Trích lời dạy
của hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ
Xem tướng lành dữ, trong sao xem hạn, xem xét thịnh suy, coi ngày đoán
số đều không được làm. (Kinh Di Giáo Phật) Nhân lành không chịu tạo,
nhân dữ không chịu tránh, mà 1 bề sợ sao, sợ hạn là những con người mù
mịt, tối tăm. Họ sợ cái không đáng sợ, cầu những thứ không thể cầu. Đó
là mê tín.
Chúng ta chỉ xem cầu nguyện như những lời chúc lành là chánh tín. Mặc
dù không được như nguyện nhưng cũng nói lên lòng hiếu kính chân thành
của ta đối với cha mẹ, chúng sinh, lòng quý mến nhau. Từ đó phá tan
tâm niệm vị kỷ, phát tâm từ bi. Cầu nguyện chỉ là 1 điều phụ thuộc nhỏ
nhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Vậy mà người ta
thổi phồng nó, để rồi cả đời người tu gần như hết 80% Phật sự đều nằm
trong lễ cầu nguyện. Truyền bá 1 điều không phải chân lý, ắt hẳn chánh
pháp phải chịu suy đồi. Cổ xúy cầu cúng là đưa người ta vào rừng sâu
mê tín, gây thêm lòng tham ích kỷ cho họ, như vậy là tạo thêm tội lỗi
chứ không phải người tu hành chân chính.
Tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sáng giác ngộ đi đến
đâu thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy. Mê tín là bóng đêm, giác ngộ là
ngọn đèn sáng. Bóng đêm và ánh sáng không thể có đồng thời. Có giác
ngộ thì không có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ.Chúng sinh là
những người hiện có mặt, nghe hiểu được những lời giáo hóa. Đừng hiểu
chúng sinh là những âm hồn, kẻ chết. Phật giáo độ sanh, không phải độ
tử. Sự xuất hiện của các Tăng, Ni ở những đám ma chay, đưa Phật giáo
đi vào cõi chết là những kẻ làm hoại diệt Phật giáo. Mỗi ngôi chùa là
1 nơi giảng dạy kinh điển, mỗi buổi lễ là mỗi lần giảng dạy giáo lý.
Tăng, ni phải dành thời gian tu dưỡng, học tập và truyền bá chánh pháp
chứ không phải truyền bá mê tín, dành thời gian tụng kinh cho người
chết, cầu siêu, cầu an.
Tinh thần đạo Phật là giác ngộ cho người sống chứ không phải cho người
đã chết. Người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác theo đó đi thọ
sinh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúng ta tụng kinh cho họ
nghe:Trích lời dạy của hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ".
Lê Sỹ Cần
Nguồn: Chùa Bửu Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét