ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012


Ăn Gạo Lức Muối Mè tốt hay xấu cho sức khỏe ?
       Nếu đúng trên quan điểm chữa bệnh, thì thức ăn uống hay thuốc men đều có tính chữa bệnh, nó tương đương với vị thuốc chữa bệnh, chúng ta có thể kiểm chứng được bằng những kết qủa xét nghiệm y khoa, có cân đong đo đếm cho ra con số cụ thể bằng cách đo áp huyết, thử đường, cholesterol, men gan, hồng cầu, bạch cầu, thể trọng...trước và sau mỗi bữa ăn hay xét nghiệm máu sau 1-3 tháng…
A-Công dụng chữa bệnh của Gạo Lức Muối Mè về mặt tốt
      Ăn gạo lức muối mè thay cho những bữa cơm chính, không ăn đụng, ăn tạp, nó có công dụng giảm mập, làm ốm gầy, hạ áp huyết, hạ cholesterol, hạ đường, giảm men gan…
      Cho nên trước khi ăn, chúng ta cần đi thử máu, đo áp huyết, cân thể trọng. Sau khi ăn được 1 tháng, nên kiểm tra lại xem những tiêu chuẩn thử nghiệm đã lọt vào tiêu chuẩn chưa, nếu chưa lọt vào tiêu chuẩn thì tiếp tục áp dụng, nếu đã lọt vào tiêu chuẩn của xét nghiệm thì ngưng.
      Đối với những người có bệnh cao áp huyết, sẵn có máy đo áp huyết, đo đường ở nhà thì muốn biết ăn Gạo Lức Muối Mè có kết qủa chữa bệnh hay không,  ta nên đo áp huyết theo dõi mỗi ngày và so sánh với tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi dưới đây :
       Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo(KCYĐ):
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
      Tiêu chuẩn đường trong máu khi bụng đói chưa ăn từ 6.0-8.0mmol/l, sau khi ăn từ 8.0mmol/l-12.0mmol/l.
B-Công dụng chữa bệnh của Gạo Lức Muối Mè về mặt Xấu
       Bản thân của Gạo Lức Muối Mè là một vị thuốc chữa bệnh, thật ra nó không có xấu, tốt, nhưng bệnh của mình không cần phải dùng đến nó, nhưng nghe nhiều người đã chữa khỏi bệnh bằng gạo lức muối mè, nên bắt chước ăn theo, mà không theo dõi áp huyết, đường…nên càng ăn bệnh càng nặng hơn mà không biết tại sao. Theo giáo lý đạo Phật, đó là mê chướng.
      Theo tiêu chuẩn của KCYĐ áp huyết phải tương xứng với từng loại tuổi khác nhau, nhờ đó mà KCYĐ biết và chữa được rất nhiều loại bệnh có liên quan đến áp huyết.
       Còn các bác sĩ Tây y cho rằng người nào có áp huyết từ 100 đến dưới 140 đều tốt, không lo bị bệnh cao áp huyết.
       Vì không phân theo loại tuổi, cho nên có ba loại bệnh về áp huyết mà Tây y không chữa đúng nguyên nhân, bệnh thứ nhất là chảy máu cam ở trẻ em do áp huyết cao, thay vì áp huyết trẻ em từ 95 đến 100, nhưng khi chảy máu cam là áp huyết đã tăng lên 120 như người lớn, do ăn no làm tăng áp huyết, do chạy nhảy nô đùa hay do nóng nắng làm tăng nhịp mạch, vỡ mạch máu mũi.
        Bệnh thứ hai là bệnh động kinh co giật ở trẻ em, cũng do áp huyết cao, khi chúng có dấu hiệu nóng đầu là áp huyết tăng thì sắp sửa bị cơn co giật té ngã.
Nhưng nguy hiểm hơn hết là loại bệnh thứ ba mọi người đều không biết nguyên nhân vì sao, đó là bệnh ung thư, theo KCYĐ khi người lớn có áp huyết từ nhỏ đến lớn lúc nào cũng như áp huyết trẻ em, không khác nào giống như một cây đang phát triển mà từ lúc cây còn bé chỉ tưới 1-2 ly nước là đủ, nhưng đến lớn cũng tưới 1-2 ly nước, nên khi cây phát triển thiếu nước, các tế bào cây chết dần thành nhiều bướu cây. Con người cũng vậy, áp huyết chính là khí huyết trong con người phải tăng lên theo tuổi, khi còn bé cơ thể có 1 lít máu, khi lớn cơ thể tăng 2 lít máu, lớn nữa cơ thể do ăn nhiều hấp thụ chất bổ tạo thành máu tăng lên, do đó mà áp huyết phải tăng theo tuổi. Cho nên những người tuổi trung niên phải có áp huyết nằm trong tiêu chuẩn KCYĐ là :
       120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
      Nếu khi đo áp huyết chỉ bằng trè em thì cơ thể đã thiếu máu nuôi các tế bào, sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư do tế bào bị hủy hoại dần. Đó là lý do tại sao ung thư khó chữa.
       Kinh nghiệm của KCYĐ đã phát hiện ra khi đo áp huyết ở những bệnh nhân ở tuổi trung niên đến lão niên, có áp huyết dưới 90mmHg là có nguy cơ ung thư. Khi áp huyết xuống 80 là đang bị ung thư và đang chữa trị theo tây y, phương pháp vừa tiêu diệt tế bào ung thư vừa làm tổn hại tế bào lành, khiến bệnh nhân mất sức, bị đau đớn, kém ăn, suy nhược, khí huyết mất dần làm áp huyết tụt xuống 70mmHg thì máu trong cơ thể không còn đủ để tuần hoàn, cơ thể lạnh, đau đớn, khó thở, lịm dần cho đến khi chết.
       KCYĐ hướng dẫn những bệnh nhân ung thư cần ăn và uống những thuốc bổ thêm máu để nuôi dưỡng tế bào, khi đang điều trị, mỗi ngày cần phải kiểm tra áp huyết, nếu thấy thấp phải báo cho bác sĩ kịp thời điều chỉnh liều thuốc hay chỉnh lại thời gian trị liệu để cơ thể có đủ thời gian phục hồi lại sức khỏe.
         Nói về áp huyết, tôi có một người bạn già, trong gia đình và các bạn của ông đều là bác sĩ, theo dõi áp huyết của ông rất kỹ, ông vẫn uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết, và áp dụng ăn gạo lức muốI mè, gần như là ăn chay, mà thực ra áp huyết của ông đã xuống còn 100, nhưng đối với tây y vẫn phải uống thuốc áp huyết suốt đời, do đó cơ thể ông bị mệt, người bần thần mệt mỏi, bải hoải, không có sức.
         Ông đến tôi để khám bệnh, tôi cho ông biết, sức khỏe ông nguy rồi, ông bị bệnh áp huyết thấp chứ không còn cao nữa, nên các tế bào mất máu nuôi dưỡng sẽ chết dần, làm mọi chức năng tạng phủ suy yếu, mất tính hấp thụ và chuyển hóa, sẽ mất ăn mất ngủ, đau nhức do thiếu máu tuần hoàn. Ông cho biết : Hôm qua người bạn bác sĩ rất thân, gọi nhau bằng mày-tao, nó khen áp huyết của tôi tốt lắm mà.
         Khi ông về, người ông suy nhược trầm trọng, phải vào bệnh viện cấp cứu, tây y không tìm ra bệnh, ông ngủ lịm dần và đã chết trong bệnh viện một tuần lễ sau.
        Tôi muốn nói đến áp huyết rất quan trọng để biết tình trạng khí huyết trong con người còn đủ hay thiếu khi hấp thụ thức ăn đúng hay sai. Như vậy đồi với người cao áp huyết thì thức ăn gạo lức muối mè đã hấp thụ chuyển hóa thành thuốc chữa bệnh đúng. Còn người áp huyết thấp dùng gạo lức muối mè là sai.
Sau khi có phong trào ăn gạo lức muối mè chữa bệnh, mọi người đua nhau ăn, tất cả đều giảm cân, áp huyết xuống thấp, hết cholesterol…rõ ràng có kết qủa. Nhưng không ai thống kê theo dõi áp huyết.
        Nếu chúng ta biết theo dõi áp huyết, đường, mỡ trong máu, men gan, bằng những xét nghiệm định kỳ và đo áp huyết, đo đường mỗi ngày, khi chúng từ cao xuống thấp lọt vào tiêu chuẩn thì ngưng, không cần thiết ăn gạo lức để chữa bệnh nữa.
         Vì không biết điều này, cứ tiếp tục ăn cho đến khi người gầy ốm, mất sức, áp huyết thấp, cơ thể suy nhược, tây y phát hiện ra ung thư mà không tìm ra nguyên nhân, thì đã qúa muộn, không cứu kịp, nên nhiều người đã bỏ mạng sau một đêm ngủ sáng không còn dậy nổi nữa.
         Trong các chùa phật tử rủ nhau ăn gạo lức muối mè, nên nhiều người đã trở nên gầy ốm suy nhược, áp huyết thấp, âm thầm ra đi, điều này ít ai biết.
Tránh tình trạng lạm dụng cách ăn gạo lức muối mè để chữa bệnh một cách không cần thiết cho cơ thể, chúng ta nên đo áp huyết theo dõi mỗi ngày, khi thấy áp huyết lọt vào tiêu chuẩn thì ngưng, đừng để áp huyết thấp dưới tiêu chuẩn sẽ khó chữa cho áp huyết tăng được nếu không ăn uống những chất tăng máu, hay uống thuốc bổ máu.
           Đã có nhiều người mời tôi vào bệnh viện chữa cho thân nhân đang cấp cứu trong bệnh viện, nhưng tôi cũng đành bó tay, đều không chữa được, lý do áp huyết đã xuống 80-90, hỏi nguyên nhân tại sao phải vào bệnh viện, thân nhân đều trả lời do suy nhược, mất sức, chóng mặt, ở nhà đi thường hay té ngã, vẫn đang uống thuốc chữa cao áp huyết, chỉ tưởng té ngã hôn mê do tai biến mạch máu não. Tôi hỏi thường ăn uống những thức ăn gì, họ đều cho biết đang theo phương pháp Gạo Lức Muối Mè được 5 năm. Chính bệnh nhân đã phạm sai lầm, vừa làm hạ áp huyết bằng thuốc, vừa làm hạ áp huyết bằng gạo lức muối mè khiến áp huyết xuống nhanh thê thảm.
           Từ trước đến nay chưa ai tiết lộ điều này, vì theo tây y hạ áp huyết xuống đến 100 lại cho là rất tốt, nên ngay cả bác sĩ khi bị bệnh cao áp huyết, do uống thuốc áp huyết xuống thấp dưới 100, chân yếu hay té ngã, mệt, khó thở, mà vẫn phải uống thuốc hạ áp huyết.
C-Phương Pháp ăn gạo lức muối mè tốt không làm áp huyết thay đổi
        Phương pháp Oshawa đã được áp dụng từ lâu, rộ lên một thời rồi chìm, hai ba lần, nay lại rộ lên phong trào rồi cũng sẽ lại chìm vì nhiều người từ bệnh thành khỏe rồi suy nhược thiếu dinh dưỡng, âm thầm ra đi lìa bỏ thế gian.
Tôi được người bạn giới thiệu ăn gạo lức muối mè từ năm 1968, chỉ gạo lức muối mè, không uống nước, giống như ăn chay, không ăn đụng thức ăn mặn, có thể ăn thêm rau.
       Mỗi miếng cơm nhai 50 lần, ăn xong 1 chén cơm mất 1 giờ. Tối đa chỉ ăn được 2 chén cơm, vừa mất thời giờ, vừa nhai mỏi miệng, tính liều lượng chất bổ của 2 chén cơm thì không được bao nhiêu để nuôi tế bào đối với người gầy ốm. Bạn tôi cũng đã chết, vì người ốm xơ xác chứ không mập mạp.
        Tôi nghĩ muốn tiếp tục ăn gạo lức muối mè thì ít nhất cũng phải ăn được 5-7 chén cơm mỗi ngày bù lại so với người có ăn thêm chất đạm, nhưng thời gian ăn nhai không cho phép. Tôi đã chế biến cách nấu riêng cho tôi như sau :
Lấy 2 chén gạo lức vàng vo như vo gạo trắng, nhưng khi nấu, tôi đổ 8 chén nước, định nấu cháo, nên nấu lâu, nhỏ lửa cho gạo nhừ, ai dè gạo lức nở rất to và cạn thành cơm.
         Ăn với muối mè thêm đậu phộng rang, ít đường, giã trộn đều cho có thêm chất đạm.
         Khi bỏ miếng cơm vào miệng nhai, gạo không nát mà mềm, vỏ gạo không cứng, vừa nhai, vỏ gạo vỡ ra chảy ra một loại nước như sữa tan trong miệng, không phải nhai lâu mỏi răng, trong 30 phút ăn hết nồi cơm, lại dễ ăn có mùi vị ngon, ăn xong chiều bụng lại đói, nên những lần nấu cơm sau, tôi nấu 3 chén gạo lức với 12 chén nước. Tính trung bình mỗi bữa cơm tôi ăn 7-8 chén cơm mới no, cơ thể có nhiều nước từ gạo, nên cơ thể đủ nước, một năm tôi lên cân được 10 kgs, da thịt chắc, trẻ lại. Tôi cũng phải ngừng, tiếp tục ăn nữa thành người mập phì.
         Đó là kinh nghiệm của tôi, tùy mọi người áp dụng muốn tăng cân hay giảm cân, đều phải theo dõi áp huyết, thể trọng, khi sử dụng cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
         Muốn tăng huyết, có thể uống thêm B12, ăn thêm Củ Dền Đỏ, Rau Dền, tất cả những thức ăn uống thuốc men là bổ Tinh, muốn giữ tinh huyết cần phải tập luyện thêm khí để bảo quản máu tuần hoàn tốt bằng cách tập toàn bài thể dục khí công, và tập thở thiền để dưỡng Thần, mới gọi là Tinh-Khí-Thần hòa hợp, cơ thể mới khỏe mạnh, không bệnh tật.

   Thầy Đỗ Đức Ngọc
Nguồn: khicongydaododucngoc.blogspot.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang