Cây ngải tím trị vết thương cực kỳ hiệu quả
Từ kinh nghiệm chính bản thân mình
cộng với hàng chục năm ứng dụng thực tế, lương y Nguyễn Văn Hướng (69 tuổi, ngụ
đường Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế)
khẳng định cây thuốc nam ngải tím có công dụng trị thương rất hiệu nghiệm, đặc
biệt là chức năng “hoá nùng sinh cơ”, tức tạo da non thay thế phần da thịt bị
hoại tử.
Hàn gắn vết thương
Ngải tím còn có tên là Nga truật, theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, ngải tím được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Lương y Hướng cho biết các thầy thuốc đông y từ xưa thường dùng ngải tím để chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”).
Công năng “tuyệt diệu” của ngải tím còn là tác dụng trị thương, sinh da non. Cách thức áp dụng để chữa bệnh như sau: Dùng củ ngải tím còn tươi, đem mài nhỏ hoặc giã mịn rồi đắp kín vào vết thương. Thậm chí khi vết thương đã nhiễm trùng nặng vẫn có thể dùng bài thuốc này để chữa trị. “Đắp thuốc xong nhớ dùng vải thưa buộc vừa chặt, đắp thuốc từ sáng đến chiều lại thay mới. Khi đắp thuốc vào sẽ gây cảm giác đau nhức như gà mổ, khí nóng toả ra từ vết thương nhưng đó chính là dấu hiệu khả quan”, vị lương y thuộc nằm lòng cách bào chế thuốc.
Trình bày tiếp về công năng của cây, thầy thuốc Hướng cho biết những tinh chất trong củ ngải sẽ hút toàn bộ mủ, máu độc và phần thịt đã hoại tử ra khỏi cơ thể người bệnh. Đồng thời củ ngải tím có tác dụng kích thích quá trình sinh cơ tạo da non: “Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của vết thương mà quá trình đắp thuốc dài hoặc ngắn. Tuy nhiên chỉ sau vài lần đắp thuốc, bệnh nhân sẽ thấy bớt đau nhức, da không còn thâm tím và tiêu mủ rõ rệt”.
Điều cần lưu ý là củ ngải tím phải sử dụng ở dạng tươi và tuyệt đối không áp dụng trị thương cho phụ nữ mang thai bởi công năng phá huyết của cây cực mạnh. Trong quá trình dùng thuốc trị liệu, người bệnh cần kiêng tránh những thức ăn sinh mủ. Nét ưu việt nữa trong chữa bệnh của cây ngải tím như lời lương y Hướng là tuyệt đối không để lại thẹo (sẹo) sau khi vết thương lành.
Cổ nhân ngày trước vẫn ứng dụng củ
ngải để chữa trị chứng cảm cúm sơ phát bằng cách ăn tươi. Ông Hương chia sẻ
kinh nghiệm: “Trong thời gian lên vùng đồng bào thiểu số tìm hiểu cây thuốc,
tôi biết được phụ nữ vùng cao sau khi sinh thường ăn củ ngải tím phòng bệnh.
Những người lặn lội vào chốn rừng thiêng nước độc tìm trầm, đãi vàng không bao
giờ quên ngậm củ ngải nhằm phòng trừ khí độc, bởi thế dân gian mới có câu “ngậm
ngải tìm trầm””.
Bên cạnh cách dùng tươi, người bệnh có thể tự bào chế bài thuốc từ củ ngải tím và dấm dùng chữa trị nhóm bệnh “trần hà tích tụ” (Các bệnh máu vón thành cục, sán khí, bệnh chảy máu dạ con ở phụ nữ sau khi sinh nở - PV). Theo đó, thái mỏng củ ngải tím đem phơi hoặc sao khô, sau đó tẩm bằng dấm vừa đủ ướt: “Mỗi lần dùng 12g thuốc sắc uống, chú ý uống thuốc tốt nhất lúc lưng chừng bụng, tức là không đói cũng không no, để có hiệu quả tốt nhất”. Giải thích tại sao kết hợp vị dấm, lương y Hướng cho hay phần lớn các bệnh do “trần hà tích tụ” đều xuất phát từ gan. Mặt khác dấm có vị chua sẽ làm “nhiệm vụ” đưa thuốc vào gan, từ đó bệnh mới lành dứt điểm.
Đặc biệt đối với chứng bệnh chảy máu dạ con, ông Hướng chia sẻ có thể dùng củ ngải tím đã phơi khô đem sao chung với ruột gà chữa trị rất hiệu nghiệm. Ông hướng dẫn: “Ruột gà phải còn tươi mới, để nguyên vẹn rồi thái nhỏ cho vào chảo sao cùng củ ngải. Sao đến lúc nào ruột gà hoàn toàn khô thì bỏ đi, chỉ lấy phần củ ngải đem sắc uống, với liều lượng khoảng 15 - 20g mỗi ngày”. Riêng về bài thuốc này, ông Hướng cho hay được người xưa truyền dạy lại, bản thân mình áp dụng rất nhiều lần nhưng không thể lí giải tại sao lại kết hợp ruột gà với củ ngải tím.
Chứng minh công dụng thuốc bằng ngón tay cụt
Khi được hỏi về dẫn chứng tính hiệu nghiệm của những bài thuốc bào chế từ cây ngải tím, ông Hưởng xòe ngay bàn tay mình có một ngón cụt nửa lóng để minh chứng: “Chính nó là bằng chứng rõ ràng nhất”. Năm 1977 ông Hưởng khi đó đang sinh sống ở Quảng Ngãi, một lần đi chặt nứa thì bị cây nứa cắt vào tay. Do chủ quan nên vết thương ngày càng nặng, ngón tay bị nhiễm trùng đến mức phải tháo khớp. Thế nhưng vẫn chưa thoát nạn, lần cuối cùng chẩn trị, bác sĩ bảo phải tháo bỏ cả bàn tay mới an toàn tính mạng. Dễ hiểu cảm giác thất vọng của chàng trai trẻ lúc đó ra sao.
Bên cạnh cách dùng tươi, người bệnh có thể tự bào chế bài thuốc từ củ ngải tím và dấm dùng chữa trị nhóm bệnh “trần hà tích tụ” (Các bệnh máu vón thành cục, sán khí, bệnh chảy máu dạ con ở phụ nữ sau khi sinh nở - PV). Theo đó, thái mỏng củ ngải tím đem phơi hoặc sao khô, sau đó tẩm bằng dấm vừa đủ ướt: “Mỗi lần dùng 12g thuốc sắc uống, chú ý uống thuốc tốt nhất lúc lưng chừng bụng, tức là không đói cũng không no, để có hiệu quả tốt nhất”. Giải thích tại sao kết hợp vị dấm, lương y Hướng cho hay phần lớn các bệnh do “trần hà tích tụ” đều xuất phát từ gan. Mặt khác dấm có vị chua sẽ làm “nhiệm vụ” đưa thuốc vào gan, từ đó bệnh mới lành dứt điểm.
Đặc biệt đối với chứng bệnh chảy máu dạ con, ông Hướng chia sẻ có thể dùng củ ngải tím đã phơi khô đem sao chung với ruột gà chữa trị rất hiệu nghiệm. Ông hướng dẫn: “Ruột gà phải còn tươi mới, để nguyên vẹn rồi thái nhỏ cho vào chảo sao cùng củ ngải. Sao đến lúc nào ruột gà hoàn toàn khô thì bỏ đi, chỉ lấy phần củ ngải đem sắc uống, với liều lượng khoảng 15 - 20g mỗi ngày”. Riêng về bài thuốc này, ông Hướng cho hay được người xưa truyền dạy lại, bản thân mình áp dụng rất nhiều lần nhưng không thể lí giải tại sao lại kết hợp ruột gà với củ ngải tím.
Chứng minh công dụng thuốc bằng ngón tay cụt
Khi được hỏi về dẫn chứng tính hiệu nghiệm của những bài thuốc bào chế từ cây ngải tím, ông Hưởng xòe ngay bàn tay mình có một ngón cụt nửa lóng để minh chứng: “Chính nó là bằng chứng rõ ràng nhất”. Năm 1977 ông Hưởng khi đó đang sinh sống ở Quảng Ngãi, một lần đi chặt nứa thì bị cây nứa cắt vào tay. Do chủ quan nên vết thương ngày càng nặng, ngón tay bị nhiễm trùng đến mức phải tháo khớp. Thế nhưng vẫn chưa thoát nạn, lần cuối cùng chẩn trị, bác sĩ bảo phải tháo bỏ cả bàn tay mới an toàn tính mạng. Dễ hiểu cảm giác thất vọng của chàng trai trẻ lúc đó ra sao.
Ông bộc bạch bản thân mình rơi vào
tâm trạng bế tắc, chán chường suốt mấy tháng liền cho đến ngày trở lại quê
hương ăn giỗ ở xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế). “Trong đám
giỗ có ông thầy lang nổi tiếng ở quê đến dự, nhìn thấy bàn tay tôi ông ngắm
nghía rồi bảo đừng buồn nữa, sáng mai sang nhà ông để ông chữa trị. Nghe vậy
thôi chứ thâm tâm tôi nghĩ rằng y học hiện đại còn bó tay thì mấy ông lang vườn
làm sao chữa khỏi”, ông Hướng mỉm cười nhớ lại.
Thế nhưng “có bệnh thì vái tứ phương”, dù hoài nghi nhưng ngày hôm sau chàng trai vẫn mò sang “thử nghiệm”. Qủa thực như lời cam kết, chưa đầy 3 tuần lễ đắp thuốc từ củ ngải tím, vết thương trên tay khỏi hẳn. Đó cũng là lí do khiến chàng trai trở nên đam mê, quyết định “toàn tâm toàn ý” đi theo nghề thuốc. Vốn là con nhà nòi có truyền thống nghề y, lại chịu khó học hỏi nên chẳng mấy chóc ông Hướng ra nghề và sống bằng nghề thuốc.
Vị lương y trải lòng nguyên cớ sâu xa nhất khiến ông theo nghề thuốc chính là trả ơn cho đời. Ông nói: “Nếu không nhờ ông thầy lang năm xưa, nay tôi đã trở thành người cụt què rồi. Tôi tin rằng ở hiện tại cũng vậy, ở đâu đó vẫn có những người đang bi luỵ vì bệnh tật, bởi vậy tôi muốn đem chút ít khả năng bản thân để cứu người giúp đời như một cách trả ơn”.
Loài cây dân dã, dễ tìm này nhưng lại có công hiệu cực kỳ và dễ chế biến thành bài thuốc. Thế nên mới có chuyện trong đời làm nghề Đông y của ông Hướng, có những cuộc “chữa bệnh” ngay trên đường phố. Ông Hướng có nhiều ký niệm vui, ví dụ có lúc đang đi ăn sáng thì bất ngờ nhìn thấy cảnh một ông lão làm nghề chài lưới bị dính vết thương ở chân gây sưng tấy, lê lết đi vào quán. Ông Hướng đến bắt chuyện và chỉ cho mẹo chữa trị, chưa đầy tuần lễ sau vết thương của ông lão đã hết đau đớn, rồi dần lành hẳn. Lần khác khi đi chơi, nghe tin một cụ bà bị mưng mủ ở bụng, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng nhưng cụ kiên quyết không đi viện do ngại tốn kém, ông Hướng liền ghé thăm và sử dụng “bí kíp” củ ngải tím chữa giúp. “Mọi người cứ yên tâm sử dụng cây ngải tím trị thương, ai có thắc mắc gì hãy gọi điện thoại cho tôi hướng dẫn tỉ mỉ hơn”, lương y Hướng nhiệt tình mở lời trước lúc tiễn khách.
Ngải tím, hay còn gọi Nga truật, là một loại cỏ cao chừng 1 - 1,5m, có thân rễ hình nón, có khía chạy dọc. Củ ngải toả ra theo hình chân vịt, cây mẫm và chắc. Vỏ củ ngải có màu vàng nhạt, lá dài khoảng 30 - 60cm, rộng chừng 7cm, dọc theo gân chính giữa của lá có những đốm màu đỏ. Cây ngải tím thường mọc hoang.
Thế nhưng “có bệnh thì vái tứ phương”, dù hoài nghi nhưng ngày hôm sau chàng trai vẫn mò sang “thử nghiệm”. Qủa thực như lời cam kết, chưa đầy 3 tuần lễ đắp thuốc từ củ ngải tím, vết thương trên tay khỏi hẳn. Đó cũng là lí do khiến chàng trai trở nên đam mê, quyết định “toàn tâm toàn ý” đi theo nghề thuốc. Vốn là con nhà nòi có truyền thống nghề y, lại chịu khó học hỏi nên chẳng mấy chóc ông Hướng ra nghề và sống bằng nghề thuốc.
Vị lương y trải lòng nguyên cớ sâu xa nhất khiến ông theo nghề thuốc chính là trả ơn cho đời. Ông nói: “Nếu không nhờ ông thầy lang năm xưa, nay tôi đã trở thành người cụt què rồi. Tôi tin rằng ở hiện tại cũng vậy, ở đâu đó vẫn có những người đang bi luỵ vì bệnh tật, bởi vậy tôi muốn đem chút ít khả năng bản thân để cứu người giúp đời như một cách trả ơn”.
Loài cây dân dã, dễ tìm này nhưng lại có công hiệu cực kỳ và dễ chế biến thành bài thuốc. Thế nên mới có chuyện trong đời làm nghề Đông y của ông Hướng, có những cuộc “chữa bệnh” ngay trên đường phố. Ông Hướng có nhiều ký niệm vui, ví dụ có lúc đang đi ăn sáng thì bất ngờ nhìn thấy cảnh một ông lão làm nghề chài lưới bị dính vết thương ở chân gây sưng tấy, lê lết đi vào quán. Ông Hướng đến bắt chuyện và chỉ cho mẹo chữa trị, chưa đầy tuần lễ sau vết thương của ông lão đã hết đau đớn, rồi dần lành hẳn. Lần khác khi đi chơi, nghe tin một cụ bà bị mưng mủ ở bụng, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng nhưng cụ kiên quyết không đi viện do ngại tốn kém, ông Hướng liền ghé thăm và sử dụng “bí kíp” củ ngải tím chữa giúp. “Mọi người cứ yên tâm sử dụng cây ngải tím trị thương, ai có thắc mắc gì hãy gọi điện thoại cho tôi hướng dẫn tỉ mỉ hơn”, lương y Hướng nhiệt tình mở lời trước lúc tiễn khách.
Ngải tím, hay còn gọi Nga truật, là một loại cỏ cao chừng 1 - 1,5m, có thân rễ hình nón, có khía chạy dọc. Củ ngải toả ra theo hình chân vịt, cây mẫm và chắc. Vỏ củ ngải có màu vàng nhạt, lá dài khoảng 30 - 60cm, rộng chừng 7cm, dọc theo gân chính giữa của lá có những đốm màu đỏ. Cây ngải tím thường mọc hoang.
Tác
giả bài viết: Theo Hải Lăng
Nguồn:Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét