Bài thuốc đơn giản tự chế “vĩnh biệt” bệnh
viêm xoang không tốn một xu
Hễ bệnh viêm xoang càng nặng thì khi xông mũi bằng bài thuốc này sẽ càng thấy có
hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm
rõ. Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi
phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim
Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân
gian. Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản
của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương
rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
Ông
Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc
trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác
ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần
thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở.
Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều
bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có
thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến.
Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không
thuyên giảm”.Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu
ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc
điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc mà khi trước đóng quân ở Tây Nguyên đã được
đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người
này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao.
Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và
“cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây
giao . Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương
rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất
thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính),
tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều
được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc).
Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý
ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn
nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa
miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được
thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa
bởi dễ nóng chảy.Bài
thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có
cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi
sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một
vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.Nếu
dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt
cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng
ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại
bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho
nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa
đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu
ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.Thời
gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã
dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì
nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại
làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần
25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi
bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn.
Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới
tăng thời gian lên.Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến
khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không
nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh
nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông
sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy
bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ
có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống
thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua
nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi
bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây
giao.”Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào
thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm
đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho
đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và
vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần;
khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.Một
lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho
con bú.
ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE
PHONG BENH HON CHUA BENH
TRI THUC LA SUC MANH
TRI THUC LA SUC MANH
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Lá Trúc đào rửa vết thương
Về vết loét, xin bạn đọc tài liệu này, nhớ là đọc kỹ và làm cẩn thận đúng hướng dẫn rồi theo dõi chặt chẽ, vì lá cây trúc đào có chất độc.
“Có cái dạo tôi còn công tác tại khoa Nội ở bệnh viện tỉnh Đồng Nai có một bệnh nhân đến nói với tôi rằng ở khoa Ngoại có người dùng lá Trúc Đào chữa được chứng viêm loét không lành, nghe xong tôi lập tức chạy sang để xem tình hình thế nào, thì ra một bệnh nhân bị viêm loét không lành từ đầu gối trở xuống, ló cả xương, mạch máu, gân trong mà phát sợ, và các cơ đang tiếp tục hoại tử, bác sĩ ngoại quyết định cắt bỏ vì nếu không sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết (lúc đó thuốc men còn rất hạn chế), gia đình người bệnh qua sự mách bảo của người cùng đi nuôi thân nhân bị bệnh với công thức như sau:
- Lá Trúc đào 9 lá
- Nước 2 lít
Nấu nước sôi xong, cho sôi thêm độ 15 phút rồi nhắc xuống, để nguội khoảng còn 30 độ, tay sờ vào âm ấm là được rồi, lấy nước dùng làm nước rữa vết thương, khi rửa bệnh nhân rát buốt khó chịu, nhưng cố lên nhé, rất tuyệt sau 1 lần rửa vết thương đã có tiến triển, ngày chịu khó làm như vậy 2 lần, dần dần vết thương không còn hoại tử và lên nụ thật đẹp. Tôi thì cứ nhớ ơn hoài cái người đã hướng dẫn mà không biết tên và người đã can đảm thực hiện bài thuốc đó. Đã hơn 20 năm nay cứ gặp trường hợp như vết loét do nằm lâu, do viêm tắc động mạch tôi đều mách người dùng phương pháp này. Thật tuyệt vời , nó đã giúp người bệnh thoát cơn đau khổ. Rất mong các bạn sử dụng cứu người.”
Nguồn:http://www.camxahoc.vn/?p=4508
Ghi chú:
Cây Trúc đào hay được trồng làm cây cảnh ở công viên, hoa rất đẹp và lâu tàn. Dọc các đường cao tốc từ Hà Nội đi các tỉnh tôi cũng thấy người ta trồng cây này nhiều.
Lá và thân cây rất độc, khi sử dụng phải rất cẩn thận đừng để trẻ con hoặc người nhà sơ ý dây vào thức ăn, nước uống.
Vương Văn Liêu
Về vết loét, xin bạn đọc tài liệu này, nhớ là đọc kỹ và làm cẩn thận đúng hướng dẫn rồi theo dõi chặt chẽ, vì lá cây trúc đào có chất độc.
“Có cái dạo tôi còn công tác tại khoa Nội ở bệnh viện tỉnh Đồng Nai có một bệnh nhân đến nói với tôi rằng ở khoa Ngoại có người dùng lá Trúc Đào chữa được chứng viêm loét không lành, nghe xong tôi lập tức chạy sang để xem tình hình thế nào, thì ra một bệnh nhân bị viêm loét không lành từ đầu gối trở xuống, ló cả xương, mạch máu, gân trong mà phát sợ, và các cơ đang tiếp tục hoại tử, bác sĩ ngoại quyết định cắt bỏ vì nếu không sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết (lúc đó thuốc men còn rất hạn chế), gia đình người bệnh qua sự mách bảo của người cùng đi nuôi thân nhân bị bệnh với công thức như sau:
- Lá Trúc đào 9 lá
- Nước 2 lít
Nấu nước sôi xong, cho sôi thêm độ 15 phút rồi nhắc xuống, để nguội khoảng còn 30 độ, tay sờ vào âm ấm là được rồi, lấy nước dùng làm nước rữa vết thương, khi rửa bệnh nhân rát buốt khó chịu, nhưng cố lên nhé, rất tuyệt sau 1 lần rửa vết thương đã có tiến triển, ngày chịu khó làm như vậy 2 lần, dần dần vết thương không còn hoại tử và lên nụ thật đẹp. Tôi thì cứ nhớ ơn hoài cái người đã hướng dẫn mà không biết tên và người đã can đảm thực hiện bài thuốc đó. Đã hơn 20 năm nay cứ gặp trường hợp như vết loét do nằm lâu, do viêm tắc động mạch tôi đều mách người dùng phương pháp này. Thật tuyệt vời , nó đã giúp người bệnh thoát cơn đau khổ. Rất mong các bạn sử dụng cứu người.”
Nguồn:http://www.camxahoc.vn/?p=4508
Ghi chú:
Cây Trúc đào hay được trồng làm cây cảnh ở công viên, hoa rất đẹp và lâu tàn. Dọc các đường cao tốc từ Hà Nội đi các tỉnh tôi cũng thấy người ta trồng cây này nhiều.
Lá và thân cây rất độc, khi sử dụng phải rất cẩn thận đừng để trẻ con hoặc người nhà sơ ý dây vào thức ăn, nước uống.
Vương Văn Liêu
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013
Chữa bệnh bằng ngâm chân nước nóng
Dùng nước nóng( có thể kết hợp với một số vị thuốc) ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...
Các nhà Y học đã phát hiện Ngũ tạng, Lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi ngâm chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể.
Phương pháp thực hiện
Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-60 độ C, rồi cho vào thau bằng gỗ, sứ hay xô nhựa. Người bệnh ngồi thẳng, ngâm chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm khoảng 30 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần.
Những chứng bệnh thích hợp với ngâm chân nước nóng:
1. Mất ngủ, đau đầu.
2. Đau nhức chân, lạnh chân.
3. Di tinh, xuất tinh sớm.
4. Giải trừ mỏi mệt.
5. Viêm tắc tĩnh mạch chân.
6. Cao huyết áp.
7. Phù chân.
Kinh nghiệm bản thân:
1. Trước đây khi còn ở vùng đồi núi, mỗi khi có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối mùa đông, về nhà thấy có dấu hiệu cảm lạnh, tôi liền ngâm chân vào xô nước nóng già, đồng thời mặc áo bông. Một lúc sau, người dâm dấp mồ hôi, tôi lau khô người đi ngủ, người khỏe liền.
2. Một số người bị phù bàn chân không phải do thận, đi khám và chữa Tây y không khỏi, tôi cho họ ngâm chân nước nóng với một vài vị thuốc như Quế tiêm, Tía tô, Kê huyết đằng, Lá lốt, Mã Tiên thảo, chỉ 1 vài lần là khỏi.
3. Những người bị đau thần kinh hông, sau khi chữa bằng KCYD, cho kết hợp ngâm chân nước nóng với gừng tươi giã dập, thời gian điều trị sẽ giảm.
4. Những người hay mất ngủ,buổi tối, sau khi ngâm chân nước nóng, uống một ly sữa nóng có đường, giấc ngủ sẽ đến nhanh.
5. Những người huyết áp cao ngâm chân nước nóng có pha vài thìa dấm, huyết áp sẽ hạ xuống.
Kết hợp phương pháp chữa bệnh theo KCYD và phương pháp ngâm chân nước nóng, thời gian chữa nhiều bệnh sẽ giảm.
Vương Văn Liêu
Dùng nước nóng( có thể kết hợp với một số vị thuốc) ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...
Các nhà Y học đã phát hiện Ngũ tạng, Lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi ngâm chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể.
Phương pháp thực hiện
Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-60 độ C, rồi cho vào thau bằng gỗ, sứ hay xô nhựa. Người bệnh ngồi thẳng, ngâm chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm khoảng 30 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần.
Những chứng bệnh thích hợp với ngâm chân nước nóng:
1. Mất ngủ, đau đầu.
2. Đau nhức chân, lạnh chân.
3. Di tinh, xuất tinh sớm.
4. Giải trừ mỏi mệt.
5. Viêm tắc tĩnh mạch chân.
6. Cao huyết áp.
7. Phù chân.
Kinh nghiệm bản thân:
1. Trước đây khi còn ở vùng đồi núi, mỗi khi có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối mùa đông, về nhà thấy có dấu hiệu cảm lạnh, tôi liền ngâm chân vào xô nước nóng già, đồng thời mặc áo bông. Một lúc sau, người dâm dấp mồ hôi, tôi lau khô người đi ngủ, người khỏe liền.
2. Một số người bị phù bàn chân không phải do thận, đi khám và chữa Tây y không khỏi, tôi cho họ ngâm chân nước nóng với một vài vị thuốc như Quế tiêm, Tía tô, Kê huyết đằng, Lá lốt, Mã Tiên thảo, chỉ 1 vài lần là khỏi.
3. Những người bị đau thần kinh hông, sau khi chữa bằng KCYD, cho kết hợp ngâm chân nước nóng với gừng tươi giã dập, thời gian điều trị sẽ giảm.
4. Những người hay mất ngủ,buổi tối, sau khi ngâm chân nước nóng, uống một ly sữa nóng có đường, giấc ngủ sẽ đến nhanh.
5. Những người huyết áp cao ngâm chân nước nóng có pha vài thìa dấm, huyết áp sẽ hạ xuống.
Kết hợp phương pháp chữa bệnh theo KCYD và phương pháp ngâm chân nước nóng, thời gian chữa nhiều bệnh sẽ giảm.
Vương Văn Liêu
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
Chọn hướng nằm tốt cho sức khỏe
Tư thế nằm đầu Bắc, chân Nam vừa có sự ứng hợp âm dương giữa con người và vũ trụ, vừa giúp cộng hưởng được trường lực của quả đất với những đường kinh dương trong cơ thể, tạo được hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.
Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được phổ biến trong tạp chí Prima đã cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong quyển sách Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.
Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe.
Sự ứng hợp âm - dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam
Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm - dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Người xưa cho rằng: “âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm-dương tương ngộ tắc ứng”. Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này. Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc; 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất. Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm-dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể. Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia.
Sự cộng hưởng giữa các đường kinh dương và trường lực của quả đất
Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.
Thật ra, ở người khỏe mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt, những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âm dương có thể trở thành “nối giáo cho giặc” và làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra.
Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng nên nằm đầu Nam chân Bắc, để khí âm hàn của phương Bắc không làm tổn thương dương khí ở phần đầu. Thực ra, chính vì đầu là nơi tập hợp khí dương nên mới không sợ khí âm hàn, ngược lại phần dương ở đầu cần được ứng hợp với khí âm ở phương Bắc. Mặt khác, 2 chân do thận thủy chi phối mới là tổ chức sợ âm hàn và cần được tiếp sức bởi khí dương ở phương Nam, để bảo đảm thêm cho quy luật “đầu mát chân ấm” ở một người khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao nhiều người không thể ngủ được, dù là ban ngày, nếu không đắp chăn giữ ấm 2 chân và phần bụng dưới!
Lời khuyên
Những trường lực của vũ trụ luôn thay đổi theo thời gian và không gian, tác động trên cơ thể mỗi người cũng khác nhau. Quy luật trên có thể không gây ra ảnh hưởng đáng kể cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ bị hen suyễn, áp huyết cao, dễ hồi hộp, hay lo sợ, dễ mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, hãy thử đổi hướng nằm sang đầu Bắc chân Nam vài tuần xem sao. Ngoài ra, nếu đã cảm thấy thoải mái khi ngủ ở tư thế nào, nằm nghiêng bên nào thì không nhất thiết phải thay đổi.
Theo Lương y Võ Hà
SK&ĐS
Tư thế nằm đầu Bắc, chân Nam vừa có sự ứng hợp âm dương giữa con người và vũ trụ, vừa giúp cộng hưởng được trường lực của quả đất với những đường kinh dương trong cơ thể, tạo được hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.
Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được phổ biến trong tạp chí Prima đã cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong quyển sách Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.
Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe.
Sự ứng hợp âm - dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam
Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm - dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Người xưa cho rằng: “âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm-dương tương ngộ tắc ứng”. Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này. Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc; 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất. Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm-dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể. Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia.
Sự cộng hưởng giữa các đường kinh dương và trường lực của quả đất
Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.
Thật ra, ở người khỏe mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt, những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âm dương có thể trở thành “nối giáo cho giặc” và làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra.
Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng nên nằm đầu Nam chân Bắc, để khí âm hàn của phương Bắc không làm tổn thương dương khí ở phần đầu. Thực ra, chính vì đầu là nơi tập hợp khí dương nên mới không sợ khí âm hàn, ngược lại phần dương ở đầu cần được ứng hợp với khí âm ở phương Bắc. Mặt khác, 2 chân do thận thủy chi phối mới là tổ chức sợ âm hàn và cần được tiếp sức bởi khí dương ở phương Nam, để bảo đảm thêm cho quy luật “đầu mát chân ấm” ở một người khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao nhiều người không thể ngủ được, dù là ban ngày, nếu không đắp chăn giữ ấm 2 chân và phần bụng dưới!
Lời khuyên
Những trường lực của vũ trụ luôn thay đổi theo thời gian và không gian, tác động trên cơ thể mỗi người cũng khác nhau. Quy luật trên có thể không gây ra ảnh hưởng đáng kể cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ bị hen suyễn, áp huyết cao, dễ hồi hộp, hay lo sợ, dễ mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, hãy thử đổi hướng nằm sang đầu Bắc chân Nam vài tuần xem sao. Ngoài ra, nếu đã cảm thấy thoải mái khi ngủ ở tư thế nào, nằm nghiêng bên nào thì không nhất thiết phải thay đổi.
Theo Lương y Võ Hà
SK&ĐS
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013
Hỏi cách chữa ung thư vú theo Khí Công Y Đạo
Câu hỏi:
Câu hỏi:
Một bệnh nhân khai
bệnh bị ung thư vú.
Lúc bụng đói, huyết
áp tay trái :104/60/82, tay phải
100/63/81
Sau khi ăn, huyết áp tay trái : 97/61/90, tay phải 100/67/88
Chân trái 132/88/87,
chân phải 187/130/95
Xin Thầy Ngọc chỉ cho cách chữa.
Trả lời
:
A-Nguyên nhân :
Bệnh ung thư vú có ba
nguyên nhân theo Tinh-Khí-Thần :
Về Tinh : Ăn uống không đủ
chất bổ máu, nên cơ thể thiếu máu. Áp huyết bên tay trái liên quan đến bao tử
sau bữa ăn áp huyết bị tụt thấp, chứng tỏ chức năng bao tử yếu quá, lại ăn thức
ăn có chất chua, áp huyết mới bị hạ thấp, còn áp huyết tay phải liên quan đến
gan, trước và sau khi ăn giống nhau là chức năng gan không làm việc. Theo Đông
y, gan chứa máu cung cấp cho tim tuần hoàn bơm máu đi nuôi khắp cơ thể, vì
không đủ máu nên nhịp tim phải đập nhanh hơn, gan chủ nuôi dưỡng gân, thần
kinh, những ống mạch máu, không đủ máu, các sợi gân co thắt nhỏ lại làm tắc tuần
hoàn máu lên tuyến vú.
Về Khí : Lười tập luyện, nên
người không có đủ sức khỏe, không đủ khí lực đẩy máu tuần hoàn thông tuyến vú
như bình thường.
Về Thần : Do buồn tình, chán
đời, mắc bệnh thở dài nhiều năm làm phế khí suy, thay vì con hư phải bổ mẹ là
tỳ, vị, cần phải ăn khỏe, ăn ngon, ăn nhiều hơn bình thường, trường hợp này,
theo số đo áp huyết thì ngược lại, tỳ vị suy yếu làm phế kim suy yếu. Khi tuyến
vú teo thắt nhỏ lại do gan, khiến tắc tuần hoàn, những tế bào bị cô lập thiếu
oxy từ phế nuôi dưỡng, nên tế bào trở thành tế bào bệnh phát triển thành bướu.
B- Cách
điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :
Tinh:
a-Cần phải bổ máu bằng Vitamine B12 và truyền
nước biển làm tăng áp huyết. Uống thêm sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-gin)
pha 2 muỗng lớn sirop với 1 ly nước nóng uống trước mỗi bữa ăn 5 phút để kích
thích thèm ăn, ăn nhiều những chất tạo máu như rau dền, củ dền, thịt bò bí-tết,
lẩu đồ biển, hải sâm. Kiêng ăn chất chua hàn lạnh.
b- Tuyến vú là nơi đưa chất bổ của khí huyết
chuyển thành sữa để nuôi thai nhi, có chức năng như một bao tử của em bé, cùng
chức năng với bao tử của người mẹ, nó cũng thuộc hành thổ, khi thổ hư, phải bổ
hai hành liền nhau vừa bổ thổ, vừa bổ phế kim để ngừa biến chứng. Bổ thổ nuôi
kim bằng cách ngậm trong miệng 20 viên Bổ Trung Ích Khí hoàn sau mỗi bửa ăn. Bổ
Phế kim bằng cách tập luyện khí công.
c- Cuối tuần uống 3 viên Phan Tả Diệp (Senna
Laxatif) để tống độc tố trong gan, và những độc tố từ những tế bào ung thư
trong vú theo ra ngoài bằng đường phân, phân sẽ có mầu đen xanh lỏng nát. khi
phân ra thành khuôn có mầu vàng là cơ thể đã hết độc tố.
Khí :
Tập theo cách hướng dẫn mới này, thay vì tập
kiểu cũ đã hướng dẫn trong bài Thói Quen Thở Dài Và
Bệnh Ung Thư Vú đính kèm. Đây chính là cách chữa ung thư bằng oxy liệu
pháp, dùng oxy diệt tế bào ung thư.
a-Vỗ Tay 4 Nhịp 10 phút mỗi lần, mỗi ngày tập
3 lần, thay vì hít thở, thì vừa vỗ tay vừa hát one.two, three….theo DVD hướng
dẫn, hơi thở sẽ đều hơn, còn hát làm tinh thần vui vẻ, hết buồn chán thở dài.
b-Tập bài Vỗ Tâm-Thận 3 phút mỗi lần, mỗi
ngày tập 3 lần, cũng vừa vỗ tâm thận vừa hát one, two, three…công dụng đóng mở
tuyến vú.
c-Tập bài Quay Vặn Khớp Vai 50 lần, mỗi ngày tập 3 lần.
Công dụng mạnh phế, ép cơ tuyến vú đẩy độc tố ra ngoài.
d-Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra
Làm Mềm Bụng 200 lần sau 3 bữa ăn 30 phút, thêm hai lần vào sáng và tối, tổng
cộng mỗi ngày tập 1000 lần giúp thông khí huyết tăng cường oxy tiêu diệt tế bào
ung thư.
e-Bấm các huyệt hướng dẫn trong bài Thói Quen Thở Dài…vừa
để chữa, vừa kiểm tra kết qủa trong điều trị.
f-Nên bơi lội mỗi tuần 3 lần. Những người nữ bơi lội đều
đặn thường xuyên mỗi tuần không bao giờ bị bệnh ung thư vú.
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút tập lại bài Kéo Ép
Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, xong cuốn lưỡi, ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng
mũi bình thường, hai bàn tay để ở Đan Điền Thần, nữ đặt bàn tay phải lên mỏm
xương ức, bàn tay trái đặt chồng lên trên, chỉ cần theo dõi khí huyết chạy từ
vú tới bụng, khí huyết từ trung tiêu vào vú, cảm nhận vú phồng lên nhận oxy,
rồi cảm nhận có chất nước trong vú chảy xuống bụng, cảm nhận chất độc thoát ra.
Bài tập này cũng có thể tập trong ngày, nhưng
bàn tay không đặt ở Đan Điền, mà dùng một bàn tay nắm vú ở điểm đau hay ở khối
u bướu không đau, bàn tay kia dùng 3 ngón ấn đè vào huyệt Trung Quản, để ý mỗi
lần thở ra bằng miệng cho thoát hơi ra nhẹ, thì tưởng tượng vú là qủa bóng,
dùng bàn tay bóp nhẹ cho khí thoát ra, rồi giữ lại ở mức đó, chờ hơi thở ra,
lại thổi hơi ra và bóp cho khí huyết trong vú ra tiếp, cứ thở hơi ra thì bóp
hơi trong vú ra tiếp, đến khi nào vú xẹp đến mức tối đa mà không đau, thì giữ
lại ở mức đó, không cho khí vào vú, vẫn tiếp tục tập thổi hơi ra cho những độc
tố chảy xuống bụng, mà không có đường trở về vú, giúp cho nó chuyển hướng không
vào vú mà vào bụng. Tập 5-10 phút, rồi thả vú ra từ từ, chứ không hít vào mạnh,
vú sẽ không nhận máu độc vào vú. Kiểm tra lại, bằng cách sờ nắm không còn thấy
bướu, nếu bướu to sẽ cảm thấy bướu nhỏ dần. Tập mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Đỗ Đức
Ngọc
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
KHỎE VỚI "DƯỠNG SINH NGUYỄN KHẮC VIỆN"
TUỔI TRẺ
- Tại VN, việc tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe có nhiều phương pháp tập
khác nhau, trong đó bài dưỡng sinh hiện đại do giáo sư - bác sĩ Nguyễn Khắc
Viện nghiên cứu, sáng lập và giảng dạy được nhiều người áp dụng.
Trong 10
năm điều trị bệnh lao ở Pháp (1942-1952), Nguyễn Khắc Viện phải lên bàn mổ bảy
lần, cắt bỏ tám xương sườn và hơn một lá phổi. Là một bác sĩ, “vật lộn” với đủ
loại thuốc men và máy móc kỹ thuật của một nền y học hiện đại, ông nhận rõ nếu
chỉ dựa vào Tây y, ông không thể trở về hoạt động với cộng đồng. Từ đó, trên cơ
sở nghiên cứu yoga, khí công của Ấn Độ, Trung Quốc, ông đã hình thành phương
pháp tập luyện, trước hết để tự cứu mình. Nguyễn Khắc Viện về nước năm 1963,
trong suốt hơn 30 năm sau đó (ông mất năm 1997), ông đã hoàn thành một khối
lượng lớn công việc được đánh giá là “những di sản đồ sộ”.
Hiện
nhiều nơi đã áp dụng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Khắc Viện, trong đó có Câu
lạc bộ “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” tại Nhà xuất bản Thế Giới (Hà Nội) và Câu
lạc bộ Dưỡng sinh tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM.
Bài vè
tập thở
Phương
pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” cũng bắt nguồn từ yoga, khí công. Tuy nhiên,
quan niệm của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là chỉ nắm chắc những nguyên tắc cơ
bản và dựa trên sinh lý học hiện đại để xây dựng phương pháp tập luyện mà mọi
người đều có thể áp dụng nhằm nâng cao sức khỏe, chứ không nhằm đạt những kỷ
lục và “phép lạ” (như cho ôtô đè lên, hoặc chịu chôn sống nhiều giờ vẫn không
chết...).
Phương
pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” là cách luyện tập toàn diện: động và tĩnh,
nội và ngoại, giúp con người làm chủ được cơ thể, nâng cao sức khỏe, giữ được
bình tĩnh, đỡ mệt mỏi, nhất là trong những lúc làm việc căng thẳng. Có ba khâu
tập là thở, vận động và thư giãn (luyện ý), liên quan đến hoạt động của ba bộ
phận chủ yếu của cơ thể là nội tạng, cơ bắp, thần kinh.
Trong đó
tập thở bụng cho đúng cách là quan trọng nhất, vì cách thở bụng tác động trực
tiếp đến những bộ phận nội tạng rất quan trọng là tim, phổi, dạ dày, ruột, dạ
con (có thể hình dung các bộ phận này luôn được “thể dục”, được “xoa bóp” lúc
thở); thở tốt giúp lưu thông khí huyết, tác động tích cực đến hoạt động cơ bắp
và thần kinh.
Bài tập
thở đã được bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đúc kết thành một bài vè cho dễ nhớ: “Thót bụng thở ra/ Phình bụng thở vào/ Hai vai bất động/ Chân tay
thả lỏng/ Êm, chậm, sâu, đều/ Tập trung theo dõi/ Luồng ra luồng vào/ Bình
thường qua mũi/ Khi gấp qua mồm/ Đứng, ngồi hay nằm/ Ở đâu cũng được/ Lúc nào
cũng được”.
Với phần
tập vận động, thư giãn (luyện ý), từ lý thuyết đến các động tác cụ thể, bác sĩ
Nguyễn Khắc Viện đã giới thiệu trong cuốn Từ
sinh lý đến dưỡng sinh (NXB Y Học - 1979; NXB Đồng Nai - 1988) và
cuốn Dưỡng sinh dành cho mọi lứa tuổi (NXB
Trẻ - 1993) với hình thức hỏi - đáp đơn giản, dễ hiểu. Nếu thiếu thời gian để
tập đủ các động tác, bạn có thể tự chọn cách tập thích hợp, trên cơ sở nắm vững
những nguyên lý, quan niệm của phương pháp dưỡng sinh.
Tập từ
lúc còn trẻ
Thời đại
ngày nay việc khiêng vác nặng đã có máy móc làm thay, con người cần thực hiện
được những động tác nhanh, chính xác và luôn giữ được bình tĩnh. Cách tập vận
động phải theo nguyên lý cứng tối thiểu, mềm tối đa. Tay
có mềm dẻo mới nhanh được. Người thợ rèn quai búa, chị chèo đò cũng nhờ hoạt
động theo nguyên lý này nên vừa có hiệu quả cao, vừa đỡ mệt mỏi. Giữ cho cơ thể
mềm mại, thả lỏng những cơ bắp lúc không sử dụng cũng là cách thư giãn dễ thực
hiện, có hiệu quả và tiết kiệm được sức lực.
Ví như
ngồi nghe giảng, chân và tay chẳng việc gì phải căng cứng; hãy thả lỏng và kết
hợp thở bụng, bạn sẽ thấy đỡ mỏi mệt. Bản thân bác sĩ Nguyễn Khắc Viện trong
những năm cuối đời, khi tuổi đã cao, chủ yếu cũng chỉ thực hiện thở bụng, buông
chùng da mặt, thả lỏng tay chân để thư giãn, giữ cho cơ thể luôn được mềm dẻo.
Cái khó
nhất của phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” là sự kiên trì, ngày nào
cũng phải tập, riêng thở bụng thì giờ nào cũng tập để trở thành thói quen. Điều
quan trọng là đừng đợi đến lúc già yếu, hãy tập từ lúc còn trẻ trung, khỏe
mạnh. Đừng để tình trạng nhiều nơi chỉ thấy các ông bà già tập luyện từ lúc còn
mờ đất, còn tuổi trẻ thì dậy trưa.
Sẽ có
bạn bảo rằng tuổi trẻ quá nhiều mục tiêu phấn đấu, không còn thời gian để tập
luyện. Nếu quả vậy, chỉ cần tập thở đúng cách - thở ngay trong lúc học, làm
việc, không mất chút thời gian nào mà có thể đã đạt được quá 50% hiệu quả của
phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện”.
NGUYỄN
KHẮC PHÊ
Báo Tuổi trẻ Thứ Ba, 27/06/2006
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Bảy định luật về Năng Lượng Siêu Nhiên
Lời giới thiệu :
Trong thời đại
ngày nay, ánh sáng của khoa học soi sáng khắp các nơi, vào mọi lãnh vực hiểu
biết của con người . Nhưng có một lãnh vực hiểu biết rất quan trọng khoa học cố
soi hoài mà không thấy sáng, đó là lãnh vực tâm linh, tu hành.
Nhiều nhà khoa học
tây phương cố gắng đem tinh thần khoa học soi sáng thế giới siêu hình, tuy chưa
thành công lắm nhưng họ đã có nhiều cố gắng rất đáng khen. Trong chiều hướng
đó, luật sư Victor Zammit đã viết nhiều bài nghiên cứu tôi đọc rất thích thú.
Sau đây xin dịch lại để giới thiệu với các bạn một bài về 7 định luật năng
lượng siêu nhiên. Ông bảo rằng “Chuyện gì cũng có luật lệ riêng – luật dân sự
và hình sự để hướng dẫn sinh hoạt con người, luật vật lý mô tả các lực vận hành
trong vũ trụ, luật sinh học và các luật khác nữa.
”
Khi muốn học một ngành khoa học nào chúng ta học các định luật của nó trước”.
Học khoa học huyền bí cũng vậy, bài này sẽ giới thiệu một số định luật quan trọng trong cõi vô hình.
Học khoa học huyền bí cũng vậy, bài này sẽ giới thiệu một số định luật quan trọng trong cõi vô hình.
Bảy
định luật về Năng Lượng Siêu Nhiên.
(The Seven Laws of Psychic Energy)
Những định luật này bất biến, đã và đang hiện hữu mãi mãi.
(The Seven Laws of Psychic Energy)
Những định luật này bất biến, đã và đang hiện hữu mãi mãi.
Khoa học gia thuộc
khuynh hướng cổ điển thế tục cùng các nhà ‘tân’ khoa học đã thừa nhận rằng tất
cả vật chất hữu hình và sóng vô hình của thế gian đều có thể thâu về dạng căn
bản nhất là ‘chấn động lực’ .
Nhưng các nhà khoa
học duy vật theo thuyết giản hóa vẫn cố bác bỏ sự hiện diện của loại ‘năng
lượng phi vật chất’ – họ nói bởi vì không thể đo lường nó trong phòng thí
nghiệm – cho nên nó không tồn tại. Nhưng có rất nhiều hiện tượng siêu hình đang
hiển hiện giữa thế gian mà ta không thể đem ra để đo lường theo yêu cầu của
phòng thí nghiệm. Ví dụ đơn giản nhất : tình yêu thương không thể nào cân đo
đặng, phải chăng vì thế mà nó không hiện hữu ?
Năng lượng phi vật
chất có thể được dùng để giải thích các hiện tượng siêu nhiên. Giáo sư Fred
Hoyle – nhà thiên văn Anh quốc – cùng với các khoa học gia khác bảo rằng đến
khi nào khoa học có thể điều khiển được năng lượng phi vật chất, thì ngành khoa
học cổ điển sẽ trở nên cổ lổ giống như máy hơi nước.
Không có bất cứ
khoa học gia duy vật hoặc các giáo sư ba hoa nào trên thế giới có đủ khả năng
bác bỏ những bằng chứng khách quan về sự hiện hữu của năng lượng siêu hình.
Sau đây quý vị sẽ
tìm thấy các định luật về năng lượng được thâu thập từ hơn vài trăm năm nay qua
kinh nghiệm tích lũy của loài người.
Khi mới nghiên cứu
về những hiện tượng siêu nhiên tôi đã cố tìm tòi những định luật của nó, và
thấy rằng mặc dầu các định luật đã xuất hiện từ sự gợi ý của cá nhân, hầu như
chưa có ai khởi công đúc kết thành những định luật siêu nhiên phổ quát.
Chuyện gì cũng có
luật lệ riêng – luật dân sự và hình sự để hướng dẫn sinh hoạt con người, luật
vật lý mô tả các lực vận hành trong vũ trụ, nào là luật sinh học và các luật
khác nữa.
Các nhà khoa học
duy vật cho rằng họ có thể giải thích sự hiện hữu của vạn vật với thuyết ngẫu
nhiên, nhưng khoa học gia hiện đại và nhiều người khác không đồng ý. Bởi nếu vũ
trụ vận hành theo ngẫu nhiên, thì điều này chỉ có xác xuất đến 1 phần tỷ tỷ mà
thôi – thật là vô lý.
Hầu hết mọi người
đã chấp nhận sự hiện hữu của các định luật về năng lượng nhưng vẫn chưa hiểu
rỏ. Cho nên ta cần phải xem xét lại nội dung những định luật này vượt qua tầm
nhìn giản hóa hẹp hòi.
Nay người viết xin
đề nghị đúc kết lần đầu tiên về những định luật năng lượng siêu nhiên – các
luật này vận hành không những trong cõi hữu hình mà luôn cả trong cõi siêu
hình.
Hơn phân nữa nhân
loại ngày nay sẵn sàng công nhận giá trị của các định luật này, nhưng cũng cần
một thời gian khoảng vài thập niên nữa để cho mọi người hoàn toàn chấp nhận.
1.
Định luật đầu tiên về năng lượng siêu nhiên (NLSN):
Mọi vật thể ‘hữu
hình’ vốn là chấn động lực.
Các làn sóng vô
hình cũng là chấn động lực – như âm thanh, sóng truyền hình truyền thanh, điện
lực, ánh sáng, vi ba, tia X, tia gamma, và các sóng năng lượng siêu nhiên.
Lời bàn (của người dịch): Ngày xưa
học môn vật lý tôi biết rằng hạt nguyên tử là cấu trúc cơ bản nhất của vạn vật.
Ngày nay khoa học tiến bộ đã tìm thấy những yếu tố siêu hơn trong cấu trúc vạn
vật được gọi là chấn động lực.
2.
Định luật thứ nhì về NLSN:
Tâm thức (mind)
mỗi người là một ‘trạm năng lượng’ (energy station) có khả năng thâu và phóng
năng lượng.
Ý chí có khả năng
làm thay đổi dạng năng lượng.
Tư tưởng và hình
ảnh, vốn là sóng năng lượng, có thể chuyển vận qua lại giữa tâm thức con người
trong cỏi trần và gởi đến con người hoặc thiêng liêng ở cỏi bên kia qua tiến
trình thần giao cách cảm.
Lời bàn :Nguyên lý
của điện thoại di động khiến cho ta tin rằng chuyện thần giao cách cảm là có
thật. Nhờ cái điện thoại nó chuyển âm thanh của tiếng nói chúng ta thành tần số
thích hợp, cùng tần số với người nhận rồi chuyển đi cho người phía bên kia thì
họ có thể nhận và nghe. Tư tưởng cũng vậy, nếu ta biết biến đổi tần số tư tưởng
của mình cho cùng tần số với người nhận thì ta có thể dùng thần giao cách cảm
để liên lạc với nhau.
3.
Định luật thứ ba về NLSN:
(Đến đây xin dịch
‘năng lượng siêu nhiên’ bằng từ ‘điển quang’ cho gọn)
Mọi người đang
sống đều sở hữu một hình hài cấu tạo bằng chấn động lực, đây là bản phóng ảnh
của thể xác và nó vẫn tồn tại sau khi thể xác chết.
Thể điển quang này
mắt thường không thấy được, nó có khả năng đổi dạng, trường tồn và lưu giữ cảm
thức.
Lúc thể xác chết
đi, thể điển quang sẽ đạt đến một trình độ tần số chấn động nào đó và sẽ nhập
vào cỏi điển giới tương ứng.
Những công quả với
tính cách vị tha sẽ làm gia tăng tần số của thể điển quang.
Lời bàn : Chắc ai
cũng biết làm việc vị tha như bố thí, giúp đỡ, thi ân không cầu báo đáp giúp
linh hồn tiến hoá lên cỏi cao. Chuyện làm cho tần số điển quang gia tăng vẫn
còn là một bí mật của vũ trụ, rất ít người biết. Người tu họ cứ hành trì các
pháp hàng ngày nhưng không biết tần số điển quang của mình đang gia tăng nhanh
hay chậm lại. Có thể chăng nên gọi đây là cơ sở khoa học của sự tiến hoá tâm
linh nhân loại trong tương lai ?
4.
Định luật thứ tư về NLSN:
Thế giới bên kia
cửa tử có nhiều trình độ điển quang. Điển quang là nền tảng hình thành các cảnh
giới khác nhau tùy theo tần số chấn động.
Cỏi nào có tần số
chấn động lực càng nhanh thì những sinh linh ngụ cư nơi đó càng tiến hoá cao.
Lời bàn : Nói theo
khoa học huyền bí thì sự khác biệt chính yếu giữa các cỏi là tần số chấn động
lực. Chắc chắn tần số của địa ngục chậm hơn thế gian và tần số của thế gian
chậm hơn thiên đàng. Có lẽ vì vậy mà ngày xưa Lưu Nguyễn lạc vào thiên thai chỉ
có vài năm, đến khi trở về thế gian mới hay đã vài chục năm trôi qua. Và nếu
đúng như vậy thì một kiếp ở cỏi người ắt là tương đương cả trăm ngàn năm ở cỏi
địa ngục thấp nhất ?
Trở lại cuộc sống
hàng ngày, có một kinh nghiệm mà ai cũng biết, đó là hiện tượng ‘Ngày vui qua
mau’. Chắc có người cũng thắc mắc không biết tại sao ngày vui lại trôi qua
nhanh quá. Tôi cho rằng đinh luật thứ 4 này giải thích được lý do tại sao . Bởi
vì có những hoàn cảnh tốt đẹp đã kích thích năng lượng tinh thần con người làm
cho nó rung động nhanh hơn, vì vậy mà họ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn
?
5.
Định luật thứ năm về NLSN:
Một sinh linh có
tâm linh càng tiến hóa cao thì hào quang càng sáng rực.
Lời bàn : Nhiều
người thấy hình vẽ trên đầu Phật và Chúa đều có hào quang. Ngày nay đã có máy
chụp hình hào quang nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, có lẽ vì hào quang vẫn
còn xa lạ với con người ?
6.
Định luật thứ sáu về NLSN:
Tần số điển quang
rung động chậm lại sẽ khiến thể vô hình hoá thành hữu hình (hoá sắc tướng –
materialisation).
Tần số điển quang
rung động nhanh lên sẽ khiến sắc tướng hườn hư (qui không –
de-materialisation).
Lời bàn
:
-
Định luật này chỉ rỏ hai đường lối tiến hoá : Đạo và Đời. Tiến về đạo thì điển
quang tinh khí thần sẽ qui không, tiến về đời thì điển quang vô hình sẽ trụ hoá
thành sắc tướng : tham sân si, danh lợi tình.
- Có
thể nói đây là một định luật về sự chuyển hoá giữa hai loại năng lượng sắc và
không. Định luật này giải thích nhiều hiện tượng về tu đạo như : Tinh hoá Khí,
Khí hoá Thần, Thần hườn Hư (qui không) . Hiện tượng các vị chân sư dùng năng
lượng tâm linh để biến hoá ra vật chất như rượu, bánh,…(hoá sắc tướng).
-
Định luật này có thể được vận dụng để giúp minh định chánh tà ? Ví dụ chiều
hướng của chánh pháp là đem nội lực tinh thần qui không (sự thanh tịnh, tình
yêu thương, trí huệ); còn chiều hướng của tà đạo là đem thể tinh thần siêu hình
hướng ngoại hoá ra sắc tướng, gọi nôm na là ‘lấy đạo tạo đời’.
Áp
dụng vào đời sống hàng ngày thì đây là nguyên lý của sự sáng tạo trong mọi lãnh
vực. Ví dụ, khi con người khởi phát một tư tưởng mới lạ còn nằm trong vùng vô
hình mà muốn thể hiện ra cho mọi người thấy, thì phải biết đem nó dàn trải qua
nhiều giai đoạn, tạo điều kiện cho tư tưởng từ vô hình dần dần hiển hiện cụ
thể. Con người biết dùng tay chân, giác quan và dụng cụ để làm cho hình ảnh
trong đầu rung động chậm lại, kết quả tư tưởng mới trở thành một hình ảnh sờ mó
được .
Áp
dụng vào việc tu hành : Đạo Phật biết rằng lục căn lục trần của con người là
phương tiện để đem điển quang (thần lực) trụ hoá thành sắc tướng, nghĩa là làm
cho tần số điển quang rung động chậm lại, cho nên phật giáo mới khuyên người tu
nên bớt sử dụng lục căn lục trần để điển quang vô hình không bị hao tán, kinh
Kim Cang dặn dò : ‘ưng vô sở trụ …’ . Ngược lại, phương tiện đem thần lực qui
không là thiền định, niệm phật, thở sâu,… cho nên các pháp môn thường nghiên
cứu và áp dụng những phương tiện này trong chương trình tu hành tiến hoá tâm
linh.
7.
Định luật thứ bảy về NLSN:
Luật Nhân Quả:
trong thế giới năng lượng, mọi kích động đều gây ra một phản lực tương ứng, có
nghĩa : năng lượng giống như một ‘boomerang’ – ‘năng lượng’ ta phóng ra sẽ trở
về với ta không sai chạy.
Lời bàn : Đây là
một trong những cách giải thích mới mẻ về luật nhân quả. Theo tôi thấy nó có vẻ
khoa học hơn, bao trùm hơn. Ở đây tác giả đã dùng khái niệm năng lượng siêu
nhiên để giải thích luật nhân quả.
Ta phóng ra tình
thương thì tình thương sẽ trở lại với ta, có thể trở lại trong một dạng khác,
nhưng bản chất vẫn là tình thương. Ta phóng ra sự sân hận đấu tranh hại người,
thì nó sẽ trở lại với ta trong hình dáng những kẻ thù, ta thấy xung quanh toàn
những người đến muốn làm hại mình.
Theo định luật này
thì ta hiểu rằng nhân quả nối tiếp nhau hiện tiền chứ không hẳn phải chờ lòng
vòng đến kiếp sau.
Nguồn: Victor
Zammit, The Seven Laws of Psychic EnergyLuân Lê dịch
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Sâm Đại hành- một kháng sinh thực vật quí
Sâm Đại hành còn có tên là tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, phong nhan, hom búa lượt (Thái). Tên Khoa học là Eleutherine bulbosa, E.longifolia, hay E.Subaphylla. Họ Lay ơn (Iridaceae).
Sâm Đại hành là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 cm. Thân hành, hình trứng thuôn, dài khoảng 5cm, đường kính 2,5 – 3cm, gồm nhiều vảy mỏng, màu đỏ nâu. Lá hình dải nhọn, có gân song song, giống lá cau hay lá dừa. Cụm hoa mọc từ thân hình thành chùm dài 20cm, hoa màu trắng, có cuống dài.
Cây rất dễ trồng, trồng bằng củ. Cây ưa đất đồi đỏ, đất pha cát. Trồng vào tháng 2- 3 dương lịch, thu hoạch củ vào tháng 9- 10 khi cây đã lụi. Những năm trước đây tôi thấy vùng Sơn Tây ( Hà Tây ngày trước) trồng rất nhiều.
Công dụng chính của sâm Đại hành là chống nhiễm khuẩn ngoài da, tiêu độc, chữa mụn nhọt, chốc, viêm da mủ, viêm phế quản, viêm họng cấp và mãn tính, đồng thời còn phòng nhiễm khuẩn sau khi đặt dụng cụ tránh thai. Từ lâu đời nhân dân vẫn dùng sâm Đại hành rắc lên vết thương cho chóng khô và mau lành.
Theo công trình nghiên cứu:” sâm Đại hành và viêm nhiễm đường hô hấp trên không đặc hiệu”, các bác sỹ Đỗ Hoài Nam, Hoàng Thị Lan từ tháng 3- 1978 đến 9-1978 đã dùng sâm Đại hành chữa cho 28 cháu viêm mũi họng và 27 cháu phế quản viêm co thắt, đạt kết quả tốt.
- Sâm Đại hành còn dùng để chữa thiếu máu, vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đầu váng, mắt hoa, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ.
Tôi thường dùng sâm Đại hành phối hợp với một số vị thuốc khác chữa viêm họng, viêm đường hô hấp trên, bệnh lở ngứa ngoài da, suy nhược, mất ngủ có kết quả tốt.
Sâm đại hành kho với cá, màu cá sẽ đỏ tươi, cá ăn ngon và bổ hơn, ăn củ sâm Đại hành rất bùi, các bạn cứ thử mà xem, tuyệt lắm.
Vương Văn Liêu
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
Chữa thiếu máu bằng hoa Gạo
Trong KCY Đ chúng ta luôn phải chú ý để điều chỉnh các yếu tố Tinh- Khí – Thần cho phù hợp. Khi cơ thể thiếu máu sẽ sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Để bổ máu có nhiều cách, sau đây giới thiệu 1 cách rẻ tiền nhất đã được kiểm chứng qua thực nghiệm tại Viện Quân Y 108 ( bài này đăng trên báo Khoa học và Kỹ Thuật 3-1981 của bác sỹ Nguyễn Thị Bảo). Thiết nghĩ, cây Gạo mọc khắp nơi trên đất nước ta, mùa này đang ra hoa nhiều, chúng ta có thể tận dụng để làm thuốc, nguồn thuốc dồi dào, an toàn, rẻ tiền.
Qua phân tích thành phần hóa dược, thấy nước sắc hoa Gạo chứa nhiều axit amin, pectin, tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng như K, Mg, Cu, Zn, Si, Fe, Sr, Mn, Cl, B, coi như một dung dich bổ có hiệu lực. Ngoài ra còn có các loại hocmon như ostron, ostrađiola, ostriola, 7 xetosteroit, nhiều axit ascobic, malic, tatric, protein, đường... Thử trên thỏ, chuột, khỉ, nước sắc hoa gạo không gây ngộ độc cho con vật thí nghiệm.
Từ năm 1978- 1980, khoa Tiêu hóa và Huyết học Viện Quân Y 108 dùng hoa Gạo khô nấu cao 2:1, mỗi ngày uống 100ml trong 20 ngày liền( với thiếu máu thông thường) và kéo dài 40 ngày với thiếu máu suy tủy. Ứng dụng trên 75 trường hợp thiếu máu thấy kết quả như sau:
1. Đối với loại thiếu máu nhược sắc do các nguyên nhân rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày- tá tràng, mất máu sau mổ vết thương, sỏi thận... mà tủy xương bình thường, cao hoa Gạo có tác dụng tốt trên 90% trường hợp.
2. Với các bệnh thiếu máu ác tính, suy tủy cao hoa gạo chỉ có tác dụng với thiếu máu giai đoạn lui bệnh và ngừng dùng thuốc hóa chất, suy tủy cấp và mãn có nguyên nhân.
3. Nước sắc hoa gạo với liều lượng trên không gây phản ứng phụ, người bệnh ăn ngủ tốt, tăng cân.
Trong KCY Đ chúng ta luôn phải chú ý để điều chỉnh các yếu tố Tinh- Khí – Thần cho phù hợp. Khi cơ thể thiếu máu sẽ sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Để bổ máu có nhiều cách, sau đây giới thiệu 1 cách rẻ tiền nhất đã được kiểm chứng qua thực nghiệm tại Viện Quân Y 108 ( bài này đăng trên báo Khoa học và Kỹ Thuật 3-1981 của bác sỹ Nguyễn Thị Bảo). Thiết nghĩ, cây Gạo mọc khắp nơi trên đất nước ta, mùa này đang ra hoa nhiều, chúng ta có thể tận dụng để làm thuốc, nguồn thuốc dồi dào, an toàn, rẻ tiền.
Qua phân tích thành phần hóa dược, thấy nước sắc hoa Gạo chứa nhiều axit amin, pectin, tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng như K, Mg, Cu, Zn, Si, Fe, Sr, Mn, Cl, B, coi như một dung dich bổ có hiệu lực. Ngoài ra còn có các loại hocmon như ostron, ostrađiola, ostriola, 7 xetosteroit, nhiều axit ascobic, malic, tatric, protein, đường... Thử trên thỏ, chuột, khỉ, nước sắc hoa gạo không gây ngộ độc cho con vật thí nghiệm.
Từ năm 1978- 1980, khoa Tiêu hóa và Huyết học Viện Quân Y 108 dùng hoa Gạo khô nấu cao 2:1, mỗi ngày uống 100ml trong 20 ngày liền( với thiếu máu thông thường) và kéo dài 40 ngày với thiếu máu suy tủy. Ứng dụng trên 75 trường hợp thiếu máu thấy kết quả như sau:
1. Đối với loại thiếu máu nhược sắc do các nguyên nhân rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày- tá tràng, mất máu sau mổ vết thương, sỏi thận... mà tủy xương bình thường, cao hoa Gạo có tác dụng tốt trên 90% trường hợp.
2. Với các bệnh thiếu máu ác tính, suy tủy cao hoa gạo chỉ có tác dụng với thiếu máu giai đoạn lui bệnh và ngừng dùng thuốc hóa chất, suy tủy cấp và mãn có nguyên nhân.
3. Nước sắc hoa gạo với liều lượng trên không gây phản ứng phụ, người bệnh ăn ngủ tốt, tăng cân.
Vương văn Liêu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)