ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013




Sâm Đại hành- một kháng sinh thực vật quí

Sâm Đại hành còn có tên là tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, phong nhan, hom búa lượt (Thái). Tên Khoa học là Eleutherine bulbosa, E.longifolia, hay E.Subaphylla. Họ Lay ơn (Iridaceae).
Sâm Đại hành là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 cm. Thân hành, hình trứng thuôn, dài khoảng 5cm, đường kính 2,5 – 3cm, gồm nhiều vảy mỏng, màu đỏ nâu. Lá hình dải nhọn, có gân song song, giống lá cau hay lá dừa. Cụm hoa mọc từ thân hình thành chùm dài 20cm, hoa màu trắng, có cuống dài.
Cây rất dễ trồng, trồng bằng củ. Cây ưa đất đồi đỏ, đất pha cát. Trồng vào tháng 2- 3 dương lịch, thu hoạch củ vào tháng 9- 10 khi cây đã lụi. Những năm trước đây tôi thấy vùng Sơn Tây ( Hà Tây ngày trước) trồng rất nhiều.
Công dụng chính của sâm Đại hành là chống nhiễm khuẩn ngoài da, tiêu độc, chữa mụn nhọt, chốc, viêm da mủ, viêm phế quản, viêm họng cấp và mãn tính, đồng thời còn phòng nhiễm khuẩn sau khi đặt dụng cụ tránh thai. Từ lâu đời nhân dân vẫn dùng sâm Đại hành rắc lên vết thương cho chóng khô và mau lành.
Theo công trình nghiên cứu:” sâm Đại hành và viêm nhiễm đường hô hấp trên không đặc hiệu”, các bác sỹ Đỗ Hoài Nam, Hoàng Thị Lan từ tháng 3- 1978 đến 9-1978 đã dùng sâm Đại hành chữa cho 28 cháu viêm mũi họng và 27 cháu phế quản viêm co thắt, đạt kết quả tốt.
- Sâm Đại hành còn dùng để chữa thiếu máu, vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đầu váng, mắt hoa, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ.
Tôi thường dùng sâm Đại hành phối hợp với một số vị thuốc khác chữa viêm họng, viêm đường hô hấp trên, bệnh lở ngứa ngoài da, suy nhược, mất ngủ có kết quả tốt.
Sâm đại hành kho với cá, màu cá sẽ đỏ tươi, cá ăn ngon và bổ hơn, ăn củ sâm Đại hành rất bùi, các bạn cứ thử mà xem, tuyệt lắm.

Vương Văn Liêu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang