Bảy định luật về Năng Lượng Siêu Nhiên
Lời giới thiệu :
Trong thời đại
ngày nay, ánh sáng của khoa học soi sáng khắp các nơi, vào mọi lãnh vực hiểu
biết của con người . Nhưng có một lãnh vực hiểu biết rất quan trọng khoa học cố
soi hoài mà không thấy sáng, đó là lãnh vực tâm linh, tu hành.
Nhiều nhà khoa học
tây phương cố gắng đem tinh thần khoa học soi sáng thế giới siêu hình, tuy chưa
thành công lắm nhưng họ đã có nhiều cố gắng rất đáng khen. Trong chiều hướng
đó, luật sư Victor Zammit đã viết nhiều bài nghiên cứu tôi đọc rất thích thú.
Sau đây xin dịch lại để giới thiệu với các bạn một bài về 7 định luật năng
lượng siêu nhiên. Ông bảo rằng “Chuyện gì cũng có luật lệ riêng – luật dân sự
và hình sự để hướng dẫn sinh hoạt con người, luật vật lý mô tả các lực vận hành
trong vũ trụ, luật sinh học và các luật khác nữa.
”
Khi muốn học một ngành khoa học nào chúng ta học các định luật của nó trước”.
Học khoa học huyền bí cũng vậy, bài này sẽ giới thiệu một số định luật quan trọng trong cõi vô hình.
Học khoa học huyền bí cũng vậy, bài này sẽ giới thiệu một số định luật quan trọng trong cõi vô hình.
Bảy
định luật về Năng Lượng Siêu Nhiên.
(The Seven Laws of Psychic Energy)
Những định luật này bất biến, đã và đang hiện hữu mãi mãi.
(The Seven Laws of Psychic Energy)
Những định luật này bất biến, đã và đang hiện hữu mãi mãi.
Khoa học gia thuộc
khuynh hướng cổ điển thế tục cùng các nhà ‘tân’ khoa học đã thừa nhận rằng tất
cả vật chất hữu hình và sóng vô hình của thế gian đều có thể thâu về dạng căn
bản nhất là ‘chấn động lực’ .
Nhưng các nhà khoa
học duy vật theo thuyết giản hóa vẫn cố bác bỏ sự hiện diện của loại ‘năng
lượng phi vật chất’ – họ nói bởi vì không thể đo lường nó trong phòng thí
nghiệm – cho nên nó không tồn tại. Nhưng có rất nhiều hiện tượng siêu hình đang
hiển hiện giữa thế gian mà ta không thể đem ra để đo lường theo yêu cầu của
phòng thí nghiệm. Ví dụ đơn giản nhất : tình yêu thương không thể nào cân đo
đặng, phải chăng vì thế mà nó không hiện hữu ?
Năng lượng phi vật
chất có thể được dùng để giải thích các hiện tượng siêu nhiên. Giáo sư Fred
Hoyle – nhà thiên văn Anh quốc – cùng với các khoa học gia khác bảo rằng đến
khi nào khoa học có thể điều khiển được năng lượng phi vật chất, thì ngành khoa
học cổ điển sẽ trở nên cổ lổ giống như máy hơi nước.
Không có bất cứ
khoa học gia duy vật hoặc các giáo sư ba hoa nào trên thế giới có đủ khả năng
bác bỏ những bằng chứng khách quan về sự hiện hữu của năng lượng siêu hình.
Sau đây quý vị sẽ
tìm thấy các định luật về năng lượng được thâu thập từ hơn vài trăm năm nay qua
kinh nghiệm tích lũy của loài người.
Khi mới nghiên cứu
về những hiện tượng siêu nhiên tôi đã cố tìm tòi những định luật của nó, và
thấy rằng mặc dầu các định luật đã xuất hiện từ sự gợi ý của cá nhân, hầu như
chưa có ai khởi công đúc kết thành những định luật siêu nhiên phổ quát.
Chuyện gì cũng có
luật lệ riêng – luật dân sự và hình sự để hướng dẫn sinh hoạt con người, luật
vật lý mô tả các lực vận hành trong vũ trụ, nào là luật sinh học và các luật
khác nữa.
Các nhà khoa học
duy vật cho rằng họ có thể giải thích sự hiện hữu của vạn vật với thuyết ngẫu
nhiên, nhưng khoa học gia hiện đại và nhiều người khác không đồng ý. Bởi nếu vũ
trụ vận hành theo ngẫu nhiên, thì điều này chỉ có xác xuất đến 1 phần tỷ tỷ mà
thôi – thật là vô lý.
Hầu hết mọi người
đã chấp nhận sự hiện hữu của các định luật về năng lượng nhưng vẫn chưa hiểu
rỏ. Cho nên ta cần phải xem xét lại nội dung những định luật này vượt qua tầm
nhìn giản hóa hẹp hòi.
Nay người viết xin
đề nghị đúc kết lần đầu tiên về những định luật năng lượng siêu nhiên – các
luật này vận hành không những trong cõi hữu hình mà luôn cả trong cõi siêu
hình.
Hơn phân nữa nhân
loại ngày nay sẵn sàng công nhận giá trị của các định luật này, nhưng cũng cần
một thời gian khoảng vài thập niên nữa để cho mọi người hoàn toàn chấp nhận.
1.
Định luật đầu tiên về năng lượng siêu nhiên (NLSN):
Mọi vật thể ‘hữu
hình’ vốn là chấn động lực.
Các làn sóng vô
hình cũng là chấn động lực – như âm thanh, sóng truyền hình truyền thanh, điện
lực, ánh sáng, vi ba, tia X, tia gamma, và các sóng năng lượng siêu nhiên.
Lời bàn (của người dịch): Ngày xưa
học môn vật lý tôi biết rằng hạt nguyên tử là cấu trúc cơ bản nhất của vạn vật.
Ngày nay khoa học tiến bộ đã tìm thấy những yếu tố siêu hơn trong cấu trúc vạn
vật được gọi là chấn động lực.
2.
Định luật thứ nhì về NLSN:
Tâm thức (mind)
mỗi người là một ‘trạm năng lượng’ (energy station) có khả năng thâu và phóng
năng lượng.
Ý chí có khả năng
làm thay đổi dạng năng lượng.
Tư tưởng và hình
ảnh, vốn là sóng năng lượng, có thể chuyển vận qua lại giữa tâm thức con người
trong cỏi trần và gởi đến con người hoặc thiêng liêng ở cỏi bên kia qua tiến
trình thần giao cách cảm.
Lời bàn :Nguyên lý
của điện thoại di động khiến cho ta tin rằng chuyện thần giao cách cảm là có
thật. Nhờ cái điện thoại nó chuyển âm thanh của tiếng nói chúng ta thành tần số
thích hợp, cùng tần số với người nhận rồi chuyển đi cho người phía bên kia thì
họ có thể nhận và nghe. Tư tưởng cũng vậy, nếu ta biết biến đổi tần số tư tưởng
của mình cho cùng tần số với người nhận thì ta có thể dùng thần giao cách cảm
để liên lạc với nhau.
3.
Định luật thứ ba về NLSN:
(Đến đây xin dịch
‘năng lượng siêu nhiên’ bằng từ ‘điển quang’ cho gọn)
Mọi người đang
sống đều sở hữu một hình hài cấu tạo bằng chấn động lực, đây là bản phóng ảnh
của thể xác và nó vẫn tồn tại sau khi thể xác chết.
Thể điển quang này
mắt thường không thấy được, nó có khả năng đổi dạng, trường tồn và lưu giữ cảm
thức.
Lúc thể xác chết
đi, thể điển quang sẽ đạt đến một trình độ tần số chấn động nào đó và sẽ nhập
vào cỏi điển giới tương ứng.
Những công quả với
tính cách vị tha sẽ làm gia tăng tần số của thể điển quang.
Lời bàn : Chắc ai
cũng biết làm việc vị tha như bố thí, giúp đỡ, thi ân không cầu báo đáp giúp
linh hồn tiến hoá lên cỏi cao. Chuyện làm cho tần số điển quang gia tăng vẫn
còn là một bí mật của vũ trụ, rất ít người biết. Người tu họ cứ hành trì các
pháp hàng ngày nhưng không biết tần số điển quang của mình đang gia tăng nhanh
hay chậm lại. Có thể chăng nên gọi đây là cơ sở khoa học của sự tiến hoá tâm
linh nhân loại trong tương lai ?
4.
Định luật thứ tư về NLSN:
Thế giới bên kia
cửa tử có nhiều trình độ điển quang. Điển quang là nền tảng hình thành các cảnh
giới khác nhau tùy theo tần số chấn động.
Cỏi nào có tần số
chấn động lực càng nhanh thì những sinh linh ngụ cư nơi đó càng tiến hoá cao.
Lời bàn : Nói theo
khoa học huyền bí thì sự khác biệt chính yếu giữa các cỏi là tần số chấn động
lực. Chắc chắn tần số của địa ngục chậm hơn thế gian và tần số của thế gian
chậm hơn thiên đàng. Có lẽ vì vậy mà ngày xưa Lưu Nguyễn lạc vào thiên thai chỉ
có vài năm, đến khi trở về thế gian mới hay đã vài chục năm trôi qua. Và nếu
đúng như vậy thì một kiếp ở cỏi người ắt là tương đương cả trăm ngàn năm ở cỏi
địa ngục thấp nhất ?
Trở lại cuộc sống
hàng ngày, có một kinh nghiệm mà ai cũng biết, đó là hiện tượng ‘Ngày vui qua
mau’. Chắc có người cũng thắc mắc không biết tại sao ngày vui lại trôi qua
nhanh quá. Tôi cho rằng đinh luật thứ 4 này giải thích được lý do tại sao . Bởi
vì có những hoàn cảnh tốt đẹp đã kích thích năng lượng tinh thần con người làm
cho nó rung động nhanh hơn, vì vậy mà họ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn
?
5.
Định luật thứ năm về NLSN:
Một sinh linh có
tâm linh càng tiến hóa cao thì hào quang càng sáng rực.
Lời bàn : Nhiều
người thấy hình vẽ trên đầu Phật và Chúa đều có hào quang. Ngày nay đã có máy
chụp hình hào quang nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, có lẽ vì hào quang vẫn
còn xa lạ với con người ?
6.
Định luật thứ sáu về NLSN:
Tần số điển quang
rung động chậm lại sẽ khiến thể vô hình hoá thành hữu hình (hoá sắc tướng –
materialisation).
Tần số điển quang
rung động nhanh lên sẽ khiến sắc tướng hườn hư (qui không –
de-materialisation).
Lời bàn
:
-
Định luật này chỉ rỏ hai đường lối tiến hoá : Đạo và Đời. Tiến về đạo thì điển
quang tinh khí thần sẽ qui không, tiến về đời thì điển quang vô hình sẽ trụ hoá
thành sắc tướng : tham sân si, danh lợi tình.
- Có
thể nói đây là một định luật về sự chuyển hoá giữa hai loại năng lượng sắc và
không. Định luật này giải thích nhiều hiện tượng về tu đạo như : Tinh hoá Khí,
Khí hoá Thần, Thần hườn Hư (qui không) . Hiện tượng các vị chân sư dùng năng
lượng tâm linh để biến hoá ra vật chất như rượu, bánh,…(hoá sắc tướng).
-
Định luật này có thể được vận dụng để giúp minh định chánh tà ? Ví dụ chiều
hướng của chánh pháp là đem nội lực tinh thần qui không (sự thanh tịnh, tình
yêu thương, trí huệ); còn chiều hướng của tà đạo là đem thể tinh thần siêu hình
hướng ngoại hoá ra sắc tướng, gọi nôm na là ‘lấy đạo tạo đời’.
Áp
dụng vào đời sống hàng ngày thì đây là nguyên lý của sự sáng tạo trong mọi lãnh
vực. Ví dụ, khi con người khởi phát một tư tưởng mới lạ còn nằm trong vùng vô
hình mà muốn thể hiện ra cho mọi người thấy, thì phải biết đem nó dàn trải qua
nhiều giai đoạn, tạo điều kiện cho tư tưởng từ vô hình dần dần hiển hiện cụ
thể. Con người biết dùng tay chân, giác quan và dụng cụ để làm cho hình ảnh
trong đầu rung động chậm lại, kết quả tư tưởng mới trở thành một hình ảnh sờ mó
được .
Áp
dụng vào việc tu hành : Đạo Phật biết rằng lục căn lục trần của con người là
phương tiện để đem điển quang (thần lực) trụ hoá thành sắc tướng, nghĩa là làm
cho tần số điển quang rung động chậm lại, cho nên phật giáo mới khuyên người tu
nên bớt sử dụng lục căn lục trần để điển quang vô hình không bị hao tán, kinh
Kim Cang dặn dò : ‘ưng vô sở trụ …’ . Ngược lại, phương tiện đem thần lực qui
không là thiền định, niệm phật, thở sâu,… cho nên các pháp môn thường nghiên
cứu và áp dụng những phương tiện này trong chương trình tu hành tiến hoá tâm
linh.
7.
Định luật thứ bảy về NLSN:
Luật Nhân Quả:
trong thế giới năng lượng, mọi kích động đều gây ra một phản lực tương ứng, có
nghĩa : năng lượng giống như một ‘boomerang’ – ‘năng lượng’ ta phóng ra sẽ trở
về với ta không sai chạy.
Lời bàn : Đây là
một trong những cách giải thích mới mẻ về luật nhân quả. Theo tôi thấy nó có vẻ
khoa học hơn, bao trùm hơn. Ở đây tác giả đã dùng khái niệm năng lượng siêu
nhiên để giải thích luật nhân quả.
Ta phóng ra tình
thương thì tình thương sẽ trở lại với ta, có thể trở lại trong một dạng khác,
nhưng bản chất vẫn là tình thương. Ta phóng ra sự sân hận đấu tranh hại người,
thì nó sẽ trở lại với ta trong hình dáng những kẻ thù, ta thấy xung quanh toàn
những người đến muốn làm hại mình.
Theo định luật này
thì ta hiểu rằng nhân quả nối tiếp nhau hiện tiền chứ không hẳn phải chờ lòng
vòng đến kiếp sau.
Nguồn: Victor
Zammit, The Seven Laws of Psychic EnergyLuân Lê dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét