ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Bài thuốc chữa thận hư nhiễm mỡ

Ông Hoạt cho biết bất kể ở bất kỳ lứa tuổi nào, trai hay gái đều có thể mắc phải bệnh thận nhiễm mỡ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn quá nhiều thức ăn mặn, cay, ăn thức ăn nhiều mỡ động vật... Người bị mắc bệnh thận nhiễm mỡ thường xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, biếng ăn và mất ngủ kéo dài.
“Thời gian về sau ngoài những triệu chứng trên người bệnh còn bị phù nề chân tay, không có cảm giác muốn ăn. Việc đại tiện, tiểu tiện của người mắc chứng bệnh này cũng ít hơn so với người bình thường. Nếu không được chữa trị kịp thời, lượng mỡ trong cơ thể sẽ chèn ép các mạch máu dẫn đến người bệnh có thể bị tử vong”, lương y Hoạt nói về tác hại của bệnh thận nhiễm mỡ khá phổ biến hiện nay.
Với bài thuốc gia truyền của mình, ông Hoạt tự tin “trấn an” người bệnh rằng có thể yên tâm điều trị và những ai bị bệnh ở xa có thể tự tìm kiếm cây thuốc để điều trị tại gia. Nói về bài thuốc gia truyền mình đang sở hữu có tác dụng chữa trị bệnh thận nhiễm mỡ, ông Hoạt cho biết gồm sáu vị thuốc, trong đó quan trọng nhất là Thổ phục linh (dân gian còn gọi là cây Khúc khắc - PV).
“Đào cây Khúc khắc lên rồi rửa sạch đem ngâm nước vo gạo một đêm. Sau đó thái mỏng cây, phơi khô rồi sao cho đến khi chuyển màu vàng. Vị thuốc này có tác dụng giúp tiêu mỡ và bài tiết chất độc ra ngoài qua đường tiết mồ hôi, tiểu tiện”, ông Hoạt giải thích. Ngoài cây Thổ phục linh giữ vai trò chủ đạo của bài thuốc, cần có thêm 5 loại thảo dược khác là: Cây nắp ấm, ý dĩ (hạt bo bo - PV), cây ngấy tía, cây lá lốt và cây sả.
Cụ thể tác dụng từng cây thuốc, theo ông Hoạt là như sau: “Cây nắp ấm có tính mát, giúp lợi tiểu và đưa “thấp” (yếu tố ẩm ướt) ra ngoài. Hạt bo bo có chức năng bổ dưỡng can thận, còn cây ngấy tía đảm nhiệm chức năng dưỡng huyết. Hai vị cuối cùng là cây lá lốt và sả ngoài tác dụng đưa “thấp” ra khỏi cơ thể người bệnh còn có “nhiệm vụ” bài trừ phong rất hiệu quả”.
Tất cả sáu vị thuốc trên đều được sao khô, trộn đều với nhau và sắc lấy nước uống hằng ngày. “Mỗi lần nấu dùng khoảng 150 gam lá thuốc tức một thang thuốc. Lần đầu sắc 3 chén nước thành một chén, lần hai sắc 3 chén lấy hơn nửa chén. Uống đều đặn nước thuốc sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang, kiên trì uống ít nhất sau hai tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt”, lương y Hoạt khẳng định.
Điều trị bằng bài thuốc nam gia truyền trên, người bệnh cần kiêng cữ tuyệt đối thức ăn có mỡ, thực phẩm chiên xào, thức ăn có vị cay, nồng như hạt tiêu, ớt. Ông Hoạt có lời khuyên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên cố gắng ăn nhạt. “Ít nhất phải ăn nhạt trong vòng nửa năm. Khi bệnh tình thuyên giảm rồi vẫn phải giữ thói quen ăn nhạt, tránh tình trạng bệnh tái phát rất khó chữa”, ông nói.

LY Nguyễn Hữu Hoạt ( Huế)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang