ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

 Tu học:    Biển học vô bờ
Bằng cấp chỉ là một điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ. Kiến thức của loài người thật bao la, những gì lĩnh hội được chỉ là cỏn con. Thật buồn khi những người có được bằng cấp cao, tự kiêu, tự đại, khinh thường người khác. Họ có biết câu nói này không nhỉ:” Chỉ có  người ngu mới coi mình là thánh, chỉ có thánh mới biết mình còn ngu”.
 Những người thành đạt ở trường đời rất nhiều như Edison, Bill Gate, Faraday....
Dưới đây xin trích một đoạn trong tài liệu của Thầy Đỗ Đức Ngọc để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Vương Văn Liêu
----------------------------------------------------------------------------------------
Truyện kể rằng, có một vị đại giáo sư đào tạo ra nhiều giáo sư nổi tiếng là những học trò của ông, cho nên khi ông cần gọi đến phụ giúp ông, họ đến ngay. Nhưng những vị học trò này đã hết học kiến thức ngoài đời, họ học tiếp kiến thức thuộc tâm linh với một vị thiền sư, cho nên dần dần họ thoái thác để đi học đạo. Vị đại giáo sư bực tức nghĩ rằng, vị thiền sư kia học vị cao bao nhiêu, đâu có gì giỏi hơn ông, mà học trò ông lại theo thiền sư hết, ông có ý muốn lại thử thách so tài với thiền sư.
Một hôm ông đến đòi gặp thiền sư. Thiền sư mời ông ngồi. Ông nóng lòng đặt câu hỏi. Thiền sư chậm rãi mời ông hãy thong thả chờ ngài nấu nước pha trà mới tiếp chuyện. Khi ngài rót trà vào ly của ông, ngài vừa rót trà vừa hỏi thăm sức khỏe của ông, khiến nước ngài rót tràn ra khỏi ly chảy xuống bàn. Ông vội cản tay ngài lại và nói:
- Thưa ngài, ly nước đã tràn rồi.
Ngài mới chậm rãi trả lời :
Đúng rồi. Kiến thức của con người đã đầy như nước đã đầy ly, không thể nào chứa đựng học hỏi gì thêm được nữa.
Cũng như thế, vì có thành kiến cố chấp như một thói quen mà mình không hay biết, cho nên ngay cả khi bệnh, thực tình mình muốn chữa cho khỏi bệnh, nhưng hay nghi ngờ vào những cách chữa đơn giản, chỉ tin vào những cách chữa khó khăn cầu kỳ có vẻ khoa học, đã bỏ qua nhiều cơ hội khỏi bệnh. Nên một vị thiền sư đã nói câu :“ Chúng sinh không muốn hết bệnh “.
Tôi thắc mắc hỏi ngài tại sao lại như thế. Ngài giảng:
Bệnh nhân sẽ hỏi: ông cho tôi uống thuốc Tây hay Tầu hay Ta.
Nếu cho uống thuốc Tây, bệnh nhân sẽ hỏi, ông là bác sĩ đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm về bệnh này, ông cho tôi uống thuốc gì ….Tôi đã từng chữa qua những bác sĩ bậc thầy, từng uống cả năm trời, đủ loại thuốc thật đắt tiền, loại thuốc mới phát minh công hiệu mạnh nhất mà không khỏi, ông có tài gì hay hơn mà đòi chữa bằng Tây y….
Nếu cho uống thuốc Tầu, bệnh nhân cũng nói tôi đã từng uống thuốc của lão danh y sư hàng mấy trăm thang cũng không khỏi….
Chỉ có nói đến thuốc gia truyền là loại thuốc bí truyền không cho biết thành phần thuốc được thì bệnh nhân hết so sánh thuốc Tây với Tầu. Nhưng lại còn thắc mắc, ông cho tôi uống thuốc sắc, thuốc tễ, thuốc tán hay thuốc viên?
Thầy thuốc chiều bệnh nhân, nên cho bệnh nhân lựa chọn.
Bệnh nhân nói, thuốc sắc, tôi ngại phải nấu. Thuốc tễ lớn qúa uống mắc nghẹn, thuốc tán bột tôi sợ uống bị sặc, thuốc viên nhỏ thì còn tạm được.
Thầy trả lời:
Được, tôi sẽ làm cho ông thuốc viên nhỏ để uống cho dễ.
Tưởng vậy là xong, nhưng bệnh nhân còn hỏi lại câu chót :
Thuốc viên thầy cho tôi uống là thuốc ngọt hay đắng. Nếu thuốc ngọt thì tôi uống thử chơi, thuốc đắng thì tôi chịu thua….
Ngài kết luận : Đó là cách mà chúng sinh không muốn hết bệnh.
Tôi hỏi Thầy, thực tâm bệnh nhân muốn hết bệnh phải nói làm sao ?
Ngài trả lời : Nếu qủa thật đã là bệnh nan y chữa Đông Tây không khỏi, đằng nào cũng chết, cứ phó mặc giao trách nhiệm cho thầy thuốc, và bệnh nhân phải nói rằng :
Tôi hoàn toàn tin ở thầy, miễn làm sao thầy chữa hết bệnh cho tôi, làm thầy thuốc phải có y đức, thầy chữa khỏi là cái phước cho tôi, chữa không khỏi cũng là cái cộng nghiệp tôi với thầy phải gánh chịu hậu qủa. Thầy bảo tôi làm gì tôi cũng làm theo….
Nhưng nói vậy vẫn chưa phải vậy. Nếu thầy thuốc là tôi, tôi sẽ nói: Bệnh này rất dễ chữa, chỉ cần uống thuốc và tập Khí công một thời gian là khỏi bệnh.
Bệnh nhân nghe thấy đơn giản lại không tin nên từ chối không chịu chữa, do đó câu nói của vị thiền sư nói qủa không sai: Bệnh nhân không muốn hết bệnh.
Đã có nhiều học viên của tôi phải thuyết phục bệnh nhân bằng lời khuyên chân thành : Sao không thử tập Khí công tự chữa bệnh có tốn tiền bạc gì đâu, bao nhiêu người tập đã khỏi bệnh nan y, không cần phải qua Trung Quốc tốn kém tiền bạc, họ cũng chưa dám bảo đảm là khỏi bệnh.
Ngay cả những người đang phải uống thuốc chữa cao huyết áp, mà huyết áp vẫn tăng cao không kiểm soát được sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng vẫn không chịu thử tập thở Khí công làm hạ huyết áp song song với dùng thuốc Tây y để tự cứu mình trong trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột.
Vì họ cố chấp, tin rằng trên thế giới, ngành Tây y đã tốn hàng tỷ tỷ đô la để nghiên cứu thuốc chữa bệnh cao huyết áp còn chưa chữa được dứt hẳn bệnh cao huyết áp, thì Khí công làm sao mà chữa được.
Ai cũng cho rằng một phương pháp qúa đơn giản làm sao có thể tin được. Do đó, tùy duyên. Những bệnh nhân may mắn có duyên với Khí công bệnh sẽ khỏi. Người chưa có duyên, nên nghiệp bệnh vẫn chưa lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang