ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Tự làm bác sỹ

Vâng, mạn phép quý bạn đọc đáng kính, nhân đây không thể không nói tới một đôi điều trong thực tế thường nảy sinh gây tranh cãi trong một số trường hợp; chẳng hạn, cũng thuốc ấy, thầy ấy - sao người này khỏi, người kia không tác dụng, thậm chí, tác hại v.v..
Thiếu hiểu biết
Điều này không mới. Nhưng mới ở chỗ nhiều người chưa thấm sâu, dễ quên, ham “lấy được”. Tập luyện quá sức, ăn uống quá nhiều, làm việc quá nặng, quá lâu, quá đam mê lao theo một thứ gì đó mà không nghĩ đến sức khoẻ, bệnh tật, hoàn cảnh của bản thân... Nhiều khi từ cái sẩy nẩy... chết người.
Ông bạn theo tôi mách: không cần ngày ngày ra phố đi bộ hít bụi, mà mua máy đi bộ trên máy cường độ vận động cơ bắp tiêu tốn năng lượng gấp nhiều lần, rất tiết kiệm thời gian, rất tốt cho phòng trị u xơ TTL. Đã dặn: tập nâng dần thời gian, cường độ, tốc độ, ông quên vì lần đầu đang phấn khích (tâm lí thôi) đạp 1 giờ, nhanh liên tục. Sau đó người choáng, sỏi mật đau, lan sang cả vùng gan, ngực. Mọi khi chỉ vài giờ thì dịu, nay còn gấy sốt, đau quặn. Xoa, day, bấm huyệt, dùng cả thuốc đặc trị Visceralgine cũng không cắt cơn, đang đêm phải đi cấp cứu. Bà đổ lỗi tại... cái máy mới mua!
Ông hàng xóm ngoài lục tuần ăn uống vẫn kiêng khem lắm, hôm ra tết họp đồng hương được đãi bữa “Dê toàn tính” trên phố Tô Hiệu, lạ miệng, quá chén, quá đĩa. Về nhà thở không được, bụng trướng lên làm tắc nghẽn tuần hoàn máu về gan, mật, dạ day... đau tức sang cả tuỵ, lách. Tôi day mươi phút huyệt Trung quản (giữa rốn và mỏ ác) là chính, bắt nằm nghiêng bên phải... chỉ ít phút sau đã nghe “nạn nhân” ngáy nhè nhẹ. Thế đấy, biết thì đơn giản: kích hoạt cho máu, các chất chuyển hoá về nơi cần ngay cho tiêu hoá.
Hai mươi năm trước ông bạn cùng ở Liên Xô lao vào làm luận án, mắt mờ đi, nghe mách Vitamin A tốt cho mắt, cứ A uống kèm ít Polivitamin, sau mấy tháng mắt nhìn một thành hai, tóc rụng, gầy sọp, phát hiện suy gan phải về nước...
Một vị tuổi U... bát tuần phàn nàn: - đừng tin vào... sách báo! - Là sao ạ? - Tôi hỏi. Ông giáo sư viết hẳn hoi, giới thiệu: hiện nay có xu hướng dùng nhiều hơn loại bơm hút chân không, “cái số ta” “phong độ” được nửa giờ... thế thì quá tốt, nửa giờ là... quá đủ, lại sử dụng “vĩnh cửu” mà hay là không có tác dụng phụ: mờ mắt, sôi bụng, nhức đầu như cái... viên xanh (Viagra). Sự thực, có phải quái đâu! Mất toi 800.000đ... - Tám trăm ngàn đồng? - Tôi cắt ngang. - Vâng ạ, ở đầu Hàng Chiếu ấy. Nó đòi 1 triệu. Về bơm, căng, to thật. Nhưng, ôi thôi, rút bơm đến đâu, “nó”... xìu đến đấy... Tôi đem chuyện vừa cười vừa nói lại với vị GS nọ: - Chắc GS sếp chưa có thực tế... Ông cười trừ...
Nguyễn Du có câu kinh nghiệm để đời: Đoạn trường ai đã qua cầu mới hay. Cứ vậy mà suy thì Hiểu mới là lí thuyết sách vở, cần “đủ” nữa, là Biết - thực tế kinh nghiệm. Báo ta thường xuyên có trang mục “chăm sóc sức khoẻ” rất hay: Một kho báu vô tận về kinh nghiệm dân gian.
Cơ chế bản năng “Bác sĩ”
Biết bao nhiêu người bệnh đã phải trả giá bằng năm tháng, tiền của, công sức... mới thấm câu: không thể có thứ thuốc tiên nào, ông thầy pháp cao tay nào trên đời này chữa được bách bệnh cho mọi người. Vì sao? Vì còn tuỳ thuộc ở chính bản thân người bệnh. Trước hết là gene: bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư... TTL chẳng hạn, có di truyền từ gia đình. Không có từ U xơ đột biến mà thành ung thư. Thực nghiệm cho thấy, giống vịt càng ăn nhiều mỡ, trứng, càng béo mà không bị cholesterol cao. Còn, thỏ mà cho ăn như vậy thì 4 tuần sau, chú ta lên cơn đau... tim. Y học nay gọi là cơ địa của mỗi người, thuộc bệnh căn bên trong. Bên ngoài là môi trường sống - kể từ thức ăn, đồ uống, lối sống dễ bị “thất tình” - stress (hỉ, nộ, bi, ai, ái, ố, dục), vệ khí kém “hơi tí” là cảm cúm vì thời tiết do “lục dâm” (phong, hàn, thử thấp, táo, hoả), ô nhiễm sinh thái .v.v... đều gây hại sức khoẻ, thầm lặng tàn phá tâm thần kinh, thực thể, ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan bộ phận gây u xơ: nam là TTL, nữ là tử cung buồng trứng...
Xin nói một câu rằng, mỗi người chúng ta, xã hội ta còn nhận thức và chi phí quá ít cho sức khoẻ khi còn khoẻ, tức sức khoẻ dự phòng. Đó là: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Kinh nghiệm ở các nước Âu Mỹ văn minh là vậy: con người về già vẫn khoẻ, trẻ, đẹp. Không ốm o, già yếu, bệnh tật như nhiều vùng ở ta.
Kinh nghiệm vàng của nhiều vị cao tuổi hiểu biết: Khi bị bệnh, hãy thay đổi ăn uống, tập tành, nghỉ ngơi, sinh hoạt... Như vậy rồi vẫn... ốm, mới nhờ đến thuốc, thầy thuốc. Vấn đề là bình tĩnh làm chủ mình. Tại sao phải thay đổi? - Đó là sự gạt chỉnh, bấm nút đánh thức “mời” các “bác sĩ”, “dược sĩ” “chủ kho thuốc” trong cơ thể ta làm việc. Phát hiện này là của H. Stevenson trong Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ cũng nói: trong mỗi vùng của cơ thể đều tồn tại “mầm mống” của tế bào ung thư và tế bào chống ung thư. Vấn đề là kích hoạt như thế nào để tế bào lành thắng được tế bào đột biến thành ác?
Xin dừng lại tại đây với câu phát ngôn vàng ngọc của ông Tổ nền y học hiện đại Hyppocrates cách nay hơn 2.400 năm. Bản năng của người bệnh cũng chính là bác sĩ của người bệnh.

Trịnh Tố Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang