Dám thừa nhận thất bại
Ở đời, ai cũng muốn khoe cái tốt, cái giỏi,ít ai lại khoe cái thất bại. Nhưng đọc cuốn sách :” Dám thất bại” thì mới thấy rằng dám công khai thừa nhận thất bại cũng là một hành động vĩ đại. Có những phát minh thành công phải dựa trên hàng trăm, hàng nghìn lần thất bại.
Trong cuốn sách 99 Khoảnh khắc đời người của Trương Tự Văn ( Trung Quốc, NXB Hà Nội 1998), đoạn nói về Khoảnh khắc thất bại có những câu như sau:
“ Còn gì vô vị hơn so với việc gì cũng nhẹ nhàng, dễ như lật bàn tay?”. “Không có thất bại thì không có thành công”.” Theo đuổi- thất bại- lại theo đuổi: lịch trình bi tráng của sinh mệnh.”. “ Bất cứ một sự việc nào nếu như mặt đối lập của nó không tồn tại thì bản thân nó cũng không tồn tại”.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Đại danh Y Việt Nam viết rằng:” Người ta bảo chữa bệnh rất dễ, nhưng tôi bảo chữa bệnh là rất khó”. Cụ đã viết cuốn sách Dương án để ghi những bệnh án Cụ chữa thành công và Âm án để nêu những bệnh Cụ chữa không thành công mặc dù đã vắt óc suy nghĩ để tìm phương cứu người. Cụ cũng mong các bậc cao minh đời sau soi xét.
Trong sinh hoạt trao đổi phương pháp chữa bệnh, tôi thấy mọi người thường nêu những ca chữa thành công, hoặc chữa những bệnh khó mà dễ như trở bàn tay, ít khi nêu những thất bại hoặc diễn tiến của bệnh. Có người còn nói quá lên, làm người khác nhọc công áp dụng mà chẳng có kết quả. Họ có biết đâu có bệnh tưởng khỏi ngay, nhưng mai lại tái lại ngay.
Tôi đọc đâu đó câu này ( chẳng nhớ của ai), tôi rất tâm đắc:" Chỉ có người ngu mới coi mình là thánh. Chỉ có thánh mới coi mình ngu".
Dám đưa ra sự thất bại , sự gian khổ có được một thành công để mọi người bàn luận, trao đổi, rút ra được bài học- đó thực sự là tác phong khoa học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét