ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Đường huyết và sức khỏe
Bài viết của Thầy Đỗ Đức Ngọc trên trang Khí Công Y về đường huyết thấp nguy hiểm...là một phát kiến tuyệt vời để chúng ta áp dụng trong phòng bệnh và trị bệnh.
Hiện tại trong các phương tiện thông tin đại chúng người ta đều nói hàng ngày phải ăn ít đường hoặc kiêng. Đây là một trong 18 lời khuyên để nâng cao sức khỏe trong Đại Kỷ Nguyên: “9. Giảm lượng đường: Đường làm tăng triglycride, cholesterol, insulin và có thể làm giảm hệ thống miễn dịch”; Trên VieetBao.vn:” Đường ngọt ngào hóa ra lại rất gây hại đến sức khoẻ của bạn. Nên chọn thức ăn khác thay vì đường, bởi đường không chỉ gây béo phì, giảm miễn dịch, gây stress mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa”.
Vì cách tuyên truyền một chiều như vậy nên gây ra biết bao tai họa cho con người. Nhiều người rất sợ ăn đường, họ cho rằng đường huyết thấp là tốt, không sợ bệnh tiểu đường. Theo tiêu chuẩn của Tây y đường huyết lúc đói từ 3.4- 6.2 mmol/l là bình thường. Nhưng nếu người có đường huyết dưới 5 mmol/l thì lúc nào cũng mệt, ngáp ngủ; nếu đường huyết là 3.4 mmol/l thì người vã mồ hôi, chân tay bủn rủn.
Tôi đã gặp các trường hợp:
1. Hiện tượng ruồi bay trước mắt:
Một cô 58 tuổi, khám Tây y, đường huyết đo được 7.5 mmol/l. Bác sỹ cho dùng thuốc chữa tiểu đường. Mắt càng ngày càng mờ, hiện tượng ruồi bay xuất hiện trước mặt, rất khó chịu. Khi đến tôi đo đường huyết sau khi ăn sáng là 7.5 mmol/l. Tôi nói, hãy bỏ ngay thuốc chữa tiểu đường. Cô nghe theo, hai tuần sau mắt cô ta hết hiện tượng ruồi bay.
Một cô khác đang học lớp Đông y, mắt bị mờ, có hiện tượng ruồi bay. Đến tôi đo đường huyết lúc 3 giờ chiều là 3.5 mmol/l. Cô đã chữa thuốc Tây, Đông, bấm huyệt, tác động cột sống nhưng không đỡ. Tôi khuyên hàng ngày uống mật ong gừng sau bữa ăn. Hai tuần sau gọi điện hỏi thăm, cô nói bệnh đã khỏi.
2. Khi đến nhà một người bệnh, chân tay lạnh, co quắp, tôi không mang theo máy đo đường huyết, mạch chậm, biết ngay cơ thể thiếu đường. Tôi nói người nhà cho bệnh nhân uống 1 cốc mật ong và nước gừng. Một lát sau chân tay ấm nóng, xoa bóp một lúc bệnh đỡ hẳn.
3. Trong các buổi thuyết trình về KCYĐ, tôi đã nói rõ về tiêu chuẩn đường huyết theo KCYĐ, nhiều người đã cám ơn và nói trút được gánh nặng trong nhiều năm. Có cô bác sỹ, khi đi khám sức khỏe định kỳ, đường huyết là 6.2 mmol/l. Đồng nghiệp dặn, cẩn thận, sắp tiểu đường rồi. Về nhà từ đó không dám ăn đường, mắt mũi ngày càng kèm nhèm. Từ khi nghe giảng về KCYĐ, cô bảo em cứ ăn đường thoải mái, tập Khí công, bây giờ người khỏe, mắt lại sáng ra.Còn nhiều lắm các trường hợp....
4. Tuy nhiên, nhiều người họ chỉ tin bác sỹ thôi. Những trường hợp đó mình cũng đành bó tay.
- Một cô bạn tôi, khám sức khỏe, đường huyết lúc đói là 7.5 mmol/l. Cô dùng thuốc chữa tiểu đường theo toa của bác sỹ, người càng ngày càng yếu, lúc nào cũng mệt mỏi. Nhưng khi tôi khuyên thì cô không nghe, cô nói bác sỹ đã dặn vậy, ngày nào cũng phải uống, không thể bỏ!.
- Một đồng nghiệp phàn nàn, có ông hàng xóm đi khám bệnh, đường huyết 7.5 mmol/l. Khuyên ông không phải uống thuốc chữa tiểu đường mà phải tập Khí công, ông còn mắng cho:” Tôi tin giáo sư, bác sỹ chứ ông là cái thá gì tôi lại tin ông”. Ông này một thời gian sau thì yếu liệt dần và mất.
Đồng nghiệp chia sẻ với tôi và cũng chỉ biết ngậm ngùi một mình !!!.
Đấy muốn giúp người có phải dễ đâu. Do đó, tùy duyên là vậy.
Bài tập Cúi Lạy Phật vừa chữa HA cao, vừa chữa đường máu cao tuyệt vời. Ai tin thì sẽ có phước, còn không thì cũng đành botay.com !!!.
Vương Văn Liêu

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Phổi lợn chữa ho
    Đông y thường lấy sự đồng dạng của các sự vật, hiện tượng trong  tự nhiên để quy nạp vào cơ thể con người. Ví dụ dùng tim lợn để chữa bệnh tim, dùng gan lợn để chữa các bệnh về gan của người....
Dưới đây xin giới thiệu về dùng phổi lợn để chữa bệnh phổi.
1. Dấp cá 60 g, phổi lợn 200 g. Phổi lợn rửa sạch, thái lát. Cả 2 thứ cho vào nồi , nước và gia vị vừa đủ, ninh nhừ, ăn cái, uống nước.
Tác dụng: chữa viêm khí quản mãn tính.
2. Phổi lợn 250 g, rửa sạch, thái nhỏ; Hạnh nhân 10 g. Tất cả cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, ninh nhừ, sau đó cho vào 1-2 thìa cà phê nước gừng, 1 ít muối. Ăn cái, uống nước.
Tác dụng: Bổ phổi, tiêu đờm khỏi ho, người cao tuổi viêm khí quản mạn tính, ho nhiều đờm lạnh, ho lâu ngày không khỏi.
3. Lá chanh 15 g, phổi lợn 200 g rửa sạch, thái nhỏ. Cả 2 thứ ninh kỹ, cho ít muối, ăn cái uống nước.
Tác dụng: Long đờm, khỏi ho, giảm đau cổ họng.
4. Phổi lợn 200 g, rửa sạch, thái nhỏ. Lá Xương sông 60 g thái nhỏ. Muối vừa đủ.
Cho phổi lợn vào chảo, xào chín, khi phổi lợn đã chín cho lá Xương sông vào đảo cho vừa chín tới, đổ 1 chén nhỏ rượu trắng vào đảo đều khoảng 3 phút. Mang ra, ăn tất cả.
   Tôi đã chứng kiến có người ho khan rất lâu, uống các loại thuốc Tây không khỏi. Dùng bài thuốc này, ăn 1-2 lần bệnh khỏi.
Tác dụng: Chữa ho khan lâu ngày không khỏi.
Vương Văn Liêu

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

PHÚC ĐỨC TẠI MẪU - ĐỌC ĐỂ  SUY NGẪM
      Ngày còn bé con cứ thắc mắc, tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ. Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái. Con đường nào lớn gọi là “đường cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.
       Tổ Quốc thiêng liêng cũng được gọi với giọng tha thiết là “đất Mẹ”. Trên dải đất nhỏ hẹp mang hình chữ S này đâu đâu cũng có những đền thờ Mẫu. Bài học đầu tiên con trẻ được học cũng là từ trường Mẫu giáo và do các cô bảo mẫu truyền dạy. Đến cái đũa lớn nhất để xới cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.
NHỚ LỜI MẸ DẶN
      Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.
     Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con.
      Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.

        Họ bảo: “Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!
NHỮNG LÁ THƯ CŨ
        Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.
      Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỉ niệm.
     Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ.
       Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc!
  HAI VÙNG SÁNG TỐI
     Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền.
        Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.
       Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.
            Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!
BÀI HỌC LÀM GƯƠNG
        Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con là cán bộ cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?”.
            Ngẫm kĩ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.

      Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!
        Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.
           Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình người ta mới chỉ phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy vang lên những “Huyền Thoại Mẹ”, ” Tình mẹ”, ” Lòng mẹ”…
Đinh Thủy
  Vv  Liêu ST

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Cách biến chân gà thành thuốc quý
Chân gà là món ăn quen thuộc, khoái khẩu của rất nhiều người nhưng không mấy ai biết cách biến chúng thành những bài thuốc quý...
Trong các loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân (gân gà có nhiều nhất ở cẳng chân sau đó đến xương quay 2 cánh).
Những công dụng và cách chế biến
Chân gà có tác dụng chữa: trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng; người chân tay run, đi không vững, yếu sinh lý, kém ăn, mệt mỏi; phụ nữ ngực lép, da khô.
Cẳng chân gà nuôi thả có 1 xương cẳng chân và 7 - 10 xương tăm (nhỏ dài bẹt như tăm tre để xỉa răng) ôm lấy xương cẳng chân, phía trước xương cẳng chân có 1 - 2 xương tăm; phía sau xương cẳng chân có 6 - 8 xương tăm. Các gân bám vào mỏm đầu xương cẳng chân, khi nấu chín có màu nâu nhạt, số gân tương ứng với số xương tăm. Đó là chỗ quý nhất trong chân gà.
Da chân gà chứa collagen là một loại protein dính như keo; các acid amin: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin.
Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein
Xương chân gà (cũng như xương các động vật khác khi được hầm nhừ) có hydroxyapatite ở phần xương bên trong có tác dụng làm chắc khỏe cho lớp xương bên ngoài, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích.
Cẳng chân gà công nghiệp xương mềm, nhiều mỡ không dùng làm thuốc nhưng lại được các nhà hàng, quán nhậu thích mua để chế biến các món nhắm mồi cho bia rượu như: chân gà nướng mật ong, chân gà nướng ngũ vị, chân gà hấp hành...
Chiết xuất collagen chân gà có tác dụng như thuốc hạ huyết áp loại ức chế men chuyển: đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản tại Đại học Hirosima và Trung tâm nghiên cứu phát triển Nippon Meat Packers đã tìm thấy 4 loại protein từ collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp khi thử nghiệm trên chuột (đã gây bệnh cao huyết áp) sau 4 giờ bắt đầu có hiệu lực, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất.
Cách chế biến chân gà làm thuốc: cẳng chân gà làm sạch (bỏ hết da cứng, móng chân) dùng dao sắc khía sâu: dọc cẳng chân 3 - 4 đường, bàn chân 3 - 4 đường. Giã nát gừng tươi bóp kỹ với từng cái chân gà (10g gừng tươi cho 100g chân gà) ướp trong 30 phút để tạo điều kiện cho men Zingibain phân giải protein được tốt, rồi thêm muối, bột canh cho vừa miệng. Lạc nhân (chọn bỏ hạt thối, mốc) rửa sạch, ngâm nước 14 giờ, vớt ra, cho lên trên cẳng chân gà (30g lạc nhân/100g chân gà). Cho chân gà và các thứ đã ướp vào nồi áp suất, đổ nước cho ngập chân gà. Đun sôi (nồi bắt đầu xì hơi) hạ lửa, giữ nhiệt độ sôi trong 45 phút là đủ nhừ da gà. Tắt lửa để 15 phút rồi mới xả van hơi (các thử nghiệm đun sôi ở áp suất cao trên 45 phút đến 90 phút xương gà nuôi thả vẫn rắn, còn xương gà công nghiệp thì mềm có thể nhai nát được. Nếu dưới 45 phút thì da gà chưa nhừ).
Kinh nghiệm: mỗi lần nên hầm 1.000g chân gà với 300g lạc nhân (tiết kiệm 9 lần nhiên liệu so với hầm mỗi lần 100g chân gà). Khi cho ra thì gạn hết nước hầm chân gà ra bát, cho vào tủ lạnh để mỡ gà nổi lên trên, loại bỏ mỡ gà (collagen đông đặc, rất ngon). Chân gà đã chế biến bảo quản trong ngăn mát (8 - 10oC) để dùng dần.
- Khi dùng: cho chân gà và collagen vào bát rồi hâm nóng (hấp trong nồi cơm) ăn nóng (nếu để nguội da gà sẽ dính dẻo như keo rất khó nhằn xương).
- Liều dùng: ngày ăn 2 lần, ngay trước bữa ăn, mỗi lần 1 đôi chân gà cùng lạc nhân và collagen (nước hầm chân gà đã loại mỡ) để bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, nhất là người bệnh đau xương khớp, yếu chân tay. Riêng các trường hợp: phụ nữ gầy còm, da khô; người già gầy còm, chân tay yếu, có thể dùng chân gà công nghiệp cũng được.
Có thể phối hợp uống thuốc bổ thận trước khi ăn chân gà (tùy thực trạng mỗi người dùng bổ thận âm hay bổ thận dương).
Bài thuốc dùng chân gà
Chữa chứng chân tay run rẩy đi không vững:
Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc thạch xương bồ 8g, ngũ gia bì 8g (các vị thuốc đã làm thành mảnh vụn ngâm trong 300ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 4 - 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 15 phút; gạn lấy nước, bỏ bã, sau đó cho chân gà đã hầm và collagen vào sắc tiếp 15 phút là được). Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 60 ngày nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Chữa chứng đau lưng, đau cổ, đau quanh khớp vai, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống:
Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc đỗ trọng bắc 10g, ngưu tất 10g, táo tàu 10g (ngâm ngưu tất, đỗ trọng đã làm thành mảnh vụn trong 500ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 30 phút; gạn lấy nước, bỏ bã, cho chân gà đã hầm và collagen cùng với táo tàu đã cắt nhỏ vào sắc tiếp 30 phút là được) chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 30 ngày, nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Thận trọng: người có bệnh mỡ máu cao không nên ăn nhiều chân gà công nghiệp. Người đang bị tiêu chảy không dùng thuốc chân gà.
Theo DS. Trần Xuân Thuyết
Sức khỏe&Đời sống

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Chữa bệnh bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi:
Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
Trị eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan

Tổng số lượt xem trang