất đó, chế thành một loại thuốc hòa loãng máu để chống sự đông máu; thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ thấp huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứỏng huyết khối và chữa trị bệnh nghẽn tắc cơ tim. Hơn nữa thứ thuốc này lại không hề gây nên tác dụng phụ.
      Ngoài ra, các nhà khoa học Ðức đã phát hiện thấy, nước gừng có khả năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống ung thư. Các chuyên gia Philipin phát hiện thấy gừng có tác dụng chống đau răng - thực nghiệm cho thấy, các chất zingiberol, zingiberen, aldehyde... trong gừng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn. Các chuyên gia Hà Lan phát hiện thấy trong gừng có những chất tác dụng giống như thuốc kháng sinh và tác dụng của chúng rõ rệt nhất đối với các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn salmonella gây nên. Cuối cùng, chúng ta cũng không nên quên một số tác dụng "kinh điển": Giã gừng tươi vắt lấy nước cốt, bôi ở ngoài da có tác dụng tiêu thũng, giảm phù nề. Giã gừng với vài hạt muối, bó vào chỗ đau có thể chữa bong gân. Giã gừng với củ cải, vắt lấy nước uống có thể tiêu trừ chứng trướng bụng, lại có thể chống mệt mỏi và làm cho tinh thần thêm phần sảng khoái. Trước khi cần đi xa, có thể ăn mấy miếng mứt gừng, vài lát gừng sống, hoặc hãm gừng với nước sôi uống, có thể chống say xe trên đường.

Theo Báo SK&ĐS

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Cá chép - Vị thuốc lợi tiểu, thông sữa

    Cá chép sinh trưởng ở ao hồ, sông ngòi, cá chép có thể mua được ở khắp các chợ, nó là một thực phẩm phổ biến, thường gặp. Tác dụng phổ biến của nó là bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, nó còn chữa được ho, bệnh méo miệng, lở loét. Một số phương thuốc món ăn được chế từ cá chép có thể chữa được nhiều bệnh ở phụ nữ.

Cá chép om dưa
Tác dụng thông sữa: 1 con cá chép đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng 15g đẳng sâm, 50g hoàng kỳ, đổ đủ nước rồi hầm nhỏ lửa trong 1 giờ đồng hồ, sau đó thêm gia vị là ăn được, ăn cá uống canh. Món ăn này thích hợp với những người khí huyết hao tổn sau khi đẻ, tỳ vị hư yếu, không đủ sữa, mỗi ngày uống 1 thang, liền trong 7 ngày.
Tác dụng an thai: 1 con cá chép tươi khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh. Lấy 30g củ gai sắc lấy nước. Lấy 60g gạo nếp, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Ăn nóng vào buổi sáng và buổi chiều có thể ăn kèm với cá.
Cá chép giúp an thai, củ gai là loại thuốc thông dụng chữa động thai, hai thứ này kết hợp có công hiệu bảo dưỡng thai khí, giữ yên vị trí của thai, là một phương thuốc chữa động thai.
Nếu tỳ thận hư yếu, thai không ổn định có thể dùng cá chép, phối hợp với a giao nấu thành canh ăn. Cách làm: 1 con cá chép tươi khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột rửa sạch, 12g a giao rang qua, 60g gạo nếp. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vào, thêm hành, gừng, vỏ quýt, gia vị, nấu thành canh, chia làm hai, lần ăn liền trong 7 ngày.
      Chữa phù thũng khi mang thai: Sau khi mang thai, cùng với sự lớn lên của thai nhi, thai nhi sẽ ép vào các bộ phận của cơ thể, gây ra hiện tượng phù chi dưới thậm chí phù toàn thân, đó chính là phù khi mang thai. Lúc này không nên hoạt động mạnh, có thể dùng cá chép để bổ hư, lợi tiểu tiêu phù. Cách làm: Lấy 1 con cá chép khoảng 500g, rửa sạch bỏ vẩy và ruột, cho vào chảo rán vàng cả hai mặt, đổ vừa nước hầm nhỏ lửa, cho thêm 500ml sữa bò, gừng, hành không cho muối. Hầm cho đến khi nước đặc lại, cá chín nhừ là được.    Ăn cá uống nước.
       Cá chép còn có tác dụng chữa phù thũng người già: Trong cuốn Thần nông bản thảo kinh có ghi cá chép có tác dụng lợi tiểu tiêu phù. Nó có vị ngọt, tính bình, đồng thời với lợi tiểu tiện còn giúp bổ tỳ vị, rất thích hợp với người tuổi già sức yếu, tỳ vị hư tổn dẫn đến phù thũng trướng bụng. Trong gia đình để chữa sức yếu phù thũng có thể dùng 50g đậu đỏ, cho nước vào luộc chín sau đó cho một con cá chép độ 500g đã làm sạch vào, đun tiếp cho cá chín, ăn cá, ăn đậu, uống canh. Những người phù thũng, viêm thận mạn tính, báng bụng xơ cứng gan đều có thể ăn được.
Cá chép với tác dụng bổ máu:
Cách làm: 1 con cá chép độ 500g, đánh vẩy, bỏ ruột rửa sạch, cho vào bát to. Sau đó cho tiếp vào bát 15g cùi long nhãn, 15g hoài sơn dược, 15g cẩu kỷ tử, 4 quả táo đỏ, một chút đường đỏ, rượu vang rồi đậy lại, cho lên hầm cách thủy khoảng 3 tiếng đồng hồ là được.
      Cá chép vị ngon, nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin, protein, mỡ, vitamin PP, A, B1, B2, canxi, phospho, sắt... có tác dụng làm khỏe não. Phối hợp với táo đỏ, sơn dược là những thực phẩm bổ tỳ vị, long nhãn dưỡng tâm bổ máu, cẩu kỷ tử bổ thận ích tinh, đường đỏ và rượu vang thì khử tanh và giúp cho thuốc phát huy tác dụng bổ dưỡng. Những người mất ngủ hay quên chóng mặt mệt mỏi do suy nghĩ quá nhiều, lao động quá sức làm thương tổn tâm tỳ nên ăn món này thường xuyên.
       Canh cá chép có tác dụng làm hạ cholesterol máu:
Cách làm: 10g hà thủ ô sắc lấy nước, 1 con cá chép khoảng 250g mổ bỏ nội tạng, không đánh vảy, rửa sạch cho vào nồi nước sắc hà thủ ô, đun lên cho đến khi cá chín, cho thêm bột hoa tiêu, gia vị là dùng được.
Hà thủ ô là thuốc bồi bổ gan thận, dưỡng máu, ích tinh, thường được dùng với những người đau đầu chóng mặt, mất ngủ, lưng gối đau mỏi, râu tóc bạc sớm, trí nhớ giảm sút. Trong cá chép có lượng chất dinh dưỡng phong phú, có khả năng kiện tỳ lợi tiểu. Hà thủ ô ninh lên cùng với cá chép làm canh có công hiệu bồi bổ gan thận, kiện tỳ lợi tiểu, hạ lượng mỡ trong máu, rất thích hợp với những người lưng gối đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt hay quên, ăn được ít, mắc bệnh béo phì và có lượng mỡ trong máu cao.
Tỳ vị hư yếu, ăn uống không ngon có thể luộc cá chép lên ăn, nếu thấy lạnh bụng ăn không hợp thì có thể luộc cá chép lẫn hồ tiêu và gừng.
    Những người không đủ sữa, khí huyết hư tổn sau khi đẻ có thể dùng 1 con cá chép, 15g đẳng sâm, 50g hoàng kỳ đun lên ăn, mỗi ngày một thang. Những người ho, khò khè có thể lấy 1 đầu cá chép ninh cùng với gừng, tỏi, dấm để ăn.
BS. Thanh Quy

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Nấm hương - vị thuốc trường thọ


       Hạ huyết áp, giảm cholesterol, cải thiện viêm khớp, phòng ngừa suy lão... Đó chỉ là một phần công dụng của nấm hương. Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “dược diệu” chống suy lão và trường thọ.
          Nhiều nghiên cứu đã xác nhận nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng rất phong phú, nhất là kali. Ngoài ra, nó còn có các loại vitamin B2, D, PP, protein, chất xơ, lipid, và polisacarit giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
          Nấm hương có rất nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng lớn là: Hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị ung thư, chữa tàn nhang.
Một số món ăn bài thuốc:
      Viêm gan mạn hay giảm bạch cầu: Nấm hương tươi 100g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.
      Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường: Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.
      Viêm dạ dày, thiếu máu, sởi: Nấm hương 100g, rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ 100g, thịt bò luộc thái lát 50g. Tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn 1-2 bữa. Cần ăn một thời gian mới hiệu nghiệm.
(Theo SK & ĐS)

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

"Lão phù thủy" có biệt tài đuổi giòi cách xa vài trăm cây số

Với trâu bò mắc giòi, chủ gia súc chỉ cần tìm đến nhà, miêu tả con gia súc bị bệnh của mình cho ông Sở lầm rầm khấn vái và chỉ 3 ngày sau đàn giòi sẽ bò đi hết...
Ai không tin câu chuyện này là thật, xin mời về gặp ông Trương Sở (80 tuổi, ngụ thôn Thạch Hàn, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) để kiểm chứng, 100% người dân địa phương sẽ khẳng định: “Chính xác”.

Kỳ nhân học lỏm

Bên chiếc lò than hừng hực lửa, cụ ông cho biết đã chữa bệnh “troi đục” (tên gọi địa phương về bệnh trâu bò mắc giòi - PV) từ hơn 30 năm nay, số lượng “con bệnh” thì nhiều đến mức không nhớ nổi.
Cụ Sở cho biết, cụ đến với nghề khá muộn, khi đã gần 50 tuổi. Ngày đó thôn Thạch Hàn này nhà nào nhà nấy đều nuôi trâu, bò từng đàn trong rừng. Chủ nhân cứ hai ba tháng mới vào thăm đàn gia súc một lần để chúng nhớ mặt. Nhiều người làng vào rừng trở về thường tá hỏa khi phát hiện nhiều con trâu bò do húc nhau bị thủng bụng, ruồi nhặng bâu vào sinh ra giòi, thịt thối rữa nhìn rợn người. Bệnh “giòi đục” nếu không chữa trị kịp thời sẽ ngày một lan rộng khiến súc vật chết dần chết mòn do hoại tử.

Cái khó là số lượng trâu bò nhiều, bắt những con bị hoại tử đã khó, lại còn lùa về làng để bôi thuốc, đắp lá thì có khi đã chết trên đường trước khi được chữa. Chẳng lẽ nhìn bao nhiêu vốn liếng chết dần chết mòn?

Ngày đó, “sư phụ” của cụ Sở chuyên trị loại bệnh này, chủ gia súc bị bệnh chỉ cần tìm đến ông thầm thì vài câu và sau đó không biết “sư phụ” làm cách nào nhưng chỉ đúng 3 hôm sau, những con trâu, con bò bị bệnh sẽ tiết ra máu tươi ở vết thương khiến đàn giòi rụng đi, rồi vết thương khỏi dần.

Trước khi qua đời, vị “tổ sư” này có truyền lại bí kíp cho ông Sở và giờ đây người dân địa phương hễ có gia súc bị “giòi đục” lại gõ cửa nhà. Người làng gọi ông bằng cái tên phóng khoáng: “Kỳ nhân trên ốc đảo”. Tâm sự thật tình, cụ Sở tiết lộ có được biệt tài này nhờ… học lỏm. “Ngày ấy tui véo đầu nghĩ mãi không ra sư phụ làm cách nào mà trâu, bò nhanh khỏi bệnh đến vậy. Ngày nào tui cũng đi theo ông, rình xem sư phụ chữa bệnh như thế nào, làm phép lúc nào, ở đâu”, cụ Sở nhắc lại.

Thế nhưng cụ Sở không thể lý giải được việc ngày ấy dù đã tiến hành y như hệt mà việc “làm phép” của mình thường không thành công. Sau này, khi “sư phụ” đã qua đời thì ông mới nghiệm ra, phải khi người dạy nghề mình qua đời, bí quyết ấy mới phát huy hiệu nghiệm. Câu chuyện rặt mùi huyền bí nhưng cụ ông 80 tuổi khẳng định một cách tỉnh táo: “Tin hay không tùy các chú thôi, hơn 30 năm nay tui chữa khỏi cả ngàn trường hợp rồi”.

Kiểu chữa bệnh kỳ dị

Theo lời cụ Sở, yếu tố quan trọng nhất nếu muốn chữa khỏi bệnh giòi đục cho gia súc là lòng tin. Nếu chủ gia súc bị bệnh có ý nghĩ nghi ngờ, cho rằng đây là trò mê tín dị đoan thì dù “làm phép” bao nhiêu lần cũng không khỏi. Cụ thể, khi phát hiện gia súc bị bệnh, chủ nhân chỉ cần nắm rõ và khai báo một vài đặc điểm về con vật bị bệnh cho ông nghe như: Giống đực hay giống cái, vị trí bị nhiễm trùng, có giòi do húc nhau hay do cọ xát vào cây cối… Điều đặc biệt khác, phải đích thân chủ nhân của gia súc bị bệnh đến khai báo thông tin thì “phép thần” mới ứng nghiệm.

“Cụ chữa trị như thế nào, có sử dụng bài thuốc gia truyền nào không?”. Ông cụ cho biết không hề sử dụng bất kì thuốc men gì, chỉ “làm phép” một lần duy nhất bằng lá Ngái (giống cây thân cao, có quả gần giống cây Sung – PV). “Sau khi nắm sơ qua đặc điểm con vật bị bệnh, người chữa trị phải có trí tưởng tượng. Lúc đó gốc cây, vách tường đều trở thành con vật đứng trước ngay mắt.

Tôi xác định vị trí trâu, bò bị “giòi đục” rồi làm dấu tương ứng lên thân cây, tường nhà và dán lá Ngái vào đó. Nếu giống đực thì dán 7 lá còn giống cái dán 9 lá. Chỉ cần làm phép một lần duy nhất, đúng 3 ngày sau bầy troi sẽ đua nhau rơi ra ngoài, vết thương lành lặn trở lại bình thường”, cụ Sở khẳng định. Còn “làm phép” cụ thể ra sao, cụ viện cớ nếu nói ra sẽ mất linh nên xin được giữ kín.

Ghé quán nước đầu thôn, người viết trong tâm trạng nghi ngờ nên không thể giấu kín câu chuyện ngỡ như bịa này làm “của riêng”. Cụ Huỳnh Văn Hệ, một người dân trong thôn từng nhiều lần nhờ cụ Sở chữa bệnh cho đàn trâu xác nhận: “Năm 2000, con trâu kéo nhà tui húc nhau bị thương ở mông, vết thương sau đó lở loét rộng ra, xuất hiện cả troi. Biết tiếng ông Sở nên tui nhờ chữa hộ, đúng 3 hôm sau máu tươi tiết ra từ vết thương, bầy troi rơi theo từng mảng thịt thối bị hoại tử ra ngoài và con trâu bình phục dần”.

Thậm chí mới tuần trước, con chó nhà ông Hệ bị lở loét ở chân cũng được thầy Sở “làm phép” chữa khỏi một cách kỳ diệu. Thấy chúng tôi chưa tin lắm, anh Hà Văn Lành (ngụ thôn La Khê Trẹm) ngồi gần đó cũng xác nhận: “Cụ Sở cũng đã chữa khỏi bệnh “troi đục” ở bò nhà tui đó, không biết cụ làm cách gì nhưng quả đúng nhanh khỏi lắm”.

Thử nghiệm cả cho… người

Nhiều năm trước đây, ngày đó thôn làng còn khốn khó, biệt tài này của cụ Sở thậm chí từng được thử nghiệm cho… người.

Dân làng kể lại, năm đó cụ bà tên Chánh người thôn Thạch Hàn ốm liệt giường mà không có tiền đi viện. Cụ nằm lâu đến nỗi cục u trên đầu bị loét, hình như có cả troi hay rận gì đó. Biết chuyện cụ Sở làm phép được cho trâu bò, người nhà bệnh nhân liền nảy ra ý nghĩ: “Ông ấy đuổi được giòi trên trâu bò, biết đâu lại đuổi được cả cho người” nên tìm đến năn nỉ ông “thử nghiệm” giúp. “Thần y” này thú thật đó là lần đầu tiên ông “làm phép” đối với thân thể con người nên không tự tin lắm, chỉ hứa cố hết khả năng của mình.

Chắc chắn cụ Sở không thể bịa đặt bởi cả thôn Thạch Hàn, trong đó có người nhà cụ Chánh đều nhớ lại họ không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến vết thương lành lặn nhanh đến kì diệu chỉ vài ngày sau lúc ông lão lẩm nhẩm khấn vái với mấy cái lá cây quái quỷ. Tiếng tăm ông lão nâng lên một bậc từ đó, và đến giờ người làng vẫn nhắc đến kỳ tích ấy như một huyền thoại trên vùng đất nằm lọt giữa lòng sông Hương.

Kiểu chữa bệnh kỳ lại này cũng khiến có người không tin nên mắc lỡm. Đó là chuyện vài năm về trước, ông chủ một đàn bò thấy gia súc của mình bị giòi đục, hớt hải chạy chữa thuốc men đủ kiểu nhưng không khỏi. Thấy vậy chàng trai chăn bò mới sực nhớ : “Trên Thạch Hàn có ông thầy chuyên chữa trị bệnh này, không cần nhìn thấy trâu bò nhưng ông có thể chữa khỏi”.

Đang bực tức nên nghe câu chuyện tưởng như hoang đường này, ông chủ “nổi giận lôi đình” chửi chàng chăn bò một trận không kịp vuốt mặt: “Tao đang lo muốn chết, mày lại nói chuyện bậy bạ”. Thấy ông chủ mắng oan mình, chàng chăn bò gân cổ cãi: “Ông dám cá cược không? Nếu đúng thì ông phải thưởng tôi một triệu đồng. Nếu sai thì tôi chăn bò không công cho ông hai tháng”. Dĩ nhiên ông Sở chữa khỏi bệnh cho đàn trâu thật và người chủ đàn gia súc “tâm phục khẩu phục”.

Ngày nay trâu bò ở địa phương đã ít đi nhiều, những trường hợp cần cụ Sở “ra tay” cũng không nhiều nữa. Cũng vẫn có những người chưa chứng kiến thì cho rằng đó chỉ là trò “bùa phép mê tín dị đoan” nhưng kể cả có nói với cụ điều này, cụ Sở chỉ im lặng không giải thích.

Thi thoảng có người nhớ đến ơn cụ liền ghé nhà biếu gói trà hộp bánh làm quà, người ta lại xuýt xoa chuyện cụ “làm phép” nhưng chưa một lần trong đời nhận tiền bạc của ai. Cụ bộc bạch “chuyện vặt đó giúp nhau là quý rồi, nhận tiền thì chẳng có tình nghĩa gì, mà biết đâu có khi nhận tiền thì “phép” lại “mất thiêng””.
Mai Long/Pháp luật & Thời đại

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Một ca bệnh khó chữa bằng diện chẩn
 Vương Văn Liêu 
 
 Tôi được một bác trong CLB Diện Chẩn mời xem bệnh cho người nhà. Tình trạng người bệnh:
Nam bệnh nhân, 81 tuổi, bị bệnh tiểu đường lâu năm. Bác uống thuốc tiểu đường đều đặn trong nhiều năm. Tuy nhiên thời gian gần đây lượng đường trong máu rất thất thường: buổi sáng có thể là 2,4 mmol/l, chiều lại tăng vọt lên đến 30 mmol/l. Ông phải đi cấp cứu bệnh viện liên tục. Bác sỹ bệnh viện trả lời là tuyến tụy của ông hỏng rồi, không điều chỉnh được insuline nữa.
Sau khi khám bệnh cho ông, tôi nói với người nhà là kết luận của vị bác sỹ nào đó là không đúng. Vì những căn cứ sau:
1. Ông vẫn còn ăn uống và tiêu hóa tốt.
2. Mạch Tỳ của ông vẫn còn hoạt lực mạnh.
Tỳ chủ vận hóa, nếu tỳ kém thì ăn không tiêu, không đói ….
Vậy nguyên nhân là gì?
Sau khi suy nghĩ tôi nhận xét: chắc chắn là hệ thần kinh trung ương của bác có vấn đề. Hệ thần kinh trung ương giống như CPU( Bộ xử lý trung tâm )của máy tính. Nếu CPU xử lý sai thì mọi lệnh của máy tính sẽ sai lệch. Suy nghĩ như vậy tôi đề xuất:
Dùng Diện Chẩn để chữa. Phác đồ - sử dụng các bộ huyệt sau để ấn day:
- Bộ ổn định thần kinh : 34, 106, 103, 124, 216
- Bổ tỳ, vị, tâm, phế: sử dụng tam giác tỳ, tam giác vị , tam giác tâm, tam giác phế ( theo thuyết ngũ hành tương sinh: tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim- con hư bổ mẹ, mẹ yếu bổ con để khỏi làm mệt mẹ nó. Ở đây tỳ thổ là trung tâm).
- Dùng con lăn đôi sừng lăn dọc cột sống lưng để kích thích các hạch thần kinh giao cảm, làm cho các tín hiệu dẫn truyền từ thần kinh trung ương xuống tủy sống được thông suốt.
- Tác động thêm cột sống bằng xoa bóp và say dọc cột sống.
Người nhà đã thực hiện theo phác đồ trên ngày 3 lần và từ đó đến nay đã 5 tháng rồi, bác không phải đi cấp cứu bệnh viện lần nào, lượng đường trong máu của bác không bị biến đổi bất thường nữa.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Bài thuốc hay:
Chữa trĩ theo dân gian

      Tôi 78 tuổi, bị trĩ 20 năm, đã tiêm huyết thanh nóng 2 búi, kết quả tốt. Năm ngoái bệnh tái phát, búi trĩ viêm to, dịch bẩn rỉ ra thường xuyên gây đau rát. Tôi đã thử dùng một bài thuốc dân gian gồm trầu không, bồ kết, hạt gấc...
      ... Tôi dùng 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc giã nhỏ, trộn ít muối và một quả cau bổ thành 7 miếng, đun lên xông và ngâm, ngày 2 lần. Sau 3 ngày, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt. Tôi bôi thêm kem nghệ Nacaren, búi trĩ co lên hết, hậu môn trở lại bình thường. Tại sao lại như vậy?.
Trả lời:
       Trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở nước ta đúng như cổ nhân đã nói: “thập nhân cửu trĩ”. Bởi vậy, các bài thuốc kinh nghiệm dân gian có công dụng phòng chống bệnh lý này là hết sức phong phú. Khởi đầu, bác bị trĩ nội, sau đó bệnh tái phát và có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ khiến cho hậu môn sưng đau và xuất tiết dịch bẩn. Trong trường hợp này, mọi biện pháp trị liệu phải đạt được các mục đích: kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau và làm cho búi trĩ co lên.
Trong bài thuốc mà bác đã dùng, trầu không là một vị thuốc cay nóng, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, mụn nhọt, vết thương phần mềm, bỏng, viêm chân răng, sai khớp, bong gân... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trầu không có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ và thương hàn, trực khuẩn coli... và còn có tác dụng làm lành nhanh vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự biểu mô hóa.
Quả bồ kết vị cay mặn, tính ấm, có công dụng thông khiếu, trừ đàm, tiêu thũng, sát trùng, tiêu độc, thường được dùng để chữa trúng phong, hen suyễn, sâu răng, kiết lỵ, mụn nhọt, áp xe vú... Quả bồ kết cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Hạt gấc vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có công dụng tiêu tích, lợi trường, tiêu thũng, tiêu viêm và sinh cơ, thường được dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ lở, trĩ, lòi dom, sưng vú, tắc tia sữa, sốt rét có báng..., chủ yếu dùng ngoài vì có độc. Quả cau vị đắng chát, tính ấm, có công dụng sát trùng, tiêu thũng, tiêu tích, hành khí, lợi thủy. Muối ăn, còn gọi là diêm tiêu, vị mặn, tính lạnh, cũng có công dụng tả hỏa, lương huyết, tiêu viêm, nhuận táo.
Như vậy, tất cả 5 vị thuốc trong bài phối hợp với nhau tạo nên công năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu thũng (giảm sưng nề) và kích thích quá trình biểu mô hóa, làm lành nhanh vết thương. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc trị liệu bệnh trĩ có biến chứng viêm tắc gây sưng nề, viêm nhiễm. Bởi vậy, bài thuốc mà bác dùng là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, rất tiếc cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khảo sát cụ thể về tác dụng trị liệu của phương thuốc dân gian này đối với bệnh trĩ có biến chứng. Đây là một gợi ý rất đáng chú tâm cho các nhà y học nói chung và các chuyên gia về bệnh trĩ nói riêng.
ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Đừng bỏ phí cùi và hạt bưởi
         Bưởi là một loại trái cây ngon, nhiều vitamin rất được ưa chuộng. Thông thường chúng ta chỉ ăn múi và vứt bỏ hạt, cùi, vỏ mà không biết rằng đã bỏ phí một nguồn Pectin, chính là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có tác dụng chữa trị khá nhiều bệnh.
Pectin là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt. Pectin có trong nhiều loại quả, song ở cùi và vỏ hạt bưởi có tỷ lệ cao và dễ chiết xuất nhất.
Trong công nghệ dược phẩm, Pectin được dùng chế thuốc uống, thuốc tiêm (bắp, dưới da) để cầm máu trước và sau phẫu thuật răng hàm mặt, tai - mũi - họng, phụ khoa, chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu. Dung dịch Pectin 5% còn được sử dụng như thuốc sát trùng H2O2 (nước oxy già) trong phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng (không gây xót và cầm máu), thấm bông vào Pectin nhét vào chỗ nhổ răng để cầm máu...
      Sau khi ăn bưởi, ta có thể chiết xuất nguồn Pectin quanh vỏ hạt bưởi để làm thuốc phòng và chữa các bệnh nói trên.  
Cách làm khá đơn giản:
- Hạt bưởi bỏ hết hạt lép (lấy khoảng 20 hạt để chế nước Pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài), đựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần.
- Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).
        Với những giống bưởi có lượng Pectin cao có thể phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít Pectin chỉ cần làm 3 lần là được.
       Sau khi đã có nước Pectin thô, chúng ta có thể dùng để chữa một số bệnh với liều lượng như sau:
- Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.
- Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
- Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml, cách nhau 20 phút, trong một giờ liền.
Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng.


Tác dụng của Pectin:
- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
- Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
- Giảm hấp thu lipid.
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu.
- Khống chế tăng đường huyết ở người có bệnh tiểu đường.
- Chống táo bón.
- Cầm máu.
- Sát trùng.

Theo Khoa Học và Đời Sống

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Chữa bệnh bằng năng lượng
     Đỗ Đức Ngọc
 Những người có dư năng lượng, nhưng chữa bệnh phải có quy luật âm
dương ngũ hành, có khả năng nghe được khí hay năng lượng vào ra trong cơ thể
bệnh nhân, nghe được khí huyết chuyển động trong người bệnh nhân mặc dù hai
bàn tay để xa người bệnh nhân, nghe được khí hàn nhiệt, phân biệt được khí
thanh, khí độc ở những bướu ung thư mình hút ra tay mình sẽ có cảm nhận như
hàng trăm mũi kim đâm vào bàn tay mình hoặc có cảm giác ngứa bàn tay....,
lúc đó thầy chữa phải đưa tay ra xa người bệnh nhân dần, giống như nam châm
hút các cây kim ấy ra khỏi người bệnh nhân nhưng không cho cây kim nào dính
vào nam châm là bàn tay của mình, thì mình vẫn khỏe mạnh không bị lây bệnh
tật.
Và nhớ rằng nếu đúng âm dương thì bệnh nhân khỏi mà mình không bệnh. Còn
không đúng quy luật âm dương, thì sau này người thầy sẽ chết, giống như Thầy
Lương Minh Đáng bị đột qụy, vì người bệnh cao áp huyết chữa cho họ khỏi bệnh
áp huyết thì người thầy tăng áp huyết, còn chữa cho người suy nhược truyền
năng lượng họ hút hết, thầy mất năng lượng vì là bình thông nhau ngang bằng
họ, đến khi mình chữa cho người khác có nhiều tà độc mà cơ thể mình yếu nó
lại phóng sang cơ thể mình làm mình bệnh.
Do đó năng lượng của mình được ví như máy xài pile chữa cho người bệnh xong
hết pile, cấp cao hơn là pile charge, chữa xong tối về cắm điện charge lại,
cao hơn một bậc là pile năng lượng mặt tời, trong cách sừ dụng pile năng
lượng mặt trời mình phải tập để có bình chứa năng lượng càng ngày càng chứa
được nhiều, như trong cơ thể có năng lượng 12 volts, 24 v, 48 v. 100v. 500v.
1000v, 10 ngàn volts...
. Ở phòng thí nghiệm năng lượng trường sinh bên Mỹ, đã thử nghiệm một người
có năng lượng cao nhất là 1 triệu volts tụ trên đỉnh đầu, nhưng ampère rất
ít 250mA, giống như bougie xe gắn máy mỗi lần bougie nẹt ra lửa là 15 ngàn
volts làm tay mình bị điện giựt nhưng không chết vì ampère rất thấp 250mmA,
còn cường độ dòng điện nhà 2A, thì điện 110volts khi bị điện giựt là chết
hay bị thương.
Một bóng đèn của máy truyền hình, điện vào 110v, nhưng nó chuyển thành luồng
điện từ trường phóng ra 20 ngàn volts, nếu mình dùng bút thử điện đứng sau
máy TV cách xa 1 gang tay, bút thử điện báo sáng. Một bóng đèn Crock cắm
điện 110v phóng ra tia Gamma lên tường, thì sau bức tường có luồng điện 20
ngàn volts nhưng 250mA, nó cũng đủ phá hùy nhửng tế bào trong cơ thể, nên
những nhân viên làm trong phòng quang tuyến bị nhiễm X-quang. phá hủy dần tế
bào trở thành ung thư, mất máu, mất hồng cầu.
Năng lưọng mà con người luyện tập cũng giống như vậy, nên cần phải biết quy
luật âm dương ngũ hành của phủ tạng thì chữa mới có kết qủa lâu dài, giữ
mạng sống cho cả thầy lẫn bệnh nhân. Người truyền năng lượng vào người tôi
là Cha Bùi Đức Tiệp để thí nghiệm bàn tay có âm dương hay không, khi tay
trái dương của tôi để cách tay trái dương của cha, là nguyên tắc cùng cực
đẩy nhau, tôi vừa để tay đối diện với bàn tay của cha, là cha bị nhói tim do
năng lượng của tôi mạnh hơn, ngược lại tôi để bàn tay phải âm của tôi đối
diện với bàn tay trái dương của cha, thì cha thấy dễ chịu. Vì cha có nhiều
năng lượng dương, thì cha chữa cho những bệnh nhân hư hàn thì bệnh nhân mới
khỏe và người cha mới bớt dương nhiệt, nhưng vì cha chuyên chữa bệnh cao áp
huyết, cuối cùng cha qúa dư thưà dương nhiệt sung huyết não làm cha bị hơi
run tay, trong người khó chịu, cha đi nằm nghỉ và 12 giờ trưa cha ngủ luôn
giấc ngủ ngàn thu. Tôi ở cách xa cha 5km, tôi cũng đã nhận được điện mạnh
của cha, do cha nghĩ đến tôi tức là phóng bằng tư tưởng, tôi biết có chuyện
chẳng lành đến với cha, qủa nhiên 20 phút sau một học viên của tôi cũng là
học trò của cha đang ở ben cha, đến báo tin buồn

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Chữa xơ vữa động mạch,
hạ cholesterol trong máu bằng rau sam
Bài thuốc:
- Rau Sam tươi 100gr
- Gừng sống 3 lát

Cách dùng:
- Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác.
- Có thể thêm vào gia vị tuỳ thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
Lưu ý:
- Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai.
- Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
- Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
Lương Y Võ Hà

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Bệnh án chữa DI TINH

      Hoàng Hữu H, 30 tuổi, bị di tinh đã lâu năm. Có khi do mộng mà gây di tinh, có khi chỉ mới nghĩ đến đàn bà, tinh đã tiết ra. Đã chữa trị nhiều theo Đông và Tây y nhưng không bớt. Tôi khám thấy mạch bộ thốn và quan Huyền, Hoạt, bộ xích Trầm, Tế, sắc lưỡi đỏ hồng, không rêu... Tôi đoán đó là hiện tượng của chứng ‘thoát dịch’. Vì thường cứ cách 1 - 2 ngày lại tiết tinh một lần, do đó, tinh thần kém sút, thân thể gầy còm, trí nhớ giảm, chân đi chóng mỏi, eo lưng đau nhức, đầu choáng, mắt hoa. Sách ‘Nội Kinh’ ghi: Tâm là quân hỏa, Thận là tướng hỏa, vì lo nghĩ qúa độ, hoặc tình dục không ngừng khiến cho quân hỏa bốc ở trên, tướng hỏa nung ở dưới, thủy với hỏa không tương tế lẫn nhau, đó đó mà tinh dễ bài tiết. Tinh dễ bài tiết nên tạng Thận hư tổn, chân nguyên không bền, cứ vào khoảng 3 - 4 giờ sáng, khí sinh dương (thiếu dương) bắt đầu phát triển, tức thì dồn tinh tràn ra… Vì vậy, phần nhiều tiết tinh vào lúc gà gáy. Tinh đã bài tiết ra mất quá nhiều nên mới gây nên các hiện tượng như vừa nói ở trên. Tôi liền châm các huyệt Tâm du, Trung cực, Hoàn khiêu và cứu các huyệt Khí hải, Thận du, Tinh cung (Chí thất). Các huyệt tôi sử dụng ở trên, chủ yếu là bổ Thận, nhiếp tinh, ninh tâm, ích khí... Lúc đầu tưởng là cứ châm cứu một liệu trình 5 ngày rồi bảo họ kết hợp với uống thuốc, (dự trù) dùng các bài như: Kim Tỏa Cố Tinh, Kim Thủy Nhị Tiễn và Thiên Vương Bổ Tâm... Không ngờ, mới điều trị được hết 1 liệu trình, bệnh tình đã giảm được tới 60 - 70%, vì vậy không nói họ uống thuốc, mà tiếp tục châm và cứu thêm 3 liệu trình (15 ngày). Bệnh tình hoàn toàn khỏi hẳn.

Trích trong “ Tử Siêu Y Thoại" của Nguyễn Tử Siêu

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Sự đời

Cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Với người trung trực nhiều điều xót xa
Chính trường lắm kẻ ranh ma
Tham ô nhũng lạm, vậy mà quan cao!
Công bằng, liêm chính ở đâu
Người dân oan khuất ai nào giải cho
Kẻ kia dù có tội to
Nhờ có thế lực bao cho khỏi cần!
Đáng thương những người nông dân
Mất ruộng, cuộc sống nhọc nhằn, tối tăm
Bọn chiếm đất mất lương tâm
Chúng xây cao ốc , bán trăm tỷ đồng.
Công nhân lương thấp, nhà không,
Bữa ăn cũng tính từng đồng mới chu.
Tiền lạm phát, giá tăng vù
Dân nghèo “sốt vó” nỗi lo trăm chiều.
Của “chùa” thất thoát quá nhiều!
Nợ, lại vay nợ, bao nhiêu cũng vừa.
Đời nay vung vít vẩn vơ
Con cháu è cổ bao giờ trả xong?

Trung Ngôn
Tìm hiểu bệnh:
BỆNH TIỀN ÂM NAM GIỚI

    Theo Đông y thì hậu âm chỉ hậu môn còn tiền âm bao gồm bộ phận sinh dục ngoài và lỗ tiểu. Về nam giới thì tiền âm có ngọc hành, âm nang (cũng gọi tinh nang tức bọng đái gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn), tuyến tiền liệt. Bệnh của tiền âm nam thường gặp có Tử Ung (Viêm mào tinh hoàn, Viêm tinh hoàn), Tử Đờm (Lao tinh hoàn, Lao mào tinh hoàn), Thủy Sán (Thủy tinh mạc), Viêm tuyến tiền liệt, U xơ tuyến tiền liệt, v.v...

Sự Quan Hệ Giữa Tiền Âm Và Kinh Lạc, Tạng Phủ
1- Quan hệ với Kinh lạc : theo đường vận hành và phân bố của các đường kinh thì tiền âm có liên quan với các kinh can và mạch Nhâm, mạch Đốc, cho nên bệnh tật ở tiền âm phần lớn có liên quan với 3 kinh mạch đó.
2. Quan hệ với tạng phủ : theo sách ‘Ngoại Khoa Chân Thuyên’ thì dương vật (ngọc hành, âm hành) thuộc Can, lỗ tiểu (mã khẩu) thuộc Tiểu trường, âm nang, (bìu dái) thuộc Can, tinh hoàn (tinh hoàn, thận tử), ống dẫn tinh và cơ quan trực thuộc Can. Tiền âm nam có chức năng tình dục và bài tiết nước tiểu, có quan hệ mật thiết với thận và bàng quang. Thận chủ thủy và tàng tinh, tinh khiếu và niệu khiếu (để phóng tinh và bài tiết nước tiểu) thuộc thận và có quan hệ với các cơ quan ở tiền âm. Nguồn gốc của tinh là ở ngũ tạng lục phủ và tàng tại thận, việc tàng tiết của tinh có quan hệ với thận và tâm. Nước tiểu được sinh ra và bài tiết là do sự hoạt động của tỳ phế thận và tam tiêu. Vì vậy bệnh của tiền âm có quan hệ với tạng phủ và kinh mạch sau : Can, Tâm, Tỳ, Thận, Phế và Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu cùng 2 mạch Nhâm và mạch Đốc.

Nguyên Nhân

+ Tâm Hoả Vượng : vì tâm là cơ quan chủù tể cho nên nếu chức năng tâm rối loạn đều có thể ảnh hưởng đến tất cả ngũ tạng lục phủ, vì thế việc phóng tinh, bài tiểu cũng bị rối loạn.
Trên lâm sàng trạng thái bệnh lý thường gặp là Tâm âm hư, Tâm hỏa vượng, Nhiệt hạ chú tiểu trường gây nhiễu loạn tinh cung, làm cho huyết bị rối loạn sinh ra chứng tinh huyết, niệu huyết.
+ Can Mất Sơ Tiết : Can mạch đi qua tiền âm, can chủ cân (chủ tông cân - tức ngọc hành). Can mất chức năng sơ tiết dẫn đến kinh lạc khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt hạ chú, thấp độc xâm nhập tiền âm đều có thể phát sinh các chứng như Tử ung, Nang ung, Thủy sán, Tinh trọc, Huyết tinh, v.v...
+ Tỳ Vận Hóa Rối Loạn : Tỳ chủ vận hóa cho nên nếu vận hóa suy giảm thì thủy thấp hạ chú hoặc tân dịch ngưng trệ thành đờm mà sinh ra chứng Tử đờm, Thủy sán, Âm cân đờm hạch... Tỳ hư trung khí hạ hãm, bàng quang không chế ước được sinh chứng tiểu nhiều lần, tiểu són. Tỳ không thống huyết sinh chứng niệu huyết, huyết tinh...
+ Phế Thất Tuyên Giáng : phế chủ khí, khí mất tuyên giáng, thủy đạo không được thông đều sinh chứng tiểu không thông lợi, tiểu ít, nếu phế khí hư, chức năng thận bàng quang suy giảm không chế ước được sinh ra tiểu són, đái dầm.
+ Thận Khí Hao Tổn : tinh hoàn thuộc thận, thận khai khiếu ở nhị âm, thận và tiền âm có liên quan mật thiết cho nên bệnh của thận trực tiếp ảnh hưởng đến tiền âm.
Thận khí suy thì chức năng sinh dục suy giảm và chuyển hóa nước trong cơ thể rối loạn mà sinh ra vô sinh nam, liệt dương hoặc rối loạn tiểu tiện.
Thận âm hư sinh hỏa vượng đốt tân dịch thành đờm gây nên chứng Tử đờm hoặc chứng Lao dương vật, hỏa nhiễu tinh cung sinh ra chứng tinh trọc, huyết tinh.
Thận dương hư thì tinh thần mệt mỏi, lưng gối lạnh, tiểu nhiều lần hoặc tiểu són, tiểu không tự chủ, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh v.v...
+ Bàng Quang Khí Hóa Bất Lợi : theo YHCT, chức năng khí hóa của thận và bàng quang tốt thì bài tiết nước tiểu mới bình thường, nếu bàng quang khí hóa suy giảm thì sinh ra chứng tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu buốt, bàng quang mất chức năng chế ước gây nên tiểu không tự chủ, đái dầm.

Triệu Chứng
+ Tiểu Nhiều Lần : người bình thường đi tiểu mỗi ngày trung bình 4-5 lần ban ngày và 0-2 lần ban đêm. Tiểu nhiều lần hơn là trạng thái bệnh lý thường gặp trong các chứng viêm Bàng quang, viêm Niệu đạo, sỏi Tiết niệu dưới, Tiền liệt tuyến tăng sinh.
+ Tiểu Gấp : biểu hiện muốn đi tiểu là phải đi ngay không nín được, thường đi kèm với tiểu nhiều lần.
+ Tiểu Đau : cảm giác đau lúc tiểu, gặp trong các chứng viêm Niệu đạo, viêm Bàng quang, viêm Tiền liệt tuyến, sỏi Bàng quang và sỏi Niệu quản dưới.
+ Tiểu Khó : tiểu phải dùng lực, dòng nước tiểu nhỏ, nhỏ giọt hoặc đứt đoạn, gặp trong các bệnh Tiền liệt tuyến tăng sinh, Sỏi bàng quang và Sỏi niệu đạo.
+ Nước Tiểu Ứ Đọng: Nước tiểu đọng trong bàng quang mà không đi tiểu được, gặp trong các chứng viêm tiền liệt tuyến cấp, tiền liệt tuyến tăng sinh.
+ Tiểu Bất Tự Chủ : nước tiểu tự động chảy ra không cầm được. Chứng nhẹ chỉ lúc ngủ hoặc chỉ lúc bàng quang đầy nước tiểu, nặng thì nước tiểu chảy thường xuyên.
   + Huyết Niệu : có thể mắt nhìn được nước tiểu đỏ hoặc chỉ phát hiện hồng cầu dưới kính hiển vi, có 4 loại :
. Chảy máu niệu đạo không liên quan đến nước tiểu.
. Tiểu có máu lúc bắt đầu tiểu : thường do xuất huyết ở phần trước niệu đạo.
. Tiểu có máu vào phần cuối lúc tiểu : bệnh thường ở phần sau niệu đạo, rò bàng quang, tiền liệt tuyến và tinh nang.
. Toàn nước tiểu có máu : bệnh tổn thương từ cổ bàng quang trở lên.
+ Chất Xuất Tiết Niệu Đạo : là máu hoặc mủ, thường gặp trong các chứng tổn thương niệu đạo, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến ...
+ Khối U : lúc ứ đọng nước tiểu, có khối u vùng bụng dưới. Có khối u bìu dái trong các chứng Tử đờm, Tử ung, Thủy sán.
Biện Chứng Luận Trị
Trên lâm sàng, bệnh tiền âm nam thường biểu hiện các chứng sau :
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú : âm nang sưng nóng đỏ, đau, tinh hoàn to đau, bao tinh ứ nước, tiểu gấp, nhiều lần, nước tiểu vàng đậm, dương vật nóng đau, nước tiểu đục...
+ Khí Huyết Ứ Trệ : thường gặp ở các bệnh kéo dài mạn tính do kinh mạch không thông, tinh hoàn, mào tinh hoàn cứng đau, bụng dưới hoặc hội âm đầy tức đau, đi tiểu khó.
+ Đờm Trọc Ngưng Kết : có triệu chứng chủ yếu là hòn cục ở tinh hoàn, dương vật nổi cục (âm hành đờm hạch), mầu da không nóng, không đỏ, không đau, thuộc âm chứng. Đờm trọc có thể hóa nhiệt mà sinh chứng âm hư đờm hỏa nên da đỏ thẫm,hơi nóng và hơi đau hoặc hóa mủ vỡ.
+ Thận Âm Bất Túc : do bệnh lâu ngày tổn thương thận, hoặc phòng dục quá độ, nội thương thất tình, thận âm hao tổn. Triệu chứng lâm sàng thường có lưng gối đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi trộm, âm hư không chế ước được dương, hư hỏa nội động sinh ra lòng bàn chân tay nóng, nước tiểu đỏ, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt; hỏa nhiễu tinh cung, dương vật dễ cương, di tinh nặng có thể sinh ra huyết tinh.
+ Thận Dương Hư Suy : phần lớn do cơ thể vốn hư hoặc bệnh lâu ngày gây nên hư, phòng dục quá độ làm tổn thương thận dương. Đặc điểm lâm sàng là tinh thần mệt mỏi, lưng gối nhức lạnh, liệt dương, di tinh, tiểu nhiều lần hoặc không tự chủ, tràn dịch bao tinh. Dương hư sinh ngoại hàn nên tiểu trong, chân tay lạnh, da bìu dái lạnh, mạch Trầm Trì Tế.
Trên đây là những chứng thường gặp.
Nguồn Intenet

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Đông và Tây, Hai Cách Nhìn và Nghiên Cứu về Y Học
    .......
  
      Trước khi tìm hiểu về y lý Y Học Cổ Truyền, tôi muốn đưa ra sự khác biệt giữa Đông và Tây nhìn về một bệnh khác nhau ở chỗ nào? Sở trường và sở đoản ở đâu? Và chúng ta phải dùng sự lý luận và thông minh của mình để khi nào thì dùng Đông hay Tây Y để khỏi hối hận một khi bước vào đường cùng, rồi cứ như con ngựa bị che mắt, cứ giao thân phận cho thầy thuốc, đôi khi còn phải chịu trận trong sự đau khổ với bệnh tật hay phải giã từ người thân một cách oan uổng.

Chúng ta thường nghĩ Y Khoa Đông Phương có tính cách trừu tượng, thiếu tính cách khoa học, thuần lý, không thí nghiệm được, thậm chí có người còn gán cho như là một tôn giáo, đôi khi mê tín…

Những luận chứng này chỉ có tính cách hời hợt, không có chiều sâu:

- Nếu nói Y Khoa Đông Phương là trừu tượng, thì vũ trụ này biết bao nhiêu lý thuyết trừu tượng, nhưng sẽ từ từ trở thành rõ ràng với thời gian. Thí dụ: Đức Phật có nói trong giọt nước có muôn ngàn chúng sinh, thời đó thì quả thật là trừu tượng, nhưng ngày nay đã tỏ rõ như ban ngày.

- Lý thuyết Âm Dương tuy là trừu tượng nhưng theo thời gian khoa học ngày nay đã nhìn được rõ ràng tính chất Âm Dương đó và cho nó hai ẩn số là 0 và 1. Cũng chỉ hai ẩn số này, chúng ta đã dùng nó rất nhiều trong khoa học và những thập niên gần đây đã áp dụng vào hệ thống điện toán vô cùng kỳ diệu. Như vậy, y lý Đông Y, Âm và Dương cũng không còn trừu tượng nữa và cũng không còn tính cách huyền hoặc và mê tín như một số người đã gán cho nó.

- Lý thuyết Đông Y có tính cách thuần lý cũng không sai vì lý luận của Đông Y đặt trên Âm Dương và ngũ hành. Người thầy thuốc phải nắm vững về Âm Dương và ngũ hành trong khi định bệnh và chữa bệnh. Muốn thấu hiểu được Âm Dương và ngũ hành và đem ra áp dụng ít nhất cũng phải tốn bốn năm đại học tại Mỹ (tôi đã có dịp học Y Khoa Đông Phương với những vị bác sĩ Tây Y khả kính và nổi tiếng trước kia tại VN cũng phải mất thời gian và liên tục học hỏi sau vài năm mới định được bệnh và mới chấp nhận là đúng). Học không chưa đủ, còn tùy thuộc vào sự nhận thức và bén nhạy chẩn đoán của từng thầy thuốc đúng hay sai, nhiều hay ít, do đó kết quả chữa trị lâu hay mau, nhiều hay ít là như vậy. Lý thuyết Âm Dương đã mang tính trừu tượng, phải học và tìm hiểu những tính chất trừu tượng đó cho đến khi nắm được. Bước thứ hai là đem ra áp dụng cũng cần phải thực hành và học hỏi những bậc tiền bối một thời gian, cho tới khi nào nhuần nhuyễn mới tạm gọi là thầy thuốc. Tôi muốn nói khi chúng ta ăn và nuốt thức ăn vào, chúng ta không còn nghĩ chúng ta đang ăn, đang nuốt nữa, mà ngon hay không ngon mà thôi. Thầy thuốc khi chữa bệnh cũng phải nhuần nhuyễn như vậy. Có nghĩa là cho thuốc mong bệnh nhân báo cáo hết nhiều hay ít? Tại sao như vậy, vì mỗi cơ thể và hoàn cảnh mỗi người mỗi khác và bệnh tình nặng nhẹ khác nhau.

- Thiếu tính cách khoa học: Khoa học và triết học có những quy luật chung, nhưng khi áp dụng vào từng ngành thì có những quy luật riêng. Hơn nữa, ngày nay phương pháp khoa học chuyên môn phát triển vô cùng phong phú và đã được áp dụng vào Y Khoa Đông Phương, chẳng hạn như mạch lý mà xưa kia và ngay bây giờ có nhiều người vẫn cho là mơ hồ, không thể hiểu nổi. Ngày nay, con người đã biết sử dụng những dụng cụ khoa học “oscilloscope” đưa lên màn hình những đồ biểu của mạch lý, để thầy thuốc hay bệnh nhân nhìn thấy một cách rõ ràng. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu thị căn bản, còn những mạch lý phức tạp vẫn cần tới thầy thuốc, có nghĩa là con người vẫn là chính để tìm hiểu và đưa ra phương thức chữa bệnh…

- Việc gán ghép Y Học Cổ Truyền có tính cách tôn giáo là hoàn toàn không đúng. Tin vào thầy thuốc chữa bệnh thì một bệnh nhân theo Đông hay Tây Y gì cũng cần phải có niềm tin vào người thầy thì bệnh tình mau lành. Đó là chuyện bình thường. Còn tôn giáo ngoài niềm tin còn có tính cách siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi liên quan đến niềm tin đó. Y Khoa Đông Phương hoàn toàn không có những điều này. Còn mê tín chữa bệnh theo cúng bái, tàn nhang, nước thải là do con người tự tạo ra, và con người không còn tự chủ được mình một khi gần đất xa trời, nghe thấy ai nói là tin ngay và giao thân cho họ, là tại mình, chứ Y Khoa Đông Phương có y lý rõ ràng và những bài thuốc được phân loại theo bát cương: âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực; mạch lý có tứ chẩn: phù, trầm, trì, sác… Như vậy đâu có thể kết luận thầy thuốc Đông Y chữa bệnh theo mê tín được.

- Y Học Cổ Truyền không thực nghiệm được: Đúng mà không đúng. Thuốc Đông Y cũng do những dược thảo, mà Tây Y lấy tinh chất làm thành và ngày nay đã dùng những dược thảo mà Đông Y đã dùng nhiều ngàn năm, tinh chế thành những loại thuốc mới và đã phân tich theo khoa học tìm được những chất bổ dưỡng, những vitamine cần thiết cho cơ thể, mà Đông Y đã dùng nhiều năm qua. Tuy nhiên khoa học cũng vẫn chưa thí nghiệm được vì Đông Y còn dựa trên khí hóa, âm dương hiện diện trong vũ trụ và ngay trong con người mà dụng cụ hay cơ sở vật chất chưa đủ để phân tích và khám phá ra được; chẳng hạn, nhân sâm đem phân tích không thấy nhiều chất bổ dưỡng, nhưng chúng ta uống thấy khỏe là như vậy. Những loại nhân sâm ở Tây Bá Lợi Á hay Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) khí trời lạnh, cần phải lấy dương khí để sống là loại dược thảo bổ khí rất tốt. Khi uống chúng ta thấy ấm áp và phấn chấn cũng như khỏe khoắn hơn.

Hai Cách Suy Luận

Đông Y dùng thuật ngữ mà người phương Tây nghe chói tai như: phong, thấp, táo, nhiệt… Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng chữa trị kết quả giống nhau. Thí dụ: Tây Y không nhận ra thấp, nhưng có chữa trị cái mà Đông Y gọi là thấp nhiệt. Tây Y không dùng danh từ hỏa, nhưng có thể chữa trị cái mà Đông Y gọi thân hỏa vượng, ảnh hưởng tới phế. Tây Y coi phong không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng thực ra họ đã ngăn ngừa được gan phong đưa lên trên đầu và họ đã dập tắt được phong xâm nhập vào da. Tuy diễn tả khác nhau về ngôn ngữ nhưng chữa trị lành bệnh giống nhau. Tây Y quan tâm vào sự cô lập vi trùng hay vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thí dụ: Mổ trên đầu để loại bỏ một cục bướu đơn thuần. Đông Y tập trung vào hội chứng, triệu chứng rồi đưa ra phương cách chữa trị; tập trung vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng nhiều phần trong cơ thể và sự liên quan này có thể định bệnh chính xác hơn và cho thuốc nhiều hay ít, dẫn vào những vùng mà tạng phủ thụ bệnh.

Đông Y tập trung vào sinh lý và tâm lý bệnh nhân, môi trường sống, công ăn việc làm, các triệu chứng. Tất cả những sự kiện này gọi là hội chứng, đem ra so sánh mà định bệnh để chữa trị, hay còn gọi là sự mất quân bình tạng phủ của từng bệnh nhân. Đông Y định bệnh không chú tâm vào bản chất của bệnh và những chi tiết gây ra, nhưng trợ giúp nhẹ nhàng làm gia tăng sức đề kháng bằng cách cho thuốc uống tổng quát, nhưng vẫn tập trung vào nơi thụ bệnh của tạng phủ.

Câu hỏi nguyên nhân và hậu quả chỉ là phụ mà câu hỏi chính là cái gì liên quan giữa x và y, chứ không phải là x sinh ra y. Đông phương chú tâm vào tổng thể hơn chi tiết, tập trung vào hội chứng và sự mất quân bình mà đưa ra phương thức chẩn trị và hồi phục lại sức khỏe.

Chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn bằng cách định bệnh và chữa trị một số bệnh nhân nhức đầu và đau bụng do loét bao tử gây ra được bệnh viện tại Trung Hoa trong lâm sàng cho biết:

Thí dụ: Một bệnh nhân nhức đầu, dĩ nhiên nhức đầu là do vùng đầu khí huyết không thông, hay bị ung bướu…

Đông Y định bệnh nhức đầu do tạng phủ nào gây ra nhức ở vùng nào trên đầu: Nhức đầu phía trước trán thường liên quan tới bao tử; nhức hai bên đầu liên quan tới gan và mật; nhức đỉnh đầu liên quan tới thận; nhức sau ót liên quan tới bàng quang. Sau khi định được tạng phủ nào gây ra nhức đầu rồi mới định nhức đầu do khí, huyết, phong, thấp, hàn hay nhiệt…

Đối với bác sĩ Tây Y, bịnh đau bao tử được chẩn đoán sau khi soi và chụp quang tuyến tìm ra bị loét bao tử. Các bác sĩ chỉ nhìn cái ngọn mà không tìm nguyên nhân nào gây ra loét bao tử và dĩ nhiên cho thuốc các bệnh nhân giống nhau. Ngược lại, các bác sĩ Đông Y định bệnh đau bao tử của các bệnh nhân này theo tuần tự như sau: Xem xét chỗ bị đau, xem sắc diện, lưỡi, xem xét các yếu tố ăn uống, ngủ nghỉ, mạch… để truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh.

Thí dụ 1: Bệnh nhân cảm thấy đau gia tăng khi được ấn bụng, nhưng khi chườm khăn lạnh thì bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Bệnh nhân này cơ thể cường tráng, mặt hồng, tiếng nói sang sảng, bị táo bón và nước tiểu vàng, rêu lưỡi bệnh nhân vàng và trơn, mạch trường và huyền. Bác sĩ Đông Y dựa vào hội chứng này định bệnh: Thấp nhiệt trong tỳ.

Thí dụ 2: Bệnh nhân có thân thể gầy gò, mặt tái mét, gò má đỏ, lòng bàn tay hay chảy mồ hôi, ngủ chập chờn về đêm, hay tiểu đêm, lạnh chân, ra mồ hôi đêm, hay lo sợ và mệt mỏi nhất là về chiều, lưỡi khô và đỏ, mạch sắc và vi. Bác sĩ định bệnh là Âm suy ảnh hưởng bao tử.

Thí dụ 3: Bệnh nhân khi được nắn bóp và cứu thì cảm thấy bớt đau nhưng các biện pháp này chỉ giúp chút chút, bệnh nhân vẫn thấy khó chịu. Bệnh nhân có dấu hiệu giảm đau sau khi ăn, nhưng cũng chỉ tạm thời. Bệnh nhân sợ lạnh, mặt xanh, tự nhiên ra mồ hôi ban ngày và ngủ rất nhiều, nước tiểu trong và đi nhiều lần, hay thức dậy giữa đêm mặc dù là bàng quang không có nước tiểu, hay e lệ và sợ sệt, lưỡi ướt và hơi trắng, mạch khổng. Bác sĩ định bệnh là thoát hỏa ở trung tiêu.

Thí dụ 4: Bệnh nhân than đau quặn, di chuyển cảm thấy nặng nề, chườm nước nóng thì giảm đau, nhưng xoa bóp bụng lại thấy khó chịu, mặt trắng bệch, đi cầu phân lỏng, rêu lưỡi trắng và dày, mạch huyền và hoạt. Bác sĩ định bệnh là quá nhiều thấp làm ảnh hưởng tỳ và vị.

Thí dụ 5: Bệnh nhân đánh hơi rất nhiều và đau đầu, cơn đau như bị dao đâm, nắn bóp thấy dễ chịu, dùng nóng hay lạnh áp dụng không hiệu quả. Bệnh nhân hay lo âu, giận dữ, buồn nản và đối với bệnh nhân nữ cơn đau gia tăng vào kỳ hành kinh, lưỡi bình thường, mạch huyền. Bác sĩ định bệnh là gan khí phạm tỳ.

Thí dụ 6: Bệnh nhân đau dữ dội và cơn đau như dùi đâm vào bao tử, đôi khi lan qua đàng sau. Bệnh nhân cảm thấy đau hơn khi ăn vào và khó chịu khi ấn nhẹ vào bụng; đôi khi bị nôn mửa ra máu tươi hay đi cầu ra phân đen như bùn và tanh mùi máu. Bệnh nhân gầy gò và sắc mặt trắng bạch, lưỡi màu tím thẫm và hai cạnh đỏ, mạch sáp, được định là mất quân bình gây ra huyết ứ trong bao tử.

Đông Y nhìn hội chứng và triệu chứng trong khi Tây Y không quan tâm tới. Cho nên chỉ định có một bệnh là loét bao tử.

Sau đây mời quý vị theo dõi và suy ngẫm về sự nhận thức của bác sĩ Andrew Weil, M.D., tốt nghiệp tại đại học nổi tiếng Harvard, Boston viết và tôi phỏng dịch như sau:

”Để tôi đưa ra một thí dụ tại sao có sự khác biệt về triết lý, dẫn tới sự khác biệt về thực hành. Ở phương Tây, khoa Tây Y chú trọng chính vào sự tấn công từ bên ngoài của bệnh tật và phát triễn những phương pháp và dụng cụ chế ngự nó. Nhờ vào sự khám phá tuyệt vời của trụ sinh trong bán thế kỷ qua và với sự chiến thắng những bệnh tật do vi trùng gây ra bằng trụ sinh đã chế ngự tâm trí con người và đã thuyết phục được hầu hết mọi người rằng thuốc Tây với kỹ thuật sản xuất tối tân là hiệu quả nhất, không cần biết về tốn kém. Trong khi đó Đông Y, nhất là tại Trung Hoa, Đông dược đã có phần khác biệt về mục đích. Người Á Đông đã nghiên cứu làm sao gia tăng sức đề kháng của cơ thể, và chúng ta có thể giữ được khỏe mạnh bằng cách đề phòng bệnh tật. Trong sự học hỏi của bác sĩ Đông Y đã khám phá ra sự tự nhiên của thiên nhiên là chất bổ dưỡng cho cơ thể . Mặc dầu Tây Y đã phục vụ sức khỏe cho con người rất tốt trong nửa thề kỷ qua, nhưng nói về lâu về dài thì sự hữu hiệu không còn như mong muốn khi so sánh với Đông Y.

Cái vũ khí nguy hiểm có thể ngấm ngầm đốt cháy gây nên thương tổn đối với ai dùng nó, và nó có thể gia tăng dữ dội đối với kẻ thù. Thực sự những bệnh nhiễm trùng, các bác sĩ chuyên khoa trên thế giới ngày nay đã đôi khi phải bó tay bởi sự chống trả lại của những vi trùng. Vừa ngày hôm nay, tôi đã nhận được một bản tin nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ tại Đại Học Y Khoa Arizona, nơi tôi giảng dạy, đã chính thức ra thông báo về sự chống lại của vi trùng và vi khuẩn là: “Tai họa mới” như sau: Trong khi sự tiêu diệt những vi trùng và vi khuẩn được coi như ”thuốc kỳ diệu” của bán thế kỷ XX, các trung tâm nghiên cứu và chẩn trị đang nhức nhối và lo ngại về sự chống lại của những vi trùng đối với thuốc là vấn đề chính trong lâm sàng. Có nhiều giải pháp đã đưa ra. Trong kỹ nghệ thuốc Tây đang cố gắng khám phá thuốc mới, ít bị ảnh hưởng đối với sự chống lại của vi trùng. Thật là bất hạnh khi các vi trùng đã phát triển nhanh, chống lại sự đề kháng của cơ thể... ngay cả với bệnh nhân tại bệnh viện đã được áp dụng tuyệt đối những thủ tục kiểm soát nhiễm trùng. Những nhân viên làm việc trong trung tâm chăm sóc sức khỏe cần phải biết sự chống lại của các vi trùng và vi khuẩn đang gia tăng phi mã trong lâm sàng trị liệu và ảnh hưởng trực tiếp tới sự vô vọng mà bệnh nhân phải chấp nhận. Có nghĩa là bệnh nhân sẽ chết vì bị nhiễm trùng mà bác sĩ không thể chữa bằng trụ sinh được nữa. Thực sự trụ sinh đang xuống dốc thê thảm và những bác sĩ chuyên môn đang cố gắng tìm phương cách nào đó để trị liệu thay vì chúng ta không còn bao lâu để lệ thuộc vào nó.

Chúng ta có thể quay lại những phương pháp đã được dùng trong bệnh viện vào thập niên 1920 tới 1930 trước khi có trụ sinh như áp dụng cách ly tuyệt đối, hy vọng tương lai gần phải thay đổi quan niệm để phối hợp và áp dụng trở lại trong triết lý Tây Y.

Trong khi đó sự kháng cự của vi trùng đã không xảy ra đối với chất bổ dưỡng dùng trong Y Khoa Đông Phương, bởi vì Đông Y đã không dùng thuốc đánh thẳng vào vi trùng, mà là gia tăng hệ phòng thủ và ảnh hưởng tới tế bào của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh nhân chống lại mọi sự nhiễm trùng mà không trực tiếp chống lại vi trùng. Ngoài ra trụ sinh chỉ ảnh hưởng chống lại vi trùng, không dùng cho những bệnh tật gây ra bởi vi khuẩn. Sức mạnh của Tây Y không còn khả năng để chống lại vi khuẩn thấy rõ ràng ở bệnh AIDS.

Đông dược quan niệm gia tăng sự đề kháng bằng cách phòng bệnh và cho rằng cơ thể có khả năng đề kháng tự nhiên chống lại mọi loại vi trùng bệnh tật. Nếu chúng ta áp dụng thì đã không bị khủng hoảng về săn sóc y tế như ngày nay, bởi vì phương pháp này đã biết lợi dụng khả năng tự nhiên lành bệnh, đỡ tốn kén rất nhiều so với Tây Y ngày nay và cũng an toàn, hiệu quả hơn đối với thời gian.

Tây Y chú tâm vào dập tắt bệnh tật, trong khi Đông Y chú trọng vào tự nhiên khỏi bệnh của cơ thể mà trời ban cho. Nguồn gốc bệnh là ngoại cảnh, còn lành bệnh là tự nhiên. Danh từ lành bệnh có nghĩa là tổng thể (making whole) có nghĩa là lấy lại sức lực và quân bình lại Âm Dương. Tôi rất thích thú theo dõi những chuyện bệnh nhân tự nhiên hết bệnh và tôi nghĩ quý vị cũng vậy. Có thề trong cuộc đời quý vị cũng đã có gặp trường hợp tự nhiên hết bệnh là thường, ngay cả ung thư cũng thế. Đối với trường hợp này các bác sĩ Tây Y tại các trung tâm trưởng cũng chỉ cười xoà và cho là kỳ diệu, và nghĩ có thể chỉ là tạm thời thay vì vĩnh viễn. Điều gì đã xảy ra khi một số người lành bệnh do cầu nguyện, phải chăng là cơ thể tự điều chỉnh?

Bác sĩ Andrew Weil, M.D. muốn kêu gọi sự lưu tâm chung về bản chất tự nhiên từ bên trong làm khỏi bệnh, mặc dầu khi chúng ta chữa trị, chúng ta phải áp dụng các phương pháp mang tới kết quả tốt hơn. Những kết quà này được thể hiện chẳng qua do sự kích động tự nhiên mà lành bệnh dù dưới bất cứ tình huống nào, cơ thể có thể tự điều động, không cần bất cứ sự kích thích nào từ bên ngoài. Nếu chúng ta có sức khoẻ tốt, chúng ta nên tìm hiểu về hệ thống tự chữa trị của thân thể nhằm tăng cường những điều kiện tốt này. Khi chúng ta bệnh hay người thân của chúng ta bị bệnh, chúng ta cần bìết về hệ thống này vì nó là tốt nhất để phục hồi sức khỏe.

Bác sĩ đã đưa ra những trường hợp tự nhiên lành bệnh mà những chứng cớ vẫn còn trong hồ sơ bao gồm cả những sự bất đồng ý kiến mà bạn có thể tìm thấy tại bất cứ tổ chức nào của khoa sinh vật học. Những phương pháp tự định bệnh, tự lành bệnh vẫn hiện hữu trong con người. Các loại thuốc biết lợi dụng tính tự nhiên lành bệnh thì kết quả gia tăng hơn là dùng thuốc để dập tắt. Trong bài này có nhiều câu chuyện về người bệnh đã lành bệnh tự nhiên mà tôi đã chứng kiến; những người bệnh đã được các bác sĩ tiên liệu là không còn phuơng cứu chữa và chỉ còn sống từng giờ, từng ngày lại có thể biến chuyển khả quan với phương pháp chữa trị cổ xưa. Và tôi đang thực hiện những điều đó. Tôi rất thích thú với những trường hợp đặc biệt này và tôi càng ngày càng có nhiều trường hợp và tôi tin tưởng bất cứ ngưòi nào hướng tới sẽ tìm được những phương pháp chữa trị khác nhau. Tự hết bệnh thường xảy ra, không phải họa hoằn. Chúng ta có thể vô cùng ngạc nhiên về những tường hợp người bị ung thư tự nhiên hết bệnh, nhưng chúng ta phải chú tâm vào những hoạt động bình thường, hệ thống điều chỉnh tự nhiên của con người, như chữa trị những thương tích. Thực sự điều này là bình thường, ngày qua ngày làm việc của hệ thống tự điều chỉnh đề lành bệnh, vô cùng bình thưòng.

Chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những sự kiện đã được sửa đổi trong cách sống để gia tăng sự tự lành bệnh của con người tới mức tối đa bao gồm: thức ăn, môi trường ô nhiễm, thể dục, giảm căng thẳng, vitamins, dược thảo phụ và những dược thảo bổ dưỡng. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn giữ cho sức khoẻ tốt. Và ông cũng đề nghị một chương trình tám tuần cho thay đổi cách sống và thói quen, những điều này sẽ giúp gia tăng sức mạnh của hệ thống tự điều chỉnh cho cơ thể lành bệnh.

Sau khi phân tích sự mạnh yếu của Tây và Đông Y và xác định những trường hợp khả tín đã dùng thành công cho bệnh nhân, bác sĩ đưa ra những đề nghị dùng phương pháp tự nhiên để giảm thiểu những loại bệnh thông thường, kể cả ung thư là loại bệnh đặc biệt, bởi đây là loại bệnh có nhiều hy vọng đối với tự điều chỉnh hết bệnh của cơ thể, nhưng chọn lựa cách chữa trị đòi hỏi phải phân tích cẩn thận về điều kiện của mỗi bệnh nhân. Những sự nghiên cứu về các toa thuốc thường dùng phải uyển chuyển cân nhắc sao cho các trường đại học y khoa hiện tại đồng ý thay đổi để thích hợp với phương pháp trị liệu, làm gia tăng sức khỏe và phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cho tới ngày nay, một số các bác sĩ và các nhà khoa học đã lưu tâm tới những trường hợp tự nhiên hết bệnh. Khái niệm bên trong tự diều chỉnh hết bệnh không còn mơ hồ và xa lạ đối với họ nữa. Ông khẳng định rằng: “Chúng ta càng nắm vững những khái niệm; chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm về tự nhiên hết bệnh trong cuộc sống thì chúng ta càng ít phải dùng tới thuốc, vì nó không cần thiết và đôi khi có phản ứng không lường và tiêu phí nhiều tiền bạc. Y Khoa Đông Phương đã phục vụ chúng ta tốt hơn nền Y Khoa hiện đại vì nó an toàn, bảo đảm, và rẻ hơn. Tôi nói ra điều này trong sự cố gằng để giúp mang nó vào Y Khoa hiện tại”.

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Sự chữa bệnh liên quan đến ý nguyện
của linh hồn người bệnh

                          Đỗ Đức Ngọc                                                               

Sau khi một vị giáo sư cựu khoa trưởng một phân khoa ở Đại Học UQAM, Gia Nã Đại được chữa khỏi bệnh, do té ngã xuất huyết não, hôn mê sâu, bằng phương pháp Khí Công Y Đạo, đã đi đứng ăn nói được bình thường trước sự chứng kiến của các bác sĩ mà trước đây họ đã quyết định đóng hồ sơ, không thể cứu sống được vì đã kiểm tra não và kết luận não chết do chấn thương sọ não. Từ đó, có nhiều bệnh nhân bị tai biến mach máu não biết đến phương pháp chữa bệnh của môn Khí Công Y Đạo.

Một hôm tôi đang giảng dạy môn Khí Công Y Đạo ở chùa Quan Âm, Montreal, có một gia đình người
 

Quebecois vào lớp xin gặp và nhờ tôi đến bệnh viện cứu sống vợ ông đang hôn mê do chấn thương sọ não.

Tôi giải thích cho ông hiểu là tôi muốn cứu người lắm nhưng không được phép của Tây Y, sẽ đụng chạm đến các bác sĩ, tôi chỉ có thể dạy cho ông phương pháp chữa để tự ông cừu lấy vợ ông. Sau đó ông trở về bệnh viện.

Tuần sau ông lại đến lớp gặp tôi, vì mỗi tuần tôi chỉ dạy 1 ngày cuối tuần, tôi hỏi ông đã chữa cho vợ ông chưa. Ông trả lời, tôi không dám chữa, ông năn nỉ tôi đến BV. Tôi trả lời, tôi muốn cứu người lắm, nhưng luật pháp không cho phép, ông có thể tìm một người bạn VN nào đến đây, tôi dạy cho cách chữa, rồi người ấy sẽ giúp ông. Ông trở về tìm một người bạn VN dẫn đến, tôi dạy cho cách châm, bấm, vuốt những huyệt cấp cứu, rồi cả hai đi đến bệnh viện.

Tuần sau cả hai người lại đến lớp gặp tôi, tôi hỏi ông đã chữa cho bà chưa. Ông trả lời "Chưa", người bạn tôi cũng không dám chữa, nhưng các bác sĩ đã cho biết trường hợp này Tây Y bó tay, người nhà muốn nhờ ai chữa cách nào cũng được, vì hội đồng Y Khoa quyết định 2 ngày sau sẽ rút tất cả các ống dẫn thuốc, thức ăn và máy trợ thở oxy… để cho bà ấy ra đi. Ông năn nỉ tôi đến ngay bệnh viện cứu bà ấy gấp, không thì không kịp.

Tôi trả lời rằng, đối với người Tây phương theo phương pháp chữa của Tây Y quen rồi, còn phương pháp của Đông Y day bấm huyệt thì đối với những người tây phương thấy lạ, Tây Y không chấp nhận. Nên đối với gia đình của ông, chỉ có một mình ông biết phương pháp của tôi và tin ở tôi, còn những thành viên khác trong gia đình không biết đến phương pháp này, họ xem như một cách chữa phản khoa học, họ sẽ thưa kiện tôi lôi thôi lắm.

Ông cho biết là tôi đừng lo, ông kể, gia đình ông chia 2 phe, phe gia đình bên vợ đồng ý rút ống cho vợ tôi chết, còn tôi là chồng, không đồng ý rút ống nếu Master Do (Thầy Đỗ) chữa được, tại sao mìmh không thử. Hai phe tranh cãi, cuối cùng nhờ một bà phù thủy tây phương xem bói bằng qủa cầu thủy tinh, tìm xem ý muốn của linh hồn bệnh nhân muốn gì…

Ông kể tiếp, chúng tôi không nói tin tức gì về vợ tôi cả, nhưng bà phù thủy đã phán 3 điều, trong đó hai điều đã đúng:

Bà phù thủy xem qua qủa cầu thủy tinh, bà nói:

Điều thứ nhất: Tôi nghe có âm thanh gọi tên bà bệnh nhân này là Odette. Quả thật, đúng là tên bệnh nhân.

Điều thứ hai, tôi nhìn thấy bệnh nhân ngồi hàng ghế trước ở chiếc xe, cạnh người lái, khi đang quẹo ở một góc đường lúc 8 giờ sáng thì bị đụng xe, bà bị đập vỡ đầu. Cũng đúng với sự thật.

Điều thứ ba: Linh hồn bà này đang đứng cạnh giường, bà nghe các bác sĩ nòi không chữa được, nhưng bệnh nhân chưa muốn chết. Ý của bệnh nhân muốn, nếu có ai chữa được mà khi tỉnh dậy, bà có thể đi đứng, ăn nói như người bình thường thì linh hồn của bà mới nhập vào xác, còn nếu bà biết được người chữa cho sống nhưng bị tàn tật, thì bà sẽ không nhập vào xác, bà sẽ bỏ xác ra đi…

Vì câu nói này của bà phù thủy mà hai phe trong gia đình chúng tôi quyết định mời ông.

Khi chúng tôi đến bệnh viện đã có hai bác sĩ ở đó, người chồng giới thiệu tôi với bác sĩ, và tôi cũng xin phép bác sĩ cho tôi được phép chữa, họ đồng ý và ra khỏi phòng, chiếc màn che phòng được kéo kín lại.

Tôi nhìn thần sắc, mặt bà đỏ gay, tiếng ngáy to, thân bất động, đầu đã mổ sọ lấy mất nửa nắp sọ, khâu kẹp da đầu bằng những miếng móc kim loại tạm thời.

Gia đình bà này không có con, giầu có và nhân hậu, đã nhận nuôi một bé gái Việt Nam quê ở Móng Cái lúc 3 tuổi sang Gia Nã Đại, bây giờ là 20 tuổi, bà còn xin một bé gái người Ấn Đô vừa mới sinh trong bệnh viện ở Gia Nã Đại, nay cũng đã 19 tuổi, cháu này có học thiền yoga Ấn Độ. Khi tôi vừa tới, cháu Ấn Độ nói nhỏ với bố nuôi câu gì đó, ông tươi tĩnh hẳn và nói với tôi là con ông nói rằng: Con thấy hào quang ông này là người làm cho má sống lại được.

Tôi đứng phía đầu giường, dùng một ngón tay trỏ bấm vào huyệt Nhân Trung để tăng cường oxy cho não hoạt động, rồi tôi gọi tên bà: Odette! Réveillez! (Odette! Tỉnh dậy.!) thế là bà mở mắt ra như người mới vừa ngủ dây, nhưng chưa tỉnh táo hẳn và chưa biết việc gì đã xảy ra vói mình.

Tôi đứng cuối giường, dùng hai ngón tay, cùng lúc vê hai ngón chân út của bà và nhắc lại câu Odette, Tỉnh dậy.

Bà la lên Oh, No! Oh, No! thế là tay chân bà cử động vung tay lên quơ qua quơ lại lắc lắc ra dấu và chân đạp như xe đạp, có ý nói thôi đau không làm nữa. Từ lúc đó, dây thần kinh trên đầu của bà giống như bị chạm mát dây, luôn miệng nói Oh, No. Ai hỏi gì cũng Oh, No. Đúng sai gì cũng Oh, No.

Tôi cho ông biết, bộ não bà bây giờ như một tờ giấy trắng chưa có chữ nào, những dữ kiện (data) cũ còn cất trong não, nhưng bà chưa có thể mở đuợc, bây giờ ông phải lấy một cuốn sổ, dạy bà học nói lại từ đầu những từ cần thiết thông dụng hằng ngày cho bà lập đi lập lại như: Đây là ai, là Jean, là em gái, là anh, là chồng, là con, là bạn, là mẹ, là dì… muốn ăn, muốn đi tiểu, uống nước, muốn ngồi, muốn nằm… cho bà nghe băng nhạc, nghe những tiếng nói của người thân và bạn bè hỏi thăm để thu vào băng cho bà nghe, cho nghe radio thời sự, tin tức mỗi ngày… để kích thích tế bào não tăng tần số sóng não lên đến tần số hoạt động tỉnh táo khoảng trên 11 Hertz, thay vì là tần số sóng não trong tình trạng ngủ hôn mê 1-2 Hertz.

Tôi bảo ông cho người đi mua 1 găng đánh box đeo vào tay cho bà, và một nón bảo hiểm đội lên đầu che bộ não cho bà, nếu không, bà quơ tay cử động đụng vào đầu vỡ dập não sẽ chết

Ngày hôm sau thứ hai, tôi đến, ông cho biết buổi chữa của tôi hôm nay, có một bác sĩ, người đã mổ sọ não cho vợ ông, muốn được xem cách chữa của tôi để ông sẽ quyết định có thể gắn trả lại hộp sọ cho bà hay không. Khi tôi chữa cho chân tay bà cử động, dạy cho bà dùng hai bàn tay kéo gối lên và yêu cầu y tá cho bà ngồi trên xe lăn đẩy bà ra hành lang đi chơi dạo mát, tôi bảo ông đưa những bức hình kỷ niệm đáng nhớ giữa hai ông bà, đặt câu hỏi cho bà trả lời, mục đích cho bà gợi nhớ ký ức, nhưng chưa được phép nói cho bà biết về tai nạn của bà, ông khoe rằng bà đã nói được nhiều, nhớ được mọi kỷ niệm, tôi bảo trước kia ông bà hay hát chung với nhau bài gì mà bà thích nhất, ông hát cho bà hát theo đi… cứ tập luyện theo thời gian, bà nhớ được gần hết, và bà tập đi…

Bác sĩ mổ sọ não chúc mừng ông bà, và hứa ngày thứ Năm này, ông ấy sẽ gắn lại cho bà hộp sọ. Một tuần sau bà xuất viện được chuyển sang nhà điều dưỡng phục hồi.

Thấm thoắt đã hơn 8 năm, ngày hôm qua, bỗng nhiên ông bà đến phòng mạch thăm tôi, ông cho biết ông bà đã dọn nhà cách xa Montreal 200km, nay có dịp lên Montreal để thăm lại Master Do. và dẫn đến cho tôi một bệnh nhân mới. Bà hiện nay đã phục hồi đi đứng nói năng bình thường như mọi người khác.

Tổng số lượt xem trang