ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012


Xôn xao Đông dược

PGS.TS. Dương Trọng Hiếu




Vừa qua, báo chí đăng một số bài về Đông dược, nào là thuốc rút hết chất, nào là thuốc xông diêm sinh, thuốc chỉ còn là rác - gây hoang mang cho không ít người. Vậy nên hiểu đúng Đông   dược thế nào?





Đông dược được hiểu là thuốc để các thầy thuốc Đông y dùng để phòng và chữa bệnh. Từ khi sinh ra con người, để bảo tồn nòi giống con người đã phát hiện ra cây gì, quả gì, con gì, làm tăng sức khỏe, thứ gì làm hại sức khỏe qua quá trình sống và đúc kết, truyền từ đời trước qua đời sau, lúc chưa có chữ viết thì truyền miệng. Khi có chữ viết thì truyền bằng sách ghi chép mô. Mỗi đời sau lại bổ sung cho chi tiết hoàn chỉnh hơn cả về lý luận và thực tiễn. Như vậy có thể hiểu Đông dược có từ 3 nguồn: từ thảo mộc: cây cỏ hoa lá; từ động vật: xương thịt, phủ tạng động vật và khoáng chất, như mang tiêu, chu xa, thạch tín... Từ thực tiễn cuộc sống hàng ngàn đời đã sử dụng và truyền lại cho đến bây giờ. Còn Tân dược được nghiên cứu từ thực nghiệm để hình thành thuốc men.
Như vậy, từ thuở sơ khai có người có công tìm tòi ứng dụng mà thành thầy lang. Khi có sách vở thì người chăm đọc sách, sưu tầm, có ứng dụng thành thầy lang. Khi có trường học những người này sẽ trở thành thầy dạy. Nói đến trường học chắc mới có độ trăm năm trở lại đây. Ở nước ta mới tổng kết ngành Đông y là 50 năm (1957-2007). 50 năm 61/64 tỉnh thành có Hội Đông y, 61 tỉnh có 50.700 hội viên. Hội đã đào tạo bồi dưỡng cho 88.616 hội viên, xây dựng 2.821 trung tâm khám chữa bệnh, 8.306 phòng khám Đông y khám chữa cho 22 triệu lượt người/năm. Điều đó nói rằng 50 năm qua Đông y đã đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe của dân là khá lớn. Đông dược đã góp phần cứu sống hàng triệu người. Nâng cao sức khỏe cho hàng triệu người. Tuy nhiên, cũng có những nơi đã xôn xao như chùa Pháp hoa chữa ung thư, như Hòa Bình chữa bệnh nan trị, đây đó chữa tiêu chảy, lở, ngứa và tai biến cũng đã xảy ra ở một số người phải đi cấp cứu. Xét cho cùng dùng Đông dược hay Tân dược đều có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Nhưng lại có thông tin thể hiện hạn chế của người đưa tin như Đông dược xông diêm sinh (lưu huỳnh - S). Thực ra, người xưa đã biết dùng diêm sinh làm thuốc trợ dương, làm thuốc chữa bệnh ngoài da từ hàng ngàn năm rồi. Một số dược liệu bắt buộc phải dùng diêm sinh để chống mốc mọt.
Diêm sinh (lưu huỳnh - S) là một á kim có khả năng thăng hoa và bán hủy nhanh. Như vậy, xông diêm sinh cho một số vị thuốc theo quy định là đúng, không gây độc cho người bệnh. Việc này khác rất xa với việc phun thuốc sâu trên hoa quả hay ngâm focmon vào bánh phở, nước nắm có urê, nước tương có chất 3MPCD gây ung thư...
Có một điều nhiều người không để ý là Tây y có hệ thống đào tạo. Muốn làm y tá phải học mấy năm, làm y sĩ học mấy năm và làm bác sĩ bắt buộc học 6 năm. Còn ông bà lang tự học, học trong trường đời, học trong gia đình, rồi tự làm thành quen, sau 5-7 năm cảm thấy mình có kinh nghiệm, có người tự nhận mình là thần y. Còn người buôn dược liệu, cũng tự học, tự làm, lâu dần thành quen. Sau nhiều năm cho mình là có kinh nghiệm, kinh nghiệm đó đúng hay sai thế nào có ai kiểm chứng đâu. Người mua và hành nghề Đông y biết về Đông dược không nhiều, chỉ biết tên mà không biết mặt vị thuốc nên người bán bảo đó là khương hoạt thì mua là khương hoạt, người bán bảo đây là uất kim thì mua về dùng là uất kim... Vị thuốc đó đúng hay sai ai chịu trách nhiệm? Viên Tanakan để tăng tuần hoàn não thì là lá bạch quả hay hạt bạch quả?
Trong triết học Phương Đông có học thuyết âm dương - học thuyết chỉ ra cái gì cũng có 2 mặt: đỏ và đen, sáng và tối, nóng và lạnh... Đông dược trước hết là cây cỏ. Có loại ở nước ta tự khai thác hay dân ta phải trồng, có loại ta phải nhập. Có hàng vạn người bán và hàng triệu người mua như vậy không phải người bán là xấu cả. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về sử dụng thuốc nam và thuốc bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cần chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây - Chủ tịch Hồ Chí Minh 27/2/1957, và câu đại ý: “Các thầy thuốc Tây y cũng phải học Đông y, các ông lang cũng phải học Tây y. Nên làm gì cũng vậy nếu có học, có hiểu biết chắc chắn sẽ đỡ khổ cho người dân bị bệnh.
Bài viết năm 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang