ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018



Tập thở khí công thiền bằng Niệm Phật :
https://www.youtube.com/watch?v=jRFhToBLbjo

Tập thở Khí công thiền bằng pp. niệm A Di Đà Phật bằng 1 bài hát 4 câu giai điệu khác nhau (theo MP3, hay video ở link trên) :

Câu 1 : À Di Đà Phật ( nhấn mạnh chữ À, giọng thấp)
Câu 2 : Á Di Đà Phật ( nhấn mạnh chữ Á giọng cao)
Câu 3 : A Di Đà Phật ( giọng bình thường)
Câu 4 : A Đa Phật ( nhấn mạnh xuống thấp chữ Dì)

Có những công dụng sau đây :

A-Công dụng Về Tự Lực :

1-Tăng cường khí cho hơi thở, dùng câu A-Di-Đà-Phật cho các Phật tử, (hay A-Lê-Lui-A cho các bạn theo Công Giáo), có 6 cấp độ làm thay đổi trị số áp huyết khác nhau, để điều chỉnh áp huyết cho phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.

a-Niệm lón tiếng cho mỗi câu trong bài hát là 1 hơi thở, thì khí trong cơ thể thoát ra từ cổ họng ra miệng, cũng làm thanh quản mở rộng và làm tăng áp huyết. Sau mỗi câu niệm xong thì không hít vào mà chỉ há miệng đớp khí nhẹ vào miệng để niệm tiếp, há miệng cho khí vào miệng tự động không đụng tới ngực, không nâng vai, người ngoài nhìn vào không thấy hít vào, vì khí vào tự động, chỉ cần hát cho thoát hơi trong người ra, là pp. vay ít trả nhiều mau sạch nghiệp, cơ thể hấp thụ được nhiều oxy hơn làm tăng hồng cầu.

b-Niệm lớn tiếng ghép 2 câu 1+2 là 1 hơi thở, câu 3+4 là 1 hơi thở, cũng làm tăng áp huyết, nhưng hơi thở dài hơn, và chúng ta có cảm tưởng khí thoát ra từ đỉnh phổi, nơi xương sườn thứ 1,2.

c-Niệm hơi nhỏ tiếng nhưng nhanh hơn ghép 4 câu của bài hát thành 1 hơi thở, hơi sẽ dài hơn, áp huyết sẽ lại thấp xuống, và chúng ta có cảm tưởng khí trong người thoát ra từ bẹ sườn ra miệng.

d-Niệm nhỏ tiếng và nhanh hơn sao cho có thể ghép 2 bài hát là 8 câu trong 1 hơi thở mà không bị ngộp hụt hơi, niệm cho thành thói quen không mệt, thì áp huyết sẽ xuống bình thường, nhưng cổ họng tiết ra nước miếng nhiều, chúng ta có cảm tưởng khí thoát ra miệng từ bụng co thắt ép đẩy khí ra.

e-Niệm nhỏ tiếng và nhanh hơn nữa sao cho ghép 3 bài hát thành 1 hơi mà không mệt, không hụt hơi, thì khí trong cơ thể thoát ra từ rốn lên miệng.

f-Niệm nhỏ tiếng và nhanh hơn nữa gần như nhép miệng sao cho ghép 4 bài hát là 16 câu thành 1 hơi thở, làm ổn định áp huyết, hơi sẽ thoát ra từ Khí Hải, bụng ép nhỏ lại đẩy khí thoát ra miệng.
Khi luyện hơi thở nhuần nhuyễn nhanh hơn nữa mà không mệt hụt hơi, có thể ghép 9 bài hát trong 1 hơi thở thì chúng ta đã niệm danh hiệu A Di Đà Phật được 36 câu, nếu so với lần chuỗi hột niệm Phật thì chúng ta niệm 1 hơi thở được 36 hột, như vậy 1 sâu chuỗi 108 hột chỉ cần niệm 3 hơi thở là niệm xong 1 sâu chuỗi.

2-Khi luyện hơi thở qua được cấp độ 5, thì chúng ta tự động được khai mở huyệt Thiên Môn, nên chúng ta thường nghe nhiều người tập khí công nói : Khí thở sâu xuống Đan Diền (Khí Hải) thì Thiên Môn được khai mở, được giải thích theo Động Lực Học như sau :
Thiên Môn trên đỉnh đầu ví như mặt đất, trong bụng của chúng ta ví như trong lòng đất sâu bên dưới, khi lòng đất bọng rỗng, thì mặt đất bị nứt lún xuống thành 1 hố, như vậy khí khí cũa chúng ta thoát ra từ bụng ra miệng, thì tự động khí mới bù vào làm rỗng bụng, khiến đỉnh đầu lõm xuống mở ra 1 lỗ.

3-Khi luyện thở khí công muốn có kết qủa phải luyện thêm cả Ý với Thần để giúp huyệt Thiên Môn mở rộng nên cần ý trụ vào huyệt Thiên Môn, và dùng Thần kiểm soát hơi thở khi luyện khí với bài hát A Di Đà Phật trên để thông huyệt Thiên Môn cho khí ra vào bằng cách dùng Ý.
Chúng ta nghĩ rằng khi miệng niệm 2 câu hay 4 câu hay 8 câu hay 12 câu trong 1 hơi thở thì cùng lúc chúng ta tưởng tượng những câu niệm đó như 1 sâu chuỗi có 4 hạt, 8 hạt, 12 hạt lọt vào đầu qua huyệt Thiên Môn, khi niệm hơi khác lại tưởng tượng những chuỗi hạt đó lại từ trong đầu thoát ra khỏi Thiên Môn.
Khi niệm dùng Ý trụ ở Thiên Môn theo dõi chuỗi hạt châu ra vào Thiên Môn, chúng ta sẽ có cảm giác khi khí vào từ trên trời cao đẩy chuỗi hạt vào Thiên Môn thì đỉnh đầu mát do oxy đi vào, khí khí ra theo câu niệm thì sâu chuỗi ra khỏi Thiên Môn thì đỉnh đầu nóng dần do CO2 trong người thoát ra.

4-Cứ tiếp tục luyện khí theo Động Lực Học như thế, trong bụng giống như đang có một cuộc động đất ngầm bên trong, làm sôi bụng, giống như hiện tượng động đất trong lòng đất, gây ra hậu chấn là sóng thần, và trong lòng đất phun lửa phún xuất thạch trào lên mặt đất, thì phản ứng sóng thần khi tập thở khí công là trán nóng xuất mồ hôi nóng, khiến đỉnh đầu nóng làm mền hộp sọ trên đỉnh đầu, khí trong người thoát ra Thiên Môn, đẩy đỉnh đầu u cao lên thành 1 gò nhỏ, kích thích tế bào não phát triển, trở thành người thông minh, sáng suốt hơn.

Đây là thành quả của những vị tu sĩ mỗi ngày tụng kinh niệm Phật đều đặn một thời gian không khác gì đang luyện thở khí công thành 1 hơi dài sâu xuống Đan Điền nên Thiên Môn được khai mở, mặt sẽ đỏ hồng nhưng trán mát không bị bệnh cao áp huyết, khác với những vị tu thiền thời gian lâu trên đỉnh đầu cũng nhô cao nhưng Thiên Môn không được khai thông cho thoát khí ra ngoài, nên trong đầu tăng nhiệt không có lối thoát do đó bị bệnh cao áp huyết, mặt đỏ trán nóng.

5-Công dụng để chữa khỏi mọi bệnh tật :

Khi tập thở thiền khí công bằng pp niệm Phật, trong nhà Đạo đã có nhiều kinh nghiệm viết thành khẩu quyết chứng minh kết qủa lợi lạc của pháp tu này là :

Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong da bẩy tình đã trống không
Tâm-tức, đều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết, ấy huyền công.


B-Công dụng về Tha Lực :

Đối với các vị tu sĩ tu theo Thiền Quán hơi thở, nên hơi thở không có lối thoát, chỉ chạy vòng Tiểu Chu Thiên, không thông được Đại Chu Thiên, và chỉ tin vào tự lực, không cầu tha lực nên khó giải thoát sanh tử luân hồi.

Còn Môn Khí Công Tịnh Độ chú ý khai mở huyệt Thiên Môn, mà huyệt này Mật Tông gọi là Cửa Giải Thoát, hay cửa vãng sanh, chứ không gọi là luân xa, nên không sử dụng đến những luân xa khác, khiến con người phải trầm luân trong 6 nẻo.

Mật Tông có phương pháp giúp con người giải thoát Sanh Tử Luân hồi bằng phương pháp "Phowa" ý nghĩa giống như chữ Forward, được gọi là Pháp Đại-Thần-Tốc để chứng đắc qủa vị Phật mà không đòi hỏi các pháp Thiền Định khác, trích từ Mật Điển Kim Cang Tinh Yếu, là phương pháp hưóng dẫn thực hành pháp Phowa khi đang còn sống.

Pháp Đại-Thần-Tốc giải thích rằng :

Thân xác này của con phát sanh ra những mê lầm huân tập nhiều đời.
Đoạn diệt mê lầm, con thiền quán để chuyển hóa và chứng đắc thân này thành "báo thân" của Đức Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm.
Ở giữa thân này là đường Khí Mạch trung ương chạy xuyên ngang tâm điểm, chấm dứt gần cửa Phạm Thiên trên đỉnh đầu gọi là "Cửa giác ngộ" và trên đỉnh đầu là Cảnh Giới Tây Phương Cực Lạc.

Nơi cõi thuần tịnh an lạc khi thiền quán nơi huyệt đỉnh đầu (Thiên Môn) hãy tượng tượng vô lượng chư Phật và Bồ Tát đang vây quanh Đức Phật A Di Đà, tâm từ bi thẩy đều hợp nhất.

Ngay giữa đường khí mạch trung ương (nơi tim) ở luân xa tim là đóa hoa sen 8 cánh nở rộ, giữa đóa sen này là giọt thần thức của con (linh hồn) giống như 1 trái trứng tí hon, đang bung tỏa ánh sáng ngũ sắc, tràn trề nhựa sống, nhún nhẩy, nẩy tưng như chỉ chực phóng vọt lên ra khỏi đỉnh đầu rồi hóa hiện thành nhiều giọt thần thức cũng tuần tự phóng ra khỏi đỉnh đầu hòa nhập vào trái tim của Đức Phật A Di Đà, trở thành pháp tánh đồng nhất.

Như thế, cách thở Khí Công Tịnh Độ chú trọng đến huyệt Thiên Môn trong lúc luyện thở cầu tha lực của Đức Phật A Di Đà, và ngài cùng chư thánh chúng đang đợi giọt thần thức của chúng ta vượt ra cửa Thiên Môn để hòa nhập với bản thể của ngài.

Chúng ta cũng có thể thay thế 4 câu A Di Đà Phật bằng câu thần chú của Đức Quán Thế Âm là câu Úm Ma Ni Pad Me Hùm. Được giải thích như sau :

Từ nơi tâm điểm của con trong dạng "báo thân" của bậc Đại Thánh Giả Quán Thế Âm, chín chủng tử Hum hóa hiện, chiếu tỏa ánh sáng từ bi vô lượng, bung ra che lấp chín cánh cửa luân hồi của chúng sinh ở sáu cõi, kể cả các cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Cánh cửa duy nhất mở ngỏ là cửa Phạm Thiên trên đỉnh đầu, là con đường đi đến giải thoát.

Theo như những chỉ dẫn trên đây, hãy quán tưởng tự thân mình khởi hiện thành bậc đại thánh giả Quán Thế Âm và hãy thực hành y theo pháp môn đã được chỉ dạy này.

Nếu muốn đại pháp "Phowa" đem lại nhiều lợi lạc cho chính con cùng những người khác, cho người sống lẫn người chết, thì con phải nên gắng công thực hành cho thật nhuần nhuyển. Hãy tinh tấn, miên mật, thực hành đi, thực hành lại cho nhiều lần, để mức độ thẩm thấu và công năng tu luyện mỗi ngày thêm vững chãi. Đây là một pháp tu vô cùng thâm diệu và ẩn mật của Chư Phật Thế Tôn. Khi công phu hành pháp "Phowa" ngày càng sâu dầy điêu luyện, thì còn có thể hóa độ chúng sinh, đem lại lợi lạc vô song mà không cần phải ra sức cố gắng bao nhiêu.

Đệ tử
Huệ Tâm Hải


1 nhận xét:

Tổng số lượt xem trang